Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cosphi nguồn xung

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

    Bạn có thể đã nhầm nhé, hs CS cos phi Pf đơn thuần do lệch pha U-I thôi, bất kể sóng U kiểu gì.

    Nếu xung dòng nằm đúng đỉnh sin như bạn nói thì vẫn là lệch pha vì từ lúc U = 0 dần lên U dẫn để có xung I thì I vẫn là 0, đâu có sự cùng pha (chỉ cùng pha ở khoảng t rất nhỏ so với chu kì T).
    Nếu bạn lấy áp đóng cắt đó làm áp vào thì đúng là U-I cùng pha, Pf=1.

    Trường hợp dùng dimmer cũng vậy. Trong khi U vào là sin mà I ra lại chỉ có một phần của đường sin đó, vẫn mất đi sự đồng pha ở khoảng triac ngưng dẫn, tổng hợp lại là lệch pha.

    Nếu bạn lấy áp sau triac làm áp vào cấp cho tải thuần trở thì đương nhiên U và I lúc đó cùng pha, Pf=1.

    Nếu áp cấp là sóng tam giác, xung vuông giả sin hay bất kì thì với tải thuần trở vẫn cùng pha và Pf là 1, đâu phải do sóng hài?

    Bạn cần hình ảnh/dạng sóng chứng minh không, tôi sẽ cung cấp?
    Ý bạn là “Có U thì phải có I mới là cùng pha” “Có U mà không có I là lệnh pha”??? Hình như bạn lẫn lộn sang khái niệm phi tuyến rồi.

    Nếu I=0 thì góc lệch tính thế nào?

    Theo mình thì lệch pha là khi đồ thị I bị dời ngang sang trái (hoặc phải).
    sau.ph

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

      Ý bạn là “Có U thì phải có I mới là cùng pha” “Có U mà không có I là lệnh pha”??? Hình như bạn lẫn lộn sang khái niệm phi tuyến rồi.

      Nếu I=0 thì góc lệch tính thế nào?

      Theo mình thì lệch pha là khi đồ thị I bị dời ngang sang trái (hoặc phải).
      Không phải như vậy mà!!!
      Thật sự là giờ mình vẫn chưa thấu hiểu chữ "pha" tường tận nhưng vẫn hiểu sơ bộ, dù tới giờ vẫn chưa "google" từ đó.

      Nhưng hình như Pf cũng có liên liên tới sóng hài như bạn nói.

      Trong thời gian chờ đợi các cao nhân vô đây thông não cho anh em thấu tỏ vấn đề trên thớt này, mình sẽ cố gắng tìm hiểu thêm để giải thích phần nào. Hiện công việc bận quá...

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
        Mạch 7 diot lúc trước có thấy nhưng mình quên rồi. Bạn còn nhớ thì vẽ lại dùm.



        Định nghĩa này chỉ áp dụng khi U và I là sóng sin.

        Giả sử dùng fet đóng ngắt tải sao cho xung dòng nằm đúng ngay chính giữa đỉnh sin, thì HSCS vẫn nhỏ. Vì nguyên nhân là do sóng hài, không phải do lệch pha.
        Các bạn thử xem kĩ những kết quả/hình test sau sẽ hiểu rõ hơn về "lệch pha" và tin tưởng Pf do đâu nhé:
        Attached Files

        Comment


        • #19
          Ở hình 1: pha ban đầu của I rất gần 0 độ-pha đầu của U, pha cuối cũng vậy. Dù pha đỉnh có vẻ lệch nhiều nhưng khi ta "fit" đường I bằng một hàm sin thì khi ấy đường fit sẽ rất gần trùng với đường sin của U, tích phân hay tổng hợp lại gì đấy thì kết quả là "tổng góc lệch pha giữa U và I" là nhỏ, PF lớn.

          Tương tự cho dòng điện I qua mạch cầu D ở hình 2 chúng ta sẽ có kết quả là góc lệch pha U-I khá lớn, Pf khá nhỏ.

          Tóm lại, dù có mô tả hay nói thế nào thì mình vẫn tin tưởng vào lí thuyết tring sgk, hscs cosohi-Pf vẫn do lệch pha U-I.

          Comment


          • #20
            “Pha” là một giai đoạn của một tiến trình. Thí dụ trong tiến trình đun nóng 1 cục nước đá, nước trải qua các pha: pha rắn, pha lỏng, pha khí (hơi).

