Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vị trí tụ chống sét/Điện trở thay đổi theo điện áp VDR

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi LamVo Xem bài viết
    Để đóng xung cao áp bằng bán dẫn có thể đóng gián tiếp thông qua biến áp giống như bộ ic xe máy để nhân áp lên, nhưng có hạn chế của nó là chỉ hoạt động được ở chế độ hở mạch thôi, kể cả có linh kiện chịu được điện áp cao đóng trực tiếp trong trường hợp này củng không được vì khi thực hiện thử mạch này ở điện áp cao nó là chế độ ngắn mạch, khi đóng 1 phát xung dòng sẽ đánh thủng linh kiện ngay.

    Còn đối với tụ cao áp thì khác khi được nạp đầy nó có thể phóng 1 dòng điện cả nghìn A trong tích tắc mà không bị hư hỏng, nếu bạn đã đóng như vầy trực tiếp mà không có tác dụng thì phương án đóng qua mosfet lại càng không khả thi về dòng điện.

    Nguyên nhân thì đã biết là trở kháng mạng quá nhỏ nên điện áp phóng vào nó không thấm vào đâu cả rất khó để làm tăng 1 vài volt trên mạng điện huống chi là tạo xung cao áp. Để xử lý trong trường hợp này thì bạn có thể mắc thêm 1 điện trở vào, điện trở càng lớn càng tốt để tăng trở kháng của mạng điện, dĩ nhiên là mạch phải chạy không tải. Khi đó đóng xung vào điện áp sẽ ít suy giảm hơn do giá trị rơi trên điện trở mắc thêm vào.
    Do tụ có thể phóng điện dòng cực lớn trong thời gian cực ngắn nên mình định dùng cao áp từ tụ, thông qua bán dẫn để đóng/xả vào mạng theo chu kì. Khi một đèn không có linh kiện EMC như EMI, L,.. thì ta chỉ cần đóng mở liên tục một con tụ 0.22uF song song với 2 dây nguồn của đèn thôi cũng dễ thấy ảnh hưởng "xung nhiễu", đó là các xung cao áp max chỉ 2Vp~620Vdc, làm cho đèn bị flicker chớp tắt.

    Nếu chúng ta có linh kiện nào chịu được 1000-1500V, dòng lớn tí để xả áp từ con tụ cỡ 3.3uF vào mạng theo chu kì định sẵn thì đúng chuẩn xung nhiễu cao áp có thể phá hỏng VDR 10D471 như chơi!

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

      Do tụ có thể phóng điện dòng cực lớn trong thời gian cực ngắn nên mình định dùng cao áp từ tụ, thông qua bán dẫn để đóng/xả vào mạng theo chu kì. Khi một đèn không có linh kiện EMC như EMI, L,.. thì ta chỉ cần đóng mở liên tục một con tụ 0.22uF song song với 2 dây nguồn của đèn thôi cũng dễ thấy ảnh hưởng "xung nhiễu", đó là các xung cao áp max chỉ 2Vp~620Vdc, làm cho đèn bị flicker chớp tắt.

      Nếu chúng ta có linh kiện nào chịu được 1000-1500V, dòng lớn tí để xả áp từ con tụ cỡ 3.3uF vào mạng theo chu kì định sẵn thì đúng chuẩn xung nhiễu cao áp có thể phá hỏng VDR 10D471 như chơi!
      Tôi vẫn thắc mắc là tại sao tets VDR lại cần xung đóng cắt theo chu kỳ mà lại không phải là 1 xung duy nhất, thử nghiệm của bạn giống như kiểm tra độ bềnh linh kiện trong trường hợp EMC hơn thì phải. Chứ xung sét thường chỉ có 1 xung đỉnh rồi dao động tắt dần thôi.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi LamVo Xem bài viết

        Tôi vẫn thắc mắc là tại sao tets VDR lại cần xung đóng cắt theo chu kỳ mà lại không phải là 1 xung duy nhất, thử nghiệm của bạn giống như kiểm tra độ bềnh linh kiện trong trường hợp EMC hơn thì phải. Chứ xung sét thường chỉ có 1 xung đỉnh rồi dao động tắt dần thôi.
        Sét thì đôi lúc cũng sẽ cho một chuỗi xung chứ bạn, còn chỉ một xung thì do biên độ nó rất lớn rồi giảm dần , nên cũng như là một chuỗi xung, có thể còn lớn hơn xung muốn thử nghiệm chỉ 1500V đổ lại.

