Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tác động của ánh sáng đến nhịp sinh học – Thiên nhiên là người thầy vĩ đại nhất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tác động của ánh sáng đến nhịp sinh học – Thiên nhiên là người thầy vĩ đại nhất

    Mặt trời và trái đất được hình thành cách đây khoảng 4.5 tỉ năm về trước, và sự sống đầu tiên trên trái đất xuất hiện vào khoảng 3.7 đến 4.3 tỉ năm trước đây. Kể từ đó, mọi sinh vật sống trên trái đất đều tiến hóa dưới sự ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời (Ảnh 1). Điều thú vị ở đây là chu trình sinh học 24.3 giờ mỗi ngày của các cơ thể sống được điều chỉnh thành 24 giờ theo chu trình ánh sáng mặt trời.

    Ảnh 1. Tất cả các cơ thể sống trên trái đất đều tiến hóa theo chu trình ánh sáng mặt trời.

    Cơ thể chúng ta điều chỉnh đồng hồ sinh học theo chu trình ánh sáng mặt trời bằng cách tiếp nhận ánh sáng tự nhiên qua các tế bào kích thích ánh sáng chủ yếu ở mắt. Sự bài tiết hoocmôn melatonin của tuyến tùng bị ức chế vào ban ngày giúp chúng ta tỉnh táo và tăng bài tiết vào ban đêm giúp chúng ta ngon giấc, đồng thời hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư (Ảnh 2).

    Ảnh 2. Con người kiểm soát sự bài tiết hoocmon melatonin của tuyến tùng bằng ánh sáng tự nhiên chủ yếu qua mắt. Sự bài tiết melatonin bị ức chế vào ban ngày giúp chúng ta tỉnh táo và tăng bài tiết vào ban đêm giúp chúng ta ngon giấc, đồng thời hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

    Hơn 90% thực vât trên trái đất đều có cấu trúc tuân theo dãy Fibonacci. Tỉ Lệ Vàng xấp xỉ 1:1.6 (chính xác hơn là 1.61803398875…) được coi là đẹp và hợp nhãn nhất (Ảnh 3A). Sự sắp xếp của lá trên cây cũng tuân theo Tỉ Lệ Vàng. Theo đó, thực vật có thể tiếp xúc tối đa với ánh sáng mặt trời và quá trình quang hợp luôn diễn ra tối ưu nhất (Ảnh 3B).

    Ảnh 3. (A) Dãy Fibonacci và Tỉ Lệ Vàng xấp xỉ 1:1.6. Dãy Finabocci là một dãy vô hạn các số tự nhiên, trong đó mỗi số luôn bằng tổng hai số liền kề trước nó, ngoại trừ hai số đầu tiên. Lấy số lớn hơn chia số nhỏ hơn trong hai số liền nhau bất kỳ của dãy Finabocci sẽ luôn được kết quả xấp xỉ 1.6 (chính xác hơn là 1.61803398875…) và tỉ lệ 1:1.6 được gọi là Tỉ Lệ Vàng. (B) Sự sắp xếp của lá trên cây cũng tuân theo Tỉ Lệ Vàng. 360° chia theo Tỉ Lệ Vàng được kết quả trong khoảng 137.5° đến 222.5°. Trong hình, chiếc lá tiếp theo mọc ra ở 137.5°. Theo cách này, cây sẽ nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất và quá trình quang hợp luôn diễn ra tối ưu.
    (Chỉnh sửa từ https://www.101computing.net/golden-angle/).

    Giải Nobel về Sinh lý học và Y học được trao cho ba nhà khoa học với những đóng góp về nghiên cứu cơ chế phân tử của đồng hồ sinh học ở loài ruồi giấm (Ảnh 4). Nồng độ protein PER do Gen Period sản xuất ở ruồi giấm dao động theo chu kỳ xấp xỉ 24 giờ với mức cao nhất vào chập tối và thấp nhất vào buổi sáng, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa đồng hồ sinh học của loài.

    Ảnh 4. Giải Nobel về Sinh lý học và Y học năm 2017 cho những phát hiện về cơ chế phân tử kiểm soát nhịp sinh học. Từ trái qua phải, nhà khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young (www.nobelprize.org).

    Mỗi gen thể hiện tính tương đồng xuyên suốt các cá thể sống từ con người đến loài chuột, hay thậm chí cả loài khủng long sống cách đây từ khoảng 700 triệu năm trước. Nó phản ánh tầm quan trọng của nhịp sinh học hàng ngày đồng bộ với chu kỳ ngày đêm của tự nhiên. Và đó chính là lý do ta nói “Thiên nhiên là người thầy vĩ đại nhất”.

    Nhà sinh vật học, Tiến sĩ A-Young Lee
    Nhà sinh vật học, Tiến sĩ Jin-won Kim
    Nhà sinh vật học, Tiến sĩ Jae-ho Lee
    Nhà sinh vật học, Tiến sĩ Sang-wook Chung Ph.D
    Nhà vật lý học, Tiến sĩ Sung-soo Kim
    Tiến sĩ kỹ thuật điện tử và thông tin Sooyoung Moon
    Cố vấn Vật lý học Thạc Sỹ Chung H. Lee

Về tác giả

Collapse

Lananh Hoang Tìm hiểu thêm về Lananh Hoang

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X