Thông báo

Collapse
No announcement yet.

động cơ 1 pha và động cơ 3 pha

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
    Chưa!...Không có laboratory!!!!!...Rất lấy làm hổ thẹn!...Chưa mua nổi oscillo!...Chỉ thực nghiệm.
    Tạm thời, vivanpham cứ dùng một motor cảm ứng (lòng sóc) 3phase nho nhỏ (1/2-1hp), lắp cho nó 1 poulie 8-10cm và thêm cho nó 1 tụ vài chục mf, dùng Honda, dựng chỏi đứng, cọ vào bánh sau, vô số 3-4 là có kết quả ngay. Cứ thử, vô hại, đắc lợi.
    Chuyện giải thích có lẽ phải nhờ Cô Nhốc ra tay thì đủ sức thuyết phục hơn???...
    Có dịp, vivanpham giới thiệu cho mình mua 1 oscillo củ, rẻ ?...
    Thân ái!
    PT
    Cái này khác với cái máy AVr capacitor mà Pt gởi lên 2 điểm:

    1-Rotor máy capacitor cảm ứng điện thế, được chỉnh lưu diode tạo từ trường 1 chiều, rotor động cơ 3 pha cảm ứng điện thế, tạo từ trường xoay chiều
    Từ trường 1 chiều xoay trong cuộn dây lệch 120 độ tạo điện áp 3 pha .Từ trường xoay chiều quay không tạo ra cái gì cả.

    2-Khi khởi động,(máy capacitor) rotor còn từ dư quay, sẽ tạo ra 1 diện thế nhỏ nạp vào tụ,điện áp này cảm ứng ngược lại rotor,được chỉnh lưu làm từ trường mạnh dần--->tạo điện thế mạnh dần.

    Khi khởi động (động cơ 3 pha) rotor lồng sốc còn từ dư quay, sẽ tạo ra 1 diện thế nhỏ nạp vào tụ,điện áp này cảm ứng ngược lại rotor,vì là lồng sốc nên điện thế này sẽ ngắn mạch và triệt tiêu luôn do đó sẽ không tạo từ trường cảm ứng.

    Dù sao cái này cũng chỉ là ý kiến chủ quan cá nhân.Mong "cao nhân mà nhỏ bé là cô Nhóc" cho ý kiến.

    Để xem cái nào ngon,bổ, rẻ nhắn tin cho Pt
    Last edited by vi van pham; 22-11-2010, 17:46. Lý do: nhắn tin

    Comment


    • #47
      Nguyên văn: PUMANEW
      Xin phép bác QT 1 tý nhé, liệu có cách điều chỉnh điện áp của một dạng máy phát là dùng đầu nổ để kéo 1 động cơ không đồng bộ ba pha ( có đấu // 3 con tụ vào 3 pha để kích lên điện áp ban đầu, cái này thì dân đánh cá miền biển rất hay dùng để làm máy phát điện trên tàu loại nhỏ để thắp sáng và còn để nạp được accu nữa vì nó đơn giản rẻ tiền ít hổng hóc vì không có tiếp xúc chổi than, không có bán dẫn như đi ốt chẳng hạn) không, bỏ qua cách điều chỉnh điện áp bằng cách tăng giảm tốc độ vòng quay đi vì cái này họ vẫn làm.
      Nguyên văn: toymaker
      Đây cũng là 1 bài toán rất hay trong thực tiễn VN.
      Loại này phát công suất vô công bằng tụ điện nên chắc thay đổi điện dung tụ sẽ thay đổi được U ra.
      Tản mạn một vòng qua các topic khác, ghé qua các bài "ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP MÁY PHÁT" của Mod Quocthai, thấy có câu hỏi của nick PUMANEU có liên quan đến MPĐ bất đồng bộ, mạn phép copy/paste qua đây để tham khảo. Nick toymaker đã trả lời tổng quan về điều chỉnh điện áp máy phát này chứng tỏ toymaker rất biết về việc dùng động cơ bất đồng bộ làm MPĐ...Vivanpham có khá nhiều ý kiến thiết thực bên đó, nhưng lại không lưu ý đến nick PUMANEW và toymaker.
      Như vậy, có được 3 người đã biết và có quan tâm đến MPĐ dùng động cơ cảm ứng?...????
      Thân ái!....
      PT
      À! quên!....PUMANEW và toymaker không phải nick của mình đâu nhé!....
      Last edited by ptoanel; 22-11-2010, 18:25.