        Vì có thể mình tạo xung nhiễu cao áp không đủ công suất, có thể VDR không hư ngay nốt nhạc đầu, nên cần có một chuỗi xung, một thời gian để nó chưa hư ngay thì sẽ bị giảm dần "chất lượng" và hư sau đó. Nên cũng có thể nói là test độ bền, như đã đề cập là VDR nên đứng trước hay sau L đó bạn.

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

          Mấy con mosfet cao áp này chắc cũng không khả thi để đóng áp trên 1000V vào mạng, vì chúng chịu dòng nhỏ quá!

          Xem ra khó mà tạo xung cao áp gần thực tế để test rồi!!!
          Thôi đành làm bộ nguồn xung cao tần cao áp công suất vài chục oát để chỉ test khả năng chống xung nhiễu như bác tuyennhan đã nói thôi.
          Từ thưc nghiệm mình suy ra VDR nhậy cảm với xung gai vì áp đỉnh xung không lớn nên chỉ từ từ đánh thủng chập 2 chân vỏ ngoài còn nguyên , trường hợp quá áp thì nổ tung vỏ và chay đen .
          Nên mình mới nghĩ dùng spark gap cho bền và rẻ , nối 2 dây L N xuống đất , spark gáp có thể là 2 cọng kim loại hay 2 đường mạch cách nhau 1 khoảng phù hợp .
          Từ kinh nghiệm sửa mạch mình thấy không gắn vdr thì ít phải sửa bảo hành hơn có gắn vì ít khi bị quá áp sét còn ít hơn nửa , driver trong cái bóng 1m2 tàu nó có gắn đâu mà xài hoài mới hư .

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

            Từ thưc nghiệm mình suy ra VDR nhậy cảm với xung gai vì áp đỉnh xung không lớn nên chỉ từ từ đánh thủng chập 2 chân vỏ ngoài còn nguyên , trường hợp quá áp thì nổ tung vỏ và chay đen .
            Nên mình mới nghĩ dùng spark gap cho bền và rẻ , nối 2 dây L N xuống đất , spark gáp có thể là 2 cọng kim loại hay 2 đường mạch cách nhau 1 khoảng phù hợp .
            Từ kinh nghiệm sửa mạch mình thấy không gắn vdr thì ít phải sửa bảo hành hơn có gắn vì ít khi bị quá áp sét còn ít hơn nửa , driver trong cái bóng 1m2 tàu nó có gắn đâu mà xài hoài mới hư .
            Bác nghĩ không gắn VDR tốt hơn là chưa đúng rồi, nó rất hữu dụng mà. Chả thế, nguồn xung chuẩn UL luôn luôn có ít nhất 1 VDR, driver led đèn đường luôn có ít nhất 3 VDR.

            VDR nó sẽ thường xuyên hấp thu gai và xung nhiễu áp cao, giúp bảo vệ tụ lọc và linh kiện nhạy cảm phía sau, và đôi lúc nó dẫn dòng xung áp cao công suất và hi sinh để làm đứt cầu chì, chống cháy và nổ phần mạch phía sau khi có sự cố về điện áp hoặc sét.

            Bác thử nghĩ xem, hằng ngày nếu không có VDR thì tụ hóa lọc nguồn và cả mạch phải cố nuốt xung nhiễu, sẽ nóng lên, giảm tuổi thọ, mau hư hơn chứ! Giả dụ đấu sai nguồn 220/110V hoặc 2 dây pha/220V, hay bị sét đánh thì 100% hư luôn cả mạch, phải thay mới; nếu có VDR đủ tốt thì xác suất chỉ phải thay VDR và fuse sẽ rất cao.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

              Bác nghĩ không gắn VDR tốt hơn là chưa đúng rồi, nó rất hữu dụng mà. Chả thế, nguồn xung chuẩn UL luôn luôn có ít nhất 1 VDR, driver led đèn đường luôn có ít nhất 3 VDR.