            Điện thì có pha (bán kỳ) âm, pha dương. Chỗ dòng và áp ngược dấu nhau (phần tô đen trong đồ thị) gọi là lệch pha.

            http://www.dientuvietnam.net/forums/...hotoid=1720923
            sau.ph

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
              Ở hình 1: pha ban đầu của I rất gần 0 độ-pha đầu của U, pha cuối cũng vậy. Dù pha đỉnh có vẻ lệch nhiều nhưng khi ta "fit" đường I bằng một hàm sin thì khi ấy đường fit sẽ rất gần trùng với đường sin của U, tích phân hay tổng hợp lại gì đấy thì kết quả là "tổng góc lệch pha giữa U và I" là nhỏ, PF lớn.

              Tương tự cho dòng điện I qua mạch cầu D ở hình 2 chúng ta sẽ có kết quả là góc lệch pha U-I khá lớn, Pf khá nhỏ.

              Tóm lại, dù có mô tả hay nói thế nào thì mình vẫn tin tưởng vào lí thuyết tring sgk, hscs cosohi-Pf vẫn do lệch pha U-I.
              Hình 1: do rộng và thấp (tròn trịa) nên ít sóng hài.
              Hình 2: do xung hẹp và cao (gai góc) nhiều sóng hài nên pf nhỏ.
              Bác bqviet đã giải thích trong #2 rồi mà.

              SGK không sai, nhưng chỉ áp dụng cho sóng sin.
              sau.ph

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi t.l.m Xem bài viết

                sgk không sai, nhưng chỉ áp dụng cho sóng sin.
                điều này thì ????????????!!!!!!!!!!!!!!!!!!! để mình đưa cho bạn vài test report nữa vậy!

                Comment


                • #23
                  Bạn xem định nghĩa đầy đủ của PF ở đây:

                  https://www.allaboutcircuits.com/tec...power-systems/

                  Tạm dịch chỗ bôi đỏ: hscs=cos(phi) là định nghĩa chưa đầy đủ. Nó chỉ đúng khi dòng và áp hình sin.
                  Attached Files
                  sau.ph

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    Bạn xem định nghĩa đầy đủ của PF ở đây:

                    https://www.allaboutcircuits.com/tec...power-systems/

                    Tạm dịch chỗ bôi đỏ: hscs=cos(phi) là định nghĩa chưa đầy đủ. Nó chỉ đúng khi dòng và áp hình sin.
                    Công nhận cùng bạn điều trên, tức định nghĩa cosphi là cho sóng sin.

                    Nhưng người ta có thể phân tích một hàm sóng điều hòa (có chu kì) bất kì về dạng hàm sóng sin theo chuỗi Fourier mà bạn (để tính THD), tức là sóng xung nhọn qua cầu diode sẽ có dạng là một tổng các sóng sin đa bậc (bậc 1=1.50hz, 2-2.50hz, 3=3.50hz, không phải đa bậc trong inverter sin)
                    Tổng các sự lệch pha so với sóng áp này chính là sự lệch pha của I so với U, và hệ số công suất chính là do nó phải không nào?

                    Nếu không phải như thế, thì bạn thử suy luận theo những gì ở bài trên ( Pf không do lệch pha mà do méo hài) xem cosphi ở hình dưới sẽ là bao nhiêu nhé (THD xung vuông này khoảng 100%-160%, mình không nhớ rõ):

                    PS: theo mình thì U/I cùng pha, PF~1, còn theo bạn?
                    Attached Files
                    Last edited by dinhthuong80; 13-11-2020, 05:27.

                    Comment


                    • #25
                      Cháu đọc các cô các chú viết cao siêu quá đau hết cả mắt ạ. Về cái tổn hao thì chị hàng xóm nhà cháu bảo cứ coi là đơn giản thôi ví dụ như mạch là 1 cái tụ thì khi áp lên đỉnh 300v tụ nó sẽ nạp đủ 300v. Đến khi điện áp nguồn giảm dần xuống 0v thì tụ nó sẽ xả ngược lên lưới đến hết rùi lại tích lại xả làm lãng phí năng lượng do dòng điện lớn chạy qua dây dẫn. Với cuộn dây thì cũng tích điện cũng xả như tụ ấy ạ.... Như kiểu là các chú tích nhìu gạo vào nhà rùi lại đem bán bằng giá nhập mất công vận chuyển. Vì thế để đỡ mất công vận chuyển vào rùi lại chuyển ra thì các chú ăn bao nhiu gạo thì mua bằng ấy thui ạ...

