Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc về mạch lọc nguồn ATX

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắc mắc về mạch lọc nguồn ATX

    Xin chào m.n ạ, em có 1 cái nguồn ATX còn xài được bt xin được của bạn, em có tháo ra xem, chỉ tháo ra thôi ạ k sửa gì hết mà vô ý quên mất cái phần chuôi nhận điện 220V, và hình như cái mạch lọc của nó có cuộn cảm với tụ gắn trên đó luôn, tại em thấy cái chỗ để cắm điện đó nó có 1 cái cuộn cảm to mà về mới để ý trên board mạch k có mạch lọc gồm tụ và cuộn lọc // như trong nguồn xung em hay gặp, xin hỏi là phần đó có quan trọng lắm không ạ, cái nguồn của em k may mất nhãn nên k biết để tìm sơ đồ, hiện tại thì em k rõ chức năng của nó có quan trọng lắm k nên chưa dám cấp nguồn test, nếu nó không qtrọng, xin m.n giúp đỡ vài thông số thường dùng để gắn bổ sung trên board mạch.

  • #2
    Nhân tiện đây xin m.n chỉ giúp. Em có xem youtube và thấy ngta chỉ ra mấy cái biến áp: biến áp xung, lái cách ly + đảo pha, hay là cuộn lọc nhiễu là lõi "ferrite" còn một vài cuộn cảm lọc đầu ra 5 và 12v ( cụ thể là trong nguồn atx) thì gọi là "iron powder core". Em k chắc cái thứ 2 nhớ chính xác không, google thì nó ra tiếng anh thôi đọc cũng k hiểu lắm, mong được m.n giúp đỡ.

    Comment


    • #3
      Đấy là đám mạch lọc đầu vào, chức năng chính là ngăn nhiễu sinh bởi nguồn ATX phát ngược trở lại lưới để tuân thủ chuẩn CE. Nguồn hàng chợ thường không có. Nguồn tốt chút thì cấy thêm vào cái "chuôi nhận điện 220V" đó.

      Nguồn ATX điển hình có 3 biến áp và 2 cuộn cảm
      - Biến áp nguồn phụ : cấp nguồn stanby 5V STB liên tục kể từ khi cắm phích điện
      - Biến áp chính, truyền đạt năng lượng từ sơ cấp sang thứ cấp.
      - Biến áp lái đèn công suất
      - Cuộn cảm chính phía thứ cấp lõi bột sắt (iron powder), các đường nguồn thứ cấp đều qua đây
      - Cuộn cảm đồng pha phía sơ cấp lõi ferrite để lọc nguồn như đề cập trên.


      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
        Đấy là đám mạch lọc đầu vào, chức năng chính là ngăn nhiễu sinh bởi nguồn ATX phát ngược trở lại lưới để tuân thủ chuẩn CE. Nguồn hàng chợ thường không có. Nguồn tốt chút thì cấy thêm vào cái "chuôi nhận điện 220V" đó.

        Nguồn ATX điển hình có 3 biến áp và 2 cuộn cảm
        - Biến áp nguồn phụ : cấp nguồn stanby 5V STB liên tục kể từ khi cắm phích điện
        - Biến áp chính, truyền đạt năng lượng từ sơ cấp sang thứ cấp.
        - Biến áp lái đèn công suất
        - Cuộn cảm chính phía thứ cấp lõi bột sắt (iron powder), các đường nguồn thứ cấp đều qua đây
        - Cuộn cảm đồng pha phía sơ cấp lõi ferrite để lọc nguồn như đề cập trên.

        Dạ cảm ơn bác đã giúp đỡ, cho em hỏi thêm như vậy là nếu k có mạch lọc đó vẫn có thể hoạt động được phải không ạ, và em vẫn thắc mắc về cái "iron powder" và "ferrite" khác nhau ntn, hay là có thể phân biệt qua màu sắc k, em thấy mấy cái dùng làm cuộn cảm lọc đầu ra thường có màu vàng. không biết có phải k.

