Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điều khiển led 7 Đoạn lớn ghép từ led đơn siêu sáng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi mrcuongcon Xem bài viết
    Bạn cho thông số cụ thể đi, mỗi thanh đoạn của LED 7 đoạn là bao nhiêu con led con ghép lại?

    có cứu nhân rùi. Em đã đọc nhiều bài của anh, thấy cũng rất hay. Mong anh chỉ giúp, Cụ thể là : con LED 7 đoạn của em cao khoảng 0,5m , mỗi đoạn tập hợp từ 60 led đơn siêu sáng, dòng tương đương 1 số 8 sáng hoàn chỉnh là 4A, em cần áp 12V cung cấp cho led, nhưng mạch điều khiển thì chỉ có 5v và dòng thì rất khiêm tốn, của em điều khiển ở mức thấp. Mong anh chỉ giáo. Cám ơn anh

    Comment


    • #17
      up ! up ! up!

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi thaielectric Xem bài viết
        Chỉ điều khiển con led 7 đoạn thôi mà dùng đến H1061 và IRF540 hả ? Ku này hơi bị phí tiền đây.
        Lấy led màu đỏ làm ví dụ.
        Led 7 đoạn dù lớn hay nhỏ thì dòng qua mỗi thanh vẫn là 10ma. 1 con led 7 đoạn có 8 thanh như vậy khi 8 thanh đều sáng thì dòng qua cả con led là 80ma.
        Đối với led 7 đoạn 5x7 có Vz là 9V. Như vậy khi cấp điện 12V cho led thì áp rơi trên điện trở hạn dòng là 3V. Dòng qua mỗi thanh là 10ma ==> R = 300 ôm, công suất P = I x I x R = 0.01 x 0.01 x 300 = 0.03W, chọn P = 1/4W.
        Dùng con transistor B562 là đủ rồi ku.
        Bạn không đọc kĩ à? 60 LED siêu sáng mỗi thanh đấy

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi kkkk Xem bài viết
          Bạn không đọc kĩ à? 60 LED siêu sáng mỗi thanh đấy
          chán ghê! chẳng lẽ ko ai biet sao?
          Last edited by traisanhdieu; 16-10-2009, 19:25.

          Comment


          • #20
            up!up!up!up!up!up!up!up!up!

            Comment


            • #21
              Thông số của 1 con led siêu sáng màu đỏ : Vz ~ 3,2V <-> 4V, 20mA, độ sáng 800 ~ 2000.
              Một thanh led 7 đoạn dùng 60 led. Điện áp cung cấp cho mạch hoạt động là 15VDC. 60 led ta ghép thành 15 nhánh song song, mỗi nhánh 4 led. Áp rơi trên 4 con led là 12V, áp rơi trên trở hạn dòng là 3V. Tổng dòng điện qua điện trở hạn dòng là 20mA x 15 = 300mA ==> R = 3/300mA = 10 ôm. Công suất điện trở P = 0,9W, chọn P = 3W.
              Như vậy mỗi thanh sẽ tiêu thụ 300mA ==> 7 thanh sẽ tiêu thụ 300mA x 7 = 2100mA = 2,1A (Chưa tính point). Chọn transistor có dòng Ic = 1,5xI(tiêu thụ),Vce > 15 V. Bạn có thể dùng transistor TIP42C hoặc BD244
              Người nhỏ bé.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi thaielectric Xem bài viết
                Thông số của 1 con led siêu sáng màu đỏ : Vz ~ 3,2V <-> 4V, 20mA, độ sáng 800 ~ 2000.
                Một thanh led 7 đoạn dùng 60 led. Điện áp cung cấp cho mạch hoạt động là 15VDC. 60 led ta ghép thành 15 nhánh song song, mỗi nhánh 4 led. Áp rơi trên 4 con led là 12V, áp rơi trên trở hạn dòng là 3V. Tổng dòng điện qua điện trở hạn dòng là 20mA x 15 = 300mA ==> R = 3/300mA = 10 ôm. Công suất điện trở P = 0,9W, chọn P = 3W.
                Như vậy mỗi thanh sẽ tiêu thụ 300mA ==> 7 thanh sẽ tiêu thụ 300mA x 7 = 2100mA = 2,1A (Chưa tính point). Chọn transistor có dòng Ic = 1,5xI(tiêu thụ),Vce > 15 V. Bạn có thể dùng transistor TIP42C hoặc BD244

                mach của em kích ở mức thấp có dc ko ? Dùng con j để mồi cho Tip, anh huong dan chi tiet dum em

