Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc về dòng điện từ hóa trong máy biến áp,khi nào máy biến áp bị bão hòa mạch từ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi cham_hoc Xem bài viết
    Chào các pác, em có một vài thắc mắc nho nhỏ, mong các bác chỉ giáo:
    Trong máy biến áp ta luôn có công thức sau: I0=I1+(-)I2.
    Trong đó: I0: là dòng điện từ hóa lõi thép.
    I1: dòng điện vào sơ cấp.
    ( -)I2: dòng điện thứ cấp.
    Như vậy, nếu theo công thức này, giả sử vật liệu dẫn điện chịu được dòng vô hạn thì ta có thể tăng dòng I1 và I2 đến vô cùng trong khi tiết diện lõi thép không đổi.
    Vậy có điều gì mâu thuẫn ở đây ạ. Vì máy biến áp công suất càng lớn thì mạch từ càng lớn.
    Mong mọi người giải đáp câu hỏi của em. Em xin cám ơn!
    Do tổn hao nên I2 tăng chậm hơn I1. Vì vậy khi tải càng lớn thì Io càng lớn. Io tăng đến 1 mức nào đó thì lõi thép bị bão hoà.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi cham_hoc Xem bài viết
      Chào các pác, em có một vài thắc mắc nho nhỏ, mong các bác chỉ giáo:
      Trong máy biến áp ta luôn có công thức sau: I0=I1+(-)I2.
      Trong đó: I0: là dòng điện từ hóa lõi thép.
      I1: dòng điện vào sơ cấp.
      ( -)I2: dòng điện thứ cấp.
      Như vậy, nếu theo công thức này, giả sử vật liệu dẫn điện chịu được dòng vô hạn thì ta có thể tăng dòng I1 và I2 đến vô cùng trong khi tiết diện lõi thép không đổi.
      Vậy có điều gì mâu thuẫn ở đây ạ. Vì máy biến áp công suất càng lớn thì mạch từ càng lớn.
      Mong mọi người giải đáp câu hỏi của em. Em xin cám ơn!
      Bạn giả sử như vậy làm cho anh em tranh luận không có lối ra là phải.

      I0=I1-I2

      Dòng I1 và I2 tiến tới vô cùng (vật liệu siêu dẫn) nên dòng từ hóa I0 sẽ tiến tới 0.

      Trong lõi từ nếu dòng từ hóa bằng không thì đó là điểm mâu thuẫn, kích thước biến áp trở nên không quan trọng nữa.

      Công nghệ siêu dẫn trong điều kiện thông thường chắc đến lúc chúng ta về với cát bụi vẫn chưa thấy.

      Còn lõi từ bão hòa khi nào thì rất nhiều người biết, nếu nói theo kiểu lý thuyết thì H tăng mà B không tăng nữa, do quá công suất (trị tuyệt đối của I0 lớn hơn ngưỡng cho phép), hay do lõi bị từ hóa liên tục mà không được khử từ (ví dụ : lõi ferrite dùng trong mạch flyback mà không có air gap).

      Thân,
      Last edited by DTTH; 04-10-2011, 10:26.

      Comment


      • #18
        Các anh lý luận có chút nhầm lẫn.

        Khi tăng tải, tải tăng đến mức nào đó thì lõi từ bão hòa: điều này không đúng, mà phải nói là ngược lại. Dòng tải càng tăng thì mạch từ càng đi xa khỏi trị số bão hòa.

        Cụ thể có thể thấy như trong biến dòng. nếu dòng thứ cấp =0 (hở mạch biến dòng) thì mạch từ bão hòa ngay.

        Hoặc trong máy biến áp: Nếu khi mang tải, bị sụt áp nhiều, anh tăng ðiện áp đầu vào lên cho đủ áp đầu ra. Bỗng nhiên mất tải: lõi từ sẽ bão hòa.

        Đối với lõi từ trong máy biến áp flyback: điện áp đặt vào nó có thành phần một chiều. Thành phần này không có sức phản điện động, nên dòng điện khá lớn. Cần phải có khe hở không khí để tăng từ trở của lõi từ.
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
          Các anh lý luận có chút nhầm lẫn.

          Khi tăng tải, tải tăng đến mức nào đó thì lõi từ bão hòa: điều này không đúng, mà phải nói là ngược lại. Dòng tải càng tăng thì mạch từ càng đi xa khỏi trị số bão hòa.

          Cụ thể có thể thấy như trong biến dòng. nếu dòng thứ cấp =0 (hở mạch biến dòng) thì mạch từ bão hòa ngay.

          Hoặc trong máy biến áp: Nếu khi mang tải, bị sụt áp nhiều, anh tăng ðiện áp đầu vào lên cho đủ áp đầu ra. Bỗng nhiên mất tải: lõi từ sẽ bão hòa.

          Đối với lõi từ trong máy biến áp flyback: điện áp đặt vào nó có thành phần một chiều. Thành phần này không có sức phản điện động, nên dòng điện khá lớn. Cần phải có khe hở không khí để tăng từ trở của lõi từ.
          Hình như em nhớ là khe hở air gap sẽ làm giảm từ trở vì độ từ thẩm của không khí nhỏ mà, không biết phải vậy không hay em nhớ nhầm.

          Nếu mà trong 1 mạch DC-DC chẳng hạn nếu cho mạch chạy rồi kéo 2 nhánh U của flyback ra xa 1 tí để tạo air gap thì dòng từ hóa sẽ tăng lên (dòng không tải).

          Cái này em không hiểu lý thuyết chỉ qua thực tế có làm rồi nên thấy vậy. Air gap để cho tránh lõi bão hòa sớm hơn phải không ?, đồ thị kéo dài theo chiều ngang hơn thì phải, nhưng có air gap sẽ làm tăng dòng không tải (dòng từ hóa), không biết dòng không tải có phải chỉ duy nhất là dòng từ hóa không.

          Comment


          • #20
            Khe hở tăng -> từ trở tăng -> từ thông giảm -> L giảm -> dòng điện tăng.

            Dòng không tải = dòng từ hoá + dòng tổn hao Fu-cô.
            sau.ph

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            cham_hoc Tìm hiểu thêm về cham_hoc

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X