Thông báo

Collapse
No announcement yet.

hướng dẫn sửa chữa và phân tích mạch nguồn ATX ( nguồn của anh vinh)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • hướng dẫn sửa chữa và phân tích mạch nguồn ATX ( nguồn của anh vinh)

    Dưới đây là Sơ đồ mạch nguồn ATX của một tác giả người Czech. Theo tác giả công suất thực của mạch nguồn này là 200W tuy nhiên theo lqv77 tôi thấy thì bộ nguồn này sẽ chạy không thua gì thậm chí còn hơn các nguồn Noname trên thị trường Việt Nam ghi công suất 400-500W. Mạch này sử dụng IC điều xung họ TL494 (tương đương KA7500). Các bạn nên xem thêm datasheet của IC để hiểu rỏ hơn về IC này.

    1. Mạch Chỉnh lưu:
    - Lấy điện xoay chiều 220V từ điện lưới qua cầu chì F1 (250V/5A) qua mạch lọc (C1, R1, T1, C4, T5) để đến Cầu diod D21, D22, D23, D24. Công tắc chọn chế độ 115V thì mạch lọc phía sau sẽ là mạch nâng đôi điện áp (Khi đó cắm vào điện 220V sẽ nổ ngay). Theo lqv77 tôi, tốt nhất nên cắt bỏ công tắc này để bảo vệ người dùng.
    - Varistors Z1 và Z2 có chức năng bảo vệ quá áp trên đầu vào. Nhiều trường hợp bật công tắc 115V rồi cắm vào 220V thì cầu chì F1 và 1 trong 2 con Z1 và Z2 sẽ chết ngay tức khắc. Cái này chỉ tồn tại ở các bộ nguồn máy bộ hoặc nguồn công suất thực còn các nguồn noname xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan thì gần như không có.
    - Ở cuối mạch này, khi ta cắm điện thì phải có nguồn 300VDC tại 2 đầu ra của cầu diod.

    2. Mạch nguồn cấp trước: (5V Standby - Dây màu tím) hay còn gọi là nguồn phụ (Secon power supply)
    - Theo Sơ đồ này, Transistor Q12 (C3457) sẽ dao động theo kiểu “tích thoát” và bên thứ cấp của biến áp T6 sẽ có điện áp qua Diod D28 qua IC ổn áp họ 78L05 và sẽ có 5V STB chuẩn trên dây màu tím. Đường này sẽ làm nhiệm vụ “cấp nguồn cho mạch POWER ON” (còn gọi là “Turn On Logic”) và mạch khởi động qua mạng (ở những máy có hổ trợ).
    - Ngoài ra điện áp sẽ qua Diod D30 cấp nguồn cho chân 12 của IC điều xung TL494. Dể thấy, khi nguồn chính chạy IC này sẽ lấy nguồn nuôi từ đường 12V chính thông qua diod D.
    - Mạch cấp trước loại này ít thông dụng hơn loại sử dụng OPTO và IC họ 431 (lqv77 tôi sẽ đề cập vấn đề này trong một bài viết khác hoặc khi phân tích một sơ đồ cụ thể khác).

    3. Mạch công tắc (Còn gọi Power ON)
    - Khi ta nhấn nút Power On trên thùng máy (Hoặc kich power on bằng cách chập dây xanh lá và dây đen) Transistor Q10 sẽ ngưng dẫn, kế đó Q1 cũng ngừng dẫn. Tụ C15 sẽ nạp thông qua R15. Chân số 4 của IC TL494 sẽ giảm xuống mức thấp thông qua R17. Theo qui định, chân 4 mức thấp IC TL494 sẽ chạy và ngược lại chân 4 ở mức cao IC TL494 sẽ không chạy. Đây là chổ cốt lõi để thực hiện mạch “công tắc” và mạch “bảo vệ”.

