Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi chức năng diode trong mạch hồi tiếp tạo dao động!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi chức năng diode trong mạch hồi tiếp tạo dao động!

    Click image for larger version

Name:	mach.jpg
Views:	1380
Size:	43.6 KB
ID:	1729125
    Mội người cho em hỏi con diode D502 ở vị trí đó mắc song song với điện trở R505 để làm gì vậy?
    Theo như phân tích của giáo trình em mua của hocnghetructuyen :
    Ban đầu một dòng điện nhỏ đi qua các điện trở khởi động (R501, R502 và R532 và R503) để phân cực cho đèn công suất Q501, khi đèn công suất được phân cực và dẫn yếu, dòng điện đi qua cuộn dây 1-2 của biến áp tăng dần. Dòng điện tăng dần đi qua cuộn sơ cấp đã cảm ứng sang cuộn hồi tiếp 3-4, điện áp thu được trên cuộn hồi tiếp cho đi qua các linh kiện R505//D502, qua R504, nạp xả qua tụ C502 về chân G của đèn công suất Q501, người ta lấy chiều hồi tiếp dương cho đi qua mạch hồi tiếp nên khi có điện áp hồi tiếp thì điện áp chân G tăng => đèn công suất dẫn mạnh hơn => điện áp hồi tiếp càng tăng => đèn công suất dẫn bão hoà =>(dòng bão hoà không có sự biến thiên) => nên điện áp hồi tiếp trên cuộn 3-4 giảm đột ngột => điện áp trên chân G đèn công suất giảm => đèn công suất dẫn giảm => tạo ra hồi tiếp có chiều ngược và nhanh chóng làm tắt đèn công suất.
    Như phân tích ở trên thì em bỏ luôn con diode D502 luôn được không? điện áp hồi tiếp chỉ cho chạy qua R505 thôi. Và nếu không được thì khi bỏ D502 sẽ gây hiện tượng gì? Mọi người giải thích giúp em với!

  • #2
    Để xả điện áp dư trên chân G của Q501 một cách nhanh nhất chứ sao nữa. Nếu không có D502 thì nó phải xả qua R505 nên chậm hơn, Q501 bị kéo dài thời gian dẫn tuyến tính trong khi xả -> nóng hơn

    Comment


    • #3
      Cảm ơn anh nhiều! Cho em hỏi ý cuối cùng : Tụ C501 ở vị trí trong mạch làm gì vậy anh? Nếu không có nó sẽ gây hiện tượng gì?

      Comment


      • #4
        Bạn đang nghiên cứu cho gì đây, đồ án à?

        Tụ đó giống như một con diode bảo vệ Mosfet nhưng mà đây là tụ điện
        Giữa 2 cực DS cũng giống như 1 cái tụ điện nếu k có tụ C dẫn trước thì điện áp phóng nạp từ cuộn dây là rất lớn sẽ khiến trans bị đánh thủng, mục đích tụ điện sẽ dẫn trước điện áp trên chân DS sẽ như bằng không và lúc này mosfet đóng hay mở ra sẽ an toàn hơn, không bị hư.

        Comment


        • #5
          Cảm ơn tất cả mọi người!

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi biennhatrang Xem bài viết
            Cảm ơn anh nhiều! Cho em hỏi ý cuối cùng : Tụ C501 ở vị trí trong mạch làm gì vậy anh? Nếu không có nó sẽ gây hiện tượng gì?
            Khi Q501 ngắt, từ thông trong lõi biến áp sẽ giảm đột ngột tạo ra điện áp cảm ứng cao trên cuộn dây 1-2. Nếu không có C501 dập nhanh điện áp này xuống GND thì có thể Q501 sẽ bị đánh thủng

            Comment


            • #7
              Dạ đi ốt ấy để xả xung ngược nhằm tránh làm hỏng sò công suất ạ. Trên cuộn 3-4 sẽ xuất hiện xung điện cảm ứng xoay chiều khi mạch hoạt động. Khi đầu 3 là dương đầu 4 là âm sò bị phân cực ngược thì đi ốt sẽ dẫn để xả điện luôn thay vì pải qua r505. Chú bỏ nó đi thì sẽ dễ hỏng sò khi tải nặng hoặc tải thay đổi gây xung ngược lớn ấy ạ...

