Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cái gì tạo ra điện?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

    có dòng điện đi qua bóng đèn mà bạn, vì cho nó phóng qua đèn tới vật trung hòa hoặc mang điện dương.

    Nhiều cái cần phải hiểu rõ bản chất mới giúp phân tích, xử lí nhanh công việc được, mới sáng tạo ra thêm nhiều cái mới chứ không thì chỉ làm việc theo kinh nghiệm, gặp cái chưa trải qua thì mất rất nhiều thời gian để có kinh nghiệm.

    Trở lại hiện tượng trên, cũng như như việc cái vợt muỗi cho ra điện áp rất cao, hàng ngàn volt, nó có thể hút được cả miếng giấy nhỏ nhưng cũng không dsáng nổi bóng đèn.

    Vấn đề là mặc dù tấm nilon bị nhiễm điện có điện thế rất cao nhưng lượng điện ( số lượng electron dư trong nó) lại khá nhỏ, không đủ tạo thành dòng lớn đủ sáng đèn. Nếu nối chung hàng trăm, ngàn,... tấm như thế thì ắt sẽ đứt bóng luôn!

    Muốn rõ thì phải biết cấu tạo lí hóa của kim loại và phi kim. Nilon có rất ít cac1 hạt mang điện tự do, do đó cũng khó thể giữ được thật nhiều electron, không như kim loại có dồi dào các hạt mang điện. Vì thế, nếu có cùng điện thế thì kim loại sẽ có nhiều "hạt điện" hơn, dễ dàng tạo ra dòng điện lớn, chung quy bởi công thức toán lí tưởng chừng không cần thiết ở lí THCS: I=Q/t=CV/t. Dù V lớn nhưng C nhỏ thì I vẫn nhỏ mà thôi.
    - Có phóng đi nữa thì là phóng qua điện trở lớn nên không sáng được ví dụ như mắc bóng đèn thay cầu chì thử nguồn .
    -công nhận nhưng cái này là về nghiên cứu và phát triển rồi nên không cần vì nó đã đủ tốt để sử dụng rồi .
    - hiện tượng hút giấy là do các hạt điện tích hút nhau nhá chứ không do áp .
    -các hạt điện tích khi ma sát nó nằm lung tung không có quy luật nên dù có nhiều tấm đi nữa chắc gì nó // hay nối tiếp được để mà tạo dòng áp cao hơn , bảo hòa hay triệt lẫn nhau dễ hơn
    - Cái cuối này thì thua vì quá cao siêu may ra có người ngoài hành tinh hiểu được vì coi phim thấy bộ nguồn dĩa bay bé tí mà có đũ năng lượng để lang thang từ thiên hà này tới thiên hà khác .

    Comment


    • #17
      • Câu hỏi của anh @dinhth… dễ mà. Có gì đâu mà mấy anh nghĩ nó rắc rối quá vậy ạ
      • Vì cùng 1 luồng lên em nối tiếp luôn vào phần trả lời của bạn… ở trên ạ, dù gì thì cũng cùng là…
      11. Vậy tại sao tấm nilon nhiễm điện có thể hút được cả tờ giấy thì phải tập trung rất nhiều e mà khi cho nó phóng vào vật trung hòa hay mang điện dương lại không thể tạo ra dòng điện lớn…
      * tấm nilon hay những thứ như vợt muỗi, cầu pờ lát ma… đúng là có điện áp cao, và cực âm (tạm coi là chúng mang điện âm) tập trung rất nhìu electron chủ yếu ở bề mặt, nhìu gấp cả ngàn cả triệu lần cục ắc qui 12v
      * vậy tại sao lại ko làm sáng được bóng đèn:
      ** Vì năng lượng của nguồn đẩy các electron về 1 phía ko lớn (nó đẩy chậm kiểu như bơm nén áp lực cao, hoặc là ko liên tục hay chỉ là tức thời gì gì đó…)
      ** khi có tải tiêu thụ thì ngay lập tức số electron này phóng 1 phát qua tải trong tích tắc điện áp về 0 gần như ngay lập tức. vì nó phóng với vận tốc ánh sáng lên dòng điện đúng là rất lớn nhưng mà chỉ trong khoảng vài phần nghìn tỉ giây là hết trong khi nguồn ko thể cung cấp nổi ngay lập tức, và số lượng electron này quá nhỏ bé như muối bỏ bể so với vật thể thực tế như bóng đèn hay con người, số electron này chắc là chỉ lan tỏa được ra khoảng vài phần của 1 milimet vuông là hết, ko đủ thời gian và cũng chỉ truyền nổi qua quãng đường ngắn thì đã bị phát tán hết…ko làm được gì đáng kể cả…
      * tại sao ác qui áp thấp nhưng dòng qua bóng đèn lại lớn, làm sáng bóng...
      Dòng điện là số lượng hạt điện chuyển đi trong 1 đơn vị thời gian, đung là áp của nó thấp, số electron ở cực âm ko tập trung nhìu nhưng mà năng lượng hóa học duy trì điện áp này liên tục, số lượng hạt điện chạy liên tục với vận tốc ánh sáng trên quãng đường quá ngắn (ngắn so với vận tốc, nó chỉ sợ điện trở- vật cản chứ ko sợ đường dài…) lên trong 1 đơn vị thời gian thì lượng hạt mang điện di chuyển qua tải là vô cùng lớn gấp hàng ngàn hàng triệu lần so với số electron của tấm nilong tích điện do ma sát, tạo ra dòng điện làm sóng bóng đèn…
      • Về vấn đề điện ma sát thì trong tự nhiên sức mạnh của nó khủng khiếp lắm ạ, những đám mây cả chục cả trăm ki lô mét vuông nó thừa thiếu 1 lượng electron vô cùng lớn nó phóng vào nhau hay phóng xuống đất thành sấm sét ghê lắm ạ, nổ như pháo hoa chứ sáng cái bóng đèn nhỏ xíu thì ăn thua gì
      • Nhân tạo thì em thấy cái bật lửa ấy, cũng tạo được tia lửa điện đốt cháy ga và giật được người ạ, nhưng mà hông chết được vì electron của bật lửa nó ít nó hông đủ để truyền qua tim đâu ạ, chỉ tại điểm tiếp xúc bị đau xíu…

