Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo kim

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Chào các bác cao thủ! Em là dân Toán nhưng say mê diện tử nữa, nhưng vì không có trường lớp đàng hoàng nên kiến thức tùm lum hết ah! Em vừa sắm cái 960! các chức năng khác thì tạm tạm nhưng em không biết cách sử dụng hai cổng OUTPUT và cổng 2.5A trên VOM, có phỉ khi đo DC Ampe mà lên tới 2.5A ta phải chuyển dây đỏ vào cổng 2.5A không ah! Cám ơn các bác "cao thủ" nhiều ah!
    Thiên đường xuất hiện ở những nơi có tình yêu!
    Mèo con's blog:

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi lamgiathoai
      Xin cam on bác oreka0303 nhieu lắm bay giờ thì em đã hiểu về đo tụ rồi nhưng còn về cách đo các con trans thì đo như thế nào mong Bác chỉ giúp với...xin cam on nhieu nhieu.
      Bạn muốn hỏi cách đo transistor đúng không?

      - ta có giữa hai mối nối BE tương đương 1 con diode--> đặt que đen (VOM) chân B que đỏ chân E thấy kim lên ,đảo que đo lại kim không lên (*)

      - ta có giữa hai mối nối BC tương đương 1 con diode --> đặt que đen (VOM) chân B ,que đỏ chân C thấy kim lên ,đảo que đo lại kim không lên (**)

      - giữa hai mối nối CE tương đương R vô cùng lớn ( đặt hai que đo vào chân C và E hay ngược lại --> kim không lên)(***)

      từ (*) (**) (***) --> transistor còn tốt
      LƯU Ý : đây là cách đo cho transistor loại NPN còn PNP thì ngược lại. và khi đo chỉnh thang đo điện trở ở giai đo X1 hoặc X10
      chúc thành công!

      ĐƯỜNG ĐI KHÓ,
      KHÔNG KHÓ VÌ NGĂN SÔNG CÁCH NÚI
      MÀ CHỈ SỢ LÒNG NGƯỜI NGẠI NÚI E SÔNG !

      Comment


      • #33
        người không chuyên về dtu thì dùng VOM khi cần đo xem đoạn dây có liền mạch ( không bị đứt) không, đo điện áp nguồn AC hay thử pin 1.5 V , 9V xem còn tốt không....

        làm như hình:
        Attached Files
        chỉ llac bang tel

        Comment


        • #34
          mình cũng mới vào nghề nên cũng không có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng đồng hồ kim mình cũng xin giới thiệu bạn những gì mình biết cho bạn tham khảo:
          đối với đo ohm :trước khi đo bạn cần nhập kim lại ,để coi kim đồng hồ có trùng với số 0 không .Nếu không bạn chỉnh núm điều chỉnh kim (nó nằm bên tay phải ,gần mặt đồng hồ . Sau đó tiến hành đo bình thường .
          QUANG VINH 07

          Comment


          • #35
            Chào bạn Minh_dang!
            Theo tôi vì bạn mới bước vào lĩnh vực điện tử. Bạn nên qua trang web:
            http://hocnghe.com.vn/
            Ở đó có mục điện tử cơ bản giới thiệu rất chi tiết có cả hình ảnh. Chú ý chỉ miễn phí cho mục điện tử cơ bản thôi. còn các mục còn lại phải có thẻ mới được học!
            Chúc bạn thành công
            Thân ái!
            "Chỉ có rượu mới biết bụng mênh mông nhường nào
            Chỉ có bụng mới biết rượu đi đâu về đâu.
            Gặp nhau lần nào cũng rượu"

