Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch sạc pin Li-Ion/Li Polymer

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch sạc pin Li-Ion/Li Polymer

    Xin chào diễn đàn, em/ mình đang làm mạch ứng dụng sạc các loại Pin Li-Ion/ Li Polimer, sạch đầy tự ngắt, báo sạc và báo đầy qua led. Nguồn sạc 5V/ máy tính qua cổng USB.
    Mình đọc trong diễn đàn chưa có chủ đề này hoàn chỉnh, (nếu có rồi mà mình tìm chưa thấy add thông báo dùm ) nên mình tạo chủ đề mới và tổng hợp thông tin từ một số chủ đề nhỏ liên quan như: Cần giúp về công nghệ sạc nhanh intelligent negotiation for optimum voltage(INOV).

    Xin hỏi về mạch điều khiển nạp acqui từ năng lượng mặt trời.

    Cần Giúp Về Mạch Cân Bằng Pin Lithium!

    Mình làm đồ án này từ đầu, nên trong quá trình làm sẽ up các thông tin làm, tìm hiểu được trong luồng này, các thắc mắc, câu hỏi mong Anh/ Chị và các bạn chỉ dùm để hoàn thành đề tài. Trước có chơi qua UAV nên mình có dùng nhiều và biết sơ sơ chút về mấy loại PIN này rồi, từng làm 1 quả pin Li-po bốc khói mịt mù, tưởng nổ vì cây kéo đâm vào quả pin đang sử dụng.

    Hướng triển khai đề tài như sau:
    - Đọc tìm hiểu thông tin --> Hiểu được yêu cầu.
    - Đọc tìm hiểu thông tin --> Hướng triển khai
    - Đọc tìm hiểu thông tin --> Thiết kế nguyên lý
    - Nguyên lý --> thử nghiệm, chỉnh sửa, hoàn thiện
    - Nguyên lý hoàn chỉnh --> Mạch in --> Thử nghiệm --> Hoàn thiện --> Cải tiến.

    Làm từ dể tới khó, báo cáo kết quả theo tuần, tùy vào thời gian kết thúc mà có thể dừng ở mạch đơn giản trước, phức tạp sau. Đơn giản nhưng phải dùng được và hoàn thiện mạch đơn giản.
    Attached Files

  • #2
    Pin cần sạc có 2 loại hay sử dụng và cần làm mạch sạc cho 2 loại này là: Li-Ion và Li-Polymer.
    Các thông tin tổng hợp được trên mạng của 2 loại này.
    Li-po (Lithium –Ion Polymer-hay dùng trong điện thoại) - Pin Li-ion:
    - Chất điện phân dạng polymer khô, dể tùy chỉnh, nhỏ nhẹ. - Chất điện phân dạng lỏng, khó tùy chỉnh
    - Chịu được nhiệt độ cao - Dể xảy ra cháy nổ ở nhiệt độ cao.
    - Số lần sạc 500 - 1000 lần - Số lần sạc 300 - 500 lần
    - Đắt - Rẻ
    - Dòng xả mạnh hơn, năng lượng ổn định hơn. -
    - Chất lượng bị suy giảm sau thời gian dù có sử dụng hay không. -
    “không bao giờ Sạc pin LiPo hoặc Pin LiIon lớn hơn 1 lần so với dung lượng của Pin (1C).”





