Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ubuntu (và Linux nói chung) với dân điện tử

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ubuntu (và Linux nói chung) với dân điện tử

    Hiện tại Ubuntu là một đồng chí được đánh giá khá cao trong cộng đồng. Việc trang bị một hệ thống công cụ ngon lành để làm việc với Linux luôn là một câu hỏi được đặt ra. Người ta không muốn xài Linux, chủ yếu không phải vì nó khó xài, mà bởi thực tế là các ứng dụng được viết cho Linux quá ít.

    Trong loạt bài viết này (F sẽ tạm thời khoá lại cho đến khi viết xong), F xin giới thiệu đôi nét về Ubuntu, và việc cài cắm cho nó để có thể sử dụng.

    Loạt bài viết này F xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Nguyễn Hoàng Thiên Quốc, admin forum joomla.org box Việt Nam đã hỗ trợ F trong quá trình tìm kiếm hệ thống Linux để dùng. Ngoài ra cũng cám ơn bạn Doãn Minh Đăng, người đã tạo cảm hứng cho F tìm tới Linux, mặc dù trước kia F xài máy Mac ở Pháp, đã thấy thích, nhưng chính việc đặt vấn đề cài đặt Matlab cho Linux đã khiến F nghĩ rằng, nếu có Matlab cho Linux rồi thì cái thứ gì mà dân điện tử không chạy trên Linux được nữa nhỉ... Thế là F bắt đầu vọc với nó.

    Thời gian vọc Linux chỉ mới mấy ngày, và vẫn đang ở giai đoạn hệ thống lại toàn bộ các công cụ làm việc cho Linux, đồng thời cũng đi sưu tầm các bài hướng dẫn chi tiết để đưa về đây làm kho tư liệu.

    Nói một cách đơn giản hơn, đó là một người mới học đi viết tutorial. Nó có vẻ buồn cười, nhưng F thích cách học như vậy, và luôn luôn khuyến khích các bạn trẻ hơn học như vậy. "Nếu như ta hiểu một vấn đề, chúng ta có thể nói về nó bao lâu tuỳ thích" - ThS. Cao Hào Thi - ĐHBK HCM khoa Quản Lý Công Nghiệp.

    Chúc vui

    Nội dung trong loạt bài viết này:
    1) Cài đặt Ubuntu
    - Cài đặt từ CD và kết nối mạng
    - Các tài liệu tham khảo cần thiết
    2) Cài đặt bộ gõ tiếng Việt xvnkb
    3) Cài đặt máy in
    4) Cài đặt Matlab trên Ubuntu
    - Mọi thứ hoạt động tốt
    - Vẫn chưa xử lý được vấn đề Simulink
    - Giới thiệu Scilab, một phần mềm mô phỏng tương đương với Matlab (Open Source)
    5) Các công cụ làm việc trên Ubuntu
    - CrossOver Linux: dùng để chạy các phần mềm Windows trên Ubuntu
    - Firefox: trình duyệt web
    - FileZilla: trình truyền nhận FTP
    - Công cụ nén và giải nén
    - Các công cụ xử lý ảnh
    - D4X: Công cụ quản lý download giống như Flashget, IDM
    6) Cài đặt và sử dụng Latex trên Ubuntu
    - Cài đặt Texmaker: trình soạn thảo latex được picvietnam chọn dùng để phổ biến Latex
    - Cài đặt JabRef: trình quản lý tài liệu tham khảo được picvietnam chọn dùng
    - Cài đặt TexLive: bộ thư viện biên dịch tex trên Linux
    7) Ubuntu và những người làm nghề điện tử
    - Eclipse: IDE lập trình ứng dụng, hướng tới phát triển lập trình java cho các ứng dụng platform-independent (không phụ thuộc hệ điều hành)
    8) Ubuntu và những câu chuyện chả liên quan gì
    - Giải trí với Ubuntu: nghe nhạc, xem phim
    - Chat chít với Ubuntu: Gaim (AOL, MSN, Gtalk, YM), Skype
    - OpenOffice: bộ soạn thảo văn bản mã nguồn mở, tương đương MS Office
    9) Những trao đổi thảo luận xung quanh việc sử dụng Ubuntu

    Các bài viết sẽ liên tục được cập nhật, và F mong rằng sẽ nhận được nhiều sự đóng góp của các bạn thành viên trong việc thảo luận và đề xuất những giải pháp cho anh em ngành Điện tử khi sử dụng Linux nói chung và Ubuntu nói riêng. Phát triển Linux sẽ là một bước đi lớn cho ngành trong việc hội nhập cũng như nghiên cứu phát triển.

    Chân thành cảm ơn những người bạn, và thành viên diễn đàn đã giúp đỡ F trong việc soạn thảo tài liệu này. Chân thành cảm ơn những người chưa hề quen biết đã có những bài hướng dẫn, giới thiệu rất kỹ để chúng ta có thể có được một công cụ làm việc hiệu quả hơn.