    4. Hoạt động nguồn chính:
    - Sau khi bấm công tắc thì chân 4 IC TL494 sẽ ở mức thấp và IC TL494 sẽ hoạt động. Tại chân 8 và chân 11 sẽ xuất hiện xung dao động lần lượt thông qua 2 Transistor Driver là Q3 và Q4 qua Biến áp đảo pha T2 kích dẫn 2 Transistor Công suất kéo đẩy Q1 và Q2 (2SC4242 tương đương E13007) tạo xung cấp cho biến áp chính T3. Ở ngỏ ra các đường điện áp tương ứng sẽ được nắng bằng Diod qua cuộn dây, tụ lọc cho ta 12V, 5V…

    5. Hoạt động ổn áp:
    - Mạch hồi tiếp (feedback) sẽ trích mẫu từ các đường 5V, -5V, 12V, -12V thông qua R25 và R26 để trở về chân số 1 (feedback) của IC TL494. Căn cứ vào tín hiệu này IC sẽ cấp xung ra mạnh hơn hay yếu hơn để cho điện áp ngã ra luôn ổn định ở mức 5V và 12V tương ứng.

    6. Mạch Power Good:
    - Mạch này sẽ tính toán các đường áp chính phụ rồi đưa ra kết luận là bộ nguồn có OK hay không. Mainboard sẽ lấy tín hiệu này làm chuẩn để hoạt động hay không hoạt động.

    7. Mạch quá áp (overvoltage)
    - Thành phần chính gồm Q5 và Q6 và các linh kiện xung quanh. Cũng trích mẫu từ các đường nguồn và tính toán nếu áp sai quy định sẽ cúp nguồn ngay. Ví dụ: Khi kết nối nhầm giữa 5V và -5V sẽ có điện áp đi qua D10, R28, D9 đến cực B của Q6. Transistor này sẽ dẫn và làm cho transistor Q5 dẫn. 5V từ chân 14 IC TL494 qua Diod D11 về chân 4 IC TL494 làm cho chân này ở mức cao, lập tức IC sẽ bị ngừng hoạt động (lqv77 tôi đã đề cập ở mục 3 bên trên).

    Nguồn tham khảo: http://www.pavouk.org/hw/en_atxps.html
    |

  • #2
    tiếp theo là bài sửa chữa mạch nguồn

    Tiếp theo bài “Phân tích mạch nguồn ATX (DTK PTP-2038)” tôi xin gợi ý một số điểm giúp các bạn định hướng sửa chữa dạng nguồn này.


    1. Mạch Chỉnh lưu:

    - Lỗi thường gặp là đứt cầu chì F1, chết Varistors Z1 và Z2, chết các cầu Diod D21..D24. Nguyên nhân chủ yếu là do gặt công tắc 115/220V sang 115V rồi cắm vô điện 220V. Hoặc có chạm tải ở ngỏ ra. Nên ta phải kiểm tra các ngỏ ra trước khi cấp điện cho mạch. Như ở bài phân tích, cuối mạch này có điện áp 300V là OK.

    - Một số trường hợp cặp tụ lọc nguồn C5, C6 (hai tụ to đùng dể thấy nhất đó) bị khô hoặc phù sẽ làm cho nguồn không chạy hoặc chạy chậm chờn, tuột áp.

    2. Mạch nguồn cấp trước:

    - Khi một bộ nguồn không chạy, việc đầu tiên trước khi ta mở vỏ hộp nguồn là kiểm tra xem dây màu tím có 5V STB hay không? Nếu không là mạch nguồn cấp trước đã hư.

    - Thường thì chết Q12 C3457, zener ZD2, Diod D28 đứt hoặc chạm, chết IC 78L05.

    - Mạch này OK thì khi ta cắm điện là nó luôn luôn được chạy.

    - Tuy nhiên dạng mạch cấp trước này ít thông dụng bằng lọai có OPTO và IC họ 431 (Sẽ đề cập ở bài viết khác).

    3. Mạch công tắc (Còn gọi Power ON)

    - Sau khi kiểm tra dây tím có 5V STB thì việc thứ hai cần làm là kiểm tra xem dây công tắc xanh lá cây có mức CAO (khoảng 2,5V ~ 5 V) hay không? Lưu ý là dây xanh lá chỉ cần có mức CAO (tức 2,5V ~ 5V) mà không cần thiết phải là 5V. Một số bạn kiểm tra thấy chưa đủ 5V thì lo đi sửa lỗi chổ này và loay hoay mãi.

    - Mạch này chạy với điện áp và dòng thấp nên rất ít hư hỏng. Việc mất áp này rất ít xảy ra (Vì nó lấy từ nguồn 5V STB của dây tím mà). Lỗi thường gặp là có mức CAO nhưng kick nguồn không chạy. Lỗi này do các mạch ở phía sau như “Nguồn chính không chạy”, có chạm tải bị “mạch Bảo vệ” ngăn không cho chạy.