    Các thông số cần hiểu về 2 loại này:
    • 3,7V là hiệu điện thế trung bình của 1 Cell
    • 4.2V là hiệu điện thế lúc Cell pin được sạc đầy. Áp sạc vào pin là </= 4.2V trên điện áp này có nguy cơ cháy nổ, hư hỏng.
    • <3V là hiệu điện thế lúc Pin cạn kiệt, khi sử dụng cần tránh để pin rơi vào vùng hiệu điện thế này.
    • 3000mAh; 10000mAh…. Là dung lượng lưu trữ trong pin khi nạp đầy, tương đương với xả hết trong 1 giờ với dòng xả 3000mA; 10 000mA…
    • Dòng xả là dòng cần cung cấp cho ứng dụng lấy ra từ pin, dòng xả tính theo A nhưng thường ký hiệu là số nguyên của 1C. (Ví dụ pin dung lượng 3000mAh nếu xả với dòng 3000mA gọi là dòng xả 1C; 6000mA gọi là dòng xả 2C…)
    • --> Cái cần hỏi là có giới hạn dòng xả hay không, mạch đang làm cấp dòng xả bao nhiêu?
    • Dòng nạp là dòng cung cấp để sạc pin, tùy vào công nghệ sạc nhanh hay sạc chậm, thời điểm sạc (còn bao nhiêu % pin), số cell, để cung cấp dòng sạc phù hợp. Như sạc điện thoại có nhiều loại 1A, 2A, 2.5A…
    • Kiến thức cần:
    • Các loại Pin này chia theo Cell, có ứng dụng dùng 1 Cell, có ứng dụng dùng nhiều Cells tùy vào nhu cầu. Các Cells này có thể mắc nối tiếp hoặc song song.
    • Mạch sạc cho loại Pin này hiểu như mạch sạc điện thoại mọi người hay dùng và có vẻ giống mạch sạc Ắc-Quy, cơ bản ổn áp và ổn dòng.
    • Có kiểu sạc chậm, có kiểu sạc nhanh.
    • Mạch sạc có tùy thuộc vào số lượng Cell và cách mắc và loại pin sử dụng
    Chọn làm mạch sạc cho 1Cell hoặc 2 Cell mắc nối tiếp, dòng nạp 1A, dòng xả ứng dụng 1C, sạc chậm đơn giản bình thường ( tìm hiểu tới công nghệ sạc).
    Attached Files

    Comment


    • #3
      Tóm lại là vướng mắc ở đâu ?
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #4
        Nếu bạn chủ thớt đang làm dự án cho việc học thì nghiên cứu nhé chứ ngoài thị trường đã bán đầy mấy loại universal charger rồi, ví dụ là imax b6.
        Mãi đi tìm vàng.

        Comment


        • #5
          MỐI LIÊN HỆ GIỮA DUNG LƯỢNG, DÒNG SẠC, XẢ.

          Tốc độ sạc hoặc xả liên quan đến dung lượng pin. Mối quan hệ này được thể hiện trên tỉ lệ CRate, tỉ lệ này tương đương với một dòng xả và được định nghĩa là:
          I = M x Cn
          Trong đó:
          I = dòng điện xả (A)
          M = bội số của C với
          C = Giá trị công suất định mức (Ah)
          n = thời gian tính theo giờ để xả hế với C.
          Một lần xả Pin với tỉ lệ C nghĩa là pin được xả hết trong 1 giờ. Ví dụ, nếu dung lượng quả pin là 1000mAhr, tốc độ xả 1C tương ứng với dòng xả 1000mA. Tương tự, tốc độ C / 10 tương ứng với dòng xả là 100mA.

          CÁC GIAI ĐOẠN CƠ BẢN TRONG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SẠC PHỔ BIẾN

          Có nhiều phương pháp sạc pin khác nhau, trong các phương pháp đó bao gồm một hoặc một số bước cơ bản : (1- Charge Trickle - Charge Trickle) sạc nhỏ giọt, (2- Constant Current Charge) sạc ổn dòng, (3-Constant Voltage) sạc ổn áp và (4- charge termination) sạc kết thúc:
          • Giai đoạn 1: Charge Trickle - Charge Trickle phục hồi điện tích cho các tế bào đã cạn kiệt. Đối với pin Li-Ion, khi điện áp dưới khoảng 3V, tế bào sẽ sạc với dòng điện không đổi tối đa 0,1C. Đối với pin NiMH, điều kiện sạc nhỏ giọt sẽ khiến pin yếu, nên điện áp lớn hơn 0,9V trên mỗi lần sạc nhanh, hoặc sạc dòng không đổi .
          • Giai đoạn 2: Sạc ổn dòng - Đối với pin Li-Ion và NiMH, sau khi điện áp di động tăng lên trên ngưỡng sạc nhỏ giọt, dòng sạc tăng lên để thực hiện sạc liên tục. Dòng sạc không đổi nên nằm trong phạm vi 0,2C đến 1,0C.
          • Giai đoạn 3: sạc ổn áp - Chỉ dành cho pin Li-Ion, điện tích dòng không đổi kết thúc và giai đoạn điện áp không đổi bắt đầu khi điện áp di động đạt 4.2V. Để tối đa hóa hiệu suất, dung sai điều chỉnh điện áp nên thấp hơn ± 1%
          • Giai đoạn 4: Sạc kết thúc - Đối với pin Li-Ion, không nên tiếp tục sạc pin nhỏ giọt. Thay vào đó, chấm dứt phí là một lựa chọn tốt. Đối với pin NiMH, một lần sạc nhỏ giọt theo thời gian đảm bảo 100% dung lượng pin sử dụng. Khi thời gian hoàn thành, việc chấm dứt phí là cần thiết.
          CÁC CHÚ Ý KHI THIẾT KẾ BỘ SẠC
          1. Nguồn đầu vào.
          • .Điện áp đầu ra phụ thuộc nhiểu vào điện áp đầu vào, cũng như dòng tải được lấy từ sau khối đầu vào. Điện áp đầu vào thường nên có phạm vi từ 9V đến 18V. Tùy vào nguồn đầu vào để có phương pháp thiết kế mạch sạc phù hợp: Tuyến tính, BUCK, BOOST, SWICHING hay kết hợp…
          1. Độ chính xác của điện áp đầu ra.
          • Đối với pin Li-Ion, độ chính xác điều chỉnh điện áp đầu ra là rất quan trọng để tối đa việc sử dụng dung lượng pin. Giảm độ chính xác điện áp đầu ra nhỏ làm giảm công suất lớn.Tuy nhiên, điện áp đầu ra không thể được đặt cao tùy ý vì những lo ngại về độ an toàn và độ tin cậy
          1. Cách thức sạc kết thúc.
          • Sạc quá mức, tức là sạc sau khi đầy nhằm sửa chữa các Cell của Pin, vì vậy phương pháp sạc kết thúc là rất cần thiết.
          1. Theo dõi nhiệt độ Cell pin đang sạc.
          • Phạm vi nhiệt độ mà pin sạc cần được sạc thường là 0 ° C đến 45 ° C. Sạc pin ở nhiệt độ ngoài phạm vi này có thể khiến pin bị quá nóng. Trong một chu kỳ sạc, áp suất bên trong pin tăng lên, khiến pin bị phồng lên. Vì nhiệt độ và áp suất có liên quan trực tiếp, sự kết hợp giữa nhiệt độ cao và áp suất cao bên trong pin có thể dẫn đến sự cố cơ học hoặc bay hơi bên trong pin. Sạc pin ngoài phạm vi nhiệt độ 0 ° C đến 45 ° C cũng có thể gây hại cho hiệu suất của pin hoặc làm giảm tuổi thọ của pin.
          1. Dòng xả pin hoặc triệt tiêu dòng rò.
          • Trong nhiều ứng dụng, hệ thống sạc vẫn được kết nối với pin, ngay cả khi không có nguồn điện đầu vào. Hệ thống sạc giảm thiểu tối đa việc xả pin từ pin khi không có nguồn điện đầu vào. Dòng dò tối đa nên ít hơn một vài microamper và, lý tưởng nhất là dưới một microampere.
          - THAM KHẢO VÀ DỊCH TỪ NGUỒN (ĐÍNH KÈM) "Developing Affordable Mixed-Signal Power Systems for Battery Charger Applications"