    Chúc vui.
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • #2
    Ubuntu là gì? Cài đặt Ubuntu?

    http://www.ubuntu.com/

    Bài này F chỉ đưa các đường link giới thiệu bằng tiếng Anh vì chưa có thời gian viết lại bài bằng tiếng Việt. Các bạn có thể tham khảo thêm.

    Download về và burn ra CD phiên bản mới nhất của Ubuntu
    http://www.ubuntu.com/getubuntu/download

    Trong toàn bộ các bài viết này, F sử dụng các công cụ tại thời điểm F viết bài (các bạn chú ý xem ngày tháng năm viết bài). Sau này, với tốc độ phát triển opensource, có thể mọi thứ sẽ phát triển rất nhanh, do vậy, có thể sẽ có một số thứ không còn đúng nữa, có thể có cách sửa đổi nào đó khác đi...

    Vậy thì, phải khẳng định rõ ràng rằng, loạt bài viết này cũng chỉ nhằm mục đích chứng minh cho khả năng sử dụng Linux trong các hoạt động, kể cả hoạt động nghiên cứu khoa học, và đặc biệt là với các anh em làm điện tử.
    Các bạn chọn phiên bản 7.04, phiên bản này sẽ được hỗ trợ tới 2008.

    Desktop edition (đây là phiên bản F cài, vì F không làm server, F chỉ cài để làm việc thôi, và bằng chứng rằng F đang viết loạt bài hướng dẫn này, hoàn toàn trên Ubuntu).

    Các bạn tải file .iso về, và burn ra đĩa CD.

    Đĩa CD này là dạng LiveCD có thể khởi động ngay mà không cần cài đặt. Chỉ cần reset lại máy và chọn khởi động từ CD. Nó sẽ lên ngay cho bạn giao diện Ubuntu.

    Trên màn hình Desktop, bạn sẽ thấy một cái biểu tượng Install. SAu khi đi dạo một vòng với Ubuntu, bạn thấy thích giao diện của nó, bạn muốn thử làm việc với Ubuntu.. oki, hãy bấm vào Install.

    Đừng nghĩ rằng Linux là cái gì như người ta gõ lọc cọc dùng DOS, thực ra cũng có, nhưng mà hiện nay mọi thứ hầu hết đều có giao diện Graphics hết cả rồi.

    Bí kíp võ công về Ubuntu:
    http://rs37.rapidshare.com/files/151...l.Mar.2006.pdf
    http://saylinux.files.wordpress.com/.../saylinux0.pdf
    http://saylinux.wordpress.com/tag/linux/ubuntu/
    http://www.howtoforge.com/the_perfec...top_ubuntu6.10
    Check papers@dientuvietnam.net để lấy tài liệu: OReilly.Ubuntu.Hacks.Tips.and.Tools.for.Exploring. Using.and.Tuning.Linux

    Chúc vui
    Attached Files
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

    Comment


    • #3
      Font tiếng Việt và bộ gõ tiếng Việt

      Vấn đề của mọi vấn đề cho n hệ điều hành, đó chính là vấn đề về ngôn ngữ. Nếu như người Việt Nam dùng một hệ điều hành nào, mà hệ điều hành đó không hiển thị được tiếng Việt, không viết được tiếng Việt, thì dù hệ điều hành đó có là thần là tiên gì đi nữa, hệ điều hành đó cũng đủ tuổi để vứt vào sọt rác.

      Vậy thì bài viết này hướng dẫn các bạn việc cài đặt font tiếng Việt và bộ gõ tiếng Việt cho Ubuntu 7.04

      Cài đặt font cho Ubuntu:

      May mắn thay, bài viết hướng dẫn về việc cài đặt font tiếng Việt đã được một bạn viết hướng dẫn chi tiết ở đây rồi. Dường như không còn vấn đề gì nữa. Chúng ta có thể làm theo bài viết hướng dẫn khá chi tiết của bạn ấy.

      Cài đặt font cho Ubuntu:
      http://saylinux.wordpress.com/2007/0...hu_cho_ubuntu/

      Cài thêm font cho Ubuntu:
      http://saylinux.wordpress.com/2007/0...tu-than-yeu-p/

      Bài viết tuyệt vời và đây đủ đến độ F không muốn copy bài viết đó về đây để sao lưu nữa, vì cho rằng với tinh thần làm việc của bạn ấy thì chúng ta có hàng loạt cái hay ho để xem từ blog của bạn ấy.

      Như vậy, phần cài đặt thêm Font chữ tiếng Việt cho Ubuntu coi như đã được giải quyết xong và khá nhanh gọn.


      Cài đặt bộ gõ tiếng Việt:

      Trong giới linux Việt Nam, hai bộ gõ khá nổi tiếng là xunikeyxvnkb.

