Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cái gì tạo ra điện?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cái gì tạo ra điện?

    Sau nhiều năm học đại điện :v ! Lục lại kiến thức thì em nhận ra em không biết gì về điện . Không nói về điện là dòng dịch chuyển của các electron nha các anh.
    Em muốn hỏi cái gì tạo ra điện, tại sao lại có sự khác nhau về điện thế, tại sao lại có điện DC 5V, DC 9V..... năng lượng nào đã tạo ra điện thế này?
    Mass là gì? Em thật sự không biết Mass là cái gì?
    Sao lại ghép cực âm của 1 cục pin 1.5V với cực dương của 1 cục pin 1.5V khác ta lại có điện thế 3V? Ngộ nhỉ?
    Năng lượng tạo ra điện AC và DC khác nhau như thế nào?
    Mass của điện DC và AC có thể chung không?
    Hàng loạt những câu hỏi có tính hàng Lâm và quang trọng nhưng em lại không thấy nó được nhắc đến chương trình học! Có phải nó không cần thiết không? Riêng em, em cảm thấy nó rất cần thiết vì nó là gốc rễ của ĐIỆN. Mất gốc thì học chỉ là vẹt và khó giải thích được các hiện tượng một cách mạch lạc! Mong các pro dành chút thời gian vào bàn luận ạ!

  • #2
    Thật khó cho bạn rồi. Để hiểu rõ các vấn đề bạn hỏi thì phải học lại Vật lí từ lớp 7 tới 12. Hay là google thử từng câu hỏi xem sao nhé!!!!!

    Có thể trả lời ngay câu hỏi điện là gì, cái gì tạo ra điện nhưng bạn phải...ráng hiểu mới được:

    Điện là một dạng/hình thức tồn tại của năng lượng, các dạng năng lượng đều có thể chuyển hóa và tạo ra điện.

    Comment


    • #3
      Mình cũng chỉ biết như này
      Điện mà ta dùng hàng ngày thực chất nó là một dạng năng lượng được chuyển hóa liên tục từ hóa năng(pin, ắc quy) cơ năng hay nhiệt năng ( tua bin, đốt than).... Vậy điện được tạo ra từ mấy nguồn năng lượng đó, còn năng lượng điện thuần túy chỉ có trong tụ điện.
      Nối hai pin 1.5v lại được 3v là do nguyên tắc cộng điện thế, sâu xa phải tìm hiểu về bản chất điện trường.
      ​​​​​​​ Mass là cái người ta quy ước điện thế bằng 0 để so sánh với các điện thế khác. Mass ac hay chọn ở đất vì ở cột điện người ta nối sẵn một dây xuống đất rồi nên dây còn lại sẽ có điện áp so với đất là Ac, sờ vào dây nóng mới bị giật là vì thế. Mass DC thì do người thiết kế mạch quy ước, thường là điểm có điện thế thấp nhất của nguồn nuôi

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi Huunghiaspkt Xem bài viết
        Sau nhiều năm học đại điện :v ! Lục lại kiến thức thì em nhận ra em không biết gì về điện . Không nói về điện là dòng dịch chuyển của các electron nha các anh.
        Em muốn hỏi cái gì tạo ra điện, tại sao lại có sự khác nhau về điện thế, tại sao lại có điện DC 5V, DC 9V..... năng lượng nào đã tạo ra điện thế này?
        Mass là gì? Em thật sự không biết Mass là cái gì?
        Sao lại ghép cực âm của 1 cục pin 1.5V với cực dương của 1 cục pin 1.5V khác ta lại có điện thế 3V? Ngộ nhỉ?
        Năng lượng tạo ra điện AC và DC khác nhau như thế nào?
        Mass của điện DC và AC có thể chung không?
        Hàng loạt những câu hỏi có tính hàng Lâm và quang trọng nhưng em lại không thấy nó được nhắc đến chương trình học! Có phải nó không cần thiết không? Riêng em, em cảm thấy nó rất cần thiết vì nó là gốc rễ của ĐIỆN. Mất gốc thì học chỉ là vẹt và khó giải thích được các hiện tượng một cách mạch lạc! Mong các pro dành chút thời gian vào bàn luận ạ!
        - Cái gì là thế nào con người tạo ra điện nhá .
        - Điện Dc 5-9 tạo ra từ cục biến áp dc 5-9 chứ đâu còn năng lượng từ cái ổ cắm điện mà ra .
        - mass là chổ rờ vô nó mát hơn chỗ khác .
        - Vì âm dương khác dấu nó hút nhau nên mới cộng hưởng được .
        -Nó khác nhau ở con diod và nam châm .
        - Mass AC và DC có thể nối chung còn rở vô có mát không phải thử mới biết .