                Comment


                • #23
                  Đây là lần giúp đỡ cuối.

                  Người nhỏ bé.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi thaielectric Xem bài viết
                    Đây là lần giúp đỡ cuối.

                    Không biết bạn làm xong chưa nhỉ, có cần hỗ trợ nữa ko... thôi thì cứ post biết đâu có ích cho ng khác.

                    Mỗi một đoạn led của bạn cần 60 con led siêu sáng màu đỏ. Theo như trước giờ mình mình đã làm thì các loại led siêu sáng màu đỏ có bán ngoài thị trường đều là led 1.8-2V với dòng là 20mA. max lắm là lên khoảng 2V4 (lúc này là nó chuyển màu và sắp die rồi đấy).

                    như vậy với áp 12V thì có thể mắc được 5 con nối tiếp nhau, (cũng có thể mắc 6 con nhưng có thể sáng ko đẹp lắm). Vậy là bạn phải mắc song song 12 nhánh mới đủ 60, với dòng mỗi nhánh là 20mA thì dòng cho một đoạn led là 240mA.
                    Còn cách mắc 60 led với nhau, hoặc là mắc nối tiếp 5 led rồi mắc song song 12 nhánh này với nhau, hoặc là mắc nối tiếp 5led với R sau đó mắc chúng song song. Với cách thứ 2 thì sẽ tốn khá nhiều trở, tuy nhiên sẽ tốt hơn cho bảng led của bạn giảm đến mức tối đa khả năng bảng led sáng không đều.

                    Về giá trị của điện trở này: theo như trên thì nối tiếp 5 led là 10V, như vậy áp trên trở sẽ là 2V, dòng bình thường là 20mA, tuy nhiên bạn dùng pp quét với 6 con 7seg cho nên chọn dòng ở đây khoảng 100mA, khi đó R= 2/100 = 20R-->chọn điện trở 18 hoặc 22R đều được.

                    (Nếu là mình thì mình sẽ chọn là 10 hoặc 15R, để sau này mình có thể chỉnh độ sáng theo ý mình).

                    Như vậy là đã chọn được điện trở và cách mắc. Giờ tới phần tính toán linh kiện sink và source dòng.

                    Theo như trên tính thì dòng cho mỗi thanh led sẽ là 12*100=1.2A
                    vậy là mấy con sink dòng ở các chân a,b..f,g,p sẽ phải đủ sức gánh nó, con 2803 thì chỉ có 500mA ah, không đủ dòng rồi. như vậy bạn có thể dùng con H1061 khi đó sẽ cần thêm con tran đệm dòng nữa.

                    như vậy là VDK-->A1015--->H1061--> các chân a,b...

                    tiếp theo là phần source dòng, mỗi lần quét thì sẽ sáng tối đa là 7 đoạn led cộng thêm chấm, xem như mỗi chấm có dòng bằng một nửa của thanh.
                    như vậy 1.2*7.5=9A.. ở đây chắc phải dùng đến fet thôi. Trước mình có xài con IRF9540 nên biết nó, còn ko biết loại nào nữa, bạn có thể tìm loại nào thích hợp hơn để sử dụng. vì fet này source dòng từ 12V nên cần có trans đệm cách li áp từ 5V của VDK sang 12V, cái này thì phải chọn trans loại npn

                    như vậy VDK---C1815--IRF9540--led.

                    đây là cách mắc, bạn cứ thử..

                    Comment


                    • #25
                      Click image for larger version

Name:	cs.GIF
Views:	1
Size:	6.7 KB
ID:	1340327
                      Cách mắc mạch công suất thế này, P1 tích cực mức 0 và P3 tích cực mức 1.

                      Comment


                      • #26
                        up phát xem thế nào

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi dt_love Xem bài viết
                          Không biết bạn làm xong chưa nhỉ, có cần hỗ trợ nữa ko... thôi thì cứ post biết đâu có ích cho ng khác.

                          Mỗi một đoạn led của bạn cần 60 con led siêu sáng màu đỏ. Theo như trước giờ mình mình đã làm thì các loại led siêu sáng màu đỏ có bán ngoài thị trường đều là led 1.8-2V với dòng là 20mA. max lắm là lên khoảng 2V4 (lúc này là nó chuyển màu và sắp die rồi đấy).

                          như vậy với áp 12V thì có thể mắc được 5 con nối tiếp nhau, (cũng có thể mắc 6 con nhưng có thể sáng ko đẹp lắm). Vậy là bạn phải mắc song song 12 nhánh mới đủ 60, với dòng mỗi nhánh là 20mA thì dòng cho một đoạn led là 240mA.
                          Còn cách mắc 60 led với nhau, hoặc là mắc nối tiếp 5 led rồi mắc song song 12 nhánh này với nhau, hoặc là mắc nối tiếp 5led với R sau đó mắc chúng song song. Với cách thứ 2 thì sẽ tốn khá nhiều trở, tuy nhiên sẽ tốt hơn cho bảng led của bạn giảm đến mức tối đa khả năng bảng led sáng không đều.

                          Về giá trị của điện trở này: theo như trên thì nối tiếp 5 led là 10V, như vậy áp trên trở sẽ là 2V, dòng bình thường là 20mA, tuy nhiên bạn dùng pp quét với 6 con 7seg cho nên chọn dòng ở đây khoảng 100mA, khi đó R= 2/100 = 20R-->chọn điện trở 18 hoặc 22R đều được.

                          (Nếu là mình thì mình sẽ chọn là 10 hoặc 15R, để sau này mình có thể chỉnh độ sáng theo ý mình).

                          Như vậy là đã chọn được điện trở và cách mắc. Giờ tới phần tính toán linh kiện sink và source dòng.

                          Theo như trên tính thì dòng cho mỗi thanh led sẽ là 12*100=1.2A
                          vậy là mấy con sink dòng ở các chân a,b..f,g,p sẽ phải đủ sức gánh nó, con 2803 thì chỉ có 500mA ah, không đủ dòng rồi. như vậy bạn có thể dùng con H1061 khi đó sẽ cần thêm con tran đệm dòng nữa.

                          như vậy là VDK-->A1015--->H1061--> các chân a,b...

                          tiếp theo là phần source dòng, mỗi lần quét thì sẽ sáng tối đa là 7 đoạn led cộng thêm chấm, xem như mỗi chấm có dòng bằng một nửa của thanh.
                          như vậy 1.2*7.5=9A.. ở đây chắc phải dùng đến fet thôi. Trước mình có xài con IRF9540 nên biết nó, còn ko biết loại nào nữa, bạn có thể tìm loại nào thích hợp hơn để sử dụng. vì fet này source dòng từ 12V nên cần có trans đệm cách li áp từ 5V của VDK sang 12V, cái này thì phải chọn trans loại npn

                          như vậy VDK---C1815--IRF9540--led.