      Một thực tế cho thấy, F đã thử nghiệm cả hai bộ gõ này, và nhận thấy rằng xunikey thì nghe có vẻ thân thuộc và gần gũi với chúng ta trong Windows, nhưng mà rất tiếc, khi sử dụng với Ubuntu, hay trên các hệ điều hành linux khác, xunikey hay bị lỗi tràn bộ nhớ. Rất chán.

      Cho nên F chọn hệ thống sử dụng xvnkb. Hiện nay F cũng đang dùng nó để viết bài đây, bỏ máy chạy mấy ngày trời chả sao. Trong khi xunikey thì có thể nó good ở đâu đó, nhưng cứ chat YM thử 30s thì nó lại treo ngay đơ. kill nó liên tục... Chán lắm.

      Cài XVNKB nhé các bạn. Đây là bài viết của F tại www.pfiev.net

      http://www.scribd.com/doc/121971/xvnkb-on-ubuntu

      Cài đồng chí xvnkb cho Ubuntu chạy ác liệt hơn đồng chí xunikey.

      Lưu ý bản cài 0.2.9a có một cái lỗi syntax ở trong file config.h

      Làm theo các bước hướng dẫn, tới chỗ make mà nó bị lỗi, thì mở cái file config.h ra và bỏ bớt cái chữ -e ở đầu file đi (mở bằng gedit).

      Còn không thì download ở đây,

      Sau đó xoá file config.h trong thư mục xvnkb đi bằng lệnh: $ sudo rm config.h (dấu nhắc đang ở tại thư mục xvnkb)
      Sau đó copy file này từ Desktop vào bằng lệnh: $ sudo cp /path/to/Desktop/config.h /path/to/xvnkb/

      Rồi sau đó chạy lệnh: $ make
      và lệnh: $ make install

      Rồi nhớ logout ra, và login lại. Mọi thứ ổn rồi đó. Chat với Gaim ngon lành.
      Một điều các bạn lưu ý rằng, vì thói quen xài trên máy Mac, được cái thằng TS. về phần mềm nó hướng dẫn xài, nó tạo cho cái thói quen tạo ra thư mục Applications và ném hết tất cả những gì cài đặt vào đó. Cho nên mọi đường dẫn mà F cài đặt sẽ đều có dạng:

      /home/falleaf/Applications

      falleaf ở đây là tên user mà F tạo ra để sử dụng.
      Cái xvnkb sẽ được cài vào /home/falleaf/Applications/xvnkb
      Matlab phiên bản R2007a sẽ được cài vào /home/falleaf/Applications/Matlab2007a

      Chúc vui.
      Attached Files
      Falleaf
      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

      Comment


      • #4
        Cài đặt máy in dùng trong mạng

        Lại tiếp tục cài xong chú máy in. Nói chung cài cái máy in không có gì khó, thằng HP nó hỗ trợ đầy đủ cả.

        http://hplip.sourceforge.net/downloads.html

        Mọi thứ được hướng dẫn khá tỉ mỉ. Chỉ cần vào trong System >> Administration >> Printing
        Sau đó add thêm máy in. Nếu dùng máy mạng thì add máy mạng, nếu dùng máy cá nhân thì add máy cá nhân. HP hỗ trợ hết cho nên không vấn đề gì phải lo.
        Đây là bài viết của F trong www.pfiev.net

        Hầu hết các phòng thí nghiệm xài máy in Laser, và trong trường hợp này lab F xài máy in HP LaserJet 2300L. Mọi việc cài đặt rất đơn giản, chỉ cần làm theo các bước cài đặt, hoàn toàn giống với cài đặt trong Win, không có gì khác cả.

        Chúc vui
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • #5
          Cài đặt Matlab trên Ubuntu

          Có lẽ đây là phần hấp dẫn nhất mà các đồng chí đang tìm kiếm

          Hướng đẫn cài đặt Matlab 2007a cho Linux. Còn file đính kèm dưới đây là file bản quyền. Đồng chí nào muốn cài thì có thể tìm down thử Matlab 2007a bản cho linux sau đó cài đặt thử nhé.

          Tài liệu hướng dẫn được gửi ở file đính kèm. Phiên bản Matlab 2007 sẽ được F gửi lên mạng trong thời gian tới, đó là file ảnh của cái DVD Matlab R2007a dành cho Linux và Mac.

          Bài viết sau sẽ có hướng dẫn chi tiết hơn về cách cài đặt Matlab R2007a trên Ubuntu nói riêng và Linux nói chung.

          Chúc vui
          Attached Files
          Falleaf
          Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
          58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
          mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

          Comment


          • #6
            Hướng dẫn cài đặt Matlab:

            Theo thói quen dùng trên máy Mac, tất cả mọi thứ cài đặt trên đời, F đều cho vào một cái thư mục /home/falleaf (username)/Applications

            Do vậy, việc đầu tiên của cài đặt matlab, đơn giản là tạo một thư mục

            Code:
            $ mkdir /home/falleaf/Applications/Matlab2007a
            Sau đó, tạo thêm một thư mục etc chứa file license

            Code:
            $ mkdir /home/falleaf/Applications/Matlab2007a/etc
            Sau đó, copy toàn bộ mấy cái file trong thư mục CrackMatlab2007a.zi p vào trong đó, không cần dùng lệnh, mở lên kéo thả qua là được.

