Thông báo

Collapse
No announcement yet.

AVR điều khiển điện xoay chiều

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • AVR điều khiển điện xoay chiều

    em có mấy van khí, cuộn dây của nó dùng điện lưới 220V-3W muốn dùng vđk điều khiển đóng cắt trực tiếp, theo lý thuyết em biết thì thông qua cách ly quang (4N35 chẳng hạn) rồi điều khiển tryăc đóng cắt nguồn 220V nhưng em chưa làm thế bao jờ, anh nào đã có kinh nghiệm cho em mấy chỉ giáo, em nên dùng trýăc hay hai con thyristor mắc song song ngược , cái nào rẻ hơn, và các anh thường dùng con nào
    điều j cần lưu ý!
    các anh bàn luận cho em chầu rìa nhé
    Thiết kế chế tạo các loại máy xoáy nắp, chiết rót định lượng dùng trong dược phẩm và thực phẩm.

  • #2
    Nguyên văn bởi Le Thi Bich Xem bài viết
    em có mấy van khí, cuộn dây của nó dùng điện lưới 220V-3W muốn dùng vđk điều khiển đóng cắt trực tiếp, theo lý thuyết em biết thì thông qua cách ly quang (4N35 chẳng hạn) rồi điều khiển tryăc đóng cắt nguồn 220V nhưng em chưa làm thế bao jờ, anh nào đã có kinh nghiệm cho em mấy chỉ giáo, em nên dùng trýăc hay hai con thyristor mắc song song ngược , cái nào rẻ hơn, và các anh thường dùng con nào
    điều j cần lưu ý!
    các anh bàn luận cho em chầu rìa nhé
    Dùng opto cách ly là tốt rồi. Từ AVR -> opto -> BTA04 là quá dư ( dễ tìm mua nhất ) là có thể đóng ngắt thủi mía lun.

    Chú ý cách mắc con triac ... làm đi sẽ biết....

    Comment


    • #3
      Trích:
      Nguyên văn bởi Le Thi Bich
      em có mấy van khí, cuộn dây của nó dùng điện lưới 220V-3W muốn dùng vđk điều khiển đóng cắt trực tiếp, theo lý thuyết em biết thì thông qua cách ly quang (4N35 chẳng hạn) rồi điều khiển tryăc đóng cắt nguồn 220V nhưng em chưa làm thế bao jờ, anh nào đã có kinh nghiệm cho em mấy chỉ giáo, em nên dùng trýăc hay hai con thyristor mắc song song ngược , cái nào rẻ hơn, và các anh thường dùng con nào
      điều j cần lưu ý!
      các anh bàn luận cho em chầu rìa nhé


      Dùng opto cách ly là tốt rồi. Từ AVR -> opto -> BTA04 là quá dư ( dễ tìm mua nhất ) là có thể đóng ngắt thủi mía lun.

      Chú ý cách mắc con triac ... làm đi sẽ biết....
      Nếu muốn sử dụng triac, tôi có góp ý một chút như sau:

      - Giả sử bạn có uC, có cách ly, có tải (là cuộn dây của van), có triac với cực G nối thông qua opto đến AVR; 2 cực còn lại của triac nối tiếp với cuộn dây và với nguồn 220V.
      Do cuộn dây 220V/3W nên bạn phải tính dòng khi qua triac cũng như qua cuộn dây (Đây là mạch gồm tải cảm thôi mà) nhằm xác định xem có phải dùng các phần tử bảo vệ, hạn chế hay lựa chọn triac phù hợp.