                          đây là cách mắc, bạn cứ thử..
                          chào huynh DT_LOVE mình đã đọc bài này của huynh củng như của mọi người, mình thấy rất hay và bổ ích và mình muốn có địa chỉ mail của bạn mong bạn chỉ giáo đôi điều. vừa qua mình củng làm một đồ án như bạn TRAISANHDIEU hỏi. mình mới chỉ làm thành công đến 80% vẫn chưa xong, chính lỗi do phương pháp quét của bo mạch mạch của mình đang còn gặp một số vấn đề lớn, và mình muốn hỏi thử bạn đã làm cách này chưa? đã thành công chưa ?
                          http://www.megaupload.com/?d=I9TNLYDI
                          đây là đồ án của mình nó chưa thành công và cách tính thì đang còn sơ sài lắm mong bạn chỉ giáo thêm
                          mail: tranthanhbinh8888@gmail.com

                          Comment


                          • #28
                            thân gửi : DT_LOVE trong đó mình củng dùng phương pháp quét trên như vậy nhưng các thầy cô trường mình không hiểu cho lắm về vấn đề này. mình đã tham khảo nhiều giáo viên nhưng đều thất bại. giống như lý thuyết không đc nó chỉ là tiền đề thôi, mình thấy cách bạn tính toán thế mình thấy học hỏi đc rất nhiều, cho mình hỏi bạn học trường nào vậy ?
                            và sản phẩm của mình đã thất bại nay mình đã đưa nó về nghiên cứu thêm nhưng đang bõ giở nay đọc đc bài viết của bạn mình cảm thấy đã có con đường sáng. Có một số ý kiến khi mà quét như vậy thì thời gian trể của việc quét qua nhiều tầng transistor và PET như vậy sẽ ảnh hưởng tới thời gian thực của đồng hồ đúng không? đồ án của mình làm thì khi đo điện áp 2 đầu của kết nối (4led nối tiếp với nhau rồi nối song song lên nguồn 12v như anh vẽ) thì chỉ có 1v cho dù mình tăng điện áp lên bao nhiêu thì củng chỉ đo đc có thế (1v) cái này thì em không hiểu?????? bó tay
                            MONG ANH CHỈ GIÁO THÊM ĐỂ EM HOÀN THÀNH Ý TƯỞNG BAN ĐẦU CỦA EM !!!
                            THANK YOU

                            Comment


                            • #29
                              một người thầy nói rằng khi làm một đồng hồ thực mà dùng cách quét led như thế này thì sẽ không bao giờ đc và để làm đc cái đồng hồ này (vì có thời gian trể ở mạch giao tiếp với led ) chỉ có cách khác mà thầy vẫn chưa biết đc ???? liệu câu nói này có chính xác không??
                              NHỜ ANH DT_LOVE , ANH THAIELECTRIC CÀ CÙNG CÁC ANH PRO TRÊN DIỄN ĐÀN NÀY CHỈ THÊM VÀ NHẬN XÉT

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi tran_binh Xem bài viết
                                một người thầy nói rằng khi làm một đồng hồ thực mà dùng cách quét led như thế này thì sẽ không bao giờ đc và để làm đc cái đồng hồ này (vì có thời gian trể ở mạch giao tiếp với led ) chỉ có cách khác mà thầy vẫn chưa biết đc ???? liệu câu nói này có chính xác không??
                                NHỜ ANH DT_LOVE , ANH THAIELECTRIC CÀ CÙNG CÁC ANH PRO TRÊN DIỄN ĐÀN NÀY CHỈ THÊM VÀ NHẬN XÉT
                                Bạn làm đồng hồ này thì quả thật là không thể chính xác.. thậm chí một ngày có khi sai cả vài phút..

                                Tuy nhiên, việc đồng hồ chạy sai không liên quan gì đến cách quét led như ô thầy mà bạn đã nhắc đến.

                                Nếu bạn dùng timer với chế độ tự nạp lại và cân chỉnh số đếm thì có thể sai số sẽ giảm đi. Nhưng mà đây không phải là IC chuyên dụng nên sai số về xung clock và các sai số khác sẽ làm đồng hồ không thể chính xác..

                                Nếu bạn làm thế này rồi làm thêm mạch giao tiếp máy tính, cho nó tự cập nhật lại giờ trên máy tính thì may ra..(đây chỉ là hướng để sửa đề tài của bạn thôi), còn thực tế thì nên dùng các IC chuyên dụng và đọc giờ từ đó ra hiển thị thôi.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                traisanhdieu Tìm hiểu thêm về traisanhdieu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X