Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ozone những vấn đề còn chưa biết

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Nguyên văn bởi banozon Xem bài viết
    Biến áp là Bộ kiện ở giữa, thông số kỹ thuật và cách cuốn phụ thuộc vào 2 Bộ kiện đầu, cuối. Vậy bạn hãy post Sơ đồ mạch và Buồng Ozon, càng chi tiết càng tốt ... sẽ có ngay các phương án tham khảo
    Uhm... ý mình nói là cái mạch dùng IC 555 ấy. Ở ngõ ra của IC sau khi qua Trans kéo dòng cho cuộn sơ cấp của cái biến áp đó. Thì mình sẽ quấn biến áp như thế nào để đưa điện áp cuộn thứ cấp vào 2 tấm lưới với điện môi là tấm kính có thể phóng điện dc nhỉ ?
    Cám ơn

    Comment


    • #92
      - Đã chuyển máy ôzôn về luồng: Máy tạo khí ôzôn và ứng dụng
      - Luồng này chỉ để tham khảo, chuyển tài liệu về luồng mới

      - Xin mời đóng góp:

      http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=12461

      http://dientuvietnam.net/forums/show...9316#post99316

      Comment


      • #93
        Ozone sạch vẫn ...thiếu an toàn

        Song song với topic Máy tạo khí ozon và ứng dụng là topic này : Ozone những vấn đề còn chưa biết.
        Việc bỏ thời gian, tiển bạc, công sức để lắp thì nghiệm máy ozone xem như một cuộc trắc nghiệm về kiến thức tổng hợp về điện tử, tuy nhiên rất cần những thông tin khách quan để có cái nhìn rõ hơn về ozone từ đó định hướng trong sử dụng hay "chế tạo" máy.
        Em không đủ tầm có uy tín để phản biện, và ngành học của em là điện tử viễn thông nên sẽ rất khiếm khuyết khi nói về ozone. Em mong các Anh, chi giỏi về ngành hoá tham gia về các phản ứng hoá tạo ozone từ môi trường tự nhiên, nước để có những khuyến nghị rõ ràng hơn trong việc sử dụng ozone như một phần tất yếu của cuộc sống.

        Dùng Ozone sạch vẫn...thiếu an toàn
        …Theo TS Nguyễn Văn Khải - Giám đốc Trung tâm Tư vấn dung dịch hoạt hóa điện hóa & đèn tiết kiệm điện năng, một trong những bất cập lớn nhất của các máy tạo ozone trên thị trường hiện nay là không ghi rõ lượng ozone sinh ra bao nhiêu, có đảm bảo an toàn hay không và thời hạn hoạt động bao lâu.
        “Ozone trong không khí với nồng độ quá 0,1ppm theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ gây hại cho sức khỏe – TS Khải nói – Ozone thừa có thể ô xy hóa hơi nước và không khí để tạo thành HNO3. Phân tử có tính acid này ăn mòn bản cực thiết bị tạo ozone và các đồ kim loại khác trong nhà, làm giảm nhanh tuổi thọ thiết bị. Ozone cũng có thể phản ứng với không khí để tạo ra SO2- cũng rất có hại cho sức khỏe và đồ gia dụng”.
        TS Khải cảnh báo, ngay cả khi nồng độ khí ozone tạo ra đạt yêu cầu, việc thường xuyên đóng cửa khi chạy máy tạo khí ozone cũng có thể làm nồng độ ozone trong phòng tăng lên.
        Một nghiên cứu mới đây ở nước ngoài cho thấy, thậm chí nồng độ ozone nằm trong giới hạn cho phép, môi trường trong phòng cũng sinh độc nếu gia chủ sử dụng kết hợp một số chất tẩy rửa có thành phần bay hơi.
        Theo PGS Sergey Nizkorodov (ĐH California ở Irvine (UCI, Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường hôm 21/2/2007, nếu dùng chất tẩy rửa có mùi chanh, không khí trong phòng có thể bị nhiễm bẩn thêm một khi khí ozone được tạo ra.
        Theo đó, các chất hữu cơ dễ bay hơi không bão hòa như limonene – có trong chất tẩy rửa để tạo mùi chanh – phản ứng với ozone để tạo ra các hạt bụi cực nhỏ mới. Các hạt bụi cực nhỏ này bị cho là kẻ thù của hệ hô hấp.
        Nhóm nghiên cứu tại UCI đặt máy lọc không khí tỏa ra ozone ở giữa một phòng làm việc ít đồ đạc cùng một chiếc quạt to để trộn không khí tốt hơn. Một máy lọc ion thải 2 milligram ozone/giờ và một máy lọc ozonolysis tạo ra 100 milligram ozone/giờ. Khi limonene tỏa ra, nồng độ hạt bụi vi mô tăng nhanh ở cả hai trường hợp. Một số trường hợp, lượng bụi ô nhiễm tăng gấp 100 lần. Theo GS-TS Phạm Huy Dũng – Viện trưởng Viện Sức khỏe Môi trường, nồng độ bụi lơ lửng trong không khí cao có thể gây hen và bệnh tim mạch, thậm chí liên quan tới ung thư phổi và gây tử vong với tỷ lệ cao…
        Nguồn : http://vimes.com.vn/content/view/2167/54/
        Hết.
        |