      - Về nguyên tắc đóng cắt triac, có một số điểm khác so với thyristor. Có thể nói là phức tạp hơn một chút.
      a. Thứ nhất, đó là bạn phải cung cấp dòng gate hoặc đủ lớn (dòng latch); hoặc có thời gian đủ dài và tần số đủ lớn để kích cho triac dẫn.
      b. Thứ hai, triac chuyển mạch trong các góc phần tư (từ 1-4). Nhưng phổ biến là ở góc số 1 và 3. Trong đó, góc số 1 ứng với dòng gate dương, điện áp đặt 2 đầu triac là dương. Còn góc số 3 là dòng gate âm, điện áp đặt 2 đầu triac âm. Vậy riêng việc thiết kế nguồn bạn phải đọc kỹ.
      c. Thứ ba, do tải cảm nên dòng tải sẽ không về zero ngay khi triac ngắt. Bạn phải có phần mạch phụ để bảo vệ, cũng như tính toán thời gian mở, ngắt triac hợp lý.
      d. Thứ tư, việc điều khiển AVR đối với những cái gì liên quan đến relay hay dây dợ thường phải để ý nhiễu.

      - Chốt lại, bạn có thể sử dụng proteus để mô phỏng dạng điện áp ra khi thay đổi tín hiệu đặt. (Tôi sử dụng biến trở để làm tín hiệu đặt góc mở triac.) Tất nhiên sẽ không được thể hiện đầy đủ do khả năng của proteus là có hạn, nhưng ít ra, với một thông số vừa đủ (ví dụ nguồn AC simulator 1Hz, 110VAC thì bạn hoàn toàn có thể view được dạng sóng!)

      Chúc thành kông!
      Mồm chó vó ngựa

      Comment


      • #4
        Dùng 4N35 làm sao được hả bạn.
        Điện áp tối đa của con BJT trong 4N35 khoảng 50-60V làm sao chịu được 220V.
        Tui dùng 2 con MOC3041 nối tiếp (có thể dùng 1 con, nhưng 2 chắc ăn hơn).
        Triac thì cứ BTA12-600 cho chắc (dòng khởi động của coil có thể khá lớn so với dòng ổn định của nó).
        Đương nhiên phải có mạch R-C bảo vệ (100ohm và 0.01uF 600V).
        Bạn ở trên nói "do tải cảm nên dòng tải sẽ không về zero ngay khi triac ngắt" là chưa chính xác, mà là dòng trên tải không về 0 ngay khi ta tắt xung kích, lúc đó triac vẫn dẫn, và nó tắt khi dòng về 0 (và tắt luôn nếu không kích).
        Imagine all the people
        Living life in peace...

        Comment


        • #5
          4N35 nếu muốn dùng thì lại phải qua relay nữa. Nếu ko thì dùng cái con MOC của bác toymaker là ok đới.
          AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
          Xem thêm tại Online Store ---> Click here
          Mob: 0982.083.106

          Comment


          • #6
            nếu dùng MOC3041 có khi em không cần triắc nữa vì dòng của nó đến 60mA dòng đỉnh đến 1A mà cuộn hút của em chỉ cần khoảng 13mA là đủ, thếm một mach RC mắc song song để bảo vệ nữa chắc ổn.
            không biết có loại IC nào đóng trong một vỏ nhiều con này không các anh nhỉ?
            Thiết kế chế tạo các loại máy xoáy nắp, chiết rót định lượng dùng trong dược phẩm và thực phẩm.

            Comment


            • #7
              em thấy có một vấn đề liên quan đến việc dòng tải không về dero ngay, thứ nhất thời gian ngắt sẽ bị trễ, thứ 2 nếu dùng triắc thì Ig ngắt thì cũng phải hết chu kỳ dao động triắc mới khóa vậy là lại thêm trễ nữa, với tần số 50hz thì thời gian này là 20ms, vậy nếu yêu cầu điều khiển chính xác <20ms thì không ổn rồi. Hơn nữa nếu cảm kháng của tải quá lớn em sợ triắc không khóa vì dòng không chịu về dero
              em thấy trong một số PLC họ dùng rơle, có cái rơle nhỏ síu bằng đầu ngón tay và hình như áp điều khiển cũng có 5V thôi thì phải,nếu dùng loại rơle này chắc không sợ tải cảm và đồng thời nó cũng kiêm luôn chức năng cách ly. không biết ngoài chợ trời có bán loại này không các anh nhỉ, mình nên dùng loại nào, anh nào có kinh nghiệm chỉ giáo em với nhé. cảm ơn các anh nhiều nhiều
              Thiết kế chế tạo các loại máy xoáy nắp, chiết rót định lượng dùng trong dược phẩm và thực phẩm.

              Comment


              • #8
                Dùng triac là tốt rồi. Triac chuyên cho AC có tải cảm mà sợ không cắt được.
                Nếu có yêu cầu thời gian ngắn hơn chu kỳ nguồn thì phài dùng cách khác.
                Với yêu cầu đóng mở solenoid vavle cơ khí thì bản thân nó quán tính đã lớn hơn rồi. Công suất càng lớn quán tính càng cao > đặt ra t< 20ms là không có ý nghĩa.
                Dùng relay như PLC thì càng làm chậm hơn.
                Có loại relay bán dẩn hình dạng giống y relay cơ, củng vỏ nhựa + chân , bên trong là octo+triac.

                Comment


                • #9
                  Hi chào bạn Bích.
                  Các anh chị ở trên không bảo em nó dùng con cách ly nào, em Bích đưa luôn con cách ly MOC3041 ra còn gì. Anh thấy dùng MOC là ok rồi. Em nên chú ý tới mạch bảo vệ cho con Triac để tránh tình trạng dòng xung kích đặc biệt là cho tải cảm và tải điện dung có thể đánh cháy Triac (mạch bảo vệ Snuber gì đấy). Em có thể chọn R và C trong datasheet của MOC. Anh dùng cái này rồi chạy ngon lành lắm.
                  Chúc em thành công.

                  Comment


                  • #10
                    Nhờ các bro chỉ giúp cách tính các giá trị công suất của điện trở trong mạch dùng MOC3020 và Triac ví dụ như BTA12 (12A). Mình đã đọc datasheet nhưng không thấy đề cập đến công suất của các điện trở này.

                    Các con tụ 0.05u và 0.01u trong mạch có phải sử dụng tụ chịu áp khoảng 400-600V ?

                    Các bác giúp với nhé.
                    Attached Files

                    Comment


                    • #11
                      con 360, 470 dùng 1/4W con 39Ohm dung 5w là được ah, tụ thì cứ 600V mà dùng cho an toàn ah

                      Comment


                      • #12
                        Điều khiển dimmer

                        Pro nào giúp T làm sao để điều khiển dimmer bằng AVR, mạch driver T mắc giống như của bác tintintin



                        nhưng không có tụ và trở ngõ ra.
                        T sử dụng codevision....

                        Comment


                        • #13
                          Điện trở 39ohm và tụ mắc nối tiếp với nó sẽ gây ra điện áp rò khoảng 100V và dòng là 50mA(không nhớ chính xác) ngay cả khi triac không mở. Nếu tải của bạn nhỏ không đủ để triệt điện áp rò này thì không sử dụng Tụ và Trở này. Bạn tìm datasheet của loại rơle bán dẫn (SSR) của omron.
                          Các điện trở trong mạch 0.25W là ok.

                          Comment


                          • #14
                            Hiện tại tải của em là cuộn hút của van khí 220V và dòng định mức có 9mA em định dùng luôn MOC3041 không mắc thêm triắc nữa có được không ạ? và với tải như vậy thì phải chọn tụ và trở bảo vệ là bao nhiêu cho vửa các anh chỉ giúp em với, tần số đóng cắt chỉ khoảng 1hz thôi ạ!
                            Thiết kế chế tạo các loại máy xoáy nắp, chiết rót định lượng dùng trong dược phẩm và thực phẩm.

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            Le Thi Bich Tìm hiểu thêm về Le Thi Bich

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X