Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm thế nào tính được số vòng của transformer

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi cuongaz Xem bài viết
    Cách này nghe khá hay .Cho mình hỏi có cần phân biệt cực tính không bạn ( đầu , cuối )
    Vì là AC nên không cần phân biệt cực tính! Cách này ngày xưa thường làm cho đầu Video Secondhand loại sài điện 100V AC ! Chạy tốt lắm!

    Comment


    • #17
      Cám ơn bạn đã trả lời cho mình , vì khi xưa lúc còn đi học thầy có nói đến trường hợp nối tiếp đúng và nối tiếp sai ( đúng và sai là cực tính) . Nối tiếp đúng thì ok ,nối tiếp sai thì từ thông tổng triệt tiêu lẫn nhau => không có điện . Đó chỉ là lý thuyết , thực tế không biết ra sao . Xin chỉ giáo thêm.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi ToThy Xem bài viết
        Tìm thêm một cục biến thế (110v ra bao nhiêu không cần ), tháo một của đầu 110 của ampli han nối tiếp vào cuc biến thế , còn đầu dây còn lại nối tiếp vào đầu còn lại của biến thế
        mình tìm cục biến thế 110V có công suất tương đương với công suất của cái biến thế trong cái ampli hay công suất nhỏ hơn cũng được hả bạn. chẳng hạn như máy cái biến thế của đầu máy seconhand ko biết có dung dc ko, tại vì mình thấy kích thướt của nó chỉ bằng 1/2 của cái biến thế ampi thôi.
        Last edited by picthanh; 20-03-2008, 20:55.
        Nguyễn Xuân Thanh - 0905848525 - 01686996698
        Chuyên: Quảng Cáo Điện Tử
        =>Led Siêu Sáng - Board điều khiển led động
        =>Các loại Màn Hình Led trong nhà, ngoài trời

        Comment


        • #19
          ... lúc còn đi học thầy có nói đến trường hợp nối tiếp đúng và nối tiếp sai .... Nối tiếp đúng thì ok ,nối tiếp sai thì từ thông tổng triệt tiêu lẫn nhau => không có điện -cuongaz-
          1/. Nối đúng và nối sai chỉ có khi hai cuộn dây nằm chung một mạch từ ---> chiều của vector từ trường tức thời trên mỗi cuộn dây được xác lập bởi nguyên tắc "người Ampere", do đó mà có sự sai biệt về cực tính giữa hai cuộn dây có chiều quấn khác nhau.

          2/. Cách của bạn ToThy ở đây thực hiện bằng cách nối tiếp hai cuộn dây ở hai mạch từ khác nhau nên tương đương với hai điện trở R1 = Z1 và R2 = Z2 của hai cuộn dây nối tiếp nhau đấu vào điện 220V. Nếu hai tổng trở này bằng nhau thì điện áp rơi trên mỗi cuộn dây là 110V. Đây cũng là nguyên lý của ổn áp bão hòa từ.

          Vì vậy mà cần chọn nối tiếp hai cuộn dây của hai biến áp có công suất tương đương. Nếu có sự chênh lệch quá đáng, với U1 + U2 = Z1xI + Z2xI = U thì điện áp sẽ dồn về cuộn dây có tổng trở AC (50 Hz) lớn hơn (tức là cỡ dây nhỏ hơn), làm điện áp thứ cấp của nó và làm cháy sơ cấp biến thế này.

          3/. Đó là chưa kể khi công suất sử dụng của ampli tăng lên thì tổng trở cuộn dây của biến thế ampli giảm xuống --> điện áp thứ cấp của ampli giảm theo (ampli chạy cà tưng), điện áp trên cuộn dây "con nuôi" sẽ tăng lên và làm cháy nó --> chạm chập --> điện áp sơ cấp của ampli lại tăng lên đến 220V --> cháy tùm lum như ... cháy chợ Đồng Xuân năm nào. Không ít người "bị" vụ này rồi.

          Tóm lại thì tốt hơn hết vẫn là quấn lại hay thay mới biến áp nguồn ampli, các bạn ạ.

          Lan Hương.

          Comment


          • #20
            hu hu !!!!!
            vậy là vỡ mộng thật rồi .
            chị Lan Huong ơi có cách nào khác nữa ko vậy. có thể dùng linh kiện bán dẫn nào để chia đôi điện áp xoay chiều(220V) rồi cho vào ampli(110V) ko.
            Nguyễn Xuân Thanh - 0905848525 - 01686996698
            Chuyên: Quảng Cáo Điện Tử
            =>Led Siêu Sáng - Board điều khiển led động
            =>Các loại Màn Hình Led trong nhà, ngoài trời

            Comment


            • #21
              Lan Hương trả lời "câu chuyện" của các anh về transformer thì lại trở thành vấn đề "thiết kế hạ áp AC - AC điện từ". Hihi.

              Nhưng thôi, Lan Hương xin chìu ý các anh vậy.

              Để biến áp bằng điện tử thì phải dựa trên cách chạy của nguồn xung. Ta lập một mạch phát xung có tần số khoảng 1000 Hz dùng NE555 có điều chỉnh độ rộng xung, rồi qua biến thế xung (xuyến từ tròn 10-2-07) cấp xung đó cho hai transistor công suất xung (ví dụ D1402 hay C3688) mắc đối chiều để chúng chỉ chạy trong bán kỳ của mình như trong (H1).

              Khi NE555 cấp xung thì hai transistor công suất "băm" điện áp 220V thành nhiều xung nhỏ có độ rộng xung xác định luân phiên trong cả hai bán kỳ làm cho tích phân điện áp của chúng thay đổi thành đường cong sin có biên độ thấp hơn như trong (H2). Nếu độ rộng xung là 50% thì điện áp ngõ ra là 110V. Điện áp này thay đổi được bằng chiết áp hay bằng một mạch tự động điều chỉnh độ rộng xung để điện thế ra luôn luôn là 110V, lúc đó ta sẽ có một ổn áp 110V AC điện tử đúng nghĩa.

              Trong mạch, Lan Hương không thể hiện mạch dao động điều tiết độ rộng xung của NE555 và bộ lọc AC để điện áp ngõ ra sinoptical (tái tạo hình sin) và chống nhiễu âm tần vì còn phải tùy vào ý đồ kỹ thuật của các anh đó thôi.

              Chúc các anh thành đạt và hạnh phúc.

              Lan Hương.
              ==============================
              Chú ý : Hai con diod D trong (H1)phải nối ngược đầu lại đó, hihi.
              Attached Files
              Last edited by lanhuong; 21-03-2008, 17:47.

              Comment


              • #22
                Các bạn làm theo gợi ý này phải thực sự chú ý cái : Chú ý
                Rất quan trọng đấy nhé

                Comment


                • #23
                  Anh Co_processor tinh ý thật đấy. Em cố tình để anh em có thắc mắc thì ... câu được mớ bài. Hihi.

                  Kinh.

                  Xin Mod tha cho em tội Spam lần này, chỉ lần này thôi.

                  Lan Hương.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi picthanh Xem bài viết
                    hu hu !!!!!
                    vậy là vỡ mộng thật rồi .
                    chị Lan Huong ơi có cách nào khác nữa ko vậy. có thể dùng linh kiện bán dẫn nào để chia đôi điện áp xoay chiều(220V) rồi cho vào ampli(110V) ko.
                    không có gì mà vở mộng cả , trên lý thuyết thì Chị Lan Hương viết không phải là không đúng , nhưng đúng cho nhửng máy phát điện to cơ , còn nhửng cái ampli vẩn xử dụng được , vì Tôi đả làm nhiều cái rồi , không có gì trở ngại cả
                    Attached Files

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi ToThy Xem bài viết
                      không có gì mà vở mộng cả , trên lý thuyết thì Chị Lan Hương viết không phải là không đúng , nhưng đúng cho nhửng máy phát điện to cơ , còn nhửng cái ampli vẩn xử dụng được , vì Tôi đả làm nhiều cái rồi , không có gì trở ngại cả
                      mình nghỉ chị Lan Hương nói rất đúng mà, tuy là cái công suất cái ampli ko lớn lắm nhưng nếu mắc nối tiếp vào một cái biến áp chỉ bằng 1/2 (biến áp của cái đầu video cũ ) kích thướt của cái biến áp ampli chắc chắn có sự khác biệt lớn đó bạn lý do thì chị Lan Hương đã nói rồi. còn nếu mắc thêm một cái biến áp to đùng (bằng cái hiện có của ampli) thì ko còn gì để bàn, có khi mua biến áp mới còn rẻ hơn(hàng cũ). dù sao cũng cảm ơn bạn rất nhiều vì sự nhiệt tình của bạn.
                      ah còn cái mạch nguồn xung của chị LH đưa lên hôm trước thì nói thật mình là mình chỉ là amature ko ráp nỗi mạch này . riêng về cái biến áp xung là mù tịt luôn. còn các phần khác thì chỉ bít lắp chứ nói về hiểu thì chỉ sơ sơ.
                      Nguyễn Xuân Thanh - 0905848525 - 01686996698
                      Chuyên: Quảng Cáo Điện Tử
                      =>Led Siêu Sáng - Board điều khiển led động
                      =>Các loại Màn Hình Led trong nhà, ngoài trời

