Thông báo

Collapse
No announcement yet.

CDI Xe máy .

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
    Cái này thực hiện được . Vì điểm chuẩn lấy từ chu kỳ trước chứ không lấy từ chu kỳ này .
    Đồng ý với bác Dinh Van là phải lấy từ chu kỳ truớc liền kề nhưng nó sẽ nảy sinh vấn đề :
    1/ Thực hiện điều đó thì luôn luôn bị trễ lại 1 chu kỳ máy (2 vòng quay cốt máy)
    2/ Giả sử có dữ liệu của chu kỳ truớc nhưng trong chu lỳ hiện tại thì khi cựa từ của volant quét qua cuộn kích ở góc 10 độ cách tử điểm thượng thì ... ? Hay lại dùng dữ liệu này cho chu kỳ kế tiếp ? --> giống điều 1 rồi.
    Cuối cùng về thiết kế mạch điện tử thì hoàn toàn có thể thực hiện đuợc như bác Dinh Van nói nhưng có hiệu quả hay không ? Nếu so sánh với trường hợp cuộn kích nằm ở vị trí sớm 40 độ so với tử điểm thượng của piston rồi dùng mạch delay và tính toán nghịch đảo vi phân của tốc độ quay (thể hiện qua điện áp cuộn kích sinh ra) như cô nhóc nói để có thời điểm đánh lửa phù hợp với tốc độ quay vủa volant thì cái nào có hiệu quả hơn ?

    Comment


    • #32
      hịnh` gi` thay ghe

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi trieunt Xem bài viết
        .......... Giả sử có dữ liệu của chu kỳ truớc nhưng trong chu lỳ hiện tại thì khi cựa từ của volant quét qua cuộn kích ở góc 10 độ cách tử điểm thượng thì ... ? Hay lại dùng dữ liệu này cho chu kỳ kế tiếp ? --> giống điều 1 rồi............?
        Khờ khờ !!!! Cậu lý luận khá đấy !!!
        Nếu dùng tay để quay thì đúng như vậy đấy !
        Giả sử một cái quạt đang quay với tốc độ 50 vòng/giây . Tôi thách đố cậu làm thế nào cho một vòng quay của nó giảm xuống còn 40 vòng hay tăng lên 60 vòng chỉ sau 1 ... vòng quay !
        Cậu làm được điều đó thì nổi tiếng DTVN luôn .
        Điện tử có thể có sự biến đổi linh hoạt theo từng chu kỳ . Nhưng cơ khí thì còn vướng vào quán tính . Vì vậy tốc độ vòng quay không thể thay đổi lớn đến như vậy được . Nó cần có thời gian để tăng và giảm tốc độ vòng quay
        Một điều đáng lưu ý là : Bất cứ cái động cơ gì thì tốc độ vòng quay chỉ có thể bắt đầu từ số vòng quay nhỏ ( từ o ) sau đó mới tăng dần tới lớn sau đó mới có thể tăng lên hay giảm xuống về 0 . Không có cái gì tự nhiên đã quay với vận tốc cực lớn được .
        Mạch điện cũng phải thiết kế theo nguyên tắc này
        Khè khè !!!
        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
        nguyendinhvan1968@gmail.com

        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

        Comment


        • #34
          bác Vân nói sai rồi, vận tốc trung bình thì khó giảm chứ vận tốc tức thời thì nó giảm nhanh lắm đấy: tuỳ thuộc vào lực tác động: a=F/M. Thò cái đũa vào cánh quạt thì chỉ sau 1/3 vòng w=0 ngay nếu đũa không gãy.
          Chọc chơi vậy, nhưng rõ ràng việc lấy w của vòng trước để tính góc trễ của vòng sau sẽ gặp sai số tương đối = k(sai lệch vận tốc góc của 2 vòng tua).
          Theo tôi đoán, người ta sẽ lấy điểm chuẩn theo thời điểm khó khăn nhất, dễ gặp sai số nhất. Có thể là thời điểm vòng tua thấp, khi vòng tua cao rồi, biến thiên tương đối vận tốc góc sẽ ít hơn, thì sai số cũng sẽ giảm đi.
          Nhưng mục tiêu topic này là gì nhỉ?