        Comment


        • #5
          1. cái gì tạo ra điện:
          điện là do các hạt (nhỏ nhất mà con người biết đến) mang điện tích tạo nên, thường thì là electron (điện âm) trong kim loại và các ion trong dung dịch
          2. sự khác nhau về điện thế:
          mỗi 1 electron hay 1 ion đều mang 1 giá trị điện tích xác định, khi có càng nhìu hạt mang điện này tập trung lại với nhau thì càng tạo nên nhìu điện tích. và sự chênh lệch điện tích giữa 2 vị trí nào đó được gọi là hiệu điện thế
          3. điện DC 5v, 9v....
          DC là viết tắt chỉ nguồn điện 1 chiều (cực âm và dương của nguồn cố định). 5v, 9v là hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện. tức là độ chênh lêch điện tích giữa 2 cực là 5v, 9v...
          4. năng lượng nào tạo ra điện:
          * có thể là năng lượng mặt trời (quang năng, trong pin mắt trời), năng lượng của phản ứng hóa học (trong acqui), nhiệt năng (trong pin nhiệt điện), năng lượng từ trường (trong máy phát điện, biến áp), ma sát ( sấm sét), tĩnh điện ( tụ điện, điện tích + và - tự hút nhau giữa 2 bản cực)...
          * nguyên tắc chung là các loại năng lượng sẽ di chuyển các hạt điện tích cùng loại về 1 phía nào đó. ví dụ trong máy phát điện thì từ trường quay sẽ cuốn các electron về 1 phía của cuộn dây do vậy 1 đầu cuộn dây sẽ thừa electron mang điện âm, đầu kia thì thiếu electron lên mang điện dương. sự chênh lệch điện áp giữa 2 đầu cuộn dây tạo nên hiệu điện thế...
          5. mass là cực dương. nhưng mà thường thì người ta ( ở VN) lại coi mass là cực âm, là cực chung, là cực nối đất của nguồn điện, mạch điện...
          6. Sao lại ghép cực âm của 1 cục pin 1.5V với cực dương của 1 cục pin 1.5V khác ta lại có điện thế 3V? Ngộ nhỉ?...
          * khi đầu âm cục pin thứ nhất nối với đầu dương cục pin thứ 2 thì:
          ** đầu dương cục thứ 1 hơn đầu âm cục thứ 1 là 1,5v và cũng chính là hơn đầu dương cục thứ 2 là 1.5v ( vì đầu âm cục pin thứ nhất nối với đầu dương cục pin thứ 2)
          ** đầu dương cục thứ 2 hơn đầu âm cục thứ 2 là 1.5v
          ** vậy là đầu dương cục thứ nhất sẽ hơn đầu âm cục thứ 2 là 3v...
          * cũng hông ngộ lắm, toàn là toán học cả thôi. mấy cái hàm số ảo đầy đủ của điện xoay chiều 3 pha còn ngộ nữa...
          7. Năng lượng tạo ra điện AC và DC khác nhau như thế nào?
          để tạo ra AC và DC thì có thể là do năng lượng khác nhau cũng có thể là cùng 1 loại năng lượng nhưng cái thiết bị chuyển đổi nó khác nhau
          * trường hợp năng lượng khác nhau thì:
          - từ trường biến thiên thay đổi xu hướng ( ví dụ như lúc thì tăng cường độ lúc thì lại giảm) sẽ sinh ra điện AC trong cuộn dây
          - từ trường biến thiên chỉ theo 1 xu thế ( ví dụ chỉ tăng hoặc chỉ giảm) sẽ sinh ra điện DC trong cuộn dây. gặp trong máy phát 1 chiều, cái này thì ko bao giờ liên tục được vì ko thể nào tăng mãi hay giảm mãi được, do vậy cần có chổi than cổ góp...
          * trường hợp thiết bị chuyển đổi khác nhau thì:
          - máy phát 1 chiều, máy phát xoay chiều, biến áp
          - chỉnh lưu, nghịch lưu...
          8. Mass của điện DC và AC có thể chung không?
          có. đất là mát của điện lưới AC ấy, bạn thích chung với 1 cực của cái nguồn gì cũng được...
          9....... không thấy nó được nhắc đến chương trình học! Có phải nó không cần thiết không?
          sai. có được nhắc đến nhưng rải rác từ cấp phổ thông lên đến đại học. rất cần thiết, và cũng hông phải là kiến thức hàn lâm gì đâu, toàn những thứ cơ bản thôi...
          10. Mất gốc thì học chỉ là vẹt và .....
          rất nhìu thợ sửa điện tử hiện nay thuộc hạng học vẹt, họ làm rất nhanh và rất tốt trong những mạch điện cụ thể, và kiếm tiền cũng như đóng góp cho xã hội cũng rất tốt. có những thứ ko nhất thiết phải có cái gốc vì kiến thức nhân loại quá nhìu quá rộng, ta dùng phần ngọn của kiến thức giải quyết được vấn đề thì còn hơn là biết từ gốc rễ nhưng đến cái ngọn cái quả ngọt thì lại ko với được. cụ thể nhất là những thứ liên quan đến lập trình, máy tính nói chung, từ 1 con mcu viết 1 chương trình ứng dụng đơn giản bằng ngôn ngữ C thì dễ ẹc, nhưng mà để hỉu gốc rễ của nó thì có mấy ai đâu...