          By Terry Cleveland, Staff Applications Engineer
          Scott Dearborn, Principal Applications Engineer
          Microchip Technology Inc.
          2355 West Chandler Blvd.
          Chandler, AZ 85224
          www.microchip.com
          "
          Attached Files

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
            Tóm lại là vướng mắc ở đâu ?
            Cảm ơn Anh quan tâm, em đang làm nên chưa biết gì cả nên cũng chưa biết vướng ở đâu, trong quá trình làm và đọc thông tin có vướng em sẽ hỏi ở đây ạ.
            Còn tìm hiểu được thông tin gì em đưa lên đây luôn, vì luồng này chưa có anh.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi KVLV Xem bài viết
              Nếu bạn chủ thớt đang làm dự án cho việc học thì nghiên cứu nhé chứ ngoài thị trường đã bán đầy mấy loại universal charger rồi, ví dụ là imax b6.
              vâng, có bán nhiều bên ngoài, em muốn tìm hiểu các loại này nếu có mua thì cũng biết đường mua và nếu có làm được thì cũng tốt ạ.
              Em cứ nghiên cứu học tập tới đoạn nào thì hay đoạn đó ạ.

              Comment


              • #8
                Xông vào làm đi đã. Vướng mắc lên diễn đàn hỏi. Còn chưa biết tí gì ngoài vài trang Google ra thì ... quá khó cho diễn đàn. Muốn nạp được thì tìm hiểu nguyên lý nạp : ổn dòng hạn áp, CC-CV ... Rồi tìm cái mạch thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng đó. Dùng kiến thức lý thuyết mạch và kỹ thuật điện tử ở trường dạy đê phân tích tìm hiểu. Rồi thi công lắp thử ... Cứ thế dần triển đi thôi.
                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                  Xông vào làm đi đã. Vướng mắc lên diễn đàn hỏi. Còn chưa biết tí gì ngoài vài trang Google ra thì ... quá khó cho diễn đàn. Muốn nạp được thì tìm hiểu nguyên lý nạp : ổn dòng hạn áp, CC-CV ... Rồi tìm cái mạch thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng đó. Dùng kiến thức lý thuyết mạch và kỹ thuật điện tử ở trường dạy đê phân tích tìm hiểu. Rồi thi công lắp thử ... Cứ thế dần triển đi thôi.
                  Oki anh, em cũng đang làm thế.Chỉ là đang đọc lý thuyết nên chưa có gì hỏi cả anh

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi kecapmattrag Xem bài viết
                    MỐI LIÊN HỆ GIỮA DUNG LƯỢNG, DÒNG SẠC, XẢ.

                    Tốc độ sạc hoặc xả liên quan đến dung lượng pin. Mối quan hệ này được thể hiện trên tỉ lệ CRate, tỉ lệ này tương đương với một dòng xả và được định nghĩa là:
                    I = M x Cn
                    Trong đó:
                    I = dòng điện xả (A)
                    M = bội số của C với
                    C = Giá trị công suất định mức (Ah)
                    n = thời gian tính theo giờ để xả hế với C.
                    Một lần xả Pin với tỉ lệ C nghĩa là pin được xả hết trong 1 giờ. Ví dụ, nếu dung lượng quả pin là 1000mAhr, tốc độ xả 1C tương ứng với dòng xả 1000mA. Tương tự, tốc độ C / 10 tương ứng với dòng xả là 100mA.

                    CÁC GIAI ĐOẠN CƠ BẢN TRONG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SẠC PHỔ BIẾN