        Comment


        • #94
          Ozone không phải là lúc nào cũng tốt . Phải rất cẩn thận . Khi chế máy copiers hay printers , thường hay sinh Ozone , những nhà chế tạo , thiết kế máy copiers hay printers đều phải tuân theo một qui luật nhất định khi chế ra . Họ không cho Ozone sinh ra vượt quá mức ấn định .

          Comment


          • #95
            Vì sao các nhà sản xuất lớn về máy điều hoà nhiệt độ. máy lạnh không đưa Ozone vào sản phẩm của mình :
            1/Họ rất thận trọng trong việc sử dụng ozone trong sản phẩm của mình.
            2/Chỉ có một ít dòng sản phẩm là có ozone nhưng là ozone sạch, bức xạ ozone dạng Cold Plasma với tần số cao trên 100Khz cho đến 13,56Mhz và cao hơn tuỳ theo túi tiền của thượng đế ( kể cả túi tiền thành phần thượng đế thích chơi ngông). Hết.
            |

            Comment


            • #96
              @Culu : Anh đang ở nước ngoài, còn em ở nước trong (trong nước).
              Ozone O3 nặng hơn Oxy O2. Vậy sao nó lại ở trên tầng bình lưu vậy Anh?. Hết.
              |

              Comment


              • #97
                Theo Anh thànhdc, làm sao mình phân biệt được máy tạo i-on và ozone?.
                Thông thường khi có sự phóng điện sẽ sinh ra ozone và cả i-on , cụ thể phóng điện Corona mà topic Máy tạo khí ozon và ứng dụng đang bàn. Vậy mình phân biệt thế nào cũng như ứng dụng. Mong Anh giãi thích rõ hơn.
                |

                Comment


                • #98
                  Không phải nặng hay nhẹ

                  Nguyên văn bởi hienmedia Xem bài viết
                  Ozone O3 nặng hơn Oxy O2. Vậy sao nó lại ở trên tầng bình lưu vậy Anh?
                  - Phản ứng tạo Oxy thành Ozone là phản ứng thuận nghịch

                  - Ở điều kiện bình thường (khoản 2 phút) là Ozone bị phân hủy thành Oxy

                  - Ở tầng trên cao, có tia UV của mặt trời thì phản ứng diễn theo chiều nghịch tức là Oxy chuyển thành Ozone. Chính vì vậy mới có lớp ozone dày khoảng 20-30Km bao quanh, bảo vệ trái đất khỏi tia UV (năng lượng được hấp thụ trọng phản ứng O2 thành O3)

