Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Quan điểm về bản quyền của dientuvietnam

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Tôi nghĩ thế này nhe, khoan nói đến chuyện to tát như tồn tại hay phát triển trong "cuộc chiến điện tử " nào đó. Hàng TQ rất tốt đấy, nhưng ở các nước châu Âu hay Mỹ mẽo. Đó là vì hàng TQ sản xuất từ cao xuống thấp theo nhu cầu, trình độ, luật pháp của nước đó. Cứ học TQ đi, TQ không ăn cắp nhiều đâu, mà là họ có giá nhân công rẻ, VN có đủ khả năng đọc và nghiên cứu để "ăn cắp" ý tưởng hay thiết kế như TQ không?

    Vd như Linux chẳng hạn, không phải nhiều người đủ kiên nhẫn đọc hướng dẫn và sử dụng (không nói đến bọn hắc hiếc này nọ), đó mới là chi phí rất đắt mà không nhiều người muốn bỏ ra. Chi phí nghe, chi phí nhìn và chi phí đọc cũng đáng tính nhỉ?

    Ví dụ như anh bạn AVR trên đây, chưa đọc kỹ, đọc hết đã hét toáng lên rồi.
    Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi duyphi Xem bài viết
      Nếu có liên quan đến kinh doanh thì theo Phi nghĩ có 2 vấn đề phải quan tâm:
      1-Copy bản quyền, phân tích sản phẩm mẫu có sẵn để học hỏi:
      Ví dụ nếu các bạn muốn làm về quang báo, ok các bạn tốt nhất nên bỏ tiền mua 1 cái, đem về xem họ llamg cái gì trong đó.Sau đó nếu thấy hay thì đừng ngại cứ copy y nguyên như thế vào cho nhanh, đở tónn tời gian.
      2- Nếu một sản phẩm muốn khