Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin sơ đồ hạ áp 54V > 48V 50A

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • minhtien21
    replied
    Hạ xuống có 3v thì dùng ổn áp tuyến tính ấy. 50A x 3v = 150W chắc là phải dùng đến quạt tản nhiệt cho sò rồi. Mà bác dùng cho cái gì vậy sao cứ phải là 48v?

    Leave a comment:


  • trthnguyen
    replied
    Nguyên văn bởi hoangminh88 Xem bài viết
    Thấy bây giờ nhiều bác hạ áp được rồi. Có bác nào chia sẻ em cách hạ được không. Còn dư con nguồn mấy năm trước mà chưa hạ được. Tính lôi ra vọc vạch
    can thiệp đường hồi tiếp

    Leave a comment:


  • hoangminh88
    replied
    Thấy bây giờ nhiều bác hạ áp được rồi. Có bác nào chia sẻ em cách hạ được không. Còn dư con nguồn mấy năm trước mà chưa hạ được. Tính lôi ra vọc vạch

    Leave a comment:


  • taihung7z
    replied
    Nguyên văn bởi Asthased Xem bài viết

    Tại vì cái tải của mình là mạch nhiệt luyện cao tầng chi tiết nhỏ, công suất tối đa chỉ 2000W thôi (mình cần gia nhiệt bề mặt sắt C45 đường kính dưới 20mm). Mà kẹt cái mình cải tạo lại cái biến áp để sạc acquy xe tải to tổ bố rồi nắn lọc DC được đúng 48V-50A cấp điện vô mạch thì chạy phà phà, nhưng mà cái biến áp nó nóng khủng khiếp lắm (được 2 3 tháng phải đi quấn lại biến áp khác). Bây giờ quấn biến áp thường công suất to hơn thì nó lại quá to và rất tốn tiền dây đồng.

    Nay mình mua rẻ được cái nguồn xung viễn thông nhỏ gọn này, nhưng áp nó cao hơn có tí mà cắm vào là chết toi 6 con Mosfet 260N (đã cấp đúng cực - và GND vì nguồn viễn thông đầu ra - 51V). Vì vậy mình mới đau đàu như vậy.
    Em có ra mấy tiệm sửa tivi, amply gần nhà, mà ai thấy cũng né, không dám làm. Em nghĩ là can thiệp hồi tiếp chắc là được.
    Cái mạch nung tôi cao tần của bạn là loại siêu đơn giản, thuộc loại tự dao động, không có thiết kế bảo vệ gì.
    Khi bạn cấp điện áp cao hơn thì điểm làm việc của mạch này sẽ bị trôi đi, điện áp đỉnh peak/spike có thể tăng lên làm chết FET.
    Do đơn giản nên hiệu suất thấp => tốn điện, không khống chế được công suất, tần số => chỉ dùng cố định cho một loại vật liệu, không điều khiển được nhiệt độ tôi bề mặt, chiều sâu cần tôi.

    Tên tiếng anh loiaj sản phẩm trên là Inductant Heater
    sơ đồ mạch loại tự dao động này như sau: <file đính kèm>

    Việc dùng biến áp thường bị nóng một phần là do chỉnh lưu bị bão hòa vùng đỉnh sóng sine, làm nóng cuộn dây và cả lõi.

    Mình suggest bạn là kiếm mấy con nguồn Viễn thông khác xịn hơn có thể điều chỉnh được điện áp.
    Nhưng ngay cả khi có nguồn xịn thì cái mạch nung cao tần trên của bạn cũng chỉ được một thời gian thôi vì mình thấy nó độ tin cậy không cao, và cái giá phải trả là tiền điện hàng ngày

    Leave a comment:


  • tungoc
    replied
    Nguyên văn bởi Asthased Xem bài viết

    Tại vì cái tải của mình là mạch nhiệt luyện cao tầng chi tiết nhỏ, công suất tối đa chỉ 2000W thôi (mình cần gia nhiệt bề mặt sắt C45 đường kính dưới 20mm). Mà kẹt cái mình cải tạo lại cái biến áp để sạc acquy xe tải to tổ bố rồi nắn lọc DC được đúng 48V-50A cấp điện vô mạch thì chạy phà phà, nhưng mà cái biến áp nó nóng khủng khiếp lắm (được 2 3 tháng phải đi quấn lại biến áp khác). Bây giờ quấn biến áp thường công suất to hơn thì nó lại quá to và rất tốn tiền dây đồng.

