Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xử lý ảnh từ Webcam bằng PC

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xử lý ảnh từ Webcam bằng PC

    Chúng ta bắt đầu làm xử lý ảnh video bằng PC và Webcam (những công cụ có sẵn và dễ thực hiện).
    Trước hết tôi giới thiệu cách thức để viết một chương trình hiển thị và xử lý từng khung ảnh trong chuỗi ảnh từ webcam. Tại đây các bạn thoải mái thử nghiệm các thuật toán xử lý ảnh của mình. Chương trình được viết bằng VC++ 6.0 (và NET).

  • #2
    Quá hay. Tặng cho bạn imaging 5 sao nhé
    Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

    Biến tần
    Máy giặt
    Lò vi sóng
    Bếp từ.
    Tủ lạnh.
    Điều hòa

    Comment


    • #3
      Chương trình của tôi sử dụng thư viện vfw của Windows. Có cách khác sử dụng DirectX các bạn tham khảo cuốn sách "DirectX & Lập Trình Cho Camera" của PHẠM THẾ BẢO http://www.minhkhai.com.vn/sachsach.html?ms=41455. Đây là lớp capture luồng video từ Webcam có hai hàm xử lý ảnh để minh họa là lọc trung bình và làm đầy độ tường phản. Mong các cao thủ tham gia thảo luận và viết tiếp chẳng hạn thuật toán tìm biên ảnh.

      Comment


      • #4
        Mình rất quan tâm đến vấn đề này,bác imaging post tiếp phần xử lý đường biên ảnh và một số thuật toán khác cho anh em thưởng thức đi.

        Comment


        • #5
          To: anh_hao_hoa
          Hai thuật toán tôi viết trong CCapture chỉ nhằm mục đích minh họa rằng có khả năng viết các thuật toán xử lý ảnh realtime. Còn các thuật toán xư lý ảnh chúng ta có thể tham khảo từ bác chungtanlam.

          Mục đích mở ra luồng này là đưa ra một mặt bằng cho những người mới bắt đầu. Từ đó, chúng ta thực hiện các ý tưởng với một cảm biến giàu thông tin như camera, không cần thiết phải mất thời gian với vấn đề giao tiếp.

          Tôi gửi kèm đây bản demo sử dụng lớp giao tiếp trên. Các bạn lưu ý: nếu dịch báo lỗi thì do thư viện vfw32.lib chưa được gộp vào dự án.

          Tôi thấy bọn Creative có con Webcam Live Motion hay lắm http://pcworld.com.vn/. Nó làm thế nào ấy nhẩy, xin các cao thu cho ý kiến.

          Comment


          • #6
            Góp ý anh imaging

            Em thấy đây là một chủ đề hay, nếu anh post thẳng code lên diễn đàn và đồng thời attach kèm file zip sẽ hay hơn. Bởi ví dụ một số người như em, ở ngoài hàng internet không có cài Visual C, hoặc ngay cả ở máy cũng không cài nó thì sao? nếu download về nhà tìm hiểu, như thế sẽ mất tính tranh luận.

            Comment


            • #7
              To tiểu thư 3T

              Ừ phải rồi vậy mà tôi không nghĩ ra rút kinh nghiệm. Nhưng mã nguồn khá dài tôi chỉ post phần lõi thôi nhé.

              To Minh Ha

              Cám ơn bác nhá. Xin bác một hành động cụ thể để góp sức vào luồng này.

              Comment


              • #8
                Nói vui thôi, nói chung anh em ta nên bắt đầu viết lách và bắt đầu hướng dẫn sinh viên từ các bước cơ bản các bác ạ.

                Thực chất, em rất đang thắc mắc, mà mấy chuyện em thắc mắc luôn rất ngờ nghệch:

                1) Xử lý ảnh là gì?
                2) Bản đồ khoa học của ngành xử lý ảnh?
                3) Những tiến bộ mới nhất trong ngành xử lý ảnh?
                4) Một tutorial về vấn đề xử lý ảnh đi từ các bước cơ bản?
                5) Chúng ta có thể đưa xử lý ảnh vào một hệ thống nhúng dùng DSP được hay không? Câu hỏi này tương đương với việc sản xuất sản phẩm và đưa ra thị trường?

                Đó là những gì chúng ta nên làm và nên định hướng cho các bài viết của mình các bác ạ.

                Chúc vui
                Falleaf
                Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                Comment


                • #9
                  http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=386

                  Đây, em nói chẳng sai mà, thế này thì em bỏ môn xử lý ảnh thôi....
                  Falleaf
                  Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                  58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                  mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi falleaf
                    Coi cái này đúng là bó tay

                    http://picvietnam.com/forum/showthread.php?t=382

                    1 bác mod, qua thử sức 1 bác Tiến Sĩ, hai em một là sinh viên thạc sĩ đã thi tốt nghiệp đang viết luận văn, một em là sinh viên tiến sĩ năm nhất.... cùng nhau giải quyết vấn đề tính diện tích một hình đã được phân ngưỡng.!!!

                    Hai bác có 2 cái chữ tiến sĩ (một tốt nghiệp một đang học) tưởng rằng vấn đề cao siêu, một em thạc sĩ thì tận tình hướng dẫn tưởng bác mod là trẻ con .

                    Em bái phục các bác, các bác mà cứ kiểu này thì không ổn đâu.

                    Một là, bác đố yếu quá, không tôn trọng đối thủ (nếu đây là bác nghĩ chọc vui). Hai là, đối thủ của bác đều là dân nghiên cứu nên đẻ ra tùm lum thứ cao siêu, em cần học cái cơ bản. Chỉ có một bác mà bác cứ tưởng là bác ấy lại là bác xx... "tận tình hướng dẫn" cho bác thôi , rồi phán với em một câu xanh rờn. Thôi để cho "thằng bé" imaging tự chiêm nghiệm.

                    Đến bao giờ chúng ta mới thôi không vậy nửa hả các bác?

                    Hic, nhưng sao các bác không đố khó hơn chút? Làm sao để chụp được một cái hình, biết cái đó là cái nhà, thấy được bao nhiêu ô cửa và cái nào là cửa sổ, cái nào là cửa ra vào?

                    Bác nào có giải thuật, em đãi bác đó nhậu ba ngày ba đêm, hoặc 7 ngày 7 đêm tùy sức của bác ý

                    Chúc vui
                    Không biết bác F muốn nói gì nữa! Bó tay?!
                    Tôi nghĩ mỗi ngành có cái khó của nó, các bác làm Robot âm ĩ mà em vẫn không thấy cái Robot lau nhà (đơn giản) bán ngoài thị trường!?
                    Ngôi nhà đồ sộ được xây từ những viên gạch đơn giản!

                    Comment


                    • #11
                      Dưới đây tôi trình bày phần giao tiếp với Webcam để các bạn theo dõi.

                      1/ Đầu tiên các bạn phải tạo một cửa sổ để quản lý thông qua hàm: capCreateCaptureWindow(). Prototype của hàm này như sau:

                      HWND hWndC = capCreateCaptureWindow (
                      (LPSTR) "My Capture Window", // tên của sổ
                      WS_CHILD | WS_VISIBLE, // kiểu của sổ
                      0, 0, 160, 120, // vị trí và chiều của sổ
                      (HWND) hwndParent, // danh định của cửa sổ cha
                      (int) nID /* child ID */); // nhận dạng của sổ con

                      2/ Kết nối cửa sổ chụp với phần cứng thông qua hàm capDriverConnect():

                      fOK = capDriverConnect(
                      hWndC, // danh định của cửa sổ
                      0); // ID của camera, 0 sẽ lấy camera mặc định
                      hàm trả về true nều thành công và false nều ngược lại

                      3/ Hiển thị live video

                      capPreview(hWndC, TRUE); // Bắt đầu hiển thị
                      Hoặc các bạn có thể để hiển thị ở chế độ che
                      capOverlay(hWndC, TRUE); // Cho phép che

                      4/ Kết thúc chương trình các bạn gọi hàm hủy kết nối phần cứng

                      capDriverDisconnect (hWndC);

                      (con tiếp - các tính năng trợ giúp và đăng kí hàm gọi lại)

                      Comment


                      • #12
                        Hihi... đề nghị anh F xóa bài của anh đi, kẻo không khí căng thẳng. Anh F có tâm sự thì phải..hihi...
                        Em vẫn theo dõi từng bước các bài viết khá cơ bản của anh imaging.
                        Nếu bài toán tính diện tích theo bề mặt vật thể thì không dễ chút nào, làm thế nào từ ảnh thu được(x,y) mà tính ra được ảnh (x,y,z).
                        Việc tiếp cận xử lý ảnh bằng wedcam rất phù hợp, bởi nó dễ kiếm.. và đơn giản nó mình có thể thể hiện các thuật toán trên đó. Thông thường wedcam có tốc độ 10-15 hình/s, ngày nay đã có những loại tới 25 hình/s rồi.
                        Vậy cũng rất mong anh imaging phổ biến từ từ về vấn đề này, ban đâu là:
                        -Thu nhận ảnh.
                        -Tiền xử lý: các mạch lọc, phân ngưỡng, biến ảnh về nhị phân.
                        -Tách biên.
                        -Bài toán vật chuyển động...
                        -Nhận dạng theo một số phương pháp: tương quan, bình phương tối thiểu...
                        -Mạng nơron nhân tạo...
                        -..