                  Comment


                  • #99
                    Nguyên văn bởi hienmedia Xem bài viết
                    làm sao mình phân biệt được máy tạo i-on và ozone?.
                    Thông thường khi có sự phóng điện sẽ sinh ra ozone và cả i-on , cụ thể phóng điện Corona mà topic Máy tạo khí ozon và ứng dụng đang bàn. Vậy mình phân biệt thế nào cũng như ứng dụng. Mong Anh giãi thích rõ hơn.
                    - Máy tạo Ion âm là máy tạo dòng hạt mang điện tích âm phóng ra ngoài môi trường.
                    - Nguyên lý chế tạo cũng tương tự như máy ozone nhưng dòng điện cao áp là 1 chiều, 1 bản cực mang điện tích âm (thương là đầu kim nhọn), 1 cực tiếp mass
                    - Dòng ion âm phóng ra từ đầu kim nhọn tới bản cực tiếp Mass, có thể thấy như 1 luồng gió thổi giữa 2 bản cực (luồng gió ion âm).
                    -Máy ion âm thường chỉ dùng để làm cân bằng ion, điều trị bệnh, khử mùi với diện tích nhỏ (VD trong xe ô tô).
                    - Máy tạo ion âm thường tạo ra 1 lượng nhỏ ozone, chính lượng ozone này có tác dụng chính trong khử mùi, khử khuẩn.. còn ion âm có tác dụng cân bằng ion trong không khí, tác dụng sinh lý

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi vanco Xem bài viết
                      - Phản ứng tạo Oxy thành Ozone là phản ứng thuận nghịch

                      - Ở điều kiện bình thường (khoản 2 phút) là Ozone bị phân hủy thành Oxy

                      - Ở tầng trên cao, có tia UV của mặt trời thì phản ứng diễn theo chiều nghịch tức là Oxy chuyển thành Ozone. Chính vì vậy mới có lớp ozone dày khoảng 20-30Km bao quanh, bảo vệ trái đất khỏi tia UV (năng lượng được hấp thụ trọng phản ứng O2 thành O3)

                      Có cái này PT chưa hiểu. tia cực tím luôn chuyển oxy thành ozon, Vậy lo chi Ozon thủng? Không lẽ trái đất thiếu Oxy hay sao? Còn nếu Ozon bảo vệ TĐ khi nó "hy sinh" bản thân trong p/ư Ozon + UV -> Oxy thì điều gì tạo ra Ozon?

                      ------





                      Nguyên văn bởi hienmedia Xem bài viết
                      .....

                      Dùng Ozone sạch vẫn...thiếu an toàn
                      …Theo TS Nguyễn Văn Khải - Giám đốc Trung tâm Tư vấn dung dịch hoạt hóa điện hóa & đèn tiết kiệm điện năng, một trong những bất cập lớn nhất của các máy tạo ozone trên thị trường hiện nay là không ghi rõ lượng ozone sinh ra bao nhiêu, có đảm bảo an toàn hay không và thời hạn hoạt động bao lâu.
                      “Ozone trong không khí với nồng độ quá 0,1ppm theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ gây hại cho sức khỏe – TS Khải nói – Ozone thừa có thể ô xy hóa hơi nước và không khí để tạo thành HNO3. Phân tử có tính acid này ăn mòn bản cực thiết bị tạo ozone và các đồ kim loại khác trong nhà, làm giảm nhanh tuổi thọ thiết bị. Ozone cũng có thể phản ứng với không khí để tạo ra SO2- cũng rất có hại cho sức khỏe và đồ gia dụng”.
                      TS Khải cảnh báo, ngay cả khi nồng độ khí ozone tạo ra đạt yêu cầu, việc thường xuyên đóng cửa khi chạy máy tạo khí ozone cũng có thể làm nồng độ ozone trong phòng tăng lên.....

                      Hết.
                      Bác nào rành về hóa có thể cho biết phương trình p/ư này không? Vấn đề là:
                      • buồng sinh Ozon sinh cả NO2, rồi thì NO2 + H2O -> HNO3.


                      hay là:
                      • Ozon thừa + N2 + H2O -> HNO3.


                      PT.
                      Núi cao bởi có đất bồi
                      Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                      Muôn dòng sông đổ biển sâu
                      Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                      Comment


                      • Tạo thành ôzôn trong khí quyển
                        Ôzôn trong bầu khí quyển được tạo thành khi các tia cực tím chạm phải các phân tử ôxy (O2), chứa hai nguyên tử ôxy, tạo thành hai nguyên tử ôxy đơn, được gọi là ôxy nguyên tử. Ôxy nguyên tử kết hợp cùng với một phân tử ôxy tạo thành ôzôn (O3). Phân tử ôzôn có hoạt tính cao, khi bị tia cực tím chạm phải, lại tách ra thành phân tử ôxy và một ôxy nguyên tử, một quá trình liên tục gọi là chu kỳ ôxy-ôzôn.