            Comment


            • #36
              Về đồng hồ đo kim nhà mình cũng có một cái .Nên mình cũng có biết chút ít về cách dùng :
              +Để đo ohm :
              Bạn nhập hai que đo lại và sau đó chỉnh biến trở cho kim chỉ thị về số 0
              Sau đó bạn đặt 2 que đo lên 2 chân điện trở và đo
              + Để đo Vôn :
              Đo AC :Chọn thang đo ACV (chọn thang đo lớn hơn điện áp cần đo một nấc)
              *Chú ý:Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC các điện trở trong đồng hồ sẽ hỏng
              ĐO DC : Khi đo đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc
              *Chú ý : Không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC). Không để thang đo DC để đo AC . Vì như thế đồng sẽ bị hư
              + Để đo A : đa số các đồng hồ vạn năng đều đo dược cường độ dòng điện rất thấp > Do đó ,không dùng đồng hồ này để đo pin , ắcquy, …
              QUANG VINH 07

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi thuat_dientu Xem bài viết
                Bạn muốn hỏi cách đo transistor đúng không?

                - ta có giữa hai mối nối BE tương đương 1 con diode--> đặt que đen (VOM) chân B que đỏ chân E thấy kim lên ,đảo que đo lại kim không lên (*)

                - ta có giữa hai mối nối BC tương đương 1 con diode --> đặt que đen (VOM) chân B ,que đỏ chân C thấy kim lên ,đảo que đo lại kim không lên (**)

                - giữa hai mối nối CE tương đương R vô cùng lớn ( đặt hai que đo vào chân C và E hay ngược lại --> kim không lên)(***)

                từ (*) (**) (***) --> transistor còn tốt
                LƯU Ý : đây là cách đo cho transistor loại NPN còn PNP thì ngược lại. và khi đo chỉnh thang đo điện trở ở giai đo X1 hoặc X10
                chúc thành công!
                - Ta có giữa hai mối nối chân CE tương đương một con diode --> Đặt que đen vào chân C cầm bằng tay trái; que đỏ vào chân E cầm bằng tay phải; sau đó dùng lưỡi liếm vào chân B. Kim đồng hồ VOM lệch một góc đó là đèn còn tốt! haha
                Không khéo đo như bạn thì ra con Transitor này:
                Attached Files
                Last edited by betraihn; 10-11-2008, 19:48.

                Comment


                • #38
                  Hi

                  cám ơn bạn đã góp ý, có lẽ mình viết hơi sơ sài, nhưng tin là các bạn đọc chắt hiểu mà.
                  còn cách bạn dùng lưỡi liếm nghe kinh quá! mà cái này là transistor đâu có như SCR đâu bạn nhỉ!
                  cấu tạo transistor thì không cần nói chắt ai cũng biết rồi
                  Attached Files
                  Last edited by thuat_dientu; 21-11-2008, 23:19.

                  ĐƯỜNG ĐI KHÓ,
                  KHÔNG KHÓ VÌ NGĂN SÔNG CÁCH NÚI
                  MÀ CHỈ SỢ LÒNG NGƯỜI NGẠI NÚI E SÔNG !

                  Comment


                  • #39
                    nếu bạn muốn đo ampe từ 2.5A trở xuống thì bạn phải chuyển dây đỏ xang cổng 2.5A và vặn núm điều chỉnh về 2.5A thì bạn mới có thể đo được.

                    Comment


                    • #40
                      Bạn chụp ảnh cái mặt đồng hồ đó Post lên đi mọi người sẽ chỉ cụ thể cho bạn cách đo cụ thể. Vì mỗi hiệu sẽ có các thang đo khác nhau ...

                      Comment


                      • #41
                        Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng (VOM)

                        1) Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM)
                        Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.

                        Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.

                        2) Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.

                        Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC

                        Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.

                        * Chú ý - chú ý :
                        Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !
                        Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
                        nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ
                        Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
                        => sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ

                        * Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .

                        Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
                        tuy nhiên đồng hồ không hỏng

                        3) Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng.

                        Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.

                        Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC

                        * Trường hợp để sai thang đo :
                        Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .
                        Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.