            Sau đó, đổi tên file licensed_locked.dat thành license.dat

            Oki, bây giờ chạy vào thư mục cdrom (cái này mấy cái Ubuntu nó tự tạo ra cho mình, hoặc là dùng lệnh mount để đính cái nội dung đĩa DVD vào trong một thư mục nào đó).

            Vd nó tạo ra một cái nằm trong thư mục /cdrom sẵn như trường hợp của F.

            Chúng ta làm như sau:

            Code:
            $ su
            Password: nhập pw root vào đây chuyển qua root để cài đặt
            Bây giờ các bạn chuyển tới thư mục chứa cái đĩa DVD 2007a chẳng hạn là:

            Code:
            $ cd /cdrom/MATHWORKS_R2007a
            từ đây các bạn chạy lệnh

            Code:
            $ ./install
            Sau đó nó hỏi thư mục để cài đặt thì các bạn điền vào:

            Code:
            /home/falleaf(hoặc username của các bạn, hoặc cái thư mục nào đó)/Applications/Matlab2007a
            Rồi sau đó cứ thế là cài đặt thôi.

            Oki, quá trình cài đặt diễn ra giống như trong file hướng dẫn mà F gửi vào trong thư viện upload của diễn đàn, quá trình này toàn là quá trình graphic bình thường, nên nó khá quen thuộc rồi.

            Mọi thứ diễn ra bình thường. Mọi thao tác với Matlab, các thư viện, và GUIDE đều rất ổn (F đã thử test qua một vòng).

            Tuy nhiên, riêng phần Simulink thì khi F chạy, nó bị tình trạng core dumb. Dạng như là lỗi bộ nhớ vì thằng này sử dụng chắc nhiều bộ nhớ quá. Cái này do F chưa có kinh nghiệm nhiều, cho nên không biết. Khi nào biết nhiều hơn một chút sẽ cố gắng giải quyết.

            Chúc vui
            Attached Files
            Falleaf
            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

            Comment


            • #7
              Demo một chút cho Matlab chạy trên Ubuntu.

              Scilab: một số recommend cho việc sử dụng Scilab trên Linux, vì đây là một phần mềm mã nguồn mở. Tất nhiên việc cài đặt được trình bày rất rõ ràng tại đây.
              http://www.scilab.org/download/index...e=release.html

              Việc cài đặt không có mấy khó khăn, và các bước thực hiện cũng rất đơn giản. Vậy các bạn hoàn toàn có thể so sánh để lựa chọn việc sử dụng Matlab hoặc Scilab tuỳ suy nghĩ của mỗi người. Dẫu sao, khi F viết hướng dẫn cài đặt Matlab, thì có nghĩa rằng F khuyên dùng Matlab với ý tưởng rằng mong muốn trong sạch nhưng đừng bao giờ để cho mình trong suốt, vì khi đó mình sẽ không còn là mình nữa..

              Một phần mềm khá hay ho nữa tương tự như Matlab và giao diện rất giống với Matlab, có lẽ đang được phát triển, đó là đồng chí Koctave. Bạn nào cài cắm đồng chí này vào chạy thử xem thế nào nhé.

              Chúc vui
              Attached Files
              Falleaf
              Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
              58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
              mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

              Comment


              • #8
                Có lẽ bây giờ các đồng chí đang đi tìm phiên bản Matlab R2007a cho Linux nhỉ... Oki, F sẽ đưa nó vào khu vực các phần mềm hỗ trợ để download, nhưng đang tìm giải pháp, chứ nếu mà đưa kiểu to oạch thì coi bộ hơi bị mệt mỏi, vì nó tới 3GB lận, phải tìm giải pháp để upload cho mọi người luôn.

                Chúc vui
                Falleaf
                Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                Comment


                • #9
                  Các công cụ làm việc trên Ubuntu:


                  Crossover Linux: phần mềm này giúp hỗ trợ việc chạy các ứng dụng quen thuộc trên Windows. Phần mềm này được F giới thiệu vài ngày trước đây trong luồng bên dưới đây.
                  http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=6301

                  Firefox: mặc định trong bản cài Ubuntu đã có trình duyệt firefox để duyệt web. Nó hoàn toàn thân thuộc với người dùng Windows. Một vấn đề nhỏ là làm sao backup được các bookmarks của firefox sang Ubuntu. Vấn đề backup bookmarks cũng là vấn đề cần thiết khi sử dụng firefox trên Windows.