          Comment


          • #35
            hau nhu cac ban tranh luan rat soi noi nhung tat ca deu sai het. Chac minh phai viet mot bai day du ve cdi de cac bac tuong tan moi duoc

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi hondacivic Xem bài viết
              hau nhu cac ban tranh luan rat soi noi nhung tat ca deu sai het. Chac minh phai viet mot bai day du ve cdi de cac bac tuong tan moi duoc
              Hoan hô, rất mong bác hondacivic làm 1 bài đầy đủ về nguyên lý và mạch điện tử điều khiển tương ứng của CDI. Nhưng nếu chỉ là đơn thuần sơ đồ nguyên lý hoạt động của CDI thì , hehe, em nghĩ chắc khỏi nhọc công bác làm gì

              Comment


              • #37
                Chủ đề nào có bác Vân tham gia cũng thú vị cả,em cũng xin góp vui chút ít.Trong một chiếc xe phổ thông có điểm đánh lửa thay đổi theo vòng tua là xe Dream,trên vô lăng nó có khắc các kí tự F (fire) và T(top) và điểm F tính theo vòng quay của vô lăng thì nó ở trước điểm T khoảng trên dưới 10 độ gì đó(cái này em ước lượng bằng mắt thôi).
                Thứ nữa là cái vấu nam châm kích lửa trên vô lăng nó có hình dạng hơi dài chứ không tròn như các xe cub đời cũ(đánh lửa cố định)=>xung kích đánh lửa có độ dài lớn hơn.
                Em cũng có cơ hội thử nghiệm các loại IC và em thấy rằng,đánh lửa sớm nhất là các IC của xe TQ lúc đề có hiện tượng nổ ngược như bác Vân nói,rất khó chịu.
                Một số loại IC trong nước sản xuất,có điểm đánh lửa cố định và muộn hơn IC của TQ nhưng lại sớm hơn IC hãng.Loại này khắc phục được hiện tượng nổ ngược và nếu nói về khả năng tăng tốc cũng như tiết kiệm xăng thì còn cao hơn cả IC hãng.Nhược điểm của IC này là khi đi ở tốc độ thấp xe có hiện tượng giật do mômen xoắn lớn hơn so với IC hãng nên nếu người đi xe là người già,phụ nữ thì rất khó kiểm soát.Về lâu về dài chạy loại IC này không tốt cho biên(rất nhanh kêu).
                Thứ ba là các IC theo xe do các hãng như là mitsuba,shindenghen sản suất,đặc điểm là khi chạy chậm thì góc đánh lửa sơm nhỏ,và tăng dần khi tua máy tăng,nhưng khi tăng nữa thì góc này lại giảm.Chạy loại này rất bền máy mặc dù không bốc bằng các IC kia. Điều duy nhất em băn khoăn là tại sao khi tua máy lên gần với giá trị tối đa thì góc đánh lửa sớm của các IC này lại giảm.

                Comment


                • #38
                  Có anh chị nào biết động cơ xe đạp đien không chỉ em với nó như dộng cơ của quạt trần phải không và nó dùng bình khô 12v kích lên 220v phải không ai biết động cơ bán ở đâu xin cho biết cảm ơn nhiều