                        * Trường hợp để nhầm thang đo
                        Chú ý - chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!
                        Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện
                        khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !
                        Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện
                        áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!

                        4) Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng.
                        Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.
                        Đo kiểm tra giá trị của điện trở
                        Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
                        Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
                        Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
                        Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
                        Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
                        Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
                        Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.
                        * Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.

                        4.1 - Đo điện trở :

                        Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng
                        Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :
                        Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.
                        Bước 2 : Chuẩn bị đo .
                        Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
                        Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm
                        Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.
                        Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.
                        Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.

                        4.2 - Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện

                        Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.
                        Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm
                        Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :
                        Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo
                        Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ
                        Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.
                        Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá
                        Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.
                        Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )
                        Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.

                        5 - Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng.

                        Cách 1 : Dùng thang đo dòng
                        Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau
                        Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .
                        Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .
                        Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
                        Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
                        Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .

                        Cách 2 : Dùng thang đo áp DC
                        Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.
                        Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?
                        * Đọc giá trị điện áp AC và DC
                        Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A
                        Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần
                        Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.
                        Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp
                        __________________________
                        bạn tham khảo cái này đi có cả hình minh họa đó
                        Attached Files
                        Last edited by phanta; 06-02-2009, 17:03. Lý do: cách dòng cho sáng sủa

                        Comment


                        • #42
                          Em chưa hiểu về đo dòng điện 1 chiều, ví dụ em có 1 tải nhưng điện trở của nó thay đổi, mạch của em lại không có điện trở mắc nối tiếp với tải này. Làm thế nào để đo dòng điện trong mạch? Cắt đường mạch rồi nối tiếp với đồng hồ thì em chịu thôi, hi.

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi HSTS Xem bài viết
                            Em chưa hiểu về đo dòng điện 1 chiều, ví dụ em có 1 tải nhưng điện trở của nó thay đổi, mạch của em lại không có điện trở mắc nối tiếp với tải này. Làm thế nào để đo dòng điện trong mạch? Cắt đường mạch rồi nối tiếp với đồng hồ thì em chịu thôi, hi.
                            Mấy Bác nói làm em nó sợ,em nó hỏi gì thì trả lời như vậy.
                            1.Dòng điện 1 chiều là dòng điện đi từ (+) ==>(-),hiểu vậy là được rồi còn sâu hơn thì fai đọc sách nhé,kô nói hết được.
                            2.Mạch em kô có điện trở,muốn đo dòng trong mạch thì khi cấp nguồn cho mạch đã có 2 sợi dây điện rồi,x/đ coi dây nào là +,dây nào -,dây + cắt làm đôi,nối tiếp que đỏ vào,còn que - nối vào đầu còn lại,đồng hồ để DCmA giá trị cao nhất rồi giảm lại từ từ hoặc DCA(2.5),không biết vậy đủ chưa nhỉ.

                            Comment


                            • #44
                              MÌnh dùng con đồng hồ Samwa YX-960TR trong đó giữa thang đo DCV.A và ACV có một thang đo nữa là thang đo gì vậy ?Các giá trị của thang đó là: 0 10 20 30 40 50.

                              Khi đo dòng điện một chiều ,đặt thang đo là 2.5 thì mình đọc giá trị trên thang chia 10 hay chia 50 ?

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi thaithien Xem bài viết
                                MÌnh dùng con đồng hồ Samwa YX-960TR trong đó giữa thang đo DCV.A và ACV có một thang đo nữa là thang đo gì vậy ?Các giá trị của thang đó là: 0 10 20 30 40 50.

                                Khi đo dòng điện một chiều ,đặt thang đo là 2.5 thì mình đọc giá trị trên thang chia 10 hay chia 50 ?
                                đó là thang đo điện áp dùng chung cho ACV và DCV,0.10.20.30.40.50 là các giá trị ứng với mức điện áp là 0.10.20.30.40.50 khi đo thang đo này bạn vặn núm điều khiễn ở 50V.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                minh_dang Tìm hiểu thêm về minh_dang

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X