                    Có nhiều phương pháp sạc pin khác nhau, trong các phương pháp đó bao gồm một hoặc một số bước cơ bản : (1- Charge Trickle - Charge Trickle) sạc nhỏ giọt, (2- Constant Current Charge) sạc ổn dòng, (3-Constant Voltage) sạc ổn áp và (4- charge termination) sạc kết thúc:
                    • Giai đoạn 1: Charge Trickle - Charge Trickle phục hồi điện tích cho các tế bào đã cạn kiệt. Đối với pin Li-Ion, khi điện áp dưới khoảng 3V, tế bào sẽ sạc với dòng điện không đổi tối đa 0,1C. Đối với pin NiMH, điều kiện sạc nhỏ giọt sẽ khiến pin yếu, nên điện áp lớn hơn 0,9V trên mỗi lần sạc nhanh, hoặc sạc dòng không đổi .
                    • Giai đoạn 2: Sạc ổn dòng - Đối với pin Li-Ion và NiMH, sau khi điện áp di động tăng lên trên ngưỡng sạc nhỏ giọt, dòng sạc tăng lên để thực hiện sạc liên tục. Dòng sạc không đổi nên nằm trong phạm vi 0,2C đến 1,0C.
                    • Giai đoạn 3: sạc ổn áp - Chỉ dành cho pin Li-Ion, điện tích dòng không đổi kết thúc và giai đoạn điện áp không đổi bắt đầu khi điện áp di động đạt 4.2V. Để tối đa hóa hiệu suất, dung sai điều chỉnh điện áp nên thấp hơn ± 1%
                    • Giai đoạn 4: Sạc kết thúc - Đối với pin Li-Ion, không nên tiếp tục sạc pin nhỏ giọt. Thay vào đó, chấm dứt phí là một lựa chọn tốt. Đối với pin NiMH, một lần sạc nhỏ giọt theo thời gian đảm bảo 100% dung lượng pin sử dụng. Khi thời gian hoàn thành, việc chấm dứt phí là cần thiết.
                    CÁC CHÚ Ý KHI THIẾT KẾ BỘ SẠC
                    1. Nguồn đầu vào.
                    • .Điện áp đầu ra phụ thuộc nhiểu vào điện áp đầu vào, cũng như dòng tải được lấy từ sau khối đầu vào. Điện áp đầu vào thường nên có phạm vi từ 9V đến 18V. Tùy vào nguồn đầu vào để có phương pháp thiết kế mạch sạc phù hợp: Tuyến tính, BUCK, BOOST, SWICHING hay kết hợp…
                    1. Độ chính xác của điện áp đầu ra.
                    • Đối với pin Li-Ion, độ chính xác điều chỉnh điện áp đầu ra là rất quan trọng để tối đa việc sử dụng dung lượng pin. Giảm độ chính xác điện áp đầu ra nhỏ làm giảm công suất lớn.Tuy nhiên, điện áp đầu ra không thể được đặt cao tùy ý vì những lo ngại về độ an toàn và độ tin cậy
                    1. Cách thức sạc kết thúc.
                    • Sạc quá mức, tức là sạc sau khi đầy nhằm sửa chữa các Cell của Pin, vì vậy phương pháp sạc kết thúc là rất cần thiết.
                    1. Theo dõi nhiệt độ Cell pin đang sạc.
                    • Phạm vi nhiệt độ mà pin sạc cần được sạc thường là 0 ° C đến 45 ° C. Sạc pin ở nhiệt độ ngoài phạm vi này có thể khiến pin bị quá nóng. Trong một chu kỳ sạc, áp suất bên trong pin tăng lên, khiến pin bị phồng lên. Vì nhiệt độ và áp suất có liên quan trực tiếp, sự kết hợp giữa nhiệt độ cao và áp suất cao bên trong pin có thể dẫn đến sự cố cơ học hoặc bay hơi bên trong pin. Sạc pin ngoài phạm vi nhiệt độ 0 ° C đến 45 ° C cũng có thể gây hại cho hiệu suất của pin hoặc làm giảm tuổi thọ của pin.
                    1. Dòng xả pin hoặc triệt tiêu dòng rò.
                    • Trong nhiều ứng dụng, hệ thống sạc vẫn được kết nối với pin, ngay cả khi không có nguồn điện đầu vào. Hệ thống sạc giảm thiểu tối đa việc xả pin từ pin khi không có nguồn điện đầu vào. Dòng dò tối đa nên ít hơn một vài microamper và, lý tưởng nhất là dưới một microampere.
                    - THAM KHẢO VÀ DỊCH TỪ NGUỒN (ĐÍNH KÈM) "Developing Affordable Mixed-Signal Power Systems for Battery Charger Applications"