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi anhhungnup Xem bài viết
                    Chủ đề nào có bác Vân tham gia cũng thú vị cả,em cũng xin góp vui chút ít.Trong một chiếc xe phổ thông có điểm đánh lửa thay đổi theo vòng tua là xe Dream,trên vô lăng nó có khắc các kí tự F (fire) và T(top) và điểm F tính theo vòng quay của vô lăng thì nó ở trước điểm T khoảng trên dưới 10 độ gì đó(cái này em ước lượng bằng mắt thôi).
                    Thứ nữa là cái vấu nam châm kích lửa trên vô lăng nó có hình dạng hơi dài chứ không tròn như các xe cub đời cũ(đánh lửa cố định)=>xung kích đánh lửa có độ dài lớn hơn.
                    Em cũng có cơ hội thử nghiệm các loại IC và em thấy rằng,đánh lửa sớm nhất là các IC của xe TQ lúc đề có hiện tượng nổ ngược như bác Vân nói,rất khó chịu.
                    Một số loại IC trong nước sản xuất,có điểm đánh lửa cố định và muộn hơn IC của TQ nhưng lại sớm hơn IC hãng.Loại này khắc phục được hiện tượng nổ ngược và nếu nói về khả năng tăng tốc cũng như tiết kiệm xăng thì còn cao hơn cả IC hãng.Nhược điểm của IC này là khi đi ở tốc độ thấp xe có hiện tượng giật do mômen xoắn lớn hơn so với IC hãng nên nếu người đi xe là người già,phụ nữ thì rất khó kiểm soát.Về lâu về dài chạy loại IC này không tốt cho biên(rất nhanh kêu).
                    Thứ ba là các IC theo xe do các hãng như là mitsuba,shindenghen sản suất,đặc điểm là khi chạy chậm thì góc đánh lửa sơm nhỏ,và tăng dần khi tua máy tăng,nhưng khi tăng nữa thì góc này lại giảm.Chạy loại này rất bền máy mặc dù không bốc bằng các IC kia. Điều duy nhất em băn khoăn là tại sao khi tua máy lên gần với giá trị tối đa thì góc đánh lửa sớm của các IC này lại giảm.
                    Mấy hôm trước mình có phân tích hệ thống đánh lửa trên máy hiện sóng kỹ thuật số thấy động cơ càng chạy nhanh vị trí đánh lửa càng sát xung kích chứ đâu có hiện tượng như bạn thấy . mình thử trên xe wave alpha

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                      Khờ khờ !!!! Cậu lý luận khá đấy !!!
                      Nếu dùng tay để quay thì đúng như vậy đấy !
                      Giả sử một cái quạt đang quay với tốc độ 50 vòng/giây . Tôi thách đố cậu làm thế nào cho một vòng quay của nó giảm xuống còn 40 vòng hay tăng lên 60 vòng chỉ sau 1 ... vòng quay !
                      Cậu làm được điều đó thì nổi tiếng DTVN luôn .
                      Điện tử có thể có sự biến đổi linh hoạt theo từng chu kỳ . Nhưng cơ khí thì còn vướng vào quán tính . Vì vậy tốc độ vòng quay không thể thay đổi lớn đến như vậy được . Nó cần có thời gian để tăng và giảm tốc độ vòng quay
                      Một điều đáng lưu ý là : Bất cứ cái động cơ gì thì tốc độ vòng quay chỉ có thể bắt đầu từ số vòng quay nhỏ ( từ o ) sau đó mới tăng dần tới lớn sau đó mới có thể tăng lên hay giảm xuống về 0 . Không có cái gì tự nhiên đã quay với vận tốc cực lớn được .
                      Mạch điện cũng phải thiết kế theo nguyên tắc này
                      Khè khè !!!
                      bác định dùng chu kỳ trước đo thời gian rồi kích hoạt đánh lửa ở chu kỳ sau ở tốc độ cao còn còn phải bàn lại , chứ ở chế độ cầm chừng động cơ nó lừng khừng nhanh chậm khác nhau trong từng chu kỳ, đo kiểu đó nó nổ dội lại là cái chắc.

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi kaokuong Xem bài viết
                        bác định dùng chu kỳ trước đo thời gian rồi kích hoạt đánh lửa ở chu kỳ sau ở tốc độ cao còn còn phải bàn lại , chứ ở chế độ cầm chừng động cơ nó lừng khừng nhanh chậm khác nhau trong từng chu kỳ, đo kiểu đó nó nổ dội lại là cái chắc.
                        Bác Vân chỉ nói đùa với anh em vậy thôi. Chứ ai lại lấy tín hiệu chu kỳ trước mà điều khiển chu kỳ sau?