    - Nói tóm lại mạch này gần như không hư. Nếu kiểm tra mọi thứ đều bình thường mà kích nguồn không chạy thì thay thử IC điều xung TL494. Vì chân số 4 của IC sẽ quyết định việc chạy hay không chạy mà bị lỗi thì kick đến sáng IC cũng không chạy.

    4. Mạch nguồn chính:

    - Nguyên nhân hư hỏng chủ yếu vẫn là khu vực này. Lỗi thường gặp: chết cặp công suất nguồn Q1, Q2 2SC4242. Transistor này có dòng chịu đựng 7A, chịu áp 400V, công suất 400W. Có thể thay tương đương bằng E13005, E13007 có bán trên thị trường. Chạm các diod xung nắng điện ở ngỏ ra (thường là diod đôi hình dạng 3 chân như Transistor công suất) D18, D28, D83-004… đo đây là Diod xung nên chỉ thay bằng diod xung (tháo ra từ các nguồn khác) hoặc thay đúng Diod xung không thay bằng các diod nắng nguồn thông thường được. Chết IC điều xung TL494 ít nhưng vẫn thường xảy ra. Thường thấy các tụ lọc ngỏ ra bị khô hay phù có thể gây chập chờn không ổn định hoặc sụt áp.
    * Lưu ý: Các Transistor công suất và diod xung nắng điện mạch này bị chạm sẽ gây đứt cầu chì và làm chết các diod nắng điện ở mạch chỉnh lưu.

    5. Mạch ổn áp, Power Good, bảo vệ quá áp:

    - Mạch ổn áp chỉ làm nhiệm vụ lấy mẫu áp ngã ra và đưa về cho IC điều xung TL494 để xử lý. Còn mạch Power Good và bảo vệ quá áp cũng lấy mẫu rồi cân đo đong đếm thông qua IC2 LM393 để quyết định có cho IC điều xung TL494 họat động hay không. Các mạch này chạy sai đa phần do một hoặc cả 2 IC bị lỗi.

    Lời kết:

    - Đa số các nguồn ATX trên thị trường đều tương tự mạch này, với IC điều xung TL494 (KA7500) ngòai ra còn dạng chạy với IC điều xung họ KA3842 với công suất là một MOSFET và một tụ lọc nguồn ngã vào (khác với dạng này là 2 Transistor và hai tụ lọc nguồn ngã vào). NGuồn cấp trước thì dạng chạy với OPTO và IC 431 thì nhiều hơn. Tôi sẽ tìm lại sơ đồ mạch nguồn ATX của lọai vừa nêu và có bài phân tích. Riêng các nguồn “máy hiệu” như DELL, Compaq… sẽ có bài viết riêng vì nó hơi khác chút xíu.
    |

    Comment


    • #3
      Chào bạn Thangveo JSC!
      Cho mình hỏi thêm chút về bộ nguồn ATX :
      - Bộ nguồn hiện đã thịnh hành ở Việt Nam chưa?
      - Anh Vinh xuất thân ở đâu? Có gần Ninh Bình không?
      - Những linh kiện trong bộ nguồn sẵn có tại Đông Nam Á ko?Nếu hoàn thiện bộ nguồn hết bao nhiêu?
      Đôi điều tham khảo? mong chỉ giáo?
      Trần Duy Phong
      Mobile : 01699470568
      Email :duyphongnd@gmail.com

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi duyphongnd Xem bài viết
        Chào bạn Thangveo JSC!
        Cho mình hỏi thêm chút về bộ nguồn ATX :
        - Bộ nguồn hiện đã thịnh hành ở Việt Nam chưa?
        - Anh Vinh xuất thân ở đâu? Có gần Ninh Bình không?
        - Những linh kiện trong bộ nguồn sẵn có tại Đông Nam Á ko?Nếu hoàn thiện bộ nguồn hết bao nhiêu?
        Đôi điều tham khảo? mong chỉ giáo?
        chào bạn hiện nay ở việt nam nhà ai cũng đang dùng máy tính cả thì có khoảng 90% chúng ta dùng nguồn ATX điều đó đã trả lời là bộ nguồn rất thịnh hành

        anh vinh xuất thân ở trong sài gòn vì tài liệu này là anh ý mua mà lại tung ra miễn phí nên mình phải đề tên người đã mua những giáo trình này

        linh kiện trong bộ nguồn thì có rất nhiều bạn có thể mua các nguồn cũ nguồn chết để lấy linh kiện còn bọ nguồn thì bạn có thể ra hỏi các cửa hàng công ty bán linh kiện máy tính nhưng thường các nguồn ATX 350 bây giờ khoảng 100 đến 250 VND còn các nguồn có công suất cao hơn như 450 hoặc 600 thì giá nó sẽ đắt hơn
        |