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
        Tản mạn một vòng qua các topic khác, ghé qua các bài "ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP MÁY PHÁT" của Mod Quocthai, thấy có câu hỏi của nick PUMANEU có liên quan đến MPĐ bất đồng bộ, mạn phép copy/paste qua đây để tham khảo. Nick toymaker đã trả lời tổng quan về điều chỉnh điện áp máy phát này chứng tỏ toymaker rất biết về việc dùng động cơ bất đồng bộ làm MPĐ...Vivanpham có khá nhiều ý kiến thiết thực bên đó, nhưng lại không lưu ý đến nick PUMANEW và toymaker.
        Như vậy, có được 3 người đã biết và có quan tâm đến MPĐ dùng động cơ cảm ứng?...????
        Thân ái!....
        PT
        À! quên!....PUMANEW và toymaker không phải nick của mình đâu nhé!....
        Bác Pt đừng nóng giận nhé.Thực sự tôi không biết vấn đề này nên tôi thắc mắc chứ không phải đâm, chọc gì đâu.Cười lên cái coi nào.
        Đúng là ông bạn này giận rồi,có trên diễn đàn ko thèm trả lời.
        Last edited by vi van pham; 22-11-2010, 18:40. Lý do: nhắn thêm tin

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          Bác Pt đừng nóng giận nhé.Thực sự tôi không biết vấn đề này nên tôi thắc mắc chứ không phải đâm, chọc gì đâu.Cười lên cái coi nào.
          Đúng là ông bạn này giận rồi,có trên diễn đàn ko thèm trả lời.
          Mấy hôm nay, ở nhà một mình, bà xã còn ở SG, nảy giờ đi ăn cơm tiệm, nên tắt máy.
          Bảo đảm 100% là mình không hề nóng giận khà!khà!...
          Các ý kiến về từ trường của vivanpham hoàn toàn hợp với bài vở, thú thật là mình không có lý do gì để phản biện.
          Mình xin gợi ý thế này, riêng về lòng sóc, xem như nó là cuộn thứ của transformer, khi nó tỉnh, nó ngắn mạch 100%, còn khi nó xoay? nó sẽ ngắn mạch một phần, tùy thuộc: tì lệ thuận với công năng của nó tạo ra? tỉ lê nghịch với vận tốc. Nếu nó xoay với vận tốc đồng bộ thì ngắn mạch là 0%.
          Thân ái!...
          PT

          Comment


          • #50
            tôi có cách này tiết kiệm cho bạn.đấu chuyển đco 3pha thành đco 1pha.chỉ phải mua thêm tụ điện thôi.

            tôi sẽ gửi cthuc tính Tụ cho bạn sau
            Last edited by nsp; 23-11-2010, 08:40.

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
              Cái vụ này lạ à nha!
              Pt đã kiểm tra dạng sóng nó chưa?Khó tin quá.Chờ Pt giải thích.
              Tuy chưa từng kiểm tra dạng sóng, nhưng mình suy diển, vì góc không gian điện học, góc thời gian điện học của nó là 120o nên nó sẽ là 3phase chính phái. chỉ có cosphi 3phase thì không thể bằng nhau? Điều này không trở ngại gì khi mang tải thấp một tí???
              Cô Nhốc đâu mất rồi? ra tay tế độ chúng sinh đi chứ?!!!...
              Thân ái!...
              Pt
              Last edited by ptoanel; 23-11-2010, 06:43.