                    By Terry Cleveland, Staff Applications Engineer
                    Scott Dearborn, Principal Applications Engineer
                    Microchip Technology Inc.
                    2355 West Chandler Blvd.
                    Chandler, AZ 85224
                    www.microchip.com
                    "

                    Bạn cần quan tâm một điều rất quan trọng cho vấn đề sạc pin, đó là Độ tin cậy của hệ thống - Reliability.
                    Mạch sạc không giống như mạch nguồn, mạch sạc không cần đáp ứng nhanh - load step hay bandwidth rộng.
                    Mạch nguồn thông thường khi có lỗi thì có thể gây quá áp lên tải hoặc mất nguồn đầu ra, và thường chỉ "tạch" cái là mọi thứ dừng lại.
                    Đối với mạch sạc pin, có tải là pịn tích trữ năng lượng, có dòng ngắn mạch sự cố lớn. Khi sự cố xảy ra dễ gây cháy nổ lớn gây nguy hiểm.
                    Khi bạn làm mạch sạc cho mấy cục pin 18650 3000mAh 3.6V thì có lẽ không quan trọng lắm nhưng cỡ như ắc quy xe máy 12V 7Ah thì khói mù mịt là nhẹ.
                    Các mạch sạc cho xe, hay automotive còn phải có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt khác.
                    Do đó khi thiết kế mạch sạc pin, ngoài tính năng sạc cơ bản thì các thiết kế bảo vệ, ngăn ngừa sự cố là cần thiết.

                    Ví như bảo vệ ngược cực, hai hoặc nhiều hơn mạch giám sát điện áp, dòng điện, nhiều độ, gới hạn dòng khởi động lúc tháo lắp pin.
                    Nguyên lí cơ bản về sạc pin bạn hay nghe là loại đơn giản như 03 chế độ: trickle, CC, CV. Nhưng thực tế, sạc cho pin có thể làm hẳn 01 profile theo từng loại pin, sẽ cải thiện được tuổi thọ pin so với việc cố định CC, CV.

                    Bạn có thể tham khảo thuật toán và nguyên lí theo IC: LTC4015, LTC4020. Tài liệu họ nói khá chi tiết.
                    Đam mê là sức mạnh vượt qua tất cả, mỗi ngày ...

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi taihung7z Xem bài viết


                      Bạn cần quan tâm một điều rất quan trọng cho vấn đề sạc pin, đó là Độ tin cậy của hệ thống - Reliability.
                      Mạch sạc không giống như mạch nguồn, mạch sạc không cần đáp ứng nhanh - load step hay bandwidth rộng.
                      Mạch nguồn thông thường khi có lỗi thì có thể gây quá áp lên tải hoặc mất nguồn đầu ra, và thường chỉ "tạch" cái là mọi thứ dừng lại.
                      Đối với mạch sạc pin, có tải là pịn tích trữ năng lượng, có dòng ngắn mạch sự cố lớn. Khi sự cố xảy ra dễ gây cháy nổ lớn gây nguy hiểm.
                      Khi bạn làm mạch sạc cho mấy cục pin 18650 3000mAh 3.6V thì có lẽ không quan trọng lắm nhưng cỡ như ắc quy xe máy 12V 7Ah thì khói mù mịt là nhẹ.
                      Các mạch sạc cho xe, hay automotive còn phải có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt khác.
                      Do đó khi thiết kế mạch sạc pin, ngoài tính năng sạc cơ bản thì các thiết kế bảo vệ, ngăn ngừa sự cố là cần thiết.