        Comment


        • #5
          Mạch này cách đây 2 năm mình cũng được thầy TS Hoành Minh Trí - ĐHBK TPHCM giới thiệu rùi ?

          Comment


          • #6
            có cơ sở ở Việt nam đã từ nguyên lí nguồn ATX chế thành một bộ nạp acqui 12V /10A chạy khá tốt . họ thay nguồn cấp trước bằng một biến áp thường , thêm IC555 chống quá dòng tầng công xuất , IC 4558 so áp ngắt role khi acqui được nạp đầy . mạch này hơi giống mạch trong bài " Nghịch nguồn ATX " của anh NDV cũng trong diễn đàn này .

            Comment


            • #7
              Trong lúc rãnh rỗi tôi viết vu vơ đó mà. Tôi muốn sưu tầm tài liệu để dành tham khảo và share cho các bạn mới vào nghề.

              @duyphongnd: Muốn biết người mà Thang nói thì bạn vào đây xem nhé:

              http://lqv77.com/about/
              <-- Phần cứng chuyên nghiệp
              --> Support: Laptop, mainboard, monitor, LCD, printer, USB flash disk, mp3, mp4...

              Comment


              • #8
                http://lqv77.com Mình cũng hay vào đọc bài ở đây. Mình có ý kiến như này: Khi sửa phần nguồn có một phần tử opto kết nối từ bên thứ cấp về thì có thể thay nó bằng con điện trở tương đươg bên sơ cấp có đc ko? (giá trị khoảng bao nhiêu k_ohm). Vì khi sử mình đều hở hết tải ra rồi. Nhưng vẫn ngắt mở bới tung hết cả diode lên nhưng cũng ko con nào bị sao cả, cả tụ... Mục đích câu hỏi là nếu làm đc như vậy thì mình có thể khoanh vùng đc tốt hơn bên nào hỏng. Mình ko phải sửa chữa chuyên nghiệp đôi điều mong mọi ng trả lời cho đỡ băn khoăn.

                Comment


                • #9
                  Vào đây để xem thảo luận về bộ nguồn ATX nhé:

                  http://lqv77.com/forum/index.php?showforum=5
                  <-- Phần cứng chuyên nghiệp
                  --> Support: Laptop, mainboard, monitor, LCD, printer, USB flash disk, mp3, mp4...

                  Comment


                  • #10
                    em đánh dấu bài nha
                    [๑۩۞۩๑][♥๑۩۞۩๑] (¯`•♥(A-Ma-Tơ)♥•´¯) [๑۩۞۩๑][♥๑۩۞۩๑]

                    Comment


                    • #11
                      úmbala ra quả bôm có trong nhà cẩn thận cái bộ nguồn của mình

                      Comment


                      • #12
                        Anh Vinh quê ở Cao Lãnh, hiện đang sống và làm việc tại TP HCM

                        Comment


                        • #13
                          Chế tạo nguồn cấp đa năng từ nguồn ATX máy tính.thiechan.vn - YouTube
                          các bác cho e hỏi ở phút 12 sao người ta lại dau // 2 điện trở 5w rồi đấu vào đầu 5v để làm gì ạ.tiếng anh lên e không hiểu gì. đấu thế thì 2 trở 5w đóng vai trò gì

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi aquangk Xem bài viết
                            Chế tạo nguồn cấp đa năng từ nguồn ATX máy tính.thiechan.vn - YouTube
                            các bác cho e hỏi ở phút 12 sao người ta lại dau // 2 điện trở 5w rồi đấu vào đầu 5v để làm gì ạ.tiếng anh lên e không hiểu gì. đấu thế thì 2 trở 5w đóng vai trò gì
                            Các bác ra chỗ đồng nát mua nguồn ATX(20k một chiếc ) về tha hồ nghiên cứu.

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            thangveojsc Tìm hiểu thêm về thangveojsc

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X