Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tụ điện lọc nguồn!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tụ điện lọc nguồn!

    Cho em hỏi câu này, hơi bị coi là "chuối" 1 tí.
    1/ Theo em được biết tụ điện không cho điện áp DC đi qua, thế tại sao khi qua cầu Dioed chuyển đổi từ AC sang DC dùng tụ lọc, vẫn có dòng DC và điện áp lại được sang phẳng.
    2/ Tụ lọc nguồn như em nói ở trên và tụ ngăn không cho dòng điện DC đi qua, có ranh giới giữa hai tụ này không.
    Xin mọi người giúp em và cùng tìm hiểu!

  • #2
    Về cấu tạo của tụ điện bạn có thể xem lại vật lý phổ thông. Bất kỳ tụ điện nào cũng đều phóng và nạp điện. Cấu tạo cơ bản của tụ điện gồm 2 bản cực đặt song song cách điện với nhau. môi trường giữa 2 bản cực gọi là điện môi. Điện dung của tụ phụ thuộc vào khoảng cách 2 bản cực, diện tích bản cực và điện môi. Do tụ điện phóng nạp điện tích nên với dòng điện một chiều ổn định về điện áp, sẽ không có sự phóng nạp điện tích của tụ. Với dòng điện xoay chiều hoặc dòng điện một chiều nhưng điện áp thay đổi cũng sẽ tạo ra sụ phóng nạp điện của tụ do vậy tạo thành dòng điện qua tụ. Bản chất tụ lọc nguồn là một tụ thông thường, do có giá trị lớn và lắp ở vị trí nguồn điện nên được gọi là tụ lọc nguồn. Cũng do hiện tượng phóng nạp điện làm điện áp được bằng phẳng hơn. Ví dụ khi điện áp DC thấp tụ sẽ phóng điện để bù lại điện áp mất trong một thời gian nhất định và khi điện áp DC cao hơn điện áp hai cực của tụ, tụ sẽ nạp điện. Cứ như vậy điện áp DC được san bằng phẳng hơn.
    n
    ĐT: 0986 492 489

    Tham khảo:

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi minhhieu Xem bài viết
      Về cấu tạo của tụ điện bạn có thể xem lại vật lý phổ thông. Bất kỳ tụ điện nào cũng đều phóng và nạp điện. Cấu tạo cơ bản của tụ điện gồm 2 bản cực đặt song song cách điện với nhau. môi trường giữa 2 bản cực gọi là điện môi. Điện dung của tụ phụ thuộc vào khoảng cách 2 bản cực, diện tích bản cực và điện môi. Do tụ điện phóng nạp điện tích nên với dòng điện một chiều ổn định về điện áp, sẽ không có sự phóng nạp điện tích của tụ. Với dòng điện xoay chiều hoặc dòng điện một chiều nhưng điện áp thay đổi cũng sẽ tạo ra sụ phóng nạp điện của tụ do vậy tạo thành dòng điện qua tụ. Bản chất tụ lọc nguồn là một tụ thông thường, do có giá trị lớn và lắp ở vị trí nguồn điện nên được gọi là tụ lọc nguồn. Cũng do hiện tượng phóng nạp điện làm điện áp được bằng phẳng hơn. Ví dụ khi điện áp DC thấp tụ sẽ phóng điện để bù lại điện áp mất trong một thời gian nhất định và khi điện áp DC cao hơn điện áp hai cực của tụ, tụ sẽ nạp điện. Cứ như vậy điện áp DC được san bằng phẳng hơn.
      tụ lọc nguồn quan trọng là thế , mà ở Việt nam - nhất là ở HN người ta cứ thi nhau lấp bỏ , khiến cho nguồn lúc thì đầy quá ( thấy rõ nhất là tháng 11/2008 ) , lúc thì lại vơi quá

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi newdragon Xem bài viết
        Cho em hỏi câu này, hơi bị coi là "chuối" 1 tí.
        1/ Theo em được biết tụ điện không cho điện áp DC đi qua, thế tại sao khi qua cầu Dioed chuyển đổi từ AC sang DC dùng tụ lọc, vẫn có dòng DC và điện áp lại được sang phẳng.
        2/ Tụ lọc nguồn như em nói ở trên và tụ ngăn không cho dòng điện DC đi qua, có ranh giới giữa hai tụ này không.
        Xin mọi người giúp em và cùng tìm hiểu!

