Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kit ARM9 At91sam9260 - Cùng phát triển cộng đồng Linux nhúng.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kit ARM9 At91sam9260 - Cùng phát triển cộng đồng Linux nhúng.

    Hôm nay tôi muốn giới thiệu và chia sẻ tới các bạn yêu thích vi xử lý 32bit một thiết kế ARM926 mà tôi đã đầu tư thực hiện cho nhóm sinh viên BKHN. Số lượng bo mach đã thực hiện là 07 bo mạch.
    Tính năng của mạch
    - CPU ARM926EJ @ MAX 240MHz
    - 32MB SDRAM, 256MB NAND Flash
    - SPI Flash for u-boot AT45DB001
    - Ethernet 10/100
    - RS232, USB device, USB Host
    - JTAG 20pin Port
    - 2 button, 1 user Led
    - microSD
    - VREG 3.3V, 1.8V, VBAT
    - DC Input 5V

    Hiện nay tôi đã thực hiện xong phần cấu hình u-boot và linux kernel 2.6.30. Mạch có thể boot chạy được với Angstrom, Debain hay Fedora, WinCE. Nhóm đang tiếp tục phát triển các ứng dụng liên quan mạng và USB.

    Tôi gửi lên diễn đàn toàn bộ thiết kế mạch nguyên lý. Mạch in thì đang cần chỉnh sửa lại vì có một số lỗi nhỏ sẽ đưa lên sau.

    Bạn nào quan tâm và cần có bộ công cụ làm linux (arm-gcc, coLinux để giả lập linux trên WinXP để dịch nhân, các tài liệu cấu hình u-boot và kernel) thì có thể liên hệ với nhóm bạn sinh viên bên SH BKHN (sdt: 01688997707, gặp Dũng, bảo a Linh giới thiệu).

    Mạch nguyên lý có vấn đề nhỏ phần Ethernet. Bạn nào có kinh nghiệm thiết kế với DM9161A thì cho ý kiến. Tôi rất hoan nghênh ý kiến đóng góp của các bạn đam mê làm Linux nhúng.

    Mạch PCB đã thực hiện là mạch 2 lớp nên dễ dàng đặt làm tại Việt Nam. Sắp tới có thời gian tôi sẽ thiết kế lại hoàn chỉnh PCB và tặng miễn phí một số lượng bo nhất định cho các bạn.

    Chúc thành công.
    Attached Files
    Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
    CallerID, Cảnh báo BTS, ...
    0988006696
    linhnc308@gmail.com
    http://linhnc308.blogspot.com

  • #2
    Hình như phần Eth bị thiếu các điện trợ pull-up hoặc down trên các chân RX/Phy để xác định Phy Address.
    Không biết các bác bị vấn đề gì, em thì bị ở IP101, dùng với Ethernet của PIC32, mỗi việc đọc mấy thanh ghi của Phy sử dụng MII bữa giờ chưa xong, bác nào có kinh nghiệm chỉ e với.
    Đây là schema của em

    SnagIt Capture by _(*_*)_, on Flickr
    Last edited by minhtuan04; 16-09-2010, 17:56.
    Diễn đàn Vi điều khiển:

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi minhtuan04 Xem bài viết
      Hình như phần Eth bị thiếu các điện trợ pull-up hoặc down trên các chân RX/Phy để xác định Phy Address.
      Không biết các bác bị vấn đề gì, em thì bị ở IP101, dùng với Ethernet của PIC32, mỗi việc đọc mấy thanh ghi của Phy sử dụng MII bữa giờ chưa xong, bác nào có kinh nghiệm chỉ e với.
      Đây là schema của em

      SnagIt Capture by _(*_*)_, on Flickr
      Con IP101A thấy thằng sx có Application note cũng chi tiết lắm mà http://www.icplus.com.tw/pp-IP101A.html

      Theo nó mà không được thì theo kinh nghiệm vớ vẩn của ITX thì kiểm tra lại transformer+vùng lân cận cái này hay vớ vẩn lắm.
      Từ chối trách nhiệm:
      Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
      Blog: http://mritx.blogspot.com

      Comment


      • #4
        Vấn đề Ethernet!