              VDR nó sẽ thường xuyên hấp thu gai và xung nhiễu áp cao, giúp bảo vệ tụ lọc và linh kiện nhạy cảm phía sau, và đôi lúc nó dẫn dòng xung áp cao công suất và hi sinh để làm đứt cầu chì, chống cháy và nổ phần mạch phía sau khi có sự cố về điện áp hoặc sét.

              Bác thử nghĩ xem, hằng ngày nếu không có VDR thì tụ hóa lọc nguồn và cả mạch phải cố nuốt xung nhiễu, sẽ nóng lên, giảm tuổi thọ, mau hư hơn chứ! Giả dụ đấu sai nguồn 220/110V hoặc 2 dây pha/220V, hay bị sét đánh thì 100% hư luôn cả mạch, phải thay mới; nếu có VDR đủ tốt thì xác suất chỉ phải thay VDR và fuse sẽ rất cao.
              Mình ở trong nhóm bảo trì thiết bị kiểm nghiệm của các khu công nghiệp nên đã thấy rất nhiều máy từ to đến nhỏ rồi không phải cái nào cũng gắn , có cái nó gắn ở đường nguồn cho triac hay igbt thay vì đầu vào ac .
              Còn dân dụng thì hiếm có kể cả máy có chứng chỉ UL nói gì đến bo rời , bo nguồn xung có được mấy cái có gắn cầu chì trên mạch biết tại sao không .

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

                Mình ở trong nhóm bảo trì thiết bị kiểm nghiệm của các khu công nghiệp nên đã thấy rất nhiều máy từ to đến nhỏ rồi không phải cái nào cũng gắn , có cái nó gắn ở đường nguồn cho triac hay igbt thay vì đầu vào ac .
                Còn dân dụng thì hiếm có kể cả máy có chứng chỉ UL nói gì đến bo rời , bo nguồn xung có được mấy cái có gắn cầu chì trên mạch biết tại sao không .
                Lẽ ra phải luôn có cầu chì chứ nhỉ! Nếu nguồn xung công suất lớn nó không gắn VDR thì lí do là, chính nguồn xung đã tạo ra các hài nhiễu, chúng sẽ đi qua VDR, lâu ngày thì VDR bị hư - hư cầu chì - hư nguồn xung do chính linh kiện bảo vệ. Nhưng nếu đặt VDR ngay sau cầu chì, tới EMI , L thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi tự thân nó mà có tác dụng bảo vệ từ phía ngoài.

                Bây giờ lục lại hình, chứng tỏ là như đã nói, VDR phải/nên đặt trước các cuộn L và EMI, ngay sau cầu chì. Các hình dưới, nguồn xing có 2VDR, một con ngay trước fuse và một con sau EMI, thì con trước EMI luôn bị nổ, con kia vẫn còn, chỉ vài trường hợp cùng hư.

                Hi vọng đây cũng là một lưu ý có giá trị cho các bạn thiết kế nguồn có dùng linh kiện chống nhiễu:

                Click image for larger version

Name:	VDR brokend.jpg
Views:	335
Size:	259.7 KB
ID:	1729949

                Comment


                • #38
                  Tuy không có cầu chì nhưng có đoạn mạch vẽ nhỏ chịu dòng tối đa 5 A khi mạch bị chập do hư lk sẽ nổ bứt đoạn này , cầu chì kém bền với xung động diện .
                  VDR hư do áp cao hay xung động điện chưa rõ nếu do xung thì gắn vô chỉ làm tăng số lần sửa bảo hành hơn không gắn , driver led bán ngoài không cầu chì không vdr với emi khi có sự cố thì chắc chắn hư lk trên bo .
                  Mạch không có giá thì gắn mấy thứ trên chỉ là mua việc vào người .

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  dinhthuong80 Tìm hiểu thêm về dinhthuong80

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X