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                Tuy chưa từng kiểm tra dạng sóng, nhưng mình suy diển, vì góc không gian điện học, góc thời gian điện học của nó là 120o nên nó sẽ là 3phase chính phái. chỉ có cosphi 3phase thì không thể bằng nhau? Điều này không trở ngại gì khi mang tải thấp một tí???
                Cô Nhốc đâu mất rồi? ra tay tế độ chúng sinh đi chứ?!!!...
                Thân ái!...
                Pt
                Tôi thắc mắc rotor lòng sốc là từ trường xoay chiều,làm sao tạo ra điện thế được? Chưa có điều kiện để thí nghiệm,có dịp sẽ kiểm tra dạng sóng này.

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                  Tôi thắc mắc rotor lòng sốc là từ trường xoay chiều,làm sao tạo ra điện thế được? Chưa có điều kiện để thí nghiệm,có dịp sẽ kiểm tra dạng sóng này.
                  Trong khi chờ Cô Nhốc cứu giúp, mình xin tiếp gợi ý về lòng sóc:


                  1- Cấp nguồn cho 1 động cơ cảm ứng 3phase chạy, đo vận tốc: 1495RPM. OK?
                  -1495/ 1500RPM là hệ số trượt, vì chưa mang tải nên chỉ trượt một tí, lòng sóc chỉ nối tắt một tí tạo ra dòng ứng một tí nên nguồn cũng ăn dòng một tí. Khi mang tải thì hệ số trượt tăng, lòng sóc nối tắt tăng, dòng ứng tăng, dòng nguồn tăng. OK?
                  2- Dùng máy kéo lôi động cơ lên 1500RPM, Đúng ngay đồng bộ, lòng sóc nối tắt không còn tồn tại, dòng ứng triệt tiêu, trên lý thuyết nguồn không ăn dòng?
                  3- Tiếp tục dủng máy kéo lôi rotor lên vận tốc >1500RPM thì chuyện gì xảy ra?
                  RPM rotor >1500/1500RPM, gọi là hệ số vượt ( trượt thì té ngã nên chậm hơn, còn vượt là nhanh hơn), lòng sóc bắt đầu nối tắt, dòng ứng xuất hiện, và lúc bấy giờ rotor chuyển vị trở thành phần cảm, stator trở thành phần ứng, phát ra dòng phản kháng. Và lúc bấy giờ động cơ biến thành máy phát bù bất đồng bộ.
                  4- Khi dủng động cơ cảm ứng làm máy phát thì nguồn 3phase đâu có mà cấp? Do đó mượn cái hồn Trương Ba đó là cái tụ, lắp vào da Hàng Thịt là cái động cơ biến nó thành cái máy phát điện Ma Ma Phật Phật mà dùng tạm cho đời bớt khổ. Khà! khà!...
                  5- Ta thường nói từ trường stator là từ trường xoay, từ trường rotor là từ trường xoay? Có một lối nhận thức vui là thế này: chỉ có từ trừơng stator là xoay, còn trong rotor? Nếu ta nhảy vào trong đó thì từ trường không hề xoay, nó chỉ đão cực đồng bộ với với từ trường stator và chỉ có rotor thì xoay rất chậm như ốc sên, với hệ số trượt là vài vòng phút mà thôi. Khà! khà!...
                  6- Nếu ta cấp DC vào stator, rồi cố xoay rotor, từ trường trong rotor không xoay nhưng rotor xoay.
                  7- Một động cơ lòng sóc, nếu ta lấy cái rotor đem bào 4 rảnh dọc chia đều, (đừng bào sâu đứt lòng sóc) ta sẽ biến nó thành động cơ đồng bộ hoặc gọi khiêm nhường là bán đồng bộ.
                  Học điện là nhờ suy luận, chứ có ai thấy điên ở đâu? do đó mình nêu nhiều ý để bạn bè cùng suy luận chứ không hề có ý làm thầy!... có lắm khi mình cũng suy luận trật lất.

