Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chuyển đổi điện 3P/200V sang 3P/220V

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi dangminh77 Xem bài viết
    Ý là vậy nè anh,
    Thiết bị đó xài 3P/200V/4570W của Nhật, Nhà hàng em chỉ có điện 220V, không có 3P nên muốn tính công suất của cục biến thế (chuyển 1P/220V sang 3P/200V) là bao nhiêu thì ổn ạ? Đó là ý em đang hỏi.
    Nhà hàng to ko mà ko dùng 3P nhỉ? Nếu chuyển từ 3P sang 3P thì thiết bị sẽ rẻ tiền và sẵn có hơn, chuyển từ 1P sang 3P chắc là có nhưng đắt hơn. Công suất thì bạn cứ cho nó dùng đến 70% của biến thế, tức là bạn cần 4570/0,7 = 6528W. Bạn tìm loại 6500W (6,5kW) trở lên là được. Nhưng thông thường biến thế nó ghi công suất là VA (hoặc kVA), thường lớn hơn W rất nhiều (mà mình ko biết cách chuyển đổi hehe).

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
      mấy a làm rắc rối vấn đề quá ạ. anh chủ thớt tháo cái nồi ra xem khả năng lớn là nó sẽ chỉnh lưu 3 pha bên trong ấy. nếu đúng thì dùng 1 pha 220v cấp cho cả 3 pha của nó chạy khỏe...
      Nhưng vẫn phải dùng thêm biến áp 220V/110V nếu đúng cái điện áp 200V ghi trên vỏ đó là điện áp dây chứ ko phải điện áp pha, nếu ko e là có khói bốc lên

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi dangminh77 Xem bài viết
        Ý là vậy nè anh,
        Thiết bị đó xài 3P/200V/4570W của Nhật, Nhà hàng em chỉ có điện 220V, không có 3P nên muốn tính công suất của cục biến thế (chuyển 1P/220V sang 3P/200V) là bao nhiêu thì ổn ạ? Đó là ý em đang hỏi.
        1. Mình chưa nghe nói tới biến thế chuyển 1P thành 3P, nếu có chắc đắt vì điện áp 3P là 3 điện áp 1P lệch nhau 120o.
        2. Là nhà hàng thì không nên tháo nồi ra chế cháo làm gì.
        3. Nhà hàng tiêu thụ công suất lớn thì nên gọi điện lực kéo cho đường dây 3P (dùng cho đỡ tổn thất điện năng). Mua biến áp chuyển 3P 380V xuống 3P 200V, công suất khoảng 6kVA là được (coi hệ số công suất nồi cơm khoảng 0.8).

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
          mấy a làm rắc rối vấn đề quá ạ. anh chủ thớt tháo cái nồi ra xem khả năng lớn là nó sẽ chỉnh lưu 3 pha bên trong ấy. nếu đúng thì dùng 1 pha 220v cấp cho cả 3 pha của nó chạy khỏe...
          Nồi cơm thường dùng thanh đốt nóng, sao họ lại mất công chỉnh lưu sang 1 chiều làm gì?
          Với lại điện áp 3P200V là điện áp dây, sao đưa điện áp 1 pha 220V vào được?

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi trgiap Xem bài viết
            Nồi cơm thường dùng thanh đốt nóng, sao họ lại mất công chỉnh lưu sang 1 chiều làm gì?
            Với lại điện áp 3P200V là điện áp dây, sao đưa điện áp 1 pha 220V vào được?
            Mèo nói ví dụ vậy thôi vì chỉ khó khi có mô tơ 3 pha thôi còn không có thì đấu lại mạch để các đầu nguồn trong nồi nhận được điện 1 pha 220 volt .

            Comment


            • #21
              dạ 90% nó là nồi điện tử cao tần ạ. còn nếu nó mà dùg sợi đốt thì chỉnh áp bằng dimer cũng dễ và rẻ lắm ạ...

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
                mấy a làm rắc rối vấn đề quá ạ. anh chủ thớt tháo cái nồi ra xem khả năng lớn là nó sẽ chỉnh lưu 3 pha bên trong ấy. nếu đúng thì dùng 1 pha 220v cấp cho cả 3 pha của nó chạy khỏe...
                Chỉnh lưu 3 pha: 3 pha điện áp lệch nhau 120 độ làm cho 2 hoặc 3 diot (hoặc thys) thông, lấy điện áp 1 pha cấp cho cả 3 đầu vào của bộ chỉnh lưu thì làm gì có chênh áp mà tạo ra điện áp 1 chiều.

                Điện áp 3P 200V (200V là điện áp dây, điện áp pha là 115V) qua cầu chỉnh lưu diot ra điện áp khoảng 280VDC

                Chỉ có thể đưa dây L & N của 1P 220V vào 2 đầu vào của bộ chỉnh lưu (đầu vào còn lại để hở) để tạo ra điện áp khoảng 310VDC. Như thế điện áp tăng khoảng 10%, ko chắc là có vấn để gì không.

                Điện áp 3P 380V (ở Việt nam là 3P 380V chứ ko phải 3P 220V) có đỉnh sine là 380/căn 3 * căn 2 = 310V, điện áp 3P 200V có đỉnh sine là 163V thì dùng Dimer để hạ điện áp thì không biết thiết bị có chịu điện áp đỉnh đó ko.

                Comment


                • #23
                  Bạn up ảnh của nồi lên đây xem nào. Đặc biệt là chỗ dây nguồn vào xem sao. Như ở bếp từ nội địa Nhật (3P/200V) về VN cũng dùng 1 pha 220V là sài được.

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  dangminh77 Tìm hiểu thêm về dangminh77

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X