Thông báo

Collapse
No announcement yet.

CAN GIUP LINH KIEN - HTL431

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • CAN GIUP LINH KIEN - HTL431

    Mấy tiền bối giúp dùm em con này HTL431 trong bộ nguồn ATX 300W bị hư nhưng e không biết do con này nó giống tranzitor nhưng có một chân REFENERCE còn 2 chân còn lại là DIODE và nhân tiện cho em hỏi vai trò của em nó trong mạch luôn nhé, e xin chân thành cảm ơn!




  • #2
    Nguyên văn bởi Thanhvu93 Xem bài viết
    Mấy tiền bối giúp dùm em con này HTL431 trong bộ nguồn ATX 300W bị hư nhưng e không biết do con này nó giống tranzitor nhưng có một chân REFENERCE còn 2 chân còn lại là DIODE và nhân tiện cho em hỏi vai trò của em nó trong mạch luôn nhé, e xin chân thành cảm ơn!


    con này là linh kiện tham chiếu , dùng để ổn áp trong mạch nguồn ., nó có nhiều tên , tùy theo hãng chế tạo , gọi chung là con 431, cứ có ghi 431 là nó , bất kể chữ gì phía trước M , TL, SS v.v

    Comment


    • #3
      Bạn tra datasheet của TL431, ví dụ datasheet của Texas Instruments: http://www.ti.com/lit/ds/symlink/tl431.pdf
      Đây là linh kiện khá thông dụng trong khối mạch dò sai điện áp trong mạch ổn áp DC... và nhiều ứng dụng khác nữa.

      Thường thì người ta thiết kế mạch dò sai dùng TL431 như sau: Đầu ra Vo cần ổn áp sẽ được nối với 2 điện trở R1 và R2 có giá trị sao cho điện áp tại điểm giữa chúng bằng 2,495V. Đem điểm này nối vào chân Reference của TL431.
      Nếu điện áp tại Vo thay đổi, điện áp tại chân Reference thay đổi theo.
      Mạch sẽ làm việc (như thế nào đó) để điện áp Vo thay đổi ngược lại, để điện áp tại chân Reference trở lại là 2,495V.

      Chu ý: để giảm sai số do linh kiện, các điện trở R1, R2 thường là các điện trở có sai số nhỏ (loại 5 vạch)

      Trong sơ đồ trên, tôi không biết rõ lắm về cái transistor nên xin không dám bàn về hoạt động của mạch .
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
        con này là linh kiện tham chiếu , dùng để ổn áp trong mạch nguồn ., nó có nhiều tên , tùy theo hãng chế tạo , gọi chung là con 431, cứ có ghi 431 là nó , bất kể chữ gì phía trước M , TL, SS v.v
        van rat cam on nhung chia se quy bao cua anh>

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
          Bạn tra datasheet của TL431, ví dụ datasheet của Texas Instruments: http://www.ti.com/lit/ds/symlink/tl431.pdf
          Đây là linh kiện khá thông dụng trong khối mạch dò sai điện áp trong mạch ổn áp DC... và nhiều ứng dụng khác nữa.

          Thường thì người ta thiết kế mạch dò sai dùng TL431 như sau: Đầu ra Vo cần ổn áp sẽ được nối với 2 điện trở R1 và R2 có giá trị sao cho điện áp tại điểm giữa chúng bằng 2,495V. Đem điểm này nối vào chân Reference của TL431.
          Nếu điện áp tại Vo thay đổi, điện áp tại chân Reference thay đổi theo.
          Mạch sẽ làm việc (như thế nào đó) để điện áp Vo thay đổi ngược lại, để điện áp tại chân Reference trở lại là 2,495V.

          Chu ý: để giảm sai số do linh kiện, các điện trở R1, R2 thường là các điện trở có sai số nhỏ (loại 5 vạch)

          Trong sơ đồ trên, tôi không biết rõ lắm về cái transistor nên xin không dám bàn về hoạt động của mạch .
          mạch này là mạch nguồn ATX ak và có một số con tranzitor tham dự như A733, C945 em đang kt túi này vì e nghi ngờ tụi này là nguyên nhân phá cái nguồn mà e gần hoàng thành xong( chế cháo cho vui) mà giờ vì tụi này mà bây giờ nằm một chỗ..

          Comment


          • #6
            Con này ko phải transistor, con này để tham chiếu điện áp trong mạch ổn áp.