                  Thân ái!....
                  PT
                  Attached Files
                  Last edited by ptoanel; 23-11-2010, 22:51.

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                    Trong khi chờ Cô Nhốc cứu giúp, mình xin tiếp gợi ý về lòng sóc:
                    2- Dùng máy kéo lôi động cơ lên 1500RPM, Đúng ngay đồng bộ, lòng sóc nối tắt không còn tồn tại, dòng ứng triệt tiêu, trên lý thuyết nguồn không ăn dòng?
                    PT
                    Cái này sai trầm trọng.Không cần biết rotor quay tốc độ nhanh hay chậm,chỉ cần biết khi đến vị trí từ trường rotor cắt ngang tiết diện dây dẫn là xảy ra hiện tượng cảm ứng ,thuận thì nạp cho tụ,ngược thì xả qua rotor lồng sốc.

                    Trong động cơ,điện thế xả ngược qua rotor phải ngắn mạch nhưng trong máy phát thì không thể được,vì sẽ làm mất cái điện thế vừa nạp vào tụ (may mắn hơn thì hao hụt rất nhiều).
                    thân ái.

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                      Cái này sai trầm trọng.Không cần biết rotor quay tốc độ nhanh hay chậm,chỉ cần biết khi đến vị trí từ trường rotor cắt ngang tiết diện dây dẫn là xảy ra hiện tượng cảm ứng ,thuận thì nạp cho tụ,ngược thì xả qua rotor lồng sốc.

                      Trong động cơ,điện thế xả ngược qua rotor phải ngắn mạch nhưng trong máy phát thì không thể được,vì sẽ làm mất cái điện thế vừa nạp vào tụ (may mắn hơn thì hao hụt rất nhiều).
                      thân ái.
                      Túm lại, cho đến hiện giờ vivanpham vẩn bảo vệ ý kiến:
                      - Động cơ lòng sóc không thể lảm máy phát?
                      - Lòng sóc luôn luôn nối tắt, (z2#o)?
                      Mình xin gợi ý thêm: Nếu tôi làm một cái rotor có số rảnh lòng sóc khác với số rảnh stator (thí dụ stator 24 rảnh, rotor 23 rảnh) thì motor có chạy được không?

                      Tức chết đi được!.... Cô Nhốc ơi, bước ra sân làm trọng tài cái coi nào? bằng không 2 đứa chúng tôi oánh lộn a!??????
                      Thân ái!....
                      PT
                      Last edited by ptoanel; 24-11-2010, 10:26.

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                        Túm lại, cho đến hiện giờ vivanpham vẩn bảo vệ ý kiến:
                        - Động cơ lòng sóc không thể lảm máy phát?
                        - Lòng sóc luôn luôn nối tắt, (z2#o)?
                        Mình xin gợi ý thêm: Nếu tôi làm một cái rotor có số rảnh lòng sóc khác với số rảnh stator (thí dụ stator 24 rảnh, rotor 23 rảnh) thì motor có chạy được không?

                        Tức chết đi được!.... Cô Nhốc ơi, bước ra sân làm trọng tài cái coi nào? bằng không 2 đứa chúng tôi oánh lộn a!??????
                        Thân ái!....
                        PT
                        Vuốt giận nào,nóng giận không tốt cho sức khỏe.Cái vụ oánh lộn này tôi chịu thua trước.

                        Pt bán động cơ 3 pha khuyến mãi có 1 cái tụ làm sao ráp thành máy phát điện được?
                        Phải khuyến mãi 3 cái tụ cho 3 pha thì mới phát điện được.
                        Phải có sự nối tắt trên rotor mới tạo được từ trường ---->Sinh ra điện thế.

                        Không trêu Pt nữa,hạ hỏa đi nào.

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                          Vuốt giận nào,nóng giận không tốt cho sức khỏe.Cái vụ oánh lộn này tôi chịu thua trước.