                        Trước khi bắt đầu xu hướng suy giảm ôzôn, lượng ôzôn trong tầng bình lưu được giử ổn định nhờ vào cân bằng giữa tạo thành và phân hủy các phân tử ôzôn nhờ vào tia cực tím.


                        Phân hủy ôzôn
                        Ôzôn có thể bị phá hủy bởi các nguyên tử clo, flo hay brôm trong bầu khí quyển. Các nguyên tố này có trong một số hợp chất bền nhất định, đặc biệt là chlorofluorocacbon (CFC), đi vào tầng bình lưu và được giải phóng bởi các tia cực tím.

                        Quan trọng nhất là các nguyên tử clo được tạo thành như thế sẽ trở thành chất xúc tác hủy diệt các phân tử ôzôn trong một chu kỳ khép kín. Trong chu kỳ này, một nguyên tử clo tác dụng với phân tử ôzôn, lấy đi một nguyên tử ôxy (tạo thành ClO) và để lại một phân tử ôxy bình thường. Tiếp theo, một ôxy nguyên tử tự do sẽ lấy đi ôxy từ ClO và kết quả cuối cùng là một phân tử ôxy và một nguyên tử clo, bắt đầu lại chu kỳ. Một nguyên tử clo đơn độc sẽ phân hủy ôzôn mãi mãi nếu như không có các phản ứng khác mang nguyên tử clo ra khỏi chu kỳ này bằng cách tạo nên các nguồn chứa khác như axít clohydric và clo nitrat (ClONO2).

                        Phản ứng của nguyên tử clo trong các nguồn chứa này thông thường chậm nhưng được gia tăng khi có các đám mây tầng bình lưu ở địa cực, xuất hiện trong mùa Đông ở Nam Cực, dẫn đến chu kỳ tạo thành lỗ thủng ôzôn theo mùa.

                        Một điều cần chú ý là tầng ozôn chỉ tập trung ở 2 đầu nam cực và bắc cực.
                        Nguồn : tổng hợp từ http://vi.wikipedia.org
                        |

                        Comment


                        • Có rất nhiều bài viết rồi nhưng mọi người vẫn còn băn khoăn về lượng NOx.
                          Xin đọc tiếp vấn đề này ở: http://dientuvietnam.net/forums/show...d=1#post107864)
                          Last edited by nhathung1101; 17-05-2008, 00:39.

                          Comment


                          • chào anh vanco, anh có thể giúp mình cách chế tạo máy ozon không?

                            Comment



                            • Nghe các bạn nói mình thấy rất hay. Muốn tạo ozone chỉ cần một điện áp cao tạo tia sét.Nếu tôi sử dụng mạch này để tạo ra ozone liệu có khả thi không?có gì sai thì các huunh chỉ bảo

                              Vấn đề này hay sao các cao thủ đi đâu hết rồi nhỉ?
                              Last edited by nsp; 26-11-2011, 19:08.

                              Comment


                              • chào các cao thủ. mình mới chập chững bước vào nghề. với ý định làm lại vấn đề ozone nên đã tìm hiểu trên mạng lấy chút tài liệu tham khảo, nào ngờ các cao thủ đã làm xong hết rồi. hichic, làm kẻ hậu bối này thấy ngại quá. nhưng đã đâm lao thì phải theo lao. cùng chỉ là lật lại vấn đè này nhưng em cũng muốn nâng cấp cho nó một số chức năng một chút. mọi người cùng vào bàn bạc nhé.

                                thiết bị của mình là ozone có thể điều chỉnh được lưu lượng đầu ra hẳn hoi, và nó được điều khiển bởi một con vi điều khiển, không tiện nói chi tiết, ở đây chỉ đề cập tới vấn đề đó là điều chỉnh đầu ra ozone. mọi người cùng thảo luận nhé
                                Last edited by nsp; 26-11-2011, 19:07.
                                Nguyen Nhan Tinh
                                Ha Noi University of Science and Technology
                                Email : nguyennhantinh@outlook.com

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phanta Tìm hiểu thêm về phanta

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X