                      Comment


                      • #26
                        biến áp xung

                        Nguyên văn bởi picthanh Xem bài viết
                        mình nghỉ chị Lan Hương nói rất đúng mà, tuy là cái công suất cái ampli ko lớn lắm nhưng nếu mắc nối tiếp vào một cái biến áp chỉ bằng 1/2 (biến áp của cái đầu video cũ ) kích thướt của cái biến áp ampli chắc chắn có sự khác biệt lớn đó bạn lý do thì chị Lan Hương đã nói rồi. còn nếu mắc thêm một cái biến áp to đùng (bằng cái hiện có của ampli) thì ko còn gì để bàn, có khi mua biến áp mới còn rẻ hơn(hàng cũ). dù sao cũng cảm ơn bạn rất nhiều vì sự nhiệt tình của bạn.
                        ah còn cái mạch nguồn xung của chị LH đưa lên hôm trước thì nói thật mình là mình chỉ là amature ko ráp nỗi mạch này . riêng về cái biến áp xung là mù tịt luôn. còn các phần khác thì chỉ bít lắp chứ nói về hiểu thì chỉ sơ sơ.
                        Bạn Thanh ơi, mạch này còn dễ hơn quấn cái biến thế mà, nếu tần số là 12KHz thì cái biến áp xung đó chính là cái xuyến từ hình tròn D (kính ngoài) 10mm, d (kính trong) 7mm. Sơ cấp quấn 16 vòng dây 0,2mm, hai cuộn thứ cấp là 4 vòng.

                        Mạch này rất hiệu quả và gọn nhẹ, giữ được transfo "gin" của máy. Công suất cấp của mạch là hàng trăm watt nếu dùng FET IRF 840 B (giá Nhật Tảo 7500 đ /con). Lúc này hai cuộn sơ cấp là 10 vòng và có diod lấy xung dương.
                        Last edited by anhhung1975; 10-04-2008, 04:59.
                        Không có người xấu, chỉ có người chưa tốt.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết

                          Lan Hương.
                          ==============================
                          Chú ý : Hai con diod D trong (H1)phải nối ngược đầu lại đó, hihi.
                          Bạn Lanhuong đã có nhã ý nhắc anh em đổi chiều 2 con diode D sao không nhắc luôn anh em tháo bớt 2 con diode d cho nó tiết kiệm

                          Comment


                          • #28
                            diod

                            Nguyên văn bởi johnwilliams Xem bài viết
                            Bạn Lanhuong đã có nhã ý nhắc anh em đổi chiều 2 con diode D sao không nhắc luôn anh em tháo bớt 2 con diode d cho nó tiết kiệm
                            Hai con diod d phân cực nghịch nối song song với transistor công suất để dập xung nghịch bảo vệ nó khi dùng tải cảm. Trong trường hợp bài này giải quyết là tải cảm thường trực bạn ạ. Không thể bỏ nó được đâu.

                            Còn 2 con D là để qui định chiều hoạt động của hai con công suất, Lan Hương cố tình để ngược nhưng anh Co đã phát hiện ra ngay. Hihi.

                            Chúc anh vui khỏe, thành công.

                            Lan Hương.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                              Hai con diod d phân cực nghịch nối song song với transistor công suất để dập xung nghịch bảo vệ nó khi dùng tải cảm. Trong trường hợp bài này giải quyết là tải cảm thường trực bạn ạ. Không thể bỏ nó được đâu.

                              Còn 2 con D là để qui định chiều hoạt động của hai con công suất, Lan Hương cố tình để ngược nhưng anh Co đã phát hiện ra ngay. Hihi.

                              Chúc anh vui khỏe, thành công.

                              Lan Hương.
                              Mình tưởng riêng 2 con transistor đã đủ để quy định chiều dòng rồi chứ nhỉ. 2 con diode D mắc nối tiếp với transistor là để tăng khả năng chịu áp ngược của bộ Trans-D. Nếu cả Trans và D đều không đủ chịu áp ngược thì diode mới có chức năng bảo vệ transistor, nhưng như thế cũng có nghĩa là sẽ cháy D khi có xung ngược?

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi johnwilliams Xem bài viết
                                Mình tưởng riêng 2 con transistor đã đủ để quy định chiều dòng rồi chứ nhỉ. 2 con diode D mắc nối tiếp với transistor là để tăng khả năng chịu áp ngược của bộ Trans-D. Nếu cả Trans và D đều không đủ chịu áp ngược thì diode mới có chức năng bảo vệ transistor, nhưng như thế cũng có nghĩa là sẽ cháy D khi có xung ngược?
                                Thêm diod bảo vệ áp ngược là tăng an toàn cho mạch. Bỏ bớt một "trạm bảo vệ" có nghĩa là mạch sẽ giảm bớt an toàn thêm một mức. Với tải ở đây là cảm kháng và các transistor chạy tần số cao thì việc tăng bào vệ không bao giờ thừa.

                                Bạn bỏ tất cả các diod bảo vệ cũng được cơ mà, tùy thích ... Tôi thì không những thế mà còn thêm tụ điện song song với D và d nữa mới yên tâm giao cho khách hàng đấy.
                                Không có người xấu, chỉ có người chưa tốt.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                bxngoc Nothing to reveal Tìm hiểu thêm về bxngoc

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X