                  Đơn giản thôi, các bạn hãy vào
                  C:\Documents and Settings\Ten Nguoi Dung\Application Data\Mozilla\Firefox\Profiles\

                  Trong này có thêm một thư mục nữa, đặt tên rất lộn xộn, tên là rysnubjw.default hoặc tên gì đó cũng được, nhưng nó có cái .default.

                  Các bạn copy lại file bookmarks.html và khi cài cắm firefox mới, hoặc khi dùng trên Ubuntu, các bạn chép vào thư mục tương ứng. Thế là các bạn đã backup được file bookmarks rồi. Hoặc là các bạn có thể vào Firefox, chọn thẻ Bookmarks, chọn Organize Bookmarks.

                  Nó sẽ hiện lên một cái bảng như hình dưới đây. Các bạn chọn File >> Import...

                  Sau đó chọn From File

                  Oki, bây giờ các bạn chỉ việc chỉ nó đến file các bạn đã copy backup lại.


                  FileZilla: Rất nhiều những chia sẻ, ứng dụng, cần tới các phần mềm trao đổi file FTP. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng FileZilla ở cả Windows và Ubuntu hoặc Linux nói chung.
                  http://filezilla.sourceforge.net/


                  Các công cụ nén và giải nén: hầu hết các phần mềm nén và giải nén của Windows thì Ubuntu đều có trang bị sẵn. Nếu bạn quen làm việc với Winrar thì mọi thứ hoàn toàn không còn khó khăn với Ubuntu nữa. Mọi hoạt động giải nén đều không vấn đề gì, nhưng câu chuyện sẽ hơi khác một chút nếu như các bạn phải nén và phải nén theo một kiểu nào đó. Phần hướng dẫn dưới đây sẽ giúp các bạn xử lý công việc nén và giải nén trên Ubuntu.

                  7-zip: http://www.howtoadvice.com/Ubuntu7zip
                  Bởi vì 7-zip chưa hỗ trợ GUI cho Linux, vì vậy, nếu như bạn là người mới làm quen với Ubuntu, muốn nén hoặc giải nén một file nào đó, bạn hãy vào trang web sau, và điền thông tin thư mục muốn nén hoặc giải nén, thư mục đích,.. trang web sẽ tạo ra code cho bạn, đơn giản chỉ cần copy code bỏ vào terminal, bạn có thứ bạn cần.
                  http://www.howtoadvice.com/7zipHelper/

                  Thư viện rar: Thực hiện hai lệnh sau, tự động bộ thư viện rar sẽ được cài vào máy của bạn
                  Code:
                  sudo apt-get install rar
                  sudo ln -fs /usr/bin/rar /usr/bin/unrar
                  Sau đó bạn hoàn toàn có thể unzip bình thường mà không có một chút khó khăn nào, nó hoạt động y như winrar vậy.



                  Các công cụ xử lý ảnh: Việc xử lý ảnh F chỉ dừng lại ở mức các công cụ xử lý cơ bản, nhất là để xử lý các hình ảnh để upload lên diễn đàn, cắt dán cũng như nén ảnh thành kích thước nhỏ, hoặc là chuyển dạng thành các dạng file .eps để mình xử lý các file latex.

                  Magick: http://www.imagemagick.org/script/convert.php

                  Bài viết này sẽ tiếp tục được cập nhật.
                  Chúc vui
                  Attached Files
                  Falleaf
                  Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                  58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                  mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                  Comment


                  • #10
                    Cộng cụ làm việc Latex

                    Trong bài viết này, F viết hướng dẫn về sử dụng Latex theo bộ công cụ mà picvietnam đã chọn lựa. Các bạn có thể tham khảo các bài viết tại đây: http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=875

                    Bây giờ chúng ta làm từng bước để cài đặt và sử dụng các công cụ này. Bộ công cụ mà chúng ta chọn sẽ là trình soạn thảo Texmaker và trình dịch TexLive. Ngoài ra, các bạn cũng có thể dùng JabRef để quản lý tài liệu tham khảo, bài thảo luận về JabRef sẽ được F trình bày tại đây . Các bạn có thể tham khảo tại đây:
                    Texmaker - http://www.xm1math.net/texmaker/
                    TexLive - http://www.tug.org/texlive/
                    JabRef - http://jabref.sourceforge.net/


                    Cài đặt Texmaker lên Ubuntu:

                    - Download phần cài đặt tại: http://www.xm1math.net/texmaker/download.html (file này)

                    - Khi download về các bạn đặt vào thư mục: /home/falleaf/Applications như F đã nói ở trên.

                    - Nhấp phải chuột, chọn Properties, chọn thẻ Permissions và chuyển nó thành dạng file Application để nó có thể chạy được. Vì mặc định nó là file không chạy được.

                    - Chuyển sang root để được phép cài đặt:
                    Code:
                    $ su
                    Nó sẻ hỏi password root admin
                    Nếu ai cài Ubuntu mà chưa đặt root thì làm theo sau:
                    Code:
                    $ sudo passwd
                    Sau đó nhập pw mới cho root vào. Chạy lại lệnh:
                    $ su
                    Nhập lại pw vừa mới tạo của root
                    Khi đó dấu nhắc hệ thống sẽ chuyển thành:
                    root@tenmay:-#

                    - Chuyển vào thư mục chưa cái file texmaker_linux_inst aller
                    Code:
                    $ cd /home/falleaf/Applications
                    Nếu ai down về để trên Desktop thì đường dẫn sẽ là /home/username/Desktop

                    - Chạy lệnh cài đặt
                    Code:
                    $ sudo ./texmaker_linux_installer
                    - Check đồng ý với điều lệ và nhấn nút Install

                    Xong rồi đó. Coi như là bộ texmaker cài xong.


                    Cài đặt JabRef: F thấy cách sau là đơn giản hơn cả, cho nên giới thiệu cách này hay hơn. Các bạn download file .deb tại site này. Nó đã dịch sẵn cho Ubuntu rồi, và đơn giản chỉ cần download về và chạy cài đặt là xong.

                    http://archive.ubuntu.com/ubuntu/poo...erse/j/jabref/

                    Trong lúc cài đặt, nó sẽ bị dừng lại giữa chừng, và đòi hỏi bạn phải mở Terminal (có một cái thanh nhỏ ngay bên dưới ghi chữ >Terminal, các bạn bấm vào đó), rồi nhấp chuột vào [More] enter liên tục để đọc cái terms của nó. Sau đó thì nó sẽ chạy tiếp và cài đặt hoàn chỉnh phiên bản JabRef 2.2 release. Khi có các bản release mới hơn, nó cũng sẽ có ở đấy cho các bạn.

                    Sau khi chạy, chỉ đơn giản vào Applications >> Office >> JabRef. Bạn đã có một công cụ quản lý tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích rồi đấy. Vì quản lý bằng Text, cho nên mọi thứ hoàn toàn dễ dàng cho bạn khi chuyển từ Windows sang Ubuntu.

                    Bài viết sẽ còn được cập nhật.

                    Chúc vui
                    Attached Files
                    Falleaf
                    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                    Comment


                    • #11
                      Ubuntu và những người làm nghề điện tử

                      Tất yếu rằng, nếu như chúng ta không thể làm việc trên Ubuntu cho công việc hàng ngày của chúng ta, nghề điện tử, thì nói một cách cho cùng Ubuntu cũng chỉ là cái để anh em ta "khịa" với nhau rằng ta đây có xài Linux rồi mà thôi.

                      Một điều chắc chắn rằng, phần mềm ứng dụng cho Linux còn rất hạn chế, đặc biệt là những phần mềm chuyên dụng. F khẳng định rằng về vấn đề này F còn rất nhiều hạn chế, và chỉ mới bắt đầu làm quen với các công cụ của Linux. Các bạn sẽ cùng F bổ sung các công cụ, và tìm ra những giải pháp tốt nhé. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích và hướng đến sử dụng các phần mềm này, thực sự đi đến tìm ra giải pháp cho ngành điện tử Việt Nam.

                      Trong bài viết này, F liệt kê các công cụ mà chúng ta sẽ cần, bằng cách phân nhóm theo các box giống như cấu trúc của diễn đàn mình. Sau đó, có các công cụ nào các bạn giới thiệu, F sẽ dần cập nhật vào đây.


                      Lập trình ứng dụng trên Ubuntu:

                      Việc đầu tiên là phải lập trình được một cái ứng dụng chạy trên Linux. Lập trình được rồi thì mới tính tới chuyện làm này làm kia. Tất nhiên một điều nếu các bạn hỏi rằng có thể dùng thư viện MFC hay API để lập trình hay không? Câu hỏi đó thực sự là một câu hỏi điên rồ, bởi bản chất API hay MFC đều là bộ thư viện dành cho Windows. Chạy một hệ điều hành Linux, rõ ràng một điều, các bạn cần phải hướng tới việc viết các ứng dụng cho Linux, hoặc viết những ứng dụng ở dạng Independent Platform. Nếu chăm chăm vào VC++ hoặc VB hoặc có ý định so sánh giữa việc dùng VC/C++, VB với việc viết một ứng dụng Independent Platform, thì cách tốt nhất là các bạn nên đi chơi với Bill, và có thể ngưng đọc bài viết này từ đây.

                      Tuy vậy, nếu bạn có một dự tính làm việc với thời gian thực, làm việc với các phần mềm Independent Platform (không phụ thuộc vào hệ điều hành), JAVA là thứ mà các bạn nên bắt đầu ngâm cứu.

                      EasyEclipse: http://www.easyeclipse.org/site/dist...ons/index.html
                      Đây là một môi trường soạn thảo, hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ lập trình, từ lập trình web như php, ruby, java,... cho tới các ngôn ngữ lập trình ứng dụng như C/C++, java,..