                      Comment


                      • #26
                        Trường hợp áp sin, dòng không sin:

                        Chỉ có dòng cơ bản(50Hz) x áp(50Hz) cho ra P dương.

                        Dòng hài(100Hz) x áp(50Hz) cho ra P=0.

                        Dòng hài(150Hz) x áp(50Hz) cho ra P=0.

                        ...

                        .

                        Trường hợp cả áp và dòng đều không sin, áp cũng có hài.

                        Dòng cơ bản x áp cơ bản cho ra P dương.

                        Dòng hài(100Hz) x áp hài(100Hz) cho ra P dương.

                        Dòng hài(150Hz) x áp hài(150Hz) cho ra P dương.

                        ...
                        sau.ph

                        Comment


                        • #27
                          100Hz là hài so với 50Hz
                          100Hz so với 100Hz thì không phải là hài.
                          ...
                          sau.ph

                          Comment


                          • #28
                            Các bạn thử xem kĩ các kq test, xem P được tính theo cách nào nha:
                            Attached Files

                            Comment


                            • #29
                              Phân tích dòng điện thành [dòng có tần số cơ bản + dòng có tần số hài].

                              Ở trường hợp Led: Dòng cơ bản gần trùng pha với áp nên cho ra P lớn. Dòng hài có P=0. Tính chung lại thì P tổng vừa phải -> PF vừa phải.

                              Trường hợp dimmer: dòng cơ bản lẹch pha so với U nên P nhỏ, P hài =0 nên Công suất tổng cộng nhỏ, PF nhỏ.
                              sau.ph

                              Comment


                              • #30
                                Mình thấy cái này dễ hiểu về dòng điện hình sin, THD và Fourier:
                                http://vatlymophong.com/bai-giang-va...hong-sin-tinh/

                                ■Nhìn kq test, mình thấy như sau:

                                ▪︎Với Led: pha ban đầu, pha đỉnh của I gần với pha U hơn so với dimmer, chỉ có pha cuối lệch nhiều

                                ▪︎Với dimmer: pha đầu, pha đỉnh I đều rất xa/lệch rất nhiều với U, chỉ có đoạn từ pha đỉnh tới pha cuối là trùng pha, nhưng khoảng thời gian trùng pha này rất bé trong bán kì dương của đường sin U.

                                ●Xét tổng thể thì:

                                •Với Led: trong bán kì dương, khi U tăng I có tăng, I đạt trị đỉnh sớm hơn U một chút thôi (tính dung kháng, I sớm pha hơn U, 64.7° so với 90°), và khi U giảm về 0 thì I cũng giảm về 0 trong "thời gian 7°" (90° U đạt đỉnh thì từ 90° tới 97°-pha cuối I-là U đang giảm.

                                •Với dimmer: trong khoảng thời gian từ 0 đến 180°(10ms): U tăng, rồi đạt đỉnh, xong U giảm mãi tới lúc 140.6° thì I mới từ 0 lập tức... lên đỉnh! Chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi từ 142 đến 178.6° nó mới trùng/đồng/cùng pha với U.
                                • Như vậy xét tổng thể trong thời gian nửa chu kì sin điện áp, nếu chúng ta nhờ các nhà toán học dùng tích phân để tính tổng liên tục của sự lệch pha sẽ được kết quả là dòng qua Led ít lệch pha hơn (đồng pha trong 39.9°/180°) so với dòng qua bóng dây tóc rồi qua dimmer (đồng pha 38.0°/180°)
                                ●♡☆●Tóm lại là, I lệch ít hơn thì Pf lớn hơn, hay I cùng pha nhiều hơn thì PF lớn hơn. Công thức Pf=cos(phi U - phi I) trong tài liệu trên vẫn luôn đúng cho mọi dạng sóng, tuy nhiên chỉ cộng trừ đơn thuần như công thức hiển thị với sóng sin chuẩn hoặc rất gần sin, còn với sóng không sin thì phải quy về sin theo chuỗi Fourier hay phải tính tổng [ phi U - phi I ] bằng tích phân gì đấy cơ, mình chỉ hiểu sơ sài như vậy thôi, có thể đúng cũng có thể sai.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                trthnguyen Tìm hiểu thêm về trthnguyen

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X