          Comment


          • #6
            Cái này hiểu thì đơn giản nhưng đi sâu thì rất là phức tạp lại liên quan đến triết học nữa. Mọi dạng năng lượng đều là do sự khác nhau của hai trạng thái, vậy năng lượng điện cũng vậy, năng lượng này là do sự khác nhau của điện thế, sử dụng năng lượng này sẽ làm điện thế cân bằng với nhau. Vậy cần một cách nào đó để điện thế hai dây luôn khác nhau mới có điện liên tục để dùng, đó là cách tạo ra điện.

            Comment


            • #7
              Chủ thớt đã còm không mang electron vô đây mà mèo lại nhét vô lại thêm thứ liên quan tới nó nữa là không được đâu nhá .

              Comment


              • #8
                Thật ra A Mèo mướp Nói đúng ý em ấy ạ :3 ! Phải mang electron vào thì mới phân tích được kỹ vấn đề! Còn nói qua loa cũng dừng ở mức biết sơ sơ về điện ấy ạ! Em hỏi câu hỏi này vì đa số các bạn học chung với em đều không tl được! Nghĩ lại thấy hài hài các anh ạ! Là SV học chuyên nghành điện nhưng lại không biết trả lời điện là gì một cách hàn lâm! :3 Đúng là thực hành nhiều thì biết, thợ tay ngang có thể giỏi nhưng chỉ trực thuộc một vài vấn đề nhất định chứ gặp một vấn đề mới thì cũng phải ngồi lại hỏi ai đã đi qua thì chỉ lại chứ không phân tích được vấn đề!

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                  Thật khó cho bạn rồi. Để hiểu rõ các vấn đề bạn hỏi thì phải học lại Vật lí từ lớp 7 tới 12. Hay là google thử từng câu hỏi xem sao nhé!!!!!

                  Có thể trả lời ngay câu hỏi điện là gì, cái gì tạo ra điện nhưng bạn phải...ráng hiểu mới được:

                  Điện là một dạng/hình thức tồn tại của năng lượng, các dạng năng lượng đều có thể chuyển hóa và tạo ra điện.
                  Hì hì nó rải rác để làm gì anh nhỉ :3 Cuối cùng thì học sinh cũng có ứng dụng được gì đâu :3 Học nghề rồi thì gặp lại nhưng không được dạy lại, học từ lớp 7 hỏi 6-7 năm sau sao nhớ nổi! Giáo Dục có vấn đề!