                      Công việc cài đặt sẽ đáng buồn cười nếu như bạn biết rằng chỉ cần đơn giản untar (hoặc unzip - giải nén) tập tin các bạn download về, bỏ vào một thư mục nào đó, và chạy Eclipse.

                      Hình dưới đây là demo cho việc chạy Eclipse trong Ubuntu.

                      Tất nhiên câu chuyện không chỉ có vậy, câu chuyện còn dài hơn rất nhiều một khi java đã hỗ trợ các ứng dụng thời gian thực. RTSJ.
                      http://java.sun.com/javase/technolog...time/index.jsp

                      Có thể đây là điều mà dân embedded cũng đang khoái chí. Thú thực một điều rằng, F chả có cái gì gọi là kinh nghiệm với Java, nhưng cho tới nay, lập trình điều khiển, thì ngoại trừ C/C++ ra, có lẽ Java sẽ là ứng cử viên nặng ký ngay sau C/C++, và vấn đề còn tranh chấp thì chắc cũng chỉ là thói quen và kinh nghiệm đào tạo. Còn nói về sự phát triển hiện nay, thì chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Trong khi học java thì có thể làm việc Multiplatform, còn học C# thì có thể chả cần phải học ngôn ngữ nào nữa. Hai chiến lược và hai hướng đi đang cần những cao thủ của dientuvietnam lựa chọn và ra chiêu.




                      Bài viết sẽ được cập nhật

                      Chúc vui
                      Attached Files
                      Falleaf
                      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                      Comment


                      • #12
                        Ubuntu và những câu chuyện... chả liên quan gì...

                        Giải trí với Ubuntu

                        Công cụ có sẵn của Ubuntu cho phép các bạn xem các file nhạc, phim, xem trực tuyến cũng như là xem bằng file download về. Vấn đề cơ bản là khi một file có dạng codec nào lạ, thì các bạn sẽ không sử dụng được. Vậy thì chương trình sẽ báo các codec còn thiếu. Chúng ta chỉ cần nhấp chuột phải vào và chọn cập nhật các codec đó thôi. Mọi chuyện hoàn toàn đơn giản và nhanh hơn win nhiều vì chúng ta không cần phải đi tìm trên mạng, Ubuntu tự nhận ra và chọn các codec để liệt kê thành danh sách, chúng ta chỉ đơn giản là chọn và nhấn Install.

                        Cài đặt Realplayer? Cực kỳ đơn giản. Khi các bạn vào trang web www.real.com, mặc định trang web sẽ nhận ra bạn đang xài hệ điều hành nào và cho phép bạn download đúng phiên bản cần dùng. File download về có dạng RealPlayer10GOLD.bin

                        Hãy copy nó vào thư mục /home/falleaf/Applications

                        Nhấp chuột phải vào nó, chọn Properties, và chọn thẻ Permission, đánh dấu Executable để có thể chạy. Mở terminal lên và:

                        Code:
                        $ cd Applications (nhảy vào thư mục này)
                        $ ./RealPlayer10GOLD.bin
                        Nó sẽ hỏi bạn muốn cài đặt vào đâu. Oki, bạn cứ cho nó cài đặt vào /home/falleaf/Applications, nó sẽ mặc định tạo ra một thư mục con với tên RealPlayer đặt trong đó. Mọi thứ sẽ được cài đặt vào: /home/falleaf/Applications/RealPlayer.

                        Oki, công việc đơn giản còn lại là các bạn vào thư mục đó, chạy file realplay. Các bạn có thể xem khá nhiều thứ cần thiết rồi đó, đặc biệt mấy chú .rm.



                        Chat chít với Ubuntu:

                        Thực tế cho thấy rằng việc voice chat và webcam giữa Linux và Win cũng giống như bảo con chó thương con mèo vậy. Nó giống nhau ở một điểm là chúng đều là vật nuôi. Nuôi chó mèo ở các nước phải đóng tiền bảo hiểm các loại, còn nuôi chó mèo ở Việt Nam thì miễn phí.

                        Dù sao đi nữa thì cái việc chó hay mèo không phải là vấn đề. Vấn đề là chat. Gaim, nói chung dùng hoàn toàn tốt cho các thể loại chat chít trên đời, tiếng Việt thì đã có xvnkb.

                        Ở đây F có sẵn một bản thử skype vì skype hỗ trợ Ubuntu:
                        http://www.skype.com/intl/en/download/skype/linux/

                        Chỉ cần download file .deb bằng cách click chuột vào biểu tượng Ubuntu và chạy file để cài đặt là xong.


                        Soạn thảo văn bản với Ubuntu:

                        OpenOffice đã được cài đặt sẵn trong Ubuntu, mọi việc chỉ đơn giản là các bạn lấy ra xài. Nó chả khác gì với bộ MicroSoft Office mà các bạn vẫn đang dùng cả. Các bạn hoàn toàn có thể cài cái OpenOffice này trên Windows để thử nghiệm nếu muốn.