        Mình đã coi sch của phần Ethernet của mạch. Theo mình bạn ko nên nối các chân AVDDR và AVVDT vào 3.3v như vậy vì chân đó là đầu ra của reg bên trong 2.5 V. Theo ý kiến tôi bạn nên sử dụng cổng rj45 loại Hanrun HR911105A (TME bán đó) và bỏ đường nối 3.3v với VCCA! chúc thành công!
        Cung cấp kít FPGA giá sinh viên!
        Nhận thiết kế và phát triển các mạch ARM và FPGA theo yêu cầu.
        Email:

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
          Con IP101A thấy thằng sx có Application note cũng chi tiết lắm mà http://www.icplus.com.tw/pp-IP101A.html

          Theo nó mà không được thì theo kinh nghiệm vớ vẩn của ITX thì kiểm tra lại transformer+vùng lân cận cái này hay vớ vẩn lắm.
          Thanks, đã chạy rồi, vấn đề chỉ nằm ở MII
          Diễn đàn Vi điều khiển:

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi TL138 Xem bài viết
            Mình đã coi sch của phần Ethernet của mạch. Theo mình bạn ko nên nối các chân AVDDR và AVVDT vào 3.3v như vậy vì chân đó là đầu ra của reg bên trong 2.5 V. Theo ý kiến tôi bạn nên sử dụng cổng rj45 loại Hanrun HR911105A (TME bán đó) và bỏ đường nối 3.3v với VCCA! chúc thành công!
            Tôi sẽ về xem lại theo ý của bạn. Lúc trước tôi có thử nối nguồn liên quan đến phần này rồi nhưng không được. Tôi về thử lại cẩn thận xem sao. Thanks.
            Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
            CallerID, Cảnh báo BTS, ...
            0988006696
            linhnc308@gmail.com
            http://linhnc308.blogspot.com

            Comment


            • #7
              chúng ta có thể làm board với chip là AT91SAM9260, có thêm external fash, RAM đủ để chạy linux OS mà với giá dưới 1tr ko nhỉ ? về board thì có thể như board AT91SAM7S Evaluation Board của pnlab, tức ko cần ngoại vi đắt tiền, chỉ cần rs232 là được.

              Comment


              • #8
                Khó đấy nhưng làm được!
                lấy con nand flash trong usb ấy! >$80.000
                con sdram thì lấy trong ram máy tính cũ > 50.000
                pcb thì làm mạch nhỏ không in chũ hay linh kiện ..70.000.
                ---> chúc thành công!
                Cung cấp kít FPGA giá sinh viên!
                Nhận thiết kế và phát triển các mạch ARM và FPGA theo yêu cầu.
                Email:

                Comment


                • #9
                  Tôi ko có ý định làm, nên chỉ hỏi là có "tập đoàn công nghệ cao" nào của VN làm được ko thôi, nếu có thì sẽ mua, một công nghệ muốn phổ biến, trước hết nó phải đủ rẻ
                  =============================
                  RAM tối thiểu cho linux kernel chạy được là nhiêu MB => giá ?
                  Flash tối thiểu cho image file là nhiêu MB => giá ?
                  con AT91SAM9260 thì khoảng 260k.
                  Board mạch in đẹp cho là 150k.
                  con MAX232, con ổn áp 3.3V, nút nhấn, .. khoảng 50k.
                  Những linh kiện khác ...100k

                  vậy khoảng 700k ? Đủ ko nhỉ ?
                  Quan trong là cái thiết kế có okie ko thôi.

                  mà nếu cái board của anh linhnc308 nếu làm thì giá chừng nhiêu ta, Flash thay vì 256MB, giảm xuống 32MB, RAM thì 16MB thôi được ko ?ko biết PnLAB hay TME có ý định làm ko ?
                  Last edited by thavali; 27-09-2010, 22:45.

                  Comment


                  • #10
                    Mình thấy kít này rất giống KM9260 của anh kamejoko80, cách bố trí RAM và FLASH cũng giống nữa. Mình cũng muốn làm 1 kit, mong được chỉ giúp.

                    Comment


                    • #11
                      Bạn thavali à, giá tầm đó có thể làm được nhưng không phải cho một board mà phải cỡ 100 board mới có người nhận làm. Với lại cũng không cần phải tầm cỡ một tập đoàn công nghệ cao đâu! có khi chỉ cần 1 người thôi!


