Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xử lý chất thải sau khi làm mạch in bằng FeCl3

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xử lý chất thải sau khi làm mạch in bằng FeCl3

    Mọi người ơi, cho mình hỏi là sau khi tự làm mạch in bằng FeCl3 thì cái dung dịch chất thải mình xử lý nó như thế nào cho không ô nhiễm môi trường ?
    Cám ơn mọi người.

  • #2
    Nguyên văn bởi klong19 Xem bài viết
    Mọi người ơi, cho mình hỏi là sau khi tự làm mạch in bằng FeCl3 thì cái dung dịch chất thải mình xử lý nó như thế nào cho không ô nhiễm môi trường ?
    Cám ơn mọi người.
    dung dịch clorua sắt sau khi ngâm mạch rồi vẫn còn sử dụng được tiếp cho nhiều lần sau nữa , tùy theo mức độ pha đậm hay nhạt ,khi nào dung dịch ngả sang màu xanh thì bỏ, xử lý nó thì đổ vào cái chai nhựa hoặc hộp to , ngâm vào đó cục sắt như bulong , ốc to ,để nó ăn mòn hết cục sắt rồi đổ nước nhiều vào để làm loãng dung dịch rồi thải vào đất thôi , chứ mang ra biển thì xa quá !!! nhưng mà làm ít thì vấn đề ô nhiễm không quan trọng mấy đâu , 200gr FeCl3 thì dùng được nhiều mạch lắm .

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
      dung dịch clorua sắt sau khi ngâm mạch rồi vẫn còn sử dụng được tiếp cho nhiều lần sau nữa , tùy theo mức độ pha đậm hay nhạt ,khi nào dung dịch ngả sang màu xanh thì bỏ, xử lý nó thì đổ vào cái chai nhựa hoặc hộp to , ngâm vào đó cục sắt như bulong , ốc to ,để nó ăn mòn hết cục sắt rồi đổ nước nhiều vào để làm loãng dung dịch rồi thải vào đất thôi , chứ mang ra biển thì xa quá !!! nhưng mà làm ít thì vấn đề ô nhiễm không quan trọng mấy đâu , 200gr FeCl3 thì dùng được nhiều mạch lắm .
      Cám ơn bạn.
      Làm ít thì ko sao, nhưng nếu làm nhiều thì sao hả bạn, bạn có kinh nghiệm hay câu trả lời sâu hơn về mặt hóa học ko? Mình tính đầu tư 1 cái tay máy để khoan lỗ, như vậy có thể làm được nhiều mạch in, nhưng mình rất quan tâm đến môi trường và xử lý chất thải. Cám ơn bạn

      Comment


      • #4
        Làm nhiều thì đừng dùng FeCl3, dùng trực tiếp HCl + xục khí để ăn mòn. Chế thêm cái nguồn ổn dòng và 2 điện cực than chì (tháo từ cục pin thường) để điện phân. Khi nào hàm lượng đồng hòa tan trong dung dịch nhiều quá thì lại điện phân để lấy đồng ra ở 1 điện cực, điện cực kia có khí Cl2 bay ra nhưng nếu chỉnh dòng rất nhỏ thì Cl2 sẽ hòa tan trở lại vào dung dịch. Về nguyên tắc, vĩnh viễn không bao giờ phải thay dung dịch; thực tế, thỉnh thoảng vẫn cần châm thêm HCl nhưng rất ít.

        Thực tế bqv làm một bình ăn mòn như vậy dùng hơn 2 năm nay chưa từng thay/đổ dung dịch. Nếu không lỡ tay đánh đổ hay chuyện bất thường gì xảy ra thì nó phải chạy ít nhất vài năm nữa.