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi Mèo mướp Xem bài viết
                    1. cái gì tạo ra điện:
                    điện là do các hạt (nhỏ nhất mà con người biết đến) mang điện tích tạo nên, thường thì là electron (điện âm) trong kim loại và các ion trong dung dịch
                    2. sự khác nhau về điện thế:
                    mỗi 1 electron hay 1 ion đều mang 1 giá trị điện tích xác định, khi có càng nhìu hạt mang điện này tập trung lại với nhau thì càng tạo nên nhìu điện tích. và sự chênh lệch điện tích giữa 2 vị trí nào đó được gọi là hiệu điện thế
                    3. điện DC 5v, 9v....
                    DC là viết tắt chỉ nguồn điện 1 chiều (cực âm và dương của nguồn cố định). 5v, 9v là hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện. tức là độ chênh lêch điện tích giữa 2 cực là 5v, 9v...
                    4. năng lượng nào tạo ra điện:
                    * có thể là năng lượng mặt trời (quang năng, trong pin mắt trời), năng lượng của phản ứng hóa học (trong acqui), nhiệt năng (trong pin nhiệt điện), năng lượng từ trường (trong máy phát điện, biến áp), ma sát ( sấm sét), tĩnh điện ( tụ điện, điện tích + và - tự hút nhau giữa 2 bản cực)...
                    * nguyên tắc chung là các loại năng lượng sẽ di chuyển các hạt điện tích cùng loại về 1 phía nào đó. ví dụ trong máy phát điện thì từ trường quay sẽ cuốn các electron về 1 phía của cuộn dây do vậy 1 đầu cuộn dây sẽ thừa electron mang điện âm, đầu kia thì thiếu electron lên mang điện dương. sự chênh lệch điện áp giữa 2 đầu cuộn dây tạo nên hiệu điện thế...
                    5. mass là cực dương. nhưng mà thường thì người ta ( ở VN) lại coi mass là cực âm, là cực chung, là cực nối đất của nguồn điện, mạch điện...
                    6. Sao lại ghép cực âm của 1 cục pin 1.5V với cực dương của 1 cục pin 1.5V khác ta lại có điện thế 3V? Ngộ nhỉ?...
                    * khi đầu âm cục pin thứ nhất nối với đầu dương cục pin thứ 2 thì:
                    ** đầu dương cục thứ 1 hơn đầu âm cục thứ 1 là 1,5v và cũng chính là hơn đầu dương cục thứ 2 là 1.5v ( vì đầu âm cục pin thứ nhất nối với đầu dương cục pin thứ 2)
                    ** đầu dương cục thứ 2 hơn đầu âm cục thứ 2 là 1.5v
                    ** vậy là đầu dương cục thứ nhất sẽ hơn đầu âm cục thứ 2 là 3v...
                    * cũng hông ngộ lắm, toàn là toán học cả thôi. mấy cái hàm số ảo đầy đủ của điện xoay chiều 3 pha còn ngộ nữa...
                    7. Năng lượng tạo ra điện AC và DC khác nhau như thế nào?
                    để tạo ra AC và DC thì có thể là do năng lượng khác nhau cũng có thể là cùng 1 loại năng lượng nhưng cái thiết bị chuyển đổi nó khác nhau
                    * trường hợp năng lượng khác nhau thì:
                    - từ trường biến thiên thay đổi xu hướng ( ví dụ như lúc thì tăng cường độ lúc thì lại giảm) sẽ sinh ra điện AC trong cuộn dây
                    - từ trường biến thiên chỉ theo 1 xu thế ( ví dụ chỉ tăng hoặc chỉ giảm) sẽ sinh ra điện DC trong cuộn dây. gặp trong máy phát 1 chiều, cái này thì ko bao giờ liên tục được vì ko thể nào tăng mãi hay giảm mãi được, do vậy cần có chổi than cổ góp...
                    * trường hợp thiết bị chuyển đổi khác nhau thì:
                    - máy phát 1 chiều, máy phát xoay chiều, biến áp
                    - chỉnh lưu, nghịch lưu...
                    8. Mass của điện DC và AC có thể chung không?
                    có. đất là mát của điện lưới AC ấy, bạn thích chung với 1 cực của cái nguồn gì cũng được...
                    9....... không thấy nó được nhắc đến chương trình học! Có phải nó không cần thiết không?
                    sai. có được nhắc đến nhưng rải rác từ cấp phổ thông lên đến đại học. rất cần thiết, và cũng hông phải là kiến thức hàn lâm gì đâu, toàn những thứ cơ bản thôi...
                    10. Mất gốc thì học chỉ là vẹt và .....
                    rất nhìu thợ sửa điện tử hiện nay thuộc hạng học vẹt, họ làm rất nhanh và rất tốt trong những mạch điện cụ thể, và kiếm tiền cũng như đóng góp cho xã hội cũng rất tốt. có những thứ ko nhất thiết phải có cái gốc vì kiến thức nhân loại quá nhìu quá rộng, ta dùng phần ngọn của kiến thức giải quyết được vấn đề thì còn hơn là biết từ gốc rễ nhưng đến cái ngọn cái quả ngọt thì lại ko với được. cụ thể nhất là những thứ liên quan đến lập trình, máy tính nói chung, từ 1 con mcu viết 1 chương trình ứng dụng đơn giản bằng ngôn ngữ C thì dễ ẹc, nhưng mà để hỉu gốc rễ của nó thì có mấy ai đâu...
                    Hì hì! Theo em " sự chênh lệch giữa 2 vị trí nào đó" là sự chênh lệch năng lượng giữa điểm đầu vào điểm cuối của 1 electon.( electron và lỗ trống). Vì vật chất luôn trung hòa về điện, nên khi có 1 electron dịch chuyển thì sẽ để lại lỗ trống( Cái mà ngta gọi là điện tích dương), và lỗ trống này sẽ hút được một electron khác đề bù vào phần điện tích đã bị mất. Cứ như thế nó tạo thành dòng điện. Và điện thế theo em nó không chuyển hóa được năng lượng mà dòng điện mới chuyển hóa được năng lượng. Nên dòng điện I mới có đơn vị là (C/s) Và điện thế thì có đơn vị là (J/C). Điện thế thể hiện khả năng chuyển hóa năng lượng của dòng điện còn dòng điện thể hiện tốc độ chuyển hóa.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                      Thật khó cho bạn rồi. Để hiểu rõ các vấn đề bạn hỏi thì phải học lại Vật lí từ lớp 7 tới 12. Hay là google thử từng câu hỏi xem sao nhé!!!!!

                      Có thể trả lời ngay câu hỏi điện là gì, cái gì tạo ra điện nhưng bạn phải...ráng hiểu mới được:

                      Điện là một dạng/hình thức tồn tại của năng lượng, các dạng năng lượng đều có thể chuyển hóa và tạo ra điện.
                      Em bình chọn A là người tích cực nhất dientuvietnam.net (y) Cảm ơn anh!

                      Comment


                      • #12
                        Có một câu hỏi liên quan electron, ai có thể giải thích tường tận đây:

                        Dòng điện trong dây dẫn là dòng di chuyển của electron( không tính các hạt khác), càng nhiều hạt này thì I càng lớn.

                        Điện trường tạo bởi điện tích-electron, điện trường càng lớn tức càng tập trung nhiều e.

                        Vậy tại sao tấm nilon nhiễm điện có thể hút được cả tờ giấy thì phải tập trung rất nhiều e mà khi cho nó phóng vào vật trung hòa hay mang điện dương lại không thể tạo ra dòng điện lớn( dù tức thời) để lóe sáng nổi bóng đèn cỡ 1W trong khi 2 đầu điện áp tạo dòng điện sáng bóng này(hoặc dòng điện này) thì lại có điện trường rất rất nhỏ, chỉ có thể hút được cỡ hạt bụi????

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                          Có một câu hỏi liên quan electron, ai có thể giải thích tường tận đây:

                          Dòng điện trong dây dẫn là dòng di chuyển của electron( không tính các hạt khác), càng nhiều hạt này thì I càng lớn.

                          Điện trường tạo bởi điện tích-electron, điện trường càng lớn tức càng tập trung nhiều e.

                          Vậy tại sao tấm nilon nhiễm điện có thể hút được cả tờ giấy thì phải tập trung rất nhiều e mà khi cho nó phóng vào vật trung hòa hay mang điện dương lại không thể tạo ra dòng điện lớn( dù tức thời) để lóe sáng nổi bóng đèn cỡ 1W trong khi 2 đầu điện áp tạo dòng điện sáng bóng này(hoặc dòng điện này) thì lại có điện trường rất rất nhỏ, chỉ có thể hút được cỡ hạt bụi????
                          Bóng không sáng vì là bóng dây tóc cần 2 dây mới sáng trong khi điện tích chỉ có 1 nếu thay bằng bóng neon thì sẽ sáng . Nếu sáng được bóng dây tóc thì chỉ cần tìm chất liệu thích hợp là có nguồn ma sát ngon ơ đâu dễ vậy , học ở trường chỉ là trang bị cơ bản sau này tùy theo việc mà học bổ sung thêm cái cần thiết chứ như điện từ đâu ra có biết cũng chẳng ra tiền nên không biết cũng chẳng sao .

                          Comment


                          • #14
                            @Mèo mướp 5. Ngay tại VN: ô tô, xe máy có mass là cực âm.; các thiết bị viễn thông: mass là cực dương.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

                              Bóng không sáng vì là bóng dây tóc cần 2 dây mới sáng trong khi điện tích chỉ có 1 nếu thay bằng bóng neon thì sẽ sáng . Nếu sáng được bóng dây tóc thì chỉ cần tìm chất liệu thích hợp là có nguồn ma sát ngon ơ đâu dễ vậy , học ở trường chỉ là trang bị cơ bản sau này tùy theo việc mà học bổ sung thêm cái cần thiết chứ như điện từ đâu ra có biết cũng chẳng ra tiền nên không biết cũng chẳng sao .
                              có dòng điện đi qua bóng đèn mà bạn, vì cho nó phóng qua đèn tới vật trung hòa hoặc mang điện dương.

                              Nhiều cái cần phải hiểu rõ bản chất mới giúp phân tích, xử lí nhanh công việc được, mới sáng tạo ra thêm nhiều cái mới chứ không thì chỉ làm việc theo kinh nghiệm, gặp cái chưa trải qua thì mất rất nhiều thời gian để có kinh nghiệm.

                              Trở lại hiện tượng trên, cũng như như việc cái vợt muỗi cho ra điện áp rất cao, hàng ngàn volt, nó có thể hút được cả miếng giấy nhỏ nhưng cũng không dsáng nổi bóng đèn.

                              Vấn đề là mặc dù tấm nilon bị nhiễm điện có điện thế rất cao nhưng lượng điện ( số lượng electron dư trong nó) lại khá nhỏ, không đủ tạo thành dòng lớn đủ sáng đèn. Nếu nối chung hàng trăm, ngàn,... tấm như thế thì ắt sẽ đứt bóng luôn!

                              Muốn rõ thì phải biết cấu tạo lí hóa của kim loại và phi kim. Nilon có rất ít cac1 hạt mang điện tự do, do đó cũng khó thể giữ được thật nhiều electron, không như kim loại có dồi dào các hạt mang điện. Vì thế, nếu có cùng điện thế thì kim loại sẽ có nhiều "hạt điện" hơn, dễ dàng tạo ra dòng điện lớn, chung quy bởi công thức toán lí tưởng chừng không cần thiết ở lí THCS: I=Q/t=CV/t. Dù V lớn nhưng C nhỏ thì I vẫn nhỏ mà thôi.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Huunghiaspkt Tìm hiểu thêm về Huunghiaspkt

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X