Thông báo

Collapse
No announcement yet.

giúp em nguyên lý mạch dao động nghẹt

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • giúp em nguyên lý mạch dao động nghẹt

    anh chị nào giải thích cho e biết nguyên lý của hai mạch giao động nghẹt này khác nhau chổ nào.mạch 1 cuộn sơ cấp ở chân C ,mạch 2 cuộn sơ cấp ở chân E .thanks
    Attached Files

  • #2
    Nguyên văn bởi trung30000 Xem bài viết
    anh chị nào giải thích cho e biết nguyên lý của hai mạch giao động nghẹt này khác nhau chổ nào.mạch 1 cuộn sơ cấp ở chân C ,mạch 2 cuộn sơ cấp ở chân E .thanks
    Mạch thứ nhất: Tín hiệu vào B ra C; hệ số khuếch đại lớn nên tỷ số vòng giữa cuộn dây n2, mắc ở chân C và cuộn dây n1, mắc ở chân B; là n2/n1 sẽ lớn. Để mạch dao động thì phải thỏa mãn điều kiện về pha: tín hiệu vào B phải ngược pha với tín hiệu ra tại C.
    Mạch thứ hai: Tín hiệu vào E ra C; hệ số khuếch đại nhỏ; xấp xỉ = 1 nên tỷ số vòng giữa cuộn dây n2, mắc ở chân C và cuộn dây n1, mắc ở chân E là n2/n1 sẽ xấp xỉ = 1. Để mạch dao động thì phải thỏa mãn điều kiện về pha: tín hiệu vào E phải cùng pha với tín hiệu ra tại C.
    Nếu bạn gọi cuộn tại chân C là cuộn sơ cấp thì trong mạch 2 cuộn tại chân E phải là cuộn thứ cấp, bạn nhé.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #3
      cám ơn bác HTTTTH , mạch 1 cuôn sơ cấp ( dao động ) lấy ra chân C và hồi tiếp âm , mạch 2 cuôn sơ cấp ( dao động ) lấy ra chân E và hồi tiếp dương. bác cho e hỏi lấy cuôn sơ cấp ( dao động ) ở chân E khác chân C không , cuôn sơ cấp ( dao động ) chân E hay C mạnh hơn

      Comment


      • #4
        Dòng Ie = (β+ 1)*Ib
        Dòng Ic = β*Ib
        Do đó cuộn dây ở chân E nhiều vòng hơn cuộn ở chân C.
        Kích thước dây thì như nhau cũng được.
        Về biên độ thì tại E và tại C gần như nhau.

        Trong cả 2 trường hợp, người ta thường lấy tín hiệu ra theo kiểu biến thế để ít bị ảnh hưởng đến mạch dao động
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #5
          Bác HTTTH , e vẫn chưa hiểu tại sao òng Ie = (β+ 1)*Ib ?,Dòng Ic = β*Ib ? Về biên độ thì tại E và tại C gần như nhau ? e học điện tử căn bản thì nếu lấy tín hiêu ngõ ra chân C thì biên độ lớn hởn nhiều lần so với biên độ vào (chân B ) còn dòng thì gần như ko đổi , nếu lấy tín hiêu ngõ ra chân E thì biên độ bằng nhau so với biên độ vào còn dòng thì thay đổi lớn gấp β*Ib.
          cho e hỏi thêm : dao động nghet phụ thuộc vào ic dao động , nếu ic dao động có tần sồ lớn thì xung ra sẽ khác nhau đúng ko bác . ví dụ :c5888 có f= 200mhz , h1061 có f= 10mhz

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi trung30000 Xem bài viết
            Bác HTTTH , e vẫn chưa hiểu tại sao òng Ie = (β+ 1)*Ib ?,Dòng Ic = β*Ib ? Về biên độ thì tại E và tại C gần như nhau ? e học điện tử căn bản thì nếu lấy tín hiêu ngõ ra chân C thì biên độ lớn hởn nhiều lần so với biên độ vào (chân B ) còn dòng thì gần như ko đổi , nếu lấy tín hiêu ngõ ra chân E thì biên độ bằng nhau so với biên độ vào còn dòng thì thay đổi lớn gấp β*Ib.
            cho e hỏi thêm : dao động nghet phụ thuộc vào ic dao động , nếu ic dao động có tần sồ lớn thì xung ra sẽ khác nhau đúng ko bác . ví dụ :c5888 có f= 200mhz , h1061 có f= 10mhz
            *Tại sao dòng Ie = (β+ 1)*Ib ?,Dòng Ic = β*Ib ?
            - Tại vì ông thầy của bạn đã phải dạy bạn như thế.
            *Về biên độ thì tại E và tại C gần như nhau ?
            - Điều này là hệ quả của điều trên.
            *Cho e hỏi thêm : dao động nghet phụ thuộc vào ic dao động , nếu ic dao động có tần sồ lớn thì xung ra sẽ khác nhau đúng ko bác . ví dụ :c5888 có f= 200mhz , h1061 có f= 10mhz:
            - Câu này chứng tỏ bạn không phải là người học điện tử.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #7
              e tự học qua mạng thôi chứ ko có thầy, nếu có gì thiếu xót thông cảm cho e nhé

              Transistor mắc theo kiểu E chung.