                      @ thank87...YES kít này khá giống với kít của anh Kamejoko80.
                      Cung cấp kít FPGA giá sinh viên!
                      Nhận thiết kế và phát triển các mạch ARM và FPGA theo yêu cầu.
                      Email:

                      Comment


                      • #12
                        Giá 700k, bác làm thì bán ra 800k chứ đâu nhất thiết bán 700k đâu mà. vậy nếu bán ra một board cty vẫn lời 100k, cái khó là phải có bản thiết kể sẵn, cty sản xuất ko phải tốn chi phí thiết kế, testing,... để giảm chi phí, nếu có sẵn cái design tốt, tôi nghĩ TME hay PnLab họ làm được

                        Comment


                        • #13
                          Nếu chi phí là 700k, bảo người ta bán 800k (tiền lời chỉ có 100k) thì em nghĩ không ai chịu làm đâu anh ah. Vì chi phí thiết kế (giá trị chất xám) và testing không thể bỏ qua. Phần cứng có thể làm được, tuy nhiên cái khó nhất vẫn là phần mềm điều khiển cho board này.

                          Comment


                          • #14
                            Dear all,
                            Tôi trả lời các thắc mắc mà mọi người đưa ra.
                            1. Bo này của tôi thiết kế dựa trên tham khảo của bo mạch AT91SAM9260EK của ATMEL và bo mạch KM9260 của EEES. Khi thiết kế mạch này, tôi đã có trao đổi rất nhiều với bên EEES và nhận được sự giúp đỡ từ bên đó. Rất cảm ơn EEES.
                            2. Mạch giống KM9260 ở bố trí NAND và RAM vì đó là vị trí phù hợp để đặt linh kiện, các bus Memory đều nằm ở vị trí đó. Còn lại các phần khác khác với bo mạch KM9260. Mạch có sự chỉnh sửa để đảm bảo linh kiện dễ tìm mua được ở Việt Nam.
                            3. Bo mạch này tôi thiêt kế làm cho các em sinh viên bên BKHN. Mục đích chính là cung cấp cho các em công cụ học tập chứ không có ý định kinh doanh sản phẩm này.
                            4. Giá thành sản xuất mạch này như sau:
                            - Tiền PCB (làm tại Sao Kim), mạch 2 lớp, làm 12 mạch: 750K, tính ra khoảng 62.5K/PCB
                            - Tiền linh kiện cho 1 mạch: 800K/mạch
                            - Công hàn lắp không tính, vì tôi tự hàn cho các em. Bản thân giữ lại 2 bo mạch để làm Linux.
                            5. Phần mềm: Dùng linux mã nguồn mở nên trên mạng đều có đủ.
                            - Phần mềm nạp dùng SAMBA của ATMEL, hỗ trợ nạp qua USB. Gần như không cần dùng JTAG, chỉ dùng khi cần Debug
                            - Công cụ phát triển dùng bộ phần mềm: coLinux, WinSCP, Puty, arm-gcc đã được tích hợp trong Image coLinux. Toàn bộ công cụ này tôi đã tổng hợp và đóng gói cho các em sinh viên. Bạn nào quan tâm cần dùng liên hệ, tôi chép vào USB cho. Dung lượng lớn nên không thể up lên được. Sắp tới có thời gian sắp xếp sẽ up lên tài liệu.
                            - Boot cho mạch dùng u-boot, mã nguồn đã được tích hợp vào coLinux, đã có chỉnh sửa cho phù hợp với mạch. Free
                            - Linux kernel dùng bản 2.6.30, mã nguồn đã được tích hợp vào coLinux, đã chỉnh sửa. Free

                            Các bạn có thắc mắc gì về bo mạch và Linux thì liên hệ tôi sẽ cố gắng giúp.
                            Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
                            CallerID, Cảnh báo BTS, ...
                            0988006696
                            linhnc308@gmail.com
                            http://linhnc308.blogspot.com

                            Comment


                            • #15
                              Bạn Linh ơi, cho hỏi tí. Con AT91SAM9260 nó có tích hợp sẵn 10/100 Mbps Ethernet MAC Controller mà sao còn dùng con Ethernet chi vậy.
                              Cám ơn Bạn nhiều

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              linhnc308 Tìm hiểu thêm về linhnc308

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X