                          Pt bán động cơ 3 pha khuyến mãi có 1 cái tụ làm sao ráp thành máy phát điện được?
                          Phải khuyến mãi 3 cái tụ cho 3 pha thì mới phát điện được.
                          Phải có sự nối tắt trên rotor mới tạo được từ trường ---->Sinh ra điện thế.

                          Không trêu Pt nữa,hạ hỏa đi nào.
                          Cái vụ 3 tụ là hậu khuyến mải, sẽ từ từ bàn đến sau, mới tiếp thị 1tụ mà không ai mua hết?...Chỉ có một mình vivanpham ghía qua gian hàng mà cũng chằng mua!...Đợt này chắc mất việc quá? khà!khà!...
                          Có một lần , người bạn phát biểu:
                          - Lý giải về điện học rất khó nhưng không khó bằng lý giải từ học!
                          - Lý giải từ đã khó, nhưng không khó bằng lý giải điện từ!
                          - Lý giải điện người ta dựa trên nhiều định luật, lý giải điện từ chỉ dựa dẩm 1 định luật LENZ mà thôi!
                          " Chạy trời không khỏi định luật" Khà!khà!...
                          Thân ái!....
                          PT

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                            Cái vụ 3 tụ là hậu khuyến mải, sẽ từ từ bàn đến sau, mới tiếp thị 1tụ mà không ai mua hết?...Chỉ có một mình vivanpham ghía qua gian hàng mà cũng chằng mua!...Đợt này chắc mất việc quá? khà!khà!...
                            Có một lần , người bạn phát biểu:
                            - Lý giải về điện học rất khó nhưng không khó bằng lý giải từ học!
                            - Lý giải từ đã khó, nhưng không khó bằng lý giải điện từ!
                            - Lý giải điện người ta dựa trên nhiều định luật, lý giải điện từ chỉ dựa dẩm 1 định luật LENZ mà thôi!
                            " Chạy trời không khỏi định luật" Khà!khà!...
                            Thân ái!....
                            PT
                            Pt nên xem lại bài điều chỉnh điện áp máy phát điện của Quốc thái. Bạn Lee có trích bài của thầy Trần khánh hà về vấn đề này.(Xem #52).
                            Xem xong rồi nghiên cứu định luật LENZ, nếu mà tẩu hỏa nhập ma đừng trách tại tui nghen.
                            Thân ái.

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                              Pt nên xem lại bài điều chỉnh điện áp máy phát điện của Quốc thái. Bạn Lee có trích bài của thầy Trần khánh hà về vấn đề này.(Xem #52).
                              Xem xong rồi nghiên cứu định luật LENZ, nếu mà tẩu hỏa nhập ma đừng trách tại tui nghen.
                              Thân ái.
                              Bài ờ đâu? kiếm hoài không được? Làm ơn copy/ paste qua đây một tí! có chút xíu cũng lười???
                              Thân ái!...
                              PT

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                                Bài ờ đâu? kiếm hoài không được? Làm ơn copy/ paste qua đây một tí! có chút xíu cũng lười???
                                Thân ái!...
                                PT
                                Ông bạn làm tôi sợ quá, copy rồi paste đây.Vừa lòng chưa?Tẩu hỏa nhập ma ráng chịu hi.hi.
                                --------------------------------------------------------------------------------
                                Máy phát điện không đồng bộ

                                Tài liệu tham khảo từ cuốn sách Máy điện I của thầy Trần Khánh Hà.