    Nay mình mua rẻ được cái nguồn xung viễn thông nhỏ gọn này, nhưng áp nó cao hơn có tí mà cắm vào là chết toi 6 con Mosfet 260N (đã cấp đúng cực - và GND vì nguồn viễn thông đầu ra - 51V). Vì vậy mình mới đau đàu như vậy.
    Em có ra mấy tiệm sửa tivi, amply gần nhà, mà ai thấy cũng né, không dám làm. Em nghĩ là can thiệp hồi tiếp chắc là được.
    -Vì mạch đang chạy tốt với cục nạp biến áp(không biết phần lọc DC thế nào?) cho nên hãy thử dùng vôn kế(loại kim) đo xem khi vừa cấp nguồn, điện áp thay đổi như thế nào; trong quá trình sử dụng, điện áp ở mức nào?
    -Có thể vẽ mạch nhiệt luyện cho mọi người xem, góp ý. Có thể thay đổi mạch nhiệt luyện sẽ dễ hơn thay đổi cục nguồn
    -Trong viễn thông, có một số loại cục nguồn đời mới cho phép chỉnh điện áp ra đơn giản hơn.

    Leave a comment:


  • Asthased
    replied
    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
    Mạch đó mà chạy 10A thôi cũng muốn "quá tải" với mos 3205 100A/8mOhm rồi, mặc dù nếu dùng trong push-pull nó tải 80A ngon lành! Bởi vì ở đây nó phải chạy dạng tuyến tính, theo nguyên lí Vg=Vs+Bth, với Vth cỡ 4-5V. Tản nhiệt cho nó phải thiệt bự, cỡ nửa kí nhôm cộng với cái quạt nữa mới ổn!!! Mà tại sao dùng 48V dc mà không sd dc 51V nhỉ?!!!
    Tại vì cái tải của mình là mạch nhiệt luyện cao tầng chi tiết nhỏ, công suất tối đa chỉ 2000W thôi (mình cần gia nhiệt bề mặt sắt C45 đường kính dưới 20mm). Mà kẹt cái mình cải tạo lại cái biến áp để sạc acquy xe tải to tổ bố rồi nắn lọc DC được đúng 48V-50A cấp điện vô mạch thì chạy phà phà, nhưng mà cái biến áp nó nóng khủng khiếp lắm (được 2 3 tháng phải đi quấn lại biến áp khác). Bây giờ quấn biến áp thường công suất to hơn thì nó lại quá to và rất tốn tiền dây đồng.

    Nay mình mua rẻ được cái nguồn xung viễn thông nhỏ gọn này, nhưng áp nó cao hơn có tí mà cắm vào là chết toi 6 con Mosfet 260N (đã cấp đúng cực - và GND vì nguồn viễn thông đầu ra - 51V). Vì vậy mình mới đau đàu như vậy.
    Em có ra mấy tiệm sửa tivi, amply gần nhà, mà ai thấy cũng né, không dám làm. Em nghĩ là can thiệp hồi tiếp chắc là được.

    Leave a comment:


  • dinhthuong80
    replied
    Mạch đó mà chạy 10A thôi cũng muốn "quá tải" với mos 3205 100A/8mOhm rồi, mặc dù nếu dùng trong push-pull nó tải 80A ngon lành! Bởi vì ở đây nó phải chạy dạng tuyến tính, theo nguyên lí Vg=Vs+Bth, với Vth cỡ 4-5V. Tản nhiệt cho nó phải thiệt bự, cỡ nửa kí nhôm cộng với cái quạt nữa mới ổn!!! Mà tại sao dùng 48V dc mà không sd dc 51V nhỉ?!!!