      Comment


      • #18
        Mình cho là, cứ coi 2 tấm phi kim nhiễm điện kia là cái tụ điện, như thế dễ thấy rằng nội trở của tụ này rất lớn, khiến cho dòng điện do nó tạo ra là nhỏ, chứ không như cục pin, nội trở nhò có thể cấp dòng đủ lớn để sáng đèn. Minh chứng cho việc nội trở lớn này là nó không phóng hết các hạt điện ngay tức khắc được, thông qua qua việc thí nghiệm dùng cây bút thử điện ấy, khi bạn chạm hay để gần vật nhiễm điện thì nó lóe sáng lên rồi tắt, di chuyển cây bút thử tới chỗ khác nó lại lóe sáng. Như vậy nếu nó phóng được hết các hạt điện tức thì hẳn tay ta sẽ bị giật mạnh hơn khi cắm bút vào ổ cắm, và đèn kia sẽ sáng.

        Comment


        • #19
          Điện là một dạng năng lượng . Năng lượng tạo ra khi các hạt Electron di chuyển . Để tạo ra điện cần có năng lượng Chỉ có năng lượng mới tạo ra điện . Văn thơ , tâm hồn , tình cảm ... không tạo ra điện được ... Von hay Ampe . chỉ là giá trị đo lường năng lượng điện . Muốn đo lường được giá trị của điện . Cần có một điểm gốc chuẩn . Mass hay GND là điểm gốc chuẩn . Từ điển gốc chuẩn người ta xác định ra các điểm có giá trị năng lượng điện khác nhau . Mass hay GND không phân biệt AC hay DC . Nhiều máy móc thiết bị có điểm GND hay Mass chung nhau . Nhiều thiết bị lại quy định nhiều điểm mass hay GND . Như GND1 , GND2 , GND3 ...
          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
          nguyendinhvan1968@gmail.com

          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
            Điện là một dạng năng lượng . Năng lượng tạo ra khi các hạt Electron di chuyển . Để tạo ra điện cần có năng lượng Chỉ có năng lượng mới tạo ra điện . Văn thơ , tâm hồn , tình cảm ... không tạo ra điện được ... Von hay Ampe . chỉ là giá trị đo lường năng lượng điện . Muốn đo lường được giá trị của điện . Cần có một điểm gốc chuẩn . Mass hay GND là điểm gốc chuẩn . Từ điển gốc chuẩn người ta xác định ra các điểm có giá trị năng lượng điện khác nhau . Mass hay GND không phân biệt AC hay DC . Nhiều máy móc thiết bị có điểm GND hay Mass chung nhau . Nhiều thiết bị lại quy định nhiều điểm mass hay GND . Như GND1 , GND2 , GND3 ...
            Tình cảm , ham muốn cũng tạo ra điện mà bác Vân người ta hay có câu tình yêu sét đánh , cảm giác có luồng điện chạy dọc sống lưng ... thêm nữa như bác nêu năng lượng tạo ra điện thì con người cũng có sẵn máy tạo năng lượng bằng cơm rồi .

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
              Điện là một dạng năng lượng . Năng lượng tạo ra khi các hạt Electron di chuyển . Để tạo ra điện cần có năng lượng Chỉ có năng lượng mới tạo ra điện . Văn thơ , tâm hồn , tình cảm ... không tạo ra điện được ... Von hay Ampe . chỉ là giá trị đo lường năng lượng điện . Muốn đo lường được giá trị của điện . Cần có một điểm gốc chuẩn . Mass hay GND là điểm gốc chuẩn . Từ điển gốc chuẩn người ta xác định ra các điểm có giá trị năng lượng điện khác nhau . Mass hay GND không phân biệt AC hay DC . Nhiều máy móc thiết bị có điểm GND hay Mass chung nhau . Nhiều thiết bị lại quy định nhiều điểm mass hay GND . Như GND1 , GND2 , GND3 ...
              Nhưng mass là cái gì mà các hạt điện lại chạy về đó ?

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                Có một câu hỏi liên quan electron, ai có thể giải thích tường tận đây:

                Dòng điện trong dây dẫn là dòng di chuyển của electron( không tính các hạt khác), càng nhiều hạt này thì I càng lớn.

                Điện trường tạo bởi điện tích-electron, điện trường càng lớn tức càng tập trung nhiều e.

                Vậy tại sao tấm nilon nhiễm điện có thể hút được cả tờ giấy thì phải tập trung rất nhiều e mà khi cho nó phóng vào vật trung hòa hay mang điện dương lại không thể tạo ra dòng điện lớn( dù tức thời) để lóe sáng nổi bóng đèn cỡ 1W trong khi 2 đầu điện áp tạo dòng điện sáng bóng này(hoặc dòng điện này) thì lại có điện trường rất rất nhỏ, chỉ có thể hút được cỡ hạt bụi????
                Như các anh đã phân tích! Điện thế tạo ra có thể lớn nhưng dòng thì quá nhỏ!
                Tiện đây em thêm 1 câu hỏi nữa, Dòng điện 6A trên 100V dc có khác dòng điện 6A trên 5V không? :3

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi Huunghiaspkt Xem bài viết

                  Như các anh đã phân tích! Điện thế tạo ra có thể lớn nhưng dòng thì quá nhỏ!
                  Tiện đây em thêm 1 câu hỏi nữa, Dòng điện 6A trên 100V dc có khác dòng điện 6A trên 5V không? :3
                  2 dòng điện này thực chất là một mà thôi, ví như bạn tạo được dòng 6A/100V thông qua một thiết bị gì đó, như R chả hạn thì ngay trong cái thiết bị đó, sẽ có chỗ có dòng 6A đi qua mà 2 điểm trong nó có áp 5V.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                    2 dòng điện này thực chất là một mà thôi, ví như bạn tạo được dòng 6A/100V thông qua một thiết bị gì đó, như R chả hạn thì ngay trong cái thiết bị đó, sẽ có chỗ có dòng 6A đi qua mà 2 điểm trong nó có áp 5V.
                    Hihi! Kiến thức chuyên sâu thật :3 Em tính quấn cuộn cảm 30A 30mH có khả thi không a?

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi Huunghiaspkt Xem bài viết

                      Hihi! Kiến thức chuyên sâu thật :3 Em tính quấn cuộn cảm 30A 30mH có khả thi không a?
                      Còn tùy vào công suất của lõi, mà tới 30mH thì cũng khó khả thi....

                      Comment


                      • #26
                        Cá chình điện amazon thì thế nào? cuộn cảm,nam châm?.... giật chết người và cá sấu luôn
                        Phần cứng máy tính huydim
                        TP Bến Tre. 0753.603.574 - 0936.099.778.

                        Comment


                        • #27
                          Nhưng mass là cái gì mà các hạt điện lại chạy về đó ? Đã bảo là do người ta quy định như thế . Để đo lường , xác định các giá trị của điện . Không nhất thiết các hạt điện tử phải chạy về mass . Mà có thể chạy từ mass ra đâu đó .
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                            Nhưng mass là cái gì mà các hạt điện lại chạy về đó ? Đã bảo là do người ta quy định như thế . Để đo lường , xác định các giá trị của điện . Không nhất thiết các hạt điện tử phải chạy về mass . Mà có thể chạy từ mass ra đâu đó .
                            Trước khi quy định thì cũng phải quan sát và suy luận chán chê rồi đó bác ví dụ thực tế dễ hiểu và sinh động nhất là thế này nam là dương nữ là âm nam thường chạy về phía nữ cũng có 1 số thì ngược lại .Thế nên cái gì mà có + có - nghi vấn gì thì cứ quan sát cách con người tương tác với nhau là ra ..

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi huydim Xem bài viết
                              Cá chình điện amazon thì thế nào? cuộn cảm,nam châm?.... giật chết người và cá sấu luôn
                              điện cao áp của cá chình và lươn điện amazon có lẽ là do phản ứng hóa học tạo ra thôi .

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                                Nhưng mass là cái gì mà các hạt điện lại chạy về đó ? Đã bảo là do người ta quy định như thế . Để đo lường , xác định các giá trị của điện . Không nhất thiết các hạt điện tử phải chạy về mass . Mà có thể chạy từ mass ra đâu đó .
                                Hà hà. Em nghĩ mass là cái lỗ trống mà electron để lại sau khi dịch chuyển đó ạ. Bởi vậy mass là dương chứ không phải trung hòa.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Huunghiaspkt Tìm hiểu thêm về Huunghiaspkt

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X