        Comment


        • #5
          Ferrite core là tên gọi chung của tất cả các loại lõi, cụ thể bên trong sẽ là vật liệu cấu tạo cái lõi đó là bột sắt (iron powder), bột nhôm (aluminium powder) v.v... mỗi loại dùng cho mục đích khác nhau.
          Còn về cái mạch lọc không có thì nguồn vẫn chạy được nhưng với giá trị của cái bộ nguồn mà nhà sx đã bỏ công ra thiết kế mạch lọc thì mạch lọc là cần thiết và không nên bỏ. Gặp trường hợp sét đánh hoặc lưới điện mất Neutral thì bạn sẽ thấy giá trị cái mạch lọc.
          Hãy ra các chợ ve chai điện tử kiếm cái mạch lọc nguồn nhiều như rác của tivi hay các nguồn ATX rã ve chai, chỉ 10K vnđ là có cái mạch lọc rất ngon rồi.
          Hoặc bạn có thể tự ráp lấy một cái mạch lọc theo sơ đồ đầy trên mạng với linh kiện rời.
          Nếu có ý định tút lại cái nguồn đó để xài lâu dài thì đừng tiếc cái mạch lọc.
          (Góp ý chơi vì mình cũng có 1 cái nguồn giống của bạn chủ thớt là mạch lọc thiết kế trên 1 board hàn dính vào cái chấu cấp nguồn AC luôn, hồi mới mở nguồn ra cũng khá lạ mắt với thiết kế kiểu như vậy)
          Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
          Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
            Ferrite core là tên gọi chung của tất cả các loại lõi, cụ thể bên trong sẽ là vật liệu cấu tạo cái lõi đó là bột sắt (iron powder), bột nhôm (aluminium powder) v.v... mỗi loại dùng cho mục đích khác nhau.
            Còn về cái mạch lọc không có thì nguồn vẫn chạy được nhưng với giá trị của cái bộ nguồn mà nhà sx đã bỏ công ra thiết kế mạch lọc thì mạch lọc là cần thiết và không nên bỏ. Gặp trường hợp sét đánh hoặc lưới điện mất Neutral thì bạn sẽ thấy giá trị cái mạch lọc.
            Hãy ra các chợ ve chai điện tử kiếm cái mạch lọc nguồn nhiều như rác của tivi hay các nguồn ATX rã ve chai, chỉ 10K vnđ là có cái mạch lọc rất ngon rồi.
            Hoặc bạn có thể tự ráp lấy một cái mạch lọc theo sơ đồ đầy trên mạng với linh kiện rời.
            Nếu có ý định tút lại cái nguồn đó để xài lâu dài thì đừng tiếc cái mạch lọc.
            (Góp ý chơi vì mình cũng có 1 cái nguồn giống của bạn chủ thớt là mạch lọc thiết kế trên 1 board hàn dính vào cái chấu cấp nguồn AC luôn, hồi mới mở nguồn ra cũng khá lạ mắt với thiết kế kiểu như vậy)
            cảm ơn anh, cho em hỏi thêm phần mạch lọc này có công dụng ntn khi có sét ạ, tại lâu nay em chỉ hiểu là chức năng chống sét, quá áp là do con varistor đảm nhận, vài mạch nguồn xung còn k có con này mà chỉ có phần tụ // cuộn lọc, cái nguồn atx và adapter laptop thì có, có lẽ mấy cái kia là hàng rẻ tiền nên ngta cắt bớt rồi chăng. Nó có phải 1 phần "mạch lọc nhiễu đầu vào" không ạ.
            ​​​

            Comment


            • #7
              Thân chào, không phải chống mà chính xác là giảm tác hại. Varistor cũng chỉ là cắt dòng sét về mặt cơ học bằng cách ...NỔ, nhưng trước đó một phần không nhỏ của xung điện của sét có thể đã lọt qua được varistor rồi, cuộc lọc nguồn và tụ sẽ làm nhiệm vụ cản- xén đỉnh và xả xung sét này đi để bảo vệ cho toàn bộ linh kiện phía sau. Điện lưới nước ta chỉ có 2 dây là N và L nên chức năng xả của mạch lọc bị mất, nhưng với cản và xén là đủ dùng rồi.
              Varistor là một thành phần của mạch lọc đầu vào với chức năng cầu chì chống quá áp.
              Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
              Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
                Thân chào, không phải chống mà chính xác là giảm tác hại. Varistor cũng chỉ là cắt dòng sét về mặt cơ học bằng cách ...NỔ, nhưng trước đó một phần không nhỏ của xung điện của sét có thể đã lọt qua được varistor rồi, cuộc lọc nguồn và tụ sẽ làm nhiệm vụ cản- xén đỉnh và xả xung sét này đi để bảo vệ cho toàn bộ linh kiện phía sau. Điện lưới nước ta chỉ có 2 dây là N và L nên chức năng xả của mạch lọc bị mất, nhưng với cản và xén là đủ dùng rồi.
                Varistor là một thành phần của mạch lọc đầu vào với chức năng cầu chì chống quá áp.
                Em hiểu rồi, trước giờ thấy mấy cái mạch không có con varistor nên không để ý lắm về nó. Cảm ơn anh.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
                  Thân chào, không phải chống mà chính xác là giảm tác hại. Varistor cũng chỉ là cắt dòng sét về mặt cơ học bằng cách ...NỔ, nhưng trước đó một phần không nhỏ của xung điện của sét có thể đã lọt qua được varistor rồi, cuộc lọc nguồn và tụ sẽ làm nhiệm vụ cản- xén đỉnh và xả xung sét này đi để bảo vệ cho toàn bộ linh kiện phía sau. Điện lưới nước ta chỉ có 2 dây là N và L nên chức năng xả của mạch lọc bị mất, nhưng với cản và xén là đủ dùng rồi.
                  Varistor là một thành phần của mạch lọc đầu vào với chức năng cầu chì chống quá áp.
                  Chức năng tương tự zener chứ bạn.

                  Comment


                  • #10
                    Tha6n chào trthnguyen , câu hỏi của bạn thật sự mình không biết nên trả lời thế nào cho chính xác nữa. Thật ra mình chỉ biết zener có chức năng ghim áp ở một mức độ nào đó dùng trong ổn định điện áp tín hiệu thôi (mình chỉ biết zener ghim 80V là cao nhất). Còn varistor là linh kiện công suất rồi, nó không có chức năng ghim áp, áp vượt ngưỡng thì nó nổ cắt mạch thôi (điện áp định mức cắt có thể lên đến vài kV cho chống sét).
                    Còn nếu so sánh chức năng thì gần với varistor có lẽ là TVS diode và SIDACTOR chứ zener có lẽ khác gia phả quá xa rồi.
                    Mình chỉ biết như vậy, các bác có ai biết rõ hơn về vấn đề này xin góp ý.
                    Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                    Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
                      Tha6n chào trthnguyen , câu hỏi của bạn thật sự mình không biết nên trả lời thế nào cho chính xác nữa. Thật ra mình chỉ biết zener có chức năng ghim áp ở một mức độ nào đó dùng trong ổn định điện áp tín hiệu thôi (mình chỉ biết zener ghim 80V là cao nhất). Còn varistor là linh kiện công suất rồi, nó không có chức năng ghim áp, áp vượt ngưỡng thì nó nổ cắt mạch thôi (điện áp định mức cắt có thể lên đến vài kV cho chống sét).
                      .
                      Linh kiện chống sét không phải cứ gặp sét là nổ.Chúng thường luôn có ghi 2 trị số dòng điện, ví dụ In=20 kA; Imax=50kA; và đi với nó có thể có bộ đếm sét nữa để xem nó đã chịu đòn bao nhiêu lần rồi.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
                        Tha6n chào trthnguyen , câu hỏi của bạn thật sự mình không biết nên trả lời thế nào cho chính xác nữa. Thật ra mình chỉ biết zener có chức năng ghim áp ở một mức độ nào đó dùng trong ổn định điện áp tín hiệu thôi (mình chỉ biết zener ghim 80V là cao nhất). Còn varistor là linh kiện công suất rồi, nó không có chức năng ghim áp, áp vượt ngưỡng thì nó nổ cắt mạch thôi (điện áp định mức cắt có thể lên đến vài kV cho chống sét).
                        Còn nếu so sánh chức năng thì gần với varistor có lẽ là TVS diode và SIDACTOR chứ zener có lẽ khác gia phả quá xa rồi.
                        Mình chỉ biết như vậy, các bác có ai biết rõ hơn về vấn đề này xin góp ý.
                        Hehe mình nhớ nhầm, ý mình là TVS diode đó, còn bạn nói nó tương tự cầu chì mình thấy rất không ổn nên muuốn đính chính chút thôi, vì cầu chỉ phải mắc nối tiếp với mạch cần bảo vệ, còn varistor lại mắc song song. Thực tế phải kết hợp cả 2 thứ này mới có tác dụng nên đem chúng ra so sánh là không được.
                        Zener vẫn có thể dùng để bảo vệ quá áp được, mắc song song nó với mạch bảo vệ và nguồn vào có thêm cầu chì thôi, trị số của nó thì chọn cao hơn điện áp hoạt động của mạch 1 chút. Vì cách mắc này giống với varistor nên lúc đầu mình mới nhầm đó hehe.

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        NvTruong1512 Tìm hiểu thêm về NvTruong1512

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X