                      Ví như bảo vệ ngược cực, hai hoặc nhiều hơn mạch giám sát điện áp, dòng điện, nhiều độ, gới hạn dòng khởi động lúc tháo lắp pin.
                      Nguyên lí cơ bản về sạc pin bạn hay nghe là loại đơn giản như 03 chế độ: trickle, CC, CV. Nhưng thực tế, sạc cho pin có thể làm hẳn 01 profile theo từng loại pin, sẽ cải thiện được tuổi thọ pin so với việc cố định CC, CV.

                      Bạn có thể tham khảo thuật toán và nguyên lí theo IC: LTC4015, LTC4020. Tài liệu họ nói khá chi tiết.
                      Cảm ơn anh Taihung.

                      Đến phần làm nguyên lý đúng là em đang phân vân phần chọn IC cho ứng dụng này. Cảm ơn anh đã gợi ý IC

                      - Trên thị trường hiện tại bán nhiều mạch sạc dùng IC TP4056. Nhưng dòng TP4056 này mua trên Digikey hay Mousers lại không có, datasheet có thể tìm được, nhưng tài liệu khác và các phần thử nghiệm, Manual của nhà cung cấp rất ít (chỉ có như tài liệu em đính kèm).
                      https://www.electroschematics.com/10...arger-rc-toys/

                      - Đúng là em đang có tìm hểu nguyên lý của cả LTC4056-4.2 của Linear Technology: https://www.analog.com/media/en/tech...ts/405642f.pdf

                      - Ngoài ra có tìm hiểu các dòng IC BQ2xxx của Ti nữa: http://www.ti.com/product/BQ2970; http://www.ti.com/product/BQ25898D;

                      - Nếu có điều kiện thì em sẽ thử hết các loại này, còn hiện giờ em đang so sánh nguyên lý làm phần đơn giản trước, loại nào phù hợp với ứng dụng đơn giản chỉ sạc cho 1 Cell hoặc 2 Cell mắc song song, sạc đầy rồi ngắt, không kiểm soát và điều khiển gì cả. Anh có gợi ý hoặc kinh nghiệm chia sẽ thêm ạ.
                      Attached Files

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi kecapmattrag Xem bài viết

                        Cảm ơn anh Taihung.

                        Đến phần làm nguyên lý đúng là em đang phân vân phần chọn IC cho ứng dụng này. Cảm ơn anh đã gợi ý IC

                        - Trên thị trường hiện tại bán nhiều mạch sạc dùng IC TP4056. Nhưng dòng TP4056 này mua trên Digikey hay Mousers lại không có, datasheet có thể tìm được, nhưng tài liệu khác và các phần thử nghiệm, Manual của nhà cung cấp rất ít (chỉ có như tài liệu em đính kèm).
                        https://www.electroschematics.com/10...arger-rc-toys/

                        - Đúng là em đang có tìm hểu nguyên lý của cả LTC4056-4.2 của Linear Technology: https://www.analog.com/media/en/tech...ts/405642f.pdf

                        - Ngoài ra có tìm hiểu các dòng IC BQ2xxx của Ti nữa: http://www.ti.com/product/BQ2970; http://www.ti.com/product/BQ25898D;

                        - Nếu có điều kiện thì em sẽ thử hết các loại này, còn hiện giờ em đang so sánh nguyên lý làm phần đơn giản trước, loại nào phù hợp với ứng dụng đơn giản chỉ sạc cho 1 Cell hoặc 2 Cell mắc song song, sạc đầy rồi ngắt, không kiểm soát và điều khiển gì cả. Anh có gợi ý hoặc kinh nghiệm chia sẽ thêm ạ.
                        IC sạc có rất nhiều loại, sạc tuyến tính, sạc switching. Lựa chọn IC phụ thuộc vào loại pin mình sạc. Ví dụ 3000mAh, thì dòng sạc mong muốn là 1/3C = 1000mA = 1A. Nếu điện áp pin là 3.6V thì công suất sạc chỉ là 3.6V x 1A = 3.6W. Công suất này nhỏ nên thường dùng loại sạc tuyến tính cho chi phí rẻ. Nhưng muốn sạc nhanh hơn như 1C = 3000mAh = 3A, công suất là 3.6V x 3A = 10.2W thì nên chuyển sang sạc switching cho hiệu suất cao, kích thước nhỏ.