                        Một số hình ảnh với OpenOffice được F chụp lại trên máy để các bạn tham khảo. Nhìn chung thì nó không khác gì MS Office cả. Mặc dù F vẫn xài Latex, nhưng nói chung bộ OpenOffice xài khá là oki, và tương thích với các file của Windows.

                        Bài viết sẽ còn được cập nhật

                        Chúc vui
                        Attached Files
                        Falleaf
                        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                        Comment


                        • #13
                          Vấn đề quan trọng nhất chưa thấy anh nói là tìm driver phần cứng cho Linux ở đâu ? Phần cứng trên máy mà không được hỗ trợ là chuối nhất, cái này chắc là trở ngại lớn nhất rồi, hiện nay khác hệ điều hành linux khá giống với Windows nên việc dùng tốt Linux không là vấn đề lớn.

                          Comment


                          • #14
                            Hiện nay driver cho Linux được hỗ trợ khá nhiều, đặc biệt trong bản Ubuntu 7.04 hiện nay, việc cài cắm không gặp mấy khó khăn. Các bạn có thể thử nghiệm bằng việc chạy liveCD trước, sau đó hãy cài cắm sau.

                            Một thí dụ về máy in ở trên cho thấy Ubuntu đã cài hầu hết các driver của các hãng máy in rồi, nên hoàn toàn không có vấn đề gì nữa.

                            Còn một số thứ như các card, thiết bị chuyên dụng,... đó lại là vấn đề khác rồi. Đây chính là vấn đề F mở ra để chúng ta cùng thảo luận. Thực chất, nghiên cứu chia làm 2 nhánh. Một nhánh nghiên cứu lý thuyết, tính toán, và viết báo. Nhánh này hầu hết sử dụng các phần mềm phổ biến, hỗ trợ việc tính toán, mô phỏng... hoặc có khi họ tự viết, nhưng cũng chỉ dừng ở phần mềm. Nhưng một nhánh khác, lại cần có các thí nghiệm. Nếu là chuyên nghiệp thì tất nhiên cái máy dùng cho mục đích văn phòng và máy dùng cho thiết bị thí nghiệm, phải là hai máy khác nhau. Cũng như các đồng chí làm wireless thì luôn luôn có ít nhất một vài máy dùng chung.... để chạy mô phỏng. Vì mỗi lần mô phỏng là nó chạy cả một hai ngày... nản lắm... Còn việc làm phần cứng, thì rõ ràng rằng ngay như việc làm ra sản phẩm đó, chạy trên hệ điều hành nào, thì tất yếu khi thí nghiệm, sản xuất, phải chạy trên hệ điều hành đó. Kết quả rõ ràng thấy rằng, Windows vẫn là thứ không thể bỏ.

                            Vậy vấn đề là giải quyết được chú nào, hay chú đó, chứ Ubuntu hay Linux nói chung, chắc chắn không phải là một giải pháp toàn cục. Nhưng bù lại, vấn đề điều khiển và tương tác thiết bị thời gian thực, thì Windows cũng khá mệt mỏi đấy. Cho nên xét qua xét lại, cả hai đồng chí này chả đồng chí nào toàn diện được cả. Đa số người dùng vẫn dùng Windows. Nhưng một số đối tượng làm công việc nghiên cứu, văn phòng,... Linux hầu như đã đáp ứng được. Vậy tại sao không dùng nhỉ?

                            Chúc vui.
                            Falleaf
                            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                            Comment


                            • #15
                              Linux với dân kĩ thuật

                              [QUOTE=falleaf;50462]Có lẽ bây giờ các đồng chí đang đi tìm phiên bản Matlab R2007a cho Linux nhỉ...

                              mình cũng tâm đến dùng Matlab Linux lâu lâu rồi vì phải dùng một cái opensource của nó. có một số vấn đề khi xài Linux với dân kĩ thuật (theo mình ko cần biết quá nhiều mà thấy F chưa nói:
                              + hướng dẫn cài đặt và các phần mềm chơi nhảy thì F có nói nhưng xem o vnlinux.org thì tất cả các hướng dẫn tương ứng phần mềm, có một vài tổng kết ở đấy luôn, nhưng ko nên quan tâm nhiều vì cài ra mấy khi dùng đâu.
                              + cài xong làm sao kết nối vào internet, chia sẽ bình thường trong mạng intranet của Win và chia sẽ với bản thân Win trong máy. Cái này hồi đấy cài test tốt bằng Samba, không biết có cách khác không. Nếu chỉ dùng một mình Linux một máy ko chuyển qua chuyển lại được thì coi nhu bỏ đi.
                              + sau nữa là matlab, labview cho linux. Cái này ko biết F up phiên bản đã nói ở đâu, để có điều kiện thì dl về, hoặc gửi đường link lên cho moi người.

                              Dân kĩ thuật chắc cần có vậy,đợi upload matlab của F. Chúc vui

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X