        1 tụ nguồn mác song với nguồn DC mà nên ko chặn điện DC

        2 khi dùng chặn DC lấy tín hiệu AC phải mắc nối tiếp

        KO phân biệt tụ lọc nguồn và tụ chặn DC, cả 2 ứng dụng đều là tính chất căn bản của tụ

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi newdragon Xem bài viết
          Cho em hỏi câu này, hơi bị coi là "chuối" 1 tí.
          1/ Theo em được biết tụ điện không cho điện áp DC đi qua, thế tại sao khi qua cầu Dioed chuyển đổi từ AC sang DC dùng tụ lọc, vẫn có dòng DC và điện áp lại được sang phẳng.
          2/ Tụ lọc nguồn như em nói ở trên và tụ ngăn không cho dòng điện DC đi qua, có ranh giới giữa hai tụ này không.
          Xin mọi người giúp em và cùng tìm hiểu!
          Trả lời thêm câu 1:
          Điện áp xoay chiều hình sin khi qua cầu diode hai bán chu kỳ được đưa về một phía(bán chu kỳ âm được nắn lên bán chu kỳ dương- bạn có thể vẽ đồ thị để dễ hiểu). Tuy là một chiều nhưng chúng chưa phẳng, chúng vẫn là những bán chu kỳ hình sin, chúng có quyền đi qua tụ gây ra sự phóng nạp và làm cho điện áp một chiều phẳng tương đối.

          Comment


          • #6
            Thanks cac anh bro nhiều!

            Comment


            • #7
              Có thể coi điện áp sau chỉnh lưu là tổng của điện áp không đổi và 1 điện áp xoay chiều có phương trình fx nào đó.Khi mắc tụ thì điện áp xoay chiều đi qua tụ còn lại điện áp 1 chiều .

              Comment


              • #8
                và cho cháu hỏi luôn là có công thức nào để tính điện dung và mức điện áp của tụ lọc nguồn đối với dòng 1 chiều và xoay chiều không ạ ? , ở vì dụ này Phân tích mạch khuyếch đại âm thanh cơ bản dùng BJT | Lê Quang Vinh – lqv77 thì tụ lọc C6 được tính làm sao ạ ?

                Comment


                • #9
                  càng lớn càng tốt
                  không biết có đúng không nữa

                  Comment


                  • #10
                    Với điện áp sau lọc có độ mấp mô < 10 % có công thức :

                    C = (5 x I)/(Vdc * f) (F).

                    Ví dụ điện áp AC là 12V tần số 50Hz, dòng tải 1A, chỉnh lưu cầu, độ mấp mô <10 % có :
                    Vdc = 1.4*Vac-1.4 = 15.4V
                    f = 100Hz.

                    C = ( 5x1) / (15.4 * 100) = 5/1540 = 0.003246 F = 3300uF.

                    Comment


                    • #11
                      '' càng lớn càng tốt'' câu này mình cũng thấy người ta nói rất nhiều,nhưng mình không hiểu lắm các pro giải thích giùm,vì theo mình nghĩ diệndung càng lớn thì thời gian nạp càng lâu hơn thì làm sao là phẳng DC được nhỉ,cho dù là rất nhanh đi nữa thì cũng bị sụt áp chứ,giải thích giùm với,suốt ngày dùng nhưng chưa hiểu sâu về phần nắn dòng này lắm
                      SỐNG THEO BẢN CHẤT,KỆ MỌI NGƯỜI NÓI GÌ THÌ NÓI

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi kidteam Xem bài viết
                        càng lớn càng tốt
                        không biết có đúng không nữa
                        quá đúng luôn.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi huuphuong Xem bài viết
                          tụ lọc nguồn quan trọng là thế , mà ở Việt nam - nhất là ở HN người ta cứ thi nhau lấp bỏ , khiến cho nguồn lúc thì đầy quá ( thấy rõ nhất là tháng 11/2008 ) , lúc thì lại vơi quá
                          mình không hiểu bạn nói gì .ý bạn là lọc (lưới điện à)

                          Comment


                          • #14
                            Cảm ơn đã phổ biến công thức

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            newdragon Tìm hiểu thêm về newdragon

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X