              Mạch mắc theo kiểu E chung có cực E đấu trực tiếp xuống mass hoặc đấu qua tụ xuống mass để thoát thành phần
              xoay chiều, tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C, mạch có sơ đồ như sau :
              Click image for larger version

Name:	kd_echung1.gif
Views:	1
Size:	9.5 KB
ID:	1397032

              Mạch khuyếch đại điện áp mắc kiểu E chung , Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C

              Rg : là điện trở ghánh , Rđt : Là điện trở định thiên, Rpa : Là điện trở phân áp .

              Đặc điểm của mạch khuyếch đại E chung.




              Mạch khuyếch đại E chung thường được định thiên sao cho điện áp UCE khoảng 60% ÷ 70 % Vcc.



              Biên độ tín hiệu ra thu được lớn hơn biên độ tín hiệu vào nhiều lần, như vậy mạch khuyếch đại về điện áp.



              Dòng điện tín hiệu ra lớn hơn dòng tín hiệu vào nhưng không đáng kể.



              Tín hiệu đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào : vì khi điện áp tín hiệu vào tăng => dòng IBE tăng => dòng ICE
              tăng => sụt áp trên Rg tăng => kết quả là điện áp chân C giảm, và ngược lại khi điện áp đầu vào giảm thì điện áp chân C lại tăng => vì vậy điện áp đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào.


              Mạch mắc theo kiểu E chung như trên được ứng dụng nhiều nhất trong thiết bị điện tử.



              2.2 - Transistor mắc theo kiểu C chung.

              Click image for larger version

Name:	kd_dem2.gif
Views:	1
Size:	9.7 KB
ID:	1397033
              Mạch mắc theo kiểu C chung có chân C đấu vào mass hoặc dương nguồn (Lưu ý: về phương diện xoay chiều thì dương
              nguồn tương đương với mass), Tín hiệu được đưa vào cực B và lấy ra trên cực E, mạch có sơ đồ như sau :


              Mạch mắc kiểu C chung , tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực E

              Đặc điểm của mạch khuyếch đại C chung .




              Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực E



              Biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào : Vì mối BE luôn luôn có giá trị khoảng 0,6V do đó khi điện áp chân B tăng bao nhiêu thì áp chân C cũng tăng bấy nhiêu => vì vậy biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào .



              Tín hiệu ra cùng pha với tín hiệu vào : Vì khi điện áp vào tăng => thì điện áp ra cũng tăng, điện áp vào giảm thì điện áp ra cũng giảm.



              Cường độ của tín hiệu ra mạnh hơn cường độ của tín hiệu vào nhiều lần : Vì khi tín hiệu vào có biên độ tăng => dòng IBE sẽ tăng => dòng ICE cũng tăng gấp β lần dòng IBE vì ICE = β.IBE giả sử Transistor có hệ số khuyếch đại β = 50 lần thì khi dòng IBE tăng 1mA => dòng ICE sẽ tăng 50mA, dòng ICE chính là dòng của tín hiệu đầu ra, như vậy tín hiệu đầu ra có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín hiệu vào.

              Comment


              • #8
                Các bác cho em hỏi tần số trong mạch dao động nghẹt phụ thuộc vào con linh kiện nào vây?

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi vaonghe Xem bài viết
                  Các bác cho em hỏi tần số trong mạch dao động nghẹt phụ thuộc vào con linh kiện nào vây?
                  Tần số phụ thuộc vào tất cả phần màu đỏ của sơ đồ 1 ở #1 đó bạn!

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi phongltyt Xem bài viết
                    Tần số phụ thuộc vào tất cả phần màu đỏ của sơ đồ 1 ở #1 đó bạn!
                    tức là phụ thuộc vào L, C, R hả bác? vậy bác có thể bớt chút thời gian trả lời em câu này đc ko?
                    L(số vòng dây) tăng thì F tăng hay giảm?
                    C tăng thì F tăng hay giảm?
                    R tăngthì F tăng hay giảm?

                    thanck bác nhiều nhé

                    Comment


                    • #11
                      R,C tăng => f giảm (phụ thuộc C không nhiều). L tăng =>f tăng. tải của b/a tăng f giảm

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi phongltyt Xem bài viết
                        R,C tăng => f giảm (phụ thuộc C không nhiều). L tăng =>f tăng. tải của b/a tăng f giảm
                        L tăng thì F sao tăng được bác . trừ khi tăng L1, L2 (L-b) giữ nguyên thì F mới tăng (ít) được .

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                          L tăng thì F sao tăng được bác . trừ khi tăng L1, L2 (L-b) giữ nguyên thì F mới tăng (ít) được .
                          Đúng thế! Chỗ này e nhầm, khi tăng số vòng biến áp thì f giảm. Thanks Bác!

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          trung30000 Tìm hiểu thêm về trung30000

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X