    Leave a comment:


  • Asthased
    replied
    Mình tìm được trên mạng 2 kiểu sơ đồ này, áp ngõ vào tùy ý. Điện áp ngõ ra phụ thuộc vào zenner ổn áp. Dòng cực đại phụ thuộc vào BJT hoặc Mosfet.
    Mình mắc thử sơ đồ sài Mosfet IRF540 vào 48V ra 32V dòng 2A thì thấy khả thi chỉ có điều con FET hơi nóng, Liệu tải 50A có khả thi không các bác.
    Mình tính sơ sơ thì công suất tiêu tán (sinh nhiệt) trên con FET hoặc BJT rơi vào tầm 150W-200W (tản nhiệt kịp không nhỉ)

    Leave a comment:


  • trthnguyen
    replied
    Nguyên văn bởi Asthased Xem bài viết
    Hàn thêm trở vào biến trở đó để chỉnh áp liệu có ổn ko nhỉ, có thể cháy nguồn ko nhỉ
    ko cháy.................................

    Leave a comment:


  • taihung7z
    replied
    Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết
    Đây là rectifier do Việt Nam (cụ thể là Fostef) chế tạo theo kiểu Hàn Quốc, dùng trong các tủ nắn VPRS của viễn thông. Mẫu này sản xuất quá lâu rồi, làm gì còn bảo hành bảo tỏi đâu mà không tháo ra, tiện thể làm vệ sinh luôn?
    Ý của bạn ấy có thể là bảo hành từ người bán.

    hi chủ thớt, thông số con của bạn có thể xem qua tại: http://dongahusa.com/pdf/VPRS-400N.pdf

    vì con này là nguồn viễn thông nên chú ý là cực + thực chất là Đất - nối vỏ, đầu ra là kiểu -48V.
    con này cho phép điều chỉnh từ -44V - -58V, vì vậy mong muốn điều chỉnh của chủ thớt là có thể được. Nhưng chưa rõ cài điều chỉnh này có thể chỉnh từ chỗ biến trở hay ko.

    con rec này có cho phép truyền thông RS485, khả năng là có thể điều khiển bằng phương pháp số được. Mắc ở chỗ là ko có protocol để giao tiếp.

    con rec này cũng đã cũ và đã thấy chỉnh sửa, chủ thớt cũng có thể thử bóc tách xem chỗ chỉnh biến trở.

    Leave a comment:


  • tungoc
    replied
    Đây là rectifier do Việt Nam (cụ thể là Postef) chế tạo theo kiểu Hàn Quốc, dùng trong các tủ nắn VPRS của viễn thông. Mẫu này sản xuất quá lâu rồi, làm gì còn bảo hành bảo tỏi đâu mà không tháo ra, tiện thể làm vệ sinh luôn?

    Leave a comment:


  • tungoc
    replied
    Nguyên văn bởi Mèo mướp Xem bài viết
    Hạ xuống có 3v thì dùng ổn áp tuyến tính đi. 50A x 3v = 150W chắc là phải dùng đến quạt tản nhiệt cho sò rồi. Mà bạn thớt dùng cho cái gì vậy sao cứ phải là 48v hơn 1 xíu hông được sao...
    Đúng là không biết chủ thớt dùng vào việc gì nữa, trong khi thiết bị điện nào cũng cho phép nguồn dao động trong ngưỡng nào đó mà. 48V+10% thành 52,8V rôi.

    Leave a comment:


  • Mèo mướp
    replied
    Hạ xuống có 3v thì dùng ổn áp tuyến tính đi. 50A x 3v = 150W chắc là phải dùng đến quạt tản nhiệt cho sò rồi. Mà bạn thớt dùng cho cái gì vậy sao cứ phải là 48v hơn 1 xíu hông được sao...

    Leave a comment:


  • Asthased
    replied
    Hàn thêm trở vào biến trở đó để chỉnh áp liệu có ổn ko nhỉ, có thể cháy nguồn ko nhỉ

    Leave a comment:


  • Asthased
    replied
    Đây là con nguồn của mình nè, đúng là nó biến trở chỉnh áp ngõ ra, nhưng chỉ hạ dc tối đa còn 51V. Muốn xuống 48v chắc phải xổ ra hàn thêm trở vào con biến trở này quá
    Attached Files

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

Asthased Tìm hiểu thêm về Asthased

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X