Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tổng quan về tụ điện

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • tessuarai
    replied
    Các bạn cho mình hỏi tụ ceramic và tụ mylar thường có những giá trị điện dung nào? Cách lựa chọn 2 loại tụ khi sử dụng. Nhờ các bạn giúp đỡ. Thanks

    Leave a comment:


  • lexuantien
    replied
    Em mới vào diễn đàn , cho em hỏi WV là kí hiệu của gì vậy ? . Em cảm ơn

    Leave a comment:


  • Serenade
    replied
    cho mình hỏi tụ NP0 material là gì? và có thể mua ở đâu không? trong cái mạch mình tìm được nó đề nghị dùng cái tụ này, không dùng tụ X7R material.

    Leave a comment:


  • lanhuong
    replied
    Nguyên văn bởi dientu870152
    Chị thương thì thương cho trót, mấy cái tụ không phân cực (vd 102,224... ) không ghi giá trị điện áp thì nó là bao nhiêu vậy chị. Còn điện trở các loại : công suất max là bao nhiêu. Xin cám ơn chị nhiều
    - Các tụ ceramic (bằng đất) cỡ nhỏ điện áp làm việc là 50V, đặc biệt có loại đến hàng trăm V, thường phân biệt chỗ nó "mập" hơn, màu xanh lá + chân cẳng to và cứng.

    - Tụ mica màu xanh lá cây thường là 120 --> 150 WV. Loại "kẹo" mica màu đỏ từ 250 đến 450WV. Tụ Mica - epoxy màu xanh nước biển thường trên 1 KV.

    - Các loại trở thông thường là 1/2 W. Điện trở càng lớn W càng to về hình dạng. Điện trở bằng sứ trắng có thể đến hàng chục hay hàng trăm W. Loại chuyên dùng có thể hàng ngàn W.

    Lan Hương.

    Leave a comment:


  • lanhuong
    replied
    working voltage ...

    Nguyên văn bởi phuong.hng Xem bài viết
    Chắc không chị LANHUONG tôi nhớ không nhầm là lớp bạc chứ!!!!
    Nguyên văn bởi dientu870152
    "Chị" Lanhuong ơi, chị đâu rồi giúp em với
    Hic, Lan Hương đã quyết tâm bỏ cái topic này rồi, nhưng kêu đích danh thế này ai mà chịu được, đành phải ....

    to phuong.hng :

    Đúng là trước đây người ta dùng lớp bạc nhưng từ khi có phương pháp Caspinoas hoạt hoá bề mặt nhôm, cho hiệu quả còn cao hơn cả lớp bạc thì người ta chuyển qua dùng nhôm từ những năm 1989, 1990 của thế kỷ trước --> rẻ và nhẹ hơn nhiều lần so với bạc.

    Một số hãng "cựu trào" và "VIP" vẫn còn dùng bạc cho các sản phẩm "năng ký" (cả về ý nghĩa thương mại lẫn trọng lượng). Nặng và đắt tiền.

    to dientu870152;152543 :

    Giá trị điện áp ghi trên tụ điện là giá trị điện áp làm việc (Working Voltage). Một số hãng sản xuất còn ghi rõ 12 WV hay 25 WV chẳng hạn.

    Nghĩa là ta có thể dùng ở WV ghi trên tụ điện, nhưng những "nhấp nhô" do thăng giáng điện áp có khi cao gấp 2 lần WV mà tụ điện vẫn chịu được. WV thường cao hơn DC "thuần tuý" (như điện áp accu) từ 120% đến 150%. Một sồ tụ điện Mỹ như GE, Zenith v.v... còn có khả năng chịu áp từ 200% đến 300% WV.

    Nói tóm lại, còn tuỳ theo điều kiện dòng áp mà sử dụng tụ điện. Ví dụ như

    - sau IC ổn áp 7812 thì dùng tụ điện có WV 10V, thậm chí 6V cũng không sao.

    - tụ điện nắn nguồn 12V biến áp thường xuyên có xung >16V / 100 Hz nên phải dùng tụ điện 16V trở lên. Nếu có cao tần thì phải chọn WV càng cao.

    - để nắn nguồn trong xe máy, đo chỉ có 16V vẫn phải dùng tụ điện 35V, 50V hay hơn nữa vì xung ở đó thăng giáng rất cao, dùng tụ điện 25V vẫn cứ nổ ... lốp bốp.

    Lan Hương.

    Leave a comment:


  • phuong.hng
    replied
    Vài hình về tụ không phân cực
    Attached Files

    Leave a comment:


  • phuong.hng
    replied
    Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
    I/. Sơ lược về tụ điện.



    - Tụ tantalium : Tụ này có bản cực nhôm và dùng gel tantal làm dung môi, có trị số rất lớn với thể tích nhỏ.


    Chắc không chị LANHUONG tôi nhớ không nhầm là lớp bạc chứ!!!!

    Leave a comment:


  • dientu870152
    replied
    Sorry Lanhuong

    Cám ơn các pro giải thích cho em về tụ điện. Em có hỏi mạch nhân áp dùng tụ và diode thì bị khóa topic em buồn lắm. Mạch này cũng liên quan đến tụ sao không được hỏi nhỉ. Sorry bạn Lanhuong nhé. Cám ơn bạn đã giải đáp.

    Leave a comment:


  • DTV47DH
    replied
    Nguyên văn bởi dientu870152 Xem bài viết
    Các bác giúp em giải thích tại sao trong mạch nắn điện AC-DC dùng 1 hay 4 diode em mắc ngược tụ có cực điện áp ra vẫn phẳng dù có giảm hơn so với mắc thuận ? cám ơn nhiều nha
    Dòng thu được vẫn phẳng là đúng thui.Loại tụ dùng trong bộ chuyển đổi AC-DC là tụ không phân cực.Tụ hóa là tụ phân cực,trên vỏ của nó có ghi sẵn cực.Nếu phân cực ngược cho nó là hỏng luôn.Tụ dùng trong bộ chuyển đổi AC-DC có thể là tụ gốm.

    Leave a comment:


  • bxngoc
    replied
    Tính đi ngủ mà nghe thoang thoảng ai gọi Vinamit thì ra bác Nhà Thùng. Đây em post nốt cái bảng mã tụ cho bác rảnh tay.



    Attached Files
    Last edited by phanta; 03-02-2009, 12:03. Lý do: for big image

    Leave a comment:


  • nhathung1101
    replied
    LH nói thế không chính xác rồi. Vậy tụ nó đề đến 4 số thì sao?

    Ví dụ:
    Click image for larger version

Name:	IMG0219A.jpg
Views:	1
Size:	41.3 KB
ID:	1334580

    Tụ này theo em "dịch" thì sao? Chẳng lẽ lại bảo nó là 100P và không có số không nào đằng sau?

    Nói về đơn vị của tụ, ai cũng biết đơn vị Fara... Nhưng hầu hết tụ sử dụng trong ngành điện tử thì người ta thường sử dụng các đơn vị uF (micro Fara), nF (nano Fara), pF (Pico Fara).

    Nhưng lại tùy theo khu vực trên thế giới mà người ta có cách gọi và in nhãn khác nhau, điều đó còn ảnh hường đến tập quán sử dụng trong schematic.

    Ở Âu - Mỹ thì bọn "khoai tây" hay dùng đơn vị cận nhất với giá trị của tụ (nhưng khá lộn xộn, không thống nhất), ở châu Á (nhất là Nhật) thì hay dùng con số, và tính theo giá trị pF.

    Ví dụ:

    - Tụ 102 (Nhật) = 1nF (Âu - Mỹ) = 1000pF (như tụ ở hình trên)
    - Tụ 103 (Nhật) = 10nF (Âu - Mỹ).
    - 104 (Nhật) = 100nF (Âu - Mỹ) = .1uF

    Nói chung là khá lộn xộn, bởi nó theo tập quán và kiểu sử dụng của các hãng.
    Kiểu như Vi - na - mít hay gọi tụ "kẹo", tụ "pi" trong khi dek có những khái niệm như vậy trong kỹ thuật.

    Nhưng quan trọng nhất là:

    - Chỉ theo các đơn vị như trên.
    - Ngoài đơn vị, người sử dụng/thiết kế phải nắm được loại tụ nào có thể phục vụ đúng mục đích thiết kế/sửa chữa. Không tin cứ thử thay tụ ở phần quét ngang TV bằng loại khác mà xem!
    Muốn như vậy, phải nắm được chất liệu sản xuất tụ và tính năng của các loại tụ.

    Cô LH chịu khó post cái bảng đó lên cho mọi người xem nhé! Nếu không có thì phải chờ, anh mỏi tay rồi.

    Leave a comment:


  • lanhuong
    replied
    Nguyên văn bởi nhatrang84
    Vậy thì có những tụ trên thân ghi luôn số 10 thì giá trị của nó là bao nhiêu vậy Lan Huong?có phải là 1p không?
    Hic, chỉ khi 3 con số, thì con số thú 3 mới là số số không kèm theo.

    Nếu là hai số thì đọc thằng.

    Lan Hương

    Leave a comment:


  • dientu870152
    replied
    Các bác giúp em giải thích tại sao trong mạch nắn điện AC-DC dùng 1 hay 4 diode em mắc ngược tụ có cực điện áp ra vẫn phẳng dù có giảm hơn so với mắc thuận ? cám ơn nhiều nha

    Leave a comment:


  • lanhuong
    replied
    mua tụ hàng Pi

    Nguyên văn bởi nhatrang84
    Lan huong cho hỏi tụ gốm giá trị 100p thì có phải trên thân tụ ghi số 101 phải không?Vậy sao lại thấy có loại tụ(gốm) trên thân ghi luôn số 100 nghĩa là sao.chẳng lẽ nhà sản xuất nào đó không tuân theo quy tắc à?
    Hic, đã nhất định ko viết vào đây nữa, nhưng ... cầm lòng không đặng.

    100 = 1 -- 0 -- và không có số không . Tức là 10 pF.

    101 = 1 -- 0 -- và 1 số không = 100 pF.

    Nguyên văn bởi secretnt
    Lan Huong va các bạn cho hỏi lọai tụ pi gia trị nhỏ loại 1p, 1,5p, 2p,3p,4p thì mua ở đâu có vậy?
    Anh ở HN thì đến hàng Chính Loan hay Mai Khanh ở chợ giời phố Huế.

    Ở SG thì đến hàng anh Minh hay anh Thuần, đối diện chỗ bán mắt đọc CD-DVD.

    Thân ái.

    Lan Hương.

    Leave a comment:


  • lanhuong
    replied
    Nguyên văn bởi baohuy
    Xin hỏi chị Lan Hương về các giá trị thường có và có thể có của tụ lọc, kích thước và giá thành của chúng. Em cần tham khảo để khi muốn lọc phẳng điện áp trong các mạch điện tử công suất thì biết là có các giá trị thông thường và giới hạn là như thế nào.
    Lan Hương chỉ tính toán rồi mới đưa vào mạch. Thực chất là cũng chưa bao gìơ "chạm phải" hay "nhìn thấy" các giới hạn cả.

    Ví dụ, tụ liên lạc ra antenna có thể là 0,125 pF. Còn tụ liên lạc ra speaker có khi đến 5000 uF. Tụ lọc thì dùng cả 100 pF hay 10.000 pF và cả 10.000 uF hay 100.000 uF.

    Tất cả là tuỳ theo các tính toán với tần số (và hoạ tần) + tổng trở cho mạch cụ thể.

    Tập tính toán cho quen bạn ơi. Sao lười thế.

    Lan Hương.

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X