                        TP4056 hoặc mã khác là LT4056, con này là sạc tuyến tính, bạn có thể test thử để xem quá trình sạc ntn.
                        Đam mê là sức mạnh vượt qua tất cả, mỗi ngày ...

                        Comment


                        • #13
                          MCP73830 cũng là lựa chọn tốt với nhiều tính năng và giá hợp lý. Thích nạp 2 cell nối tiếp thì có MCP73213 cũng khá thú vị.
                          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                            MCP73830 cũng là lựa chọn tốt với nhiều tính năng và giá hợp lý. Thích nạp 2 cell nối tiếp thì có MCP73213 cũng khá thú vị.
                            .

                            Nguyên văn bởi taihung7z Xem bài viết

                            IC sạc có rất nhiều loại, sạc tuyến tính, sạc switching. Lựa chọn IC phụ thuộc vào loại pin mình sạc. Ví dụ 3000mAh, thì dòng sạc mong muốn là 1/3C = 1000mA = 1A. Nếu điện áp pin là 3.6V thì công suất sạc chỉ là 3.6V x 1A = 3.6W. Công suất này nhỏ nên thường dùng loại sạc tuyến tính cho chi phí rẻ. Nhưng muốn sạc nhanh hơn như 1C = 3000mAh = 3A, công suất là 3.6V x 3A = 10.2W thì nên chuyển sang sạc switching cho hiệu suất cao, kích thước nhỏ.

                            TP4056 hoặc mã khác là LT4056, con này là sạc tuyến tính, bạn có thể test thử để xem quá trình sạc ntn.
                            Cảm ơn Anh!

                            Các mạch sạc Pin TP4056/TC4056A về cơ bản nguyên lý như hình sau ạ. Dòng IC TP4056 là dòng IC sạc tuyến tính với điện áp cố định và gồm 2 giai đoạn. Trong ứng dụng cơ bản như nhiều mạch đang bán người ta bỏ qua phần phản hồi và kiểm soát nhiệt độ từ pin.
                            Click image for larger version  Name:	Tp4056 sensor temp.JPG Views:	1 Size:	33.9 KB ID:	1708087




                            Click image for larger version  Name:	TP4056 stand.JPG Views:	1 Size:	87.8 KB ID:	1708083





                            Mạch này so với datasheet không có nhiều khác biệt, bỏ đi một vài linh kiện, để hiểu nguyên lý mạch trên đọc mô tả các chân trong Datasheet là có thể hiểu (mình có dịch qua datasheet và đính kèm).









                            Mạch ứng dụng bên trên nếu cẩn thận, phân áp và bảo vệ tốt hơn một chút thì có chỉnh qua mạch như bên dưới này.








                            Em sẽ đặt trước và thử nghiệm các ứng dụng cơ bản này, song song với đó thì làm tiếp các phương án và IC khác và thử nghiệm thêm.

                            Về mạch dùng với TP4056 chắc chỉ lưu ý ở phần layout vẻ mạch một chút còn theo nguyên lý là ok chạy được ạ.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                              MCP73830 cũng là lựa chọn tốt với nhiều tính năng và giá hợp lý. Thích nạp 2 cell nối tiếp thì có MCP73213 cũng khá thú vị.
                              MCP73213 em thấy Data là về 2 Cell mắc nối tiếp áp sạc 8.4V anh. Về mắc song song 2 Cell em thấy như sạc cho 1 Cell nhưng dòng chia đôi, nếu con TP 4056 lựa chọn để ra sòng sạc 1A mà ứng dụng cho sạc 2 Cell mắc song song còn khoảng 400 ~ 500mA.
                              Attached Files

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              kecapmattrag Tìm hiểu thêm về kecapmattrag

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X