Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cho em hỏi cách cấp nguồn đôi cộng trừ 5V hoặc 12V cho opamp 741

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    @TP: "Mass ảo" với "mass thật" là cái gì thế nhỉ ? Ví dụ ở đây ta cần 3 đường nguồn Vcc = +9V, GND = 0V và Vdd = -9V. Khi mà Vcc - GND = GND - Vdd = 9V thì ta có bộ nguồn +/- 9V theo yêu cầu.
    Còn nếu ý bạn "thiếu ổn định" là bởi vì điểm GND không được nối cố định vào đâu, và như vậy là không tốt ? Hoàn toàn không. Trước tiên, bạn đo bằng dao động ký, để chế độ 1 chiều, bạn sẽ thấy chẳng có chút nào là "thiếu ổn định". Nếu không an tâm, bạn hãy nối điểm GND đó vào chỗ nào mà bạn coi là sườn máy là xong.

    Nhấp nhô thì ta dùng Zener. Dòng nuôi 741 chỉ vài mA chứ đáng bao nhiêu.
    Mass ảo là mass không từ thiết bị nguồn mà được tạo ra bởi sự phân áp bằng tụ hoặc điện trở. Bác thử ráp cái amli rồi dùng lần lượt 2 kiểu nguồn đôi đó xem amli noa chạy thế nào. Mass ảo đó dễ bị dịch chuyển hơn khi chạy có lẽ nội trở CAO
    hay sao đó. (sang voi đi làm nên viết nhầm giờ sủa lại tí)

    Comment


    • #17
      - "Mass" (0V) của mạch nắn cầu lấy từ đầu + của các diode nắn.
      Điểm 0V trong cách nắn này lấy từ 1 đầu ra bên thứ cấp của biến áp nguồn.
      Cái nào có vẻ "cố định" hơn nhỉ?
      Bên thứ cấp cách ly hoàn toàn với "đất" bên nguồn AC, nên theo định nghĩa của bạn thì anh nào cũng đều là "ảo", chẳng có anh nào là "thật". Người ta nối điểm 0V vào GND của mạch in và chỗ đó ta hay gọi là "mass". Đó được quy ước là điểm gốc để từ đó đo điện áp tại các điểm khác trong mạch mà thôi.
      - Trở nội nguồn càng thấp thì nguồn càng ổn định. Cái này suy từ định luật Ohm toàn mạch.
      - Có lẽ bạn đang so sánh giữa 2 kiểu nguồn +/- 12VDC cấp cho 4558 dùng trong amply: Một kiểu nguồn giảm từ +/- 30VDC xuống, một kiểu nguồn nắn nhân đôi từ 12VAC.
      Ráp amply là việc mà tôi làm từ hơn 2 chục năm trước, khi bộ nguồn "5A" bán ở thị trường chỉ có các đầu thứ cấp 30 + 30 VAC/5A và 12VAC/1A, không phải bây giờ mới phải thử.
      Trong kiểu giảm từ +/- 30VDC xuống để lấy +/- 12VDC thì đã có chung điểm 0V rồi nên chỉ có 1 điểm nối GND duy nhất cho cả công suất lẫn tiền khuếch đại và cả khuếch đại micro.
      Trong kiểu nguồn nắn nhân đôi từ 12VAC, nếu bạn nối điểm 0V vào GND mà không đúng chỗ, nó sẽ ù đến mức có thể làm chết loa bass luôn. Kể cả tăng tụ lọc lên đến bao nhiêu cũng vậy.
      Vấn đề là cần tìm được chỗ nối GND thích hợp, chứ không phải do chất lượng nguồn này.
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
        - "Mass" (0V) của mạch nắn cầu lấy từ đầu + của các diode nắn.
        Điểm 0V trong cách nắn này lấy từ 1 đầu ra bên thứ cấp của biến áp nguồn.
        Cái nào có vẻ "cố định" hơn nhỉ?
        Bên thứ cấp cách ly hoàn toàn với "đất" bên nguồn AC, nên theo định nghĩa của bạn thì anh nào cũng đều là "ảo", chẳng có anh nào là "thật". Người ta nối điểm 0V vào GND của mạch in và chỗ đó ta hay gọi là "mass". Đó được quy ước là điểm gốc để từ đó đo điện áp tại các điểm khác trong mạch mà thôi.
        - Trở nội nguồn càng thấp thì nguồn càng ổn định. Cái này suy từ định luật Ohm toàn mạch.
        - Có lẽ bạn đang so sánh giữa 2 kiểu nguồn +/- 12VDC cấp cho 4558 dùng trong amply: Một kiểu nguồn giảm từ +/- 30VDC xuống, một kiểu nguồn nắn nhân đôi từ 12VAC.
        Ráp amply là việc mà tôi làm từ hơn 2 chục năm trước, khi bộ nguồn "5A" bán ở thị trường chỉ có các đầu thứ cấp 30 + 30 VAC/5A và 12VAC/1A, không phải bây giờ mới phải thử.
        Trong kiểu giảm từ +/- 30VDC xuống để lấy +/- 12VDC thì đã có chung điểm 0V rồi nên chỉ có 1 điểm nối GND duy nhất cho cả công suất lẫn tiền khuếch đại và cả khuếch đại micro.
        Trong kiểu nguồn nắn nhân đôi từ 12VAC, nếu bạn nối điểm 0V vào GND mà không đúng chỗ, nó sẽ ù đến mức có thể làm chết loa bass luôn. Kể cả tăng tụ lọc lên đến bao nhiêu cũng vậy.
        Vấn đề là cần tìm được chỗ nối GND thích hợp, chứ không phải do chất lượng nguồn này.
        Bác nói ráp amli với biến áp 30+30 theo mình hiểu thì có điểm giữa dùng làm mass là ok mình ko ý kiến, nhưng chỉ có 1 cuộn thứ 60vac và bạn nén cầu sau đó dùng 2 tụ hóa phân áp và lấy điểm chung của 2 tụ này làm mass thì mình đảm bảo là chất lượng sẽ rất ko ổn với cách thứ nhất ở trên. Mass ảo chỉ là cách nói của dân điện tử chứ mình cũng ko thấy trong sách vở. Mass là điểm tham chiếu chuẩn của điện áp mình biết. Nhưng chọn ở đâu trong mạch là một vấn đề.
        Bài trước mình có nhầm từ cao thành thấp do viết vội.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết

          Đã là mass lại còn "tương đối ổn định"??? Vậy thiết bị đo của cậu đo theo cái quái gì nhỉ?
          Ý bác là cắm que đo đen vào đó thì chắc chắn nó là 0V chứ gì.

          Ý em là nối gnd của mạch với điểm giữa 2 cục pin thì Vcc tương đối ổn định ở 9V (và Vdd ở -9V)
          Còn nếu nối gnd của mạch vào điểm giữa của 2 điện trở 1k mắc nối tiếp từ +9V xuống -9V thì khi có dòng 1mA chạy xuống mass, 2 nguồn sẽ chênh nhau 1V (8V5 và 9V5). Dòng 10mA thì chênh 10V (4V và 14V). Tín hiệu biên độ lớn sẽ bị xén
          sau.ph

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
            Bác nói ráp amli với biến áp 30+30 theo mình hiểu thì có điểm giữa dùng làm mass là ok mình ko ý kiến, nhưng chỉ có 1 cuộn thứ 60vac và bạn nén cầu sau đó dùng 2 tụ hóa phân áp và lấy điểm chung của 2 tụ này làm mass thì mình đảm bảo là chất lượng sẽ rất ko ổn với cách thứ nhất ở trên. Mass ảo chỉ là cách nói của dân điện tử chứ mình cũng ko thấy trong sách vở. Mass là điểm tham chiếu chuẩn của điện áp mình biết. Nhưng chọn ở đâu trong mạch là một vấn đề.
            Bài trước mình có nhầm từ cao thành thấp do viết vội.
            - Cao và thấp là khác nhau như đàn ông và đàn bà.
            - Tôi có một anh bạn làm luận án TS về "mass" ảo đó chứ không phải là không có trong sách vở đâu.
            Tên tiếng Anh của thuật ngữ này là Virtual Ground. bạn nói chuyện với ông GG sẽ được ông ấy chỉ thêm cho.
            Trong công tác nghiên cứu của tôi cũng có phương pháp đo VG tức là Virtual Ground. Tôi chẳng lạ gì cái món này.
            - 1 ví dụ về mạch tạo Virtual Ground là dùng 2 điện trở có cùng giá trị để chia nguồn 12V thành 2 nguồn 6V (tất nhiên phải có tụ lọc song song với từng điện trở). Điểm giữa 2 điện trở bây giờ là 0V = Virtual Ground, 2 đầu là +6V và -6V. Tôi dùng mạch kiểu này cho 741 để khuếch đại. 741 vẫn làm việc tốt. Tất nhiên là không dùng cho mạch đo vì bị trôi điểm zero.
            - Đang nói về cấp nguồn cho 741. Tuy nhiên dùng cho mạch động lực thì người ta cũng đã làm tăng âm có sử dụng Virtual Ground từ lâu rồi, chắc bạn chưa thấy thôi.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết

              Khuyên thật em/cháu:Đừng bao giờ tin vào mô phỏng. Phải can đảm tính toán và làm thật mới khá được. Cứ làm thật đi đã rồi lên hỏi tiếp nhé.
              Nhất trí 100% với anh nhathung. Khi mô phỏng, người ta nạp thông số linh kiện chuẩn trong khi lắp mạch bằng linh kiện thật, trong đó có cả linh kiện mua tại chợ Giời.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi dnkt182 Xem bài viết
                Em là dân ngoại đạo ạ. Em mới học điện tử.
                Em đang làm mạch có sử dụng opamp LM 741. Khi mô phỏng mạch trên proteus thì em phải cấp nguồn cộng trừ 5V cho chân 7 va 4 của opamp thì mới mô phỏng được mạch với máy oscilloscope (trên proteus).
                Còn nếu em cho chân 4 nối mass chứ không cấp nguồn trừ -5V vào thì không mô phỏng được mạch.
                Bây giờ em đang tìm hiểu để vẽ mạch in nhưng chưa biết cấp nguồn cho mạch kiểu gì? Đây là lần đầu tiên em làm mạch nên em không biết phải cấp nguồn đôi + - 5V cho opamp 741 này kiểu gì. Và khi ra cửa hàng điện tử phải nói mua nguồn như thế nào?
                Nếu dùng nguồn đôi thì mass với nguồn âm nối như thế nào ạ?
                Trường hợp nếu em dùng nguồn đơn cấp thì có hoạt động được không ạ? Em có đọc datasheet của opamp 741 thấy có thể dùng nguồn đơn, nhưng mà mô phỏng nguồn đơn thì trong proteus em mô phỏng không được ạ- trên library có 2 con opamp là opamp 741 và LM 741.
                Theo datasheet của TI thì nó reccomment nguồn là +/-10 đến +/-22V. Vậy nếu dùng nguồn đơn thì phải lên đến 20V. Có thể khi mô phỏng bạn để nguồn thấp quá nên nó không chạy ???
                sau.ph

                Comment


                • #23
                  Thực tế thì tôi đã cho 741 chạy với nguồn là 1 viên pin 9V, tạo "mass" ảo bằng 2 điện trở 5,6k => +/-Vcc = +/-4,5V.
                  Tại vì hồi đó chưa có máy tính và mô phỏng, nên không bị phân tâm bởi kết quả mô phỏng mà chỉ cần oscilloscope để xem tín hiệu ra có lớn không, có méo không,vv...
                  Thấy 741 vẫn chạy vô tư, chẳng có vấn đề gì phải phàn nàn.
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #24
                    Mình cũng chạy mô phỏng proteus với opam tạo sinewave 50hz dùng mass ảo ok. Giờ vẫn còn mạch.

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    dnkt182 Tìm hiểu thêm về dnkt182

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X