                                Nguyên lý làm việc của MF không đồng bộ:
                                * Làm việc với lưới
                                Khi máy điện không đồng bộ làm việc với lưới điện mà ta dùng động cơ sơ cấp kéo nó quay nhanh hơn tốc độ đồng bộ (đây chính là tốc độ của từ trường quay sinh ra khi cung cấp điện áp lưới vào stator n=60*f/p, như vậy nếu f = 50Hz, p=2 thì tốc độ của động cơ sơ cấp phải > 1500 vòng/min) thì máy phát ra công suất tác dụng P vào lưới nhưng vẫn nhận công phản kháng Q từ lưới vào, một mặt để kích từ, mặt khác để cung cấp cho công suất phản kháng do từ tản trên stator và rotor gây nên.
                                Cần chú ý là dòng điện không tải Io trong máy điện không đồng bộ lớn đến 20-25% Iđm như vậy công suất phản kháng kích từ đã chiếm tới 20 - 25% công suất máy phát. Việc tiêu thụ nhiều công suất phản kháng của lưới điện làm hệ số công suất của lưới kém đi. Đó chính là nhược điểm của máy phát điện không đồng bộ.
                                Tuy nhiên MF dị bộ có một số ưu điểm như: mở máy và hòa vào lưới rất dễ dàng, hiệu suất vận hành cao vì vậy có thể dùng làm các nguồn điện bổ trợ nhỏ.
                                * Làm việc độc lập.
                                Việc xác lập điện áp khi máy làm việc độc lập cần có một quá trình tự kích như trong máy điện một chiều kích từ song song.
                                Căn cứ vào đồ thị vectơ MF dị bộ Io vượt trước E một góc 90 độ, hay nói cách khác khi MF làm việc độc lập phải mắc với đầu cực của máy một điện dung C. Giống như MF một chiều điện áp đầu tiên vẫn dựa vào sự tồn tại của từ dư. Nhờ sđđ do từ dư sinh ra mà trong điện dung C có dòng điện làm cho từ thông được tăng cường. Điều kiện cuối cùng để xác lập điện áp là giá trị của C phải phù hợp để đường đặc tính điện dung và đường từ hóa của máy phát giao nhau tại điểm điện áp định mức.
                                mf.bmp
                                Đường thẳng tiếp tuyến với đoạn không bảo hòa của đường từ hóa gọi là đường đặc tính điện dung giới hạn. Hệ số góc đường thẳng lúc đó bằng U1/Io = I/w*Cgh (w: tần số góc)
                                Do đó khi không tải muốn xác lập điện áp điện dung mắc vào phải có giá trị > giá trị giới hạn.
                                Giá trị C cần thiết để kích từ cho máy phát có thể được tính theo công thức:
                                mf1.bmp
                                U1: điện áp dây của máy phát
                                f1: tần số của dòng điện phát ra = p*n/60
                                Iu : dòng điện từ hóa có thể coi bằng dòng điện không tải Io.
                                Khi có tải pảhi luôn giử tốc độ bằng tốc độ định mức, nếu không thì f1 sẽ giảm xuống làm hệ số góc của đường đặc tính điện dung tăng lên dẫn đến điện áp giảm hoặc mất ổn định. Mặt khác khi có tải do có điện kháng của tải và điện kháng tản từ của stator nên phải tăng thêm điện dung để đảm bảo điện áp không đổi. Điện dung bù vào điện kháng của tải có thể tính theo công thức:
                                mf2.bmp
                                Q: công suất phản kháng của tải.
                                Điện dung để bù vào điện kháng tản từ của dây quấn stator khoảng 25%Co.
                                Từ đó ta thấy trừ khi có thiết bị điều chỉnh tự động, nếu không khi tải thay đổi rất khó có thể giữ được điện áp và tần số không đổi.
                                Vấn đề nữa là điện dung C giá thành tương đối đắt nên thường hạn chế công suất của máy phát dị bộ dưới 20KW.
                                Như vậy có thể kết luận máy phát dị bộ rất kén tải đặc biệt là tải có tính cảm như biến áp hay động cơ điện, chỉ có thể dùng để chiếu sáng hoặc nạp acqui như thí dụ của bạn PUMANEW hoặc ở những nơi yêu cầu chất lượng điện không cao. Việc thiết kế những bộ tự động điều chỉnh điện áp và tần số của loại máy này là có thể nhưng lại không giải quyết được bài toán về kinh tế cho nên người ta không phát triển máy phát loại này.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                tien138 Tìm hiểu thêm về tien138

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X