        Phương pháp ăn mòn bằng HCl có chi phí vận hành rẻ nhất so với tất cả các phương pháp còn lại (FeCl3, Ammonium persulfate ...) đồng thời cũng thân thiện nhất với môi trường. Cái khó là phải chế nguồn ổn dòng để điện phân; nhưng điều đó lại không phải là vấn đề đối với dân điện tử phải không ?
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #5
          để xử lý fecl3, mình thường dùng 3 cách:

          cách 1:
          đem đổ lên mấy ngọn cỏ dại trc nhà, cho nó chết, vừa lợi cho mình, đỡ tốn thuoc diẹt cỏ:

          cách 2:
          dc gọi là cuốn theo chiều gió, nghĩa là xem thử có hầm phân heo, hay mương nước bị ô nhiễm, ta đổ lun vào đó, ko ảnh hường gì đâu, vì bản thân đang ô nhiễm mà.

          cách 3:
          tắm nắng, bạn kiém 1 cái hộp nhựa bự bự, đổ dung dịch vo, xách bỏ lên mái nhà, khoảng 3 ngày là khô rang, còn lại đất, bạn thích thì cạo nó bỏ vô sọt rác

          hj
          không tiếp nhận cuộc gọi qua điện thoại vì đi làm toàn tập, tính khí thất thường, hay nóng võ công lại cao

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
            Làm nhiều thì đừng dùng FeCl3, dùng trực tiếp HCl + xục khí để ăn mòn. Chế thêm cái nguồn ổn dòng và 2 điện cực than chì (tháo từ cục pin thường) để điện phân. Khi nào hàm lượng đồng hòa tan trong dung dịch nhiều quá thì lại điện phân để lấy đồng ra ở 1 điện cực, điện cực kia có khí Cl2 bay ra nhưng nếu chỉnh dòng rất nhỏ thì Cl2 sẽ hòa tan trở lại vào dung dịch. Về nguyên tắc, vĩnh viễn không bao giờ phải thay dung dịch; thực tế, thỉnh thoảng vẫn cần châm thêm HCl nhưng rất ít.

            Thực tế bqv làm một bình ăn mòn như vậy dùng hơn 2 năm nay chưa từng thay/đổ dung dịch. Nếu không lỡ tay đánh đổ hay chuyện bất thường gì xảy ra thì nó phải chạy ít nhất vài năm nữa.

            Phương pháp ăn mòn bằng HCl có chi phí vận hành rẻ nhất so với tất cả các phương pháp còn lại (FeCl3, Ammonium persulfate ...) đồng thời cũng thân thiện nhất với môi trường. Cái khó là phải chế nguồn ổn dòng để điện phân; nhưng điều đó lại không phải là vấn đề đối với dân điện tử phải không ?
            Cám ơn anh bqviet nhiều, điều anh nói thật là hữu ích với em. Vậy là anh đã tự làm nhiều mạch in, cho em hỏi luôn anh dùng gì để khoan lỗ ? Cái ý dùng tay máy để khoan như em nói trên có khả thi ko anh? Cám ơn anh.

            [MENTION=237550]01642555134[/MENTION] : bạn thật có khiếu hài hước hehe.

            Comment


            • #7
              em thì chỉ có hắt từ trên tầng xuống đường

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                Làm nhiều thì đừng dùng FeCl3, dùng trực tiếp HCl + xục khí để ăn mòn. Chế thêm cái nguồn ổn dòng và 2 điện cực than chì (tháo từ cục pin thường) để điện phân. Khi nào hàm lượng đồng hòa tan trong dung dịch nhiều quá thì lại điện phân để lấy đồng ra ở 1 điện cực, điện cực kia có khí Cl2 bay ra nhưng nếu chỉnh dòng rất nhỏ thì Cl2 sẽ hòa tan trở lại vào dung dịch. Về nguyên tắc, vĩnh viễn không bao giờ phải thay dung dịch; thực tế, thỉnh thoảng vẫn cần châm thêm HCl nhưng rất ít.

                Thực tế bqv làm một bình ăn mòn như vậy dùng hơn 2 năm nay chưa từng thay/đổ dung dịch. Nếu không lỡ tay đánh đổ hay chuyện bất thường gì xảy ra thì nó phải chạy ít nhất vài năm nữa.

                Phương pháp ăn mòn bằng HCl có chi phí vận hành rẻ nhất so với tất cả các phương pháp còn lại (FeCl3, Ammonium persulfate ...) đồng thời cũng thân thiện nhất với môi trường. Cái khó là phải chế nguồn ổn dòng để điện phân; nhưng điều đó lại không phải là vấn đề đối với dân điện tử phải không ?
                Bác BQV ơi , tôi hay dùng cái hộp nhựa có chiều dài 25 cm , rộng 18 cm , chiều cao dung dịch HCl khoảng 10cm .Vậy khi muốn " phục hồi "cái dung dịch ăn mòn đó thì cần dòng điện khoảng bao nhiêu mA ? Mong nhận được hồi âm của bác .Xin cám ơn .

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi klong19 Xem bài viết
                  Cám ơn anh bqviet nhiều, điều anh nói thật là hữu ích với em. Vậy là anh đã tự làm nhiều mạch in, cho em hỏi luôn anh dùng gì để khoan lỗ ? Cái ý dùng tay máy để khoan như em nói trên có khả thi ko anh? Cám ơn anh.

                  [MENTION=237550]01642555134[/MENTION] : bạn thật có khiếu hài hước hehe.
                  Số lượng ít, trung bình thì dùng máy khoan bàn thông thường + thợ tay nghề khá một chút là đủ.

                  Số lượng nhiều gia công bởi xưởng cỡ nhỏ thường dùng máy khoan tọa độ CNC. Mua của vài cty trong nước giá đâu đó 30-50 tr. Hàng tàu khựa cũng tầm giá đó, nhưng khi hỏng thì ... chịu không chữa được. Cũng có thể tự chế tốn cỡ 10tr + rất nhiều công. Ở diễn đàn này đã có bài viết hướng dẫn của Mod itx và bqv về tự chế máy CNC.

                  Số lượng rất nhiều, cực nhiều (vài triệu mạch mỗi tháng) ở nhà máy lớn thì dùng máy khoan CNC chuyên nghiệp với truyền động servo và nhiều đầu khoan.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi saokengoi Xem bài viết
                    em thì chỉ có hắt từ trên tầng xuống đường
                    Tốt thôi, trúng phải người đi đường thì dễ có ngày tầng trên ăn gạch, chất thải ném ngược trở lại. Nhẹ thì bẩn nhà, hỏng đồ. Nặng thì sứt đầu mẻ trán. Làm người tử tế không muốn lại muốn khôn vặt, lại còn đi rêu rao ở diễn đàn.
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi thetung Xem bài viết
                      Bác BQV ơi , tôi hay dùng cái hộp nhựa có chiều dài 25 cm , rộng 18 cm , chiều cao dung dịch HCl khoảng 10cm .Vậy khi muốn " phục hồi "cái dung dịch ăn mòn đó thì cần dòng điện khoảng bao nhiêu mA ? Mong nhận được hồi âm của bác .Xin cám ơn .
                      Dòng khoảng 20-50 mA chạy qua đêm. Trên 200 mA là đã phát sinh khí độc Cl2 rồi. Thực ra ở dòng nhỏ thế này không cần nguồn gì phức tạp, dùng nguồn 220 VAC hạ dòng bằng tụ trực tiếp là đủ. An toàn hơn nữa thì kiếm cái xạc điện thoại di động 5V, nếu để cách xa 2 điện cực đồng thời dung dịch có ít đồng thì trở kháng sẽ rất lớn => dòng bé không cần ổn. Cho nó chạy liên tục vài ngày cũng chả sao.
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi klong19 Xem bài viết
                        Cám ơn bạn.
                        Làm ít thì ko sao, nhưng nếu làm nhiều thì sao hả bạn, bạn có kinh nghiệm hay câu trả lời sâu hơn về mặt hóa học ko? Mình tính đầu tư 1 cái tay máy để khoan lỗ, như vậy có thể làm được nhiều mạch in, nhưng mình rất quan tâm đến môi trường và xử lý chất thải. Cám ơn bạn
                        không biết là làm "nhiều" của bạn là bao nhiêu nên cũng chưa thể góp ý thêm được , còn dung dịch clorua sắt thì cũng giống như bác "bqv" làm đó , cũng điện phân để thu lại đồng đã hòa tan trong dung dịch , rồi lại sử dụng lại , tuy nhiên nó không được như HCL vì mức độ hao nhiều hơn , còn đầu tư tay máy thì chắc bạn làm số lượng rất lớn , thì bạn hãy tham khảo ở các nhà máy thôi , chứ thợ thì khó mà dám nói lắm , nhưng bác "bqv" có nói rồi , giá cả chóng mặt quá!!!

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        klong19 Tìm hiểu thêm về klong19

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X