                        Hi vọng anh imaging sẽ là người đặt những viên gạch đầu tiên cho box này

                        Comment


                        • #13
                          Đó, bạn đã hiểu ý mình rồi đó:

                          1) Cái khó, có thể khó đến vô cùng. Thực ra không phải không làm được, nhưng càng đi sâu vào đó, nó càng khó. Thực chất cái mà mình hỏi bạn là một đề tài tiến sĩ. Vì vậy, chắc chắn bạn không làm được rồi.

                          2) Nếu như có ý định giới thiệu về một ngành học, hãy chuẩn bị từ những gì căn bản nhất. Chúng ta thường hay bị sa lầy vào việc nói, hoặc không đầy đủ, hoặc úp úp mở mở.

                          Chính điều này làm trở ngại cho sự phát triển các ngành khoa học ở VN.

                          equation = sinh viên thạc sĩ năm cuối
                          T&T = sinh viên tiến sĩ năm đầu (thạc sĩ tại Pháp)
                          chungtanlam = Tiến sĩ (vừa tốt nghiệp từ Hàn về).

                          3) Như mình, mình không được học về xử lý ảnh một cách cơ bản, mà chỉ là những kiến thức chắp vá từ những ngành học khác, cho nên hệ thống về ngành học này đối với mình nó còn là một sự nhập nhằng. Một người kinh doanh, cần hiểu sơ về kỹ thuật, để biết rằng VN có thể làm được gì, phát triển gì, họ có thể kinh doanh phát triển về cái đó. Một người làm kỹ thuật, họ muốn có những nền tảng cơ bản, một bản đồ khoa học. Người thấp thì biết mình cần phải học gì, kẻ cao thì biết mình làm cái gì cần, cái gì mới.

                          Thiết nghĩ, chúng ta nên bắt đầu một cách có bài bản hơn và xây dựng một cơ sở vững vàng hơn ngay từ bây giờ để tránh mất thời gian. Mình đề nghị mở ra một luồng nữa về bản đồ khoa học của ngành xử lý ảnh. Mong bạn hướng dẫn mọi người về phần này.

                          Chúc vui
                          Falleaf
                          Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                          58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                          mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                          Comment


                          • #14
                            Anh đã xóa bài!
                            Falleaf
                            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi thaithutrang
                              Hihi... đề nghị anh F xóa bài của anh đi, kẻo không khí căng thẳng. Anh F có tâm sự thì phải..hihi...
                              Em vẫn theo dõi từng bước các bài viết khá cơ bản của anh imaging.
                              Nếu bài toán tính diện tích theo bề mặt vật thể thì không dễ chút nào, làm thế nào từ ảnh thu được(x,y) mà tính ra được ảnh (x,y,z).
                              Việc tiếp cận xử lý ảnh bằng wedcam rất phù hợp, bởi nó dễ kiếm.. và đơn giản nó mình có thể thể hiện các thuật toán trên đó. Thông thường wedcam có tốc độ 10-15 hình/s, ngày nay đã có những loại tới 25 hình/s rồi.
                              Vậy cũng rất mong anh imaging phổ biến từ từ về vấn đề này, ban đâu là:
                              -Thu nhận ảnh.
                              -Tiền xử lý: các mạch lọc, phân ngưỡng, biến ảnh về nhị phân.
                              -Tách biên.
                              -Bài toán vật chuyển động...
                              -Nhận dạng theo một số phương pháp: tương quan, bình phương tối thiểu...
                              -Mạng nơron nhân tạo...
                              -..

                              Hi vọng anh imaging sẽ là người đặt những viên gạch đầu tiên cho box này
                              Thế mới ghê chứ,đòi hỏi cao quá đó mụ!
                              Cãi nhau hoài à,kinh nghiệm một thời gian lên mạng tìm hiểu cho thấy,tốt nhất là các bác suggest một cuốn sách nào chất lượng một chút(giống như bác yesme@ bên mục ASIC),ngồi nhà vừa nhâm nhi cà fe vừa đọc,vậy là sướng nhất,dễ tiếp thu nhất.

                              DSP thì rõ ràng quá rồi,ứng dụng của nó cũng rất trực quan,trước hết sao bác imaging không giới thiệu tầm quan trọng của xử lý ảnh trong lãnh vực điện tử (đừng nói tới ứng dụng robot,em cóc biết gì hết,nói về lãnh vực viễn thông ý),triển vọng,mình sẽ làm được gì khi nắm được kĩ thuật này?

                              Muh tại sao bọn cntt trường em cũng học cái này nhỉ?sao tụi nó không dùng photoshop cho khỏe

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              imaging Tìm hiểu thêm về imaging

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X