Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đo trở kháng đầu vào của Antenna GPS

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đo trở kháng đầu vào của Antenna GPS

    Chào các bác: Em đang có vấn đề liên quan đến antenna(AT) cho GPS. Trong antenna có tham số quan trọng là trở kháng đầu vào để thực hiện phối hợp trở kháng. Kết quả đo 3 antenn GPS mua tại 3 cửa hàng khác nhau.
    Kết quả thu được tại 1.57542Ghz :
    AT1: 32.743 + j*7.5994
    AT2: 38.475 + j*1.3813
    AT3: 44.464 - j*19.442
    Đi mua antenna thì toàn được hướng dẫn trở kháng đầu vào là 50 Ohm nhưng thực tế lại khác. Như vậy có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của thiết bị thu GPS khi không biết thực tế giá trị trở kháng đầu vào để phối hợp ? Ta sẽ chọn antenna nào ?

  • #2
    Còn phải xem chủng loại anten cách thức bố trí đo đạc ( setup) thế nào nữa ... chứ đâu phải lấy máy mà cắm vào nó ra !
    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

    Comment


    • #3
      HI thanks bác queduong. Em dùng máy phân tích mạng vector A33. Em thực hiện hiệu chỉnh port 1 ( Dùng 3 phần tử để hiệu chỉnh: Open, short, Load). Hiệu chỉnh tới đầu ra chuẩn N. Sau đó sử dụng thêm chuyển đổi Chuẩn N-> SMA và thực hiện đo. ( Tạm bỏ qua sai số của chuyển đổi giữa Chuẩn N-> SMA).

      Comment


      • #4
        Bạn đo thế không chính xác được đâu. Không tin bạn thử cắm 1 anten vào đo lại thế nào cũng ra kết quả khác. Đó là vì môi trường xung quanh anten lúc bạn đo có tham gia vào mạch. Thậm chí bạn chỉ cần hơ tay xung quanh dây anten là tham số đã khác rồi đúng không. Còn chuyện có ảnh hưởng đến chất lượng thu hay không thì chắc chắn là có nhưng ở mức độ chấp nhận được vì đây là máy thu, tín hiệu vào thấp nên việc phối hợp trở kháng anten không quá khắt khe như đố với máy phát.

        Comment


        • #5
          Thanks bạn quangp5. Minh cầm antenn di chuyển kéo dài da thu lại rùi lại xoay nhiều hướng khác nhau nhưng kết quả là dao động không đáng kể bạn à. Theo bạn có cách nào không chỉ mình với hi !

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi radamta Xem bài viết
            Thanks bạn quangp5. Minh cầm antenn di chuyển kéo dài da thu lại rùi lại xoay nhiều hướng khác nhau nhưng kết quả là dao động không đáng kể bạn à. Theo bạn có cách nào không chỉ mình với hi !
            Như mình nói, hệ thống thu phát GPS thường yêu cầu anten không quá cao nên anten bạn mua vẫn đáp ứng được việc thu bình thường, thậm chí bạn hàn 1 đoạn dây dài vài mét vào thay cho anten cũng thu được mà. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì hãy mô tả chi tiết lại phép đo của bạn, Bạn dùng thiết bị đo gì? đặt chế độ đo như thế nào? Khi kiểm tra anten, mình thường chỉ đo hệ số sóng đứng ở dải tần cần đo thôi.

            Comment


            • #7
              quangp5:
              " hệ thống thu phát GPS thường yêu cầu anten không quá cao" câu này giờ mình mới nghe thấy.
              " hàn 1 đoạn dây dài vài mét vào thay cho anten cũng thu được mà" "có thể" thu được nhưng độ nhạy cũng như các tham số lỗi bit và độ ổn định của sản phẩm liệu có đảm bảo không.
              Tôi dùng máy phân tích mạng vetor "PROTEK A333 Network Analyzer".
              Bạn dùng máy nào ?
              Máy tôi dùng đo có thể xem được SWR, S11, và Z ( trên giản đồ Smith ) và một số tham số khác nữa nhưng tôi chỉ mới dùng đến 3 tham số đầu.

              Comment


              • #8
                quangp5:
                " hệ thống thu phát GPS thường yêu cầu anten không quá cao" câu này giờ mình mới nghe thấy.
                " hàn 1 đoạn dây dài vài mét vào thay cho anten cũng thu được mà" "có thể" thu được nhưng độ nhạy cũng như các tham số lỗi bit và độ ổn định của sản phẩm liệu có đảm bảo không.
                Tôi dùng máy phân tích mạng vetor "PROTEK A333 Network Analyzer".
                Bạn dùng máy nào ?
                Máy tôi dùng đo có thể xem được SWR, S11, và Z ( trên giản đồ Smith ) và một số tham số khác nữa nhưng tôi chỉ mới dùng đến 3 tham số đầu.

                Comment


                • #9
                  Mình nói không yêu cầu cao là so với thông tin vệ tinh, VIBA... có kích thước lớn và búp sóng cực hẹp, có Gain anten lên đến 30 - 50dB. Chính vì không yêu cầu cao nên anten GPS mới có thể thiết kế vô hướng. Điều này cũng hợp lý vì ứng dụng của GPS đòi hỏi tính cơ động cao và kích thước thiết bị thu nhỏ gọn. Cái giá phải trả ở đây là công suất trạm phát trên vệ tinh đã được tính toán đủ để bù lại những bất lợi của anten thu. Cái điện thoại di động của bạn có tính năng thu GPS thì anten của nó cũng chỉ là mấy đoạn mạch in chạy lòng vòng thôi mà vẫn thu được đó thôi.
                  Bạn đo SWR ở 1.57GHz được bao nhiêu?

                  Comment


                  • #10
                    kết quả đo 3 em là: 1.2, 1.6 và 1.3
                    Bạn đo SWR bằng máy gì thế hi ???
                    p/s:Mà điện thoại dùng AGPS. "đoạn mạch in chạy lòng vòng" cả một vấn đề lớn hi

                    Comment


                    • #11
                      Kết quả đo như thế là tương đối ổn với anten thu rồi bạn ạ. Anten phát với công suất lớn mà mình cũng chỉ cần SWR đạt 1.3 thôi vẫn OK.
                      Mình cũng đo bằng máy Network Analyzer, cũng chủ yếu đo tham số SWR thôi. Còn S11 và Z trên Smith chart thì cũng có giá trị tương ứng với SWR thôi. Khi triển khai ứng dụng thì tuyg thuộc yêu cầu của thiết bị được cài đặt ở vị trí nào (trong nhà, ngoài trời, trong xe ô tô,...), lắp công khai hay bí mật thì điều kiện của anten cũng khác nhau. Nếu ở ngoài trời và công khai thì bạn hàn đoạn dây điện vào có khi vẫn ít bị lỗi bit hơn là lắp anten xịn nhưng lại lắp bí mật trong khoang máy ô tô.

                      Comment


                      • #12
                        bạn ơi, mình đang làm đề tài thiết kế antenna dùng trong thu GPS, cho mình hỏi là làm bộ thu GPS kia làm thế nào hả bạn, bạn gửi tài liệu mình với, cảm ơn bạn

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        radamta Tìm hiểu thêm về radamta

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X