            Giả sử R1 = R2, vậy ta có V0 = (1 + 1)2,5 = 5V (Vref của 431 là 2,5V).
            Khi mới cấp nguồn V1 > 5V thì cầu phân áp R1 & R2 đưa điện áp > 2,5V vào chân 1 của 431, do điện áp này > Vref nên 431 dẫn làm chân B của transistor kênh P bị nối xuống GND -> trans dẫn -> V0 giảm áp -> khi V0 giảm dưới 5V thì cầu phân áp R1 & R2 và chân 1 của 431 cũng giảm dưới 2,5V -> 431 ngưng dẫn -> trans ngưng dẫn -.> V0 lại tăng lên và cứ mỗi kh i V0 có xu hướng tăng lên quá 5V thì ngay lập tức 431 và trans lại dẫn nên lại giảm xuống nên V0 sẽ được ổn định ở 5V.
            Nếu muốn chỉnh V0 thì chỉnh R1 hoặc R2.
            Mạch này trên thực tế ít ứng dụng, mạch ứng dụng thường thấy là dùng trong nguồn xung:

            Tương tự như trên nhưng thay vì kích dẫn cho trans thì 431 kích dẫn cho diode phát quang trong PC123 (thực tế PC817 hay được dùng hơn), khi đó chân 3-4 của PC123 sẽ dẫn làm cho áp Vref 5V từ chân 8 của 3842B đi vào chân 2. Đây là chân hồi tiếp âm nên khi điện áp tăng thì IC giảm độ rộng xung OUT ra ở chân 6 nên nguồn ra từ biến áp xung cũng giảm xuống, khi giảm quá 5V thì 431 và so quang ngưng dẫn nên nguồn ra lại tăng lên nên được ổn áp ở 5V.
            Còn 1 dạng khác cũng tương tự như trên nhưng là hồi tiếp âm:

            Khi nguồn ra vượt quá V0 thì 431 kích dẫn diode của Opto làm chân 4 nối xuống chân 3 (GND), điện áp Control Error Voltage giảm xuống, điện áp này dùng điều khiển chân hồi tiếp dương của mạch (hoặc IC) tạo xung, khi nó giảm xuống thì độ rộng xung cũng giảm -> nguồn ra giảm, khi giảm quá V0 thì 431 và Opto ngưng dẫn nên lại tăng lên đến V0, quá trình tiếp tục lặp lại nên nguồn ko vượt quá được V0.
            Vậy muốn đo 431 ta đo trở kháng giữa chân 2 và 3 (que nào điện áp dương thì cho vào chân 2, que âm cho vào chân 3), khi đó được giá trị vô cùng, tiếp đó cho 1 điện áp > 2,5V đi qua trở vào chân 1 của nó rồi đo lại, nếu trở kháng thấp là tốt.
            Mẹo: có thể đo sự hoạt động của cả mạch ổn áp nguồn xung như sau: VD 2 mạch trên đang ổn áp 5V, vậy ta cho 6V hoặc 7V vào chỗ 5V đó, khi đó đo chân 3-4 của so quang nếu trở kháng thấp là tốt (vì khi đó mạch ổn áp đang hoạt động).
            Nếu con trở ở chân 1 opto ko nối chung với nguồn 5V thì dùng dây đồng câu tạm vào đấy.

            Comment


            • #7
              như anh nói "khi V0 giảm dưới 5V thì cầu phân áp R1 & R2 và chân 1 của 431 cũng giảm dưới 2,5V -> 431 ngưng dẫn -> trans ngưng dẫn -.> V0 lại tăng lên và cứ mỗi kh i V0 có xu hướng tăng lên quá 5V thì ngay lập tức 431 và trans lại dẫn nên lại giảm xuống nên V0 sẽ được ổn định ở 5V." thì :
              V0 là điện áp ra e nghĩ nó phải cố định trứ sao lại thay đổi được nếu vậy V0 tỉ lệ thuận với chân 1 hả anh.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi Thanhvu93 Xem bài viết
                như anh nói "khi V0 giảm dưới 5V thì cầu phân áp R1 & R2 và chân 1 của 431 cũng giảm dưới 2,5V -> 431 ngưng dẫn -> trans ngưng dẫn -.> V0 lại tăng lên và cứ mỗi kh i V0 có xu hướng tăng lên quá 5V thì ngay lập tức 431 và trans lại dẫn nên lại giảm xuống nên V0 sẽ được ổn định ở 5V." thì :
                V0 là điện áp ra e nghĩ nó phải cố định trứ sao lại thay đổi được nếu vậy V0 tỉ lệ thuận với chân 1 hả anh.
                Cái này gọi là "giả sử" thôi, khi V0 tụt xuống thì tác nhân làm nó tụt xuống cũng bị vô hiệu hóa nên ko tụt được, giống kiểu "mày giết tao thì mày cũng chết, mày có dám giết tao ko?" đó mà.

                Comment


                • #9
                  trhguyen nói chuẩn. nói cũng hay và còn lấy ví dụ hóm hỉnh dễ hiểu nữa

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  Thanhvu93 Tìm hiểu thêm về Thanhvu93

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X