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi kaokuong Xem bài viết
                          bác định dùng chu kỳ trước đo thời gian rồi kích hoạt đánh lửa ở chu kỳ sau ở tốc độ cao còn còn phải bàn lại , chứ ở chế độ cầm chừng động cơ nó lừng khừng nhanh chậm khác nhau trong từng chu kỳ, đo kiểu đó nó nổ dội lại là cái chắc.
                          Dùng xung chuẩn của chu kỳ trước để làm chuẩn , nhưng không .... đo hay ... làm trễ . Nên tuyệt đối chính xác .
                          Cả trong trường hợp bị mất một xung chẩn thì hệ thống vẫn hoạt động đúng thời điểm dự định chính xác trong chu kỳ đó .
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi hondacivic Xem bài viết
                            hau nhu cac ban tranh luan rat soi noi nhung tat ca deu sai het. Chac minh phai viet mot bai day du ve cdi de cac bac tuong tan moi duoc
                            Sao không thấy đồng chí hondacivic làm một bài cho mọi người tham khảo học hỏi vậy
                            |

                            Comment


                            • #44
                              Mình cũng xin có vài ý kiến xin các bạn chỉ giáo thêm :

                              1. Tốc độ vòng quay của máy sẻ từ 0 và tăng đến một giá trị nhất định cho phép của thiết bị diều khiển cũng như mức chịu đựng tới hạn của cơ khí .
                              2. Với một chu kỳ máy cái quan trọng nhất là đánh lửa đúng thời điểm sao cho hiệu quả đốt cháy nhiên liệu sinh công được tối ưu nhất (thời điểm đánh lửa) chính điều ày sẻ làm cho ứng với những khoản vòng tua nhất định sẽ có những khoản thời điểm đánh lửa phù hợp nhất .
                              3. Đối với xe máy về mặt cơ khí có bộ cam (để đóng mở van hút xả) nó đóng vai trò như là 2 ngưởng sớm nhất và trể nhất của chu máy .
                              4. Nếu có thiết bị nào nhận biết vòng tua máy xuất tính hiệu cho đánh lữa là xem như xong phần đánh lữa cho bugi .
                              5. Trong thực tế mình có biết một loại xe có góc đánh lữa sớm đầu tiên là 8 độ và góc đánh lửa sau cùng là 38 độ với tua máy là 12.000 vòng/phút .

                              Vài dòng xin các bạn góp ý, xinca1c bạn chỉ giáo thêm
                              |

                              Comment


                              • #45
                                Xem trên diễn đàn nghe mấy bác tranh luận thì hình như mấy bác không rành về động cơ xe máy lắm.Không biết những xe đời mới đắt tiền thì thế nào,chứ dòng Dream ,Wave ,Furture thì hệ thống đánh lửa cực kỳ đơn giản :Một cuộn dây (thợ hay gọi là cuộn dây lửa nằm trong bộ volant phát điện) tao 1 điẹn thế khoảng 250v AC ,chỉnh lưu điện thế này nạp vào 1 tụ 4mF/400v.Một thyistor nối tụ với Bobin lửa ( biến thế tạo cao áp),cuộn kích khi có gờ điều khiển đi qua sẻ tạo xung mở thyistor phóng điện qua bobin tạo dòng điện cao áp 28.000>>35.000v phóng tia lửa qua bugi.
                                Còn về thời điểm đánh lửa,nó luôn là sớm (không có động cơ nào đánh lửa tại tử điểm thượng ) .Việc điều chỉnh đánh lửa sớm với hệ thống cơ khí thì người ta dùng lực ly tâm (như xe Honda 67),còn ô tô thì còn dùng thêm áp suất thấp ở cổ hút.
                                Hệ thống đánh lửa CDI tôi nói ở trên cũng có tự động đánh lửa sớm đấy,vì xung điều khiển hình sin nên tốc độ thấp thì thời điểm đánh lửa ở đỉnh xung ,nếu tốc độ cao hơn ,biên độ xung lớn nên thời điểm đánh lửa dịch dần về phía sườn trươc của xung ở mức có thể kích thyistor mở.
                                Đó là Honda còn dòng xe Vespa đánh lửa CDI đời cũ thì không có cả cuộn kích mà người ta dùng bán kỳ trước nạp tụ và bán kỳ sau để điều khiển thyistor (dĩ nhiên cuộn dây phải quấn khác đi cho phù hợp)
                                Last edited by ky5725; 22-11-2007, 15:45.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X