Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tạo giá trị mV

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tạo giá trị mV

    Mình cần tạo ra giá trị điện áp từ 1mV để cấp cho tải có nội trở khoảng 14 ôm, có phương án nào không các bạn?

  • #2
    Dùng nguồn 1V và điện trở 1 ôm + đoạn dây 1/1000 ôm chia áp xuống.


    Hoăc dùng trở 100 ôm và 0.1 ôm . 14 ôm mắc song song với 0,1 ôm ảnh hưởng không đáng kể.
    sau.ph

    Comment


    • #3
      Dùng điện trở chia áp

      Comment


      • #4
        Nguồn cấp 12V cần thay đổi liên tục từ 0.6mV - 168mV thì ráp mạch như sau:
        Click image for larger version

Name:	20180820_085140.jpg
Views:	1100
Size:	45.3 KB
ID:	1702350

        Comment


        • #5
          - điện áp thấp thế hông biết thớt định làm cái gì nhỉ, 1 phần nghìn vôn cơ à. anh lấy 2 cái thìa 1 cái inox 1 cái nhôm cắm vào nước muối chắc cũng đáp ứng được ạ...

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
            - điện áp thấp thế hông biết thớt định làm cái gì nhỉ, 1 phần nghìn vôn cơ à. anh lấy 2 cái thìa 1 cái inox 1 cái nhôm cắm vào nước muối chắc cũng đáp ứng được ạ...
            Tải là 14 ohm cơ mà.............

            Comment


            • #7
              Mạch bạn dinhhuong80 cung cấp chính là bộ chia áp, nhưng khi nội trở của tải thay đổi thì điện áp cũng thay đổi theo. Mình muốn tạo ra giá trị điện áp 1.68mV không thay đổi khi giá trị nội trở của tải thay đổi(cụ thể hơn là khi cấp cho các tải khác nhau thì giá trị điện áp không thay đổi ). Các bạn giúp mình với

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi vanlongsport Xem bài viết
                Mạch bạn dinhhuong80 cung cấp chính là bộ chia áp, nhưng khi nội trở của tải thay đổi thì điện áp cũng thay đổi theo. Mình muốn tạo ra giá trị điện áp 1.68mV không thay đổi khi giá trị nội trở của tải thay đổi(cụ thể hơn là khi cấp cho các tải khác nhau thì giá trị điện áp không thay đổi ). Các bạn giúp mình với
                Vậy là bạn cần nguồn ổn áp điện áp thấp cỡ mV. Phải nói rõ yêu cầu và sử dụng cho mục đích gì thì mọi nbgười mới tư vấn được chứ.
                Thế thì hãy thử google mạch ổn áp LM317 rồi theo công thức mà tùy biến hoặc tìm mạch nguồn xung rồi tính toán thay đổi để có áp ra mong muốn, hoặc dùng mạch khuếch đại công suất (Opam) với áp vào là cầu chia thế thì có thể thay đổi điện áp ra bằng biến trở.

                Comment


                • #9
                  Dùng điện trở nhỏ thì sụt áp không đáng kể đâu. Thí dụ ở bài #2 mình nói dùng trở 0,1 ôm thì khi có tải 14 ôm thì sụt áp chưa tới 1%. Dùng điện trở nhỏ hơn nữa thì sụt áp càng nhỏ.

                  Có thể dùng thêm opamp để làm mạch đệm. Nhưng lúc đó sẽ gặp vấn đề với offset, trôi nhiệt...
                  sau.ph

                  Comment


                  • #10
                    Cảm ơn các bạn đã tư vấn, mình sẽ thử 2 phương án của 2 bạn. Vấn đề mình đang vướng cụ thể như sau: mình có 1 loạt các cảm biến nhiệt khí xả của động cơ hoạt động ở 300÷900 độ C. Cảm biến này cho ra tín hiệu mV đến đồng hồ hiển thị. Mình muốn kiểm tra các đồng hồ hiển thị này có chính xác không bằng cách tạo ra các giá trị mV cung cấp cho đồng hồ hiển thị (giả lập tín hiệu ra của cảm biến). Do mỗi đồng hồ có nội trở khác nhau nên mình cần 1 nguồn ổn áp có thể cung cấp giá trị mv. Mình cũng nghĩ đến phương án dùng biến áp nhưng ko biết có thể tạo ra điện áp chính xác không do giá trị đầu ra quá bé, bạn có rành về biến áp không tư vấn thêm giúp mình, xin cảm ơn!

                    Comment


                    • #11
                      Vụ này tưởng đã bàn nát ra từ cách đây hơn chục năm rồi chứ nhỉ ? cái thời phải tạo nguồn dòng 1 - 10mA chính xác để đo cảm biến Pt100. Chốt lại chỉ là : LM334 (hoặc tốt hơn là 234 hoặc 134) + điện trở định dòng chính xác (điện trở màng MF màng kim loại, sai số 1% hoặc tốt hơn). Muốn chính xác hơn nữa thì cấp nguồn cho LMx34 bằng một cái nguồn thật sạch ít trôi nhiệt. Tất cả chỉ có vậy, đã có mạch & hướng dẫn trong datasheet của chính LMx34 rồi, linh kiện này bán ngoài chợ cũng tương đối rẻ.

                      Có gì phải bàn nữa đâu ?
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • #12
                        Cảm biến của mình ko phải loại pt100 bạn, pt100 là cảm biến nhiệt điện trở, còn cái này là cặp nhiệt điện. Riêng pt100 thì mình làm rồi, tạo ra các giá trị điện trở, nếu bộ hiển thị có thể đọc trực tiếp thì tốt, không thì cho qua bộ chuyển tín hiệu thành 4÷20mA đưa vào bộ hiển thị. Phương án dùng LM317 không thực hiện được vì điện áp ra thấp nhất là 1,2V. LMx34 là họ ic tạo nguồn dòng từ 1μA to 10mA. Cái mình đang cần là nguồn áp, xin ý kiến thêm từ các bạn.

                        Comment


                        • #13
                          Phương án mạch chia điện áp chỉ phù hợp khi mình tạo ra 1 giá trị mV có định, ở đây mình cần tạo ra nhiều giá trị nên sẽ có giá trị tụt áp ít, có giá trị tụt áp nhiều không đảm bảo về mặt sai số. Dù sao cũng cảm ơn bạn đã tư vấn

                          Comment


                          • #14
                            Mình đang tìm hiểu mạch nguồn xung để giải quyết vấn đề, bạn nào nắm rõ cái này nhờ tư vấn thêm cho mình

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            vanlongsport Tìm hiểu thêm về vanlongsport

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X