              Comment


              • #8
                Chào bạn biennhatrang, Bạn có nói bạn mua giao trình giải thích về mạch điện tử. Cho mình xin Tên giáo trình được không?

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi Sơn_Học ĐT Xem bài viết
                  Chào bạn biennhatrang, Bạn có nói bạn mua giao trình giải thích về mạch điện tử. Cho mình xin Tên giáo trình được không?
                  Mình mua ở www.hocnghetructuyen.vn
                  website có rất nhiều khoá học online và giáo trình online. Còn mạch mình hỏi ở trên là một phần của giáo trình sửa máy in laser canon 2900. Bạn có thể lựa chọn giáo trình khác theo nhu cầu của tại đó. Mình học công nghệ thông tin nhưng thích sửa chữa thiết bị văn phòng nên đôi khi cũng hay sửa. Sau khi tham khảo nhiều giáo trình thì thấy chỗ này phù hợp với người mới hoặc không được đào tạo chính quy về điện tử như mình.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi biennhatrang Xem bài viết
                    Click image for larger version

Name:	mach.jpg
Views:	1380
Size:	43.6 KB
ID:	1729125
                    Mội người cho em hỏi con diode D502 ở vị trí đó mắc song song với điện trở R505 để làm gì vậy?
                    Theo như phân tích của giáo trình em mua của hocnghetructuyen :
                    Ban đầu một dòng điện nhỏ đi qua các điện trở khởi động (R501, R502 và R532 và R503) để phân cực cho đèn công suất Q501, khi đèn công suất được phân cực và dẫn yếu, dòng điện đi qua cuộn dây 1-2 của biến áp tăng dần. Dòng điện tăng dần đi qua cuộn sơ cấp đã cảm ứng sang cuộn hồi tiếp 3-4, điện áp thu được trên cuộn hồi tiếp cho đi qua các linh kiện R505//D502, qua R504, nạp xả qua tụ C502 về chân G của đèn công suất Q501, người ta lấy chiều hồi tiếp dương cho đi qua mạch hồi tiếp nên khi có điện áp hồi tiếp thì điện áp chân G tăng => đèn công suất dẫn mạnh hơn => điện áp hồi tiếp càng tăng => đèn công suất dẫn bão hoà =>(dòng bão hoà không có sự biến thiên) => nên điện áp hồi tiếp trên cuộn 3-4 giảm đột ngột => điện áp trên chân G đèn công suất giảm => đèn công suất dẫn giảm => tạo ra hồi tiếp có chiều ngược và nhanh chóng làm tắt đèn công suất.
                    Như phân tích ở trên thì em bỏ luôn con diode D502 luôn được không? điện áp hồi tiếp chỉ cho chạy qua R505 thôi. Và nếu không được thì khi bỏ D502 sẽ gây hiện tượng gì? Mọi người giải thích giúp em với!
                    Cái diot đó rút ngắn thời gian ngắt của FET. Tần số dao động tăng lên .
                    Bạn bỏ đi cũng được , Nếu với tải thấp thì nó vẫn bình thường. Nhưng khi chạy với tải dòng cao, tần số nguồn sẽ sụt xuống thấp, tạo tiếng rít, và bộ nguồn cũng chạy yếu hơn .
                    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                    nguyendinhvan1968@gmail.com

                    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                    Comment


                    • #11

                      Điện áp màu đỏ là ở biến áp xung, điện áp màu xanh là ở cực G của FET .
                      Attached Files
                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      biennhatrang Tìm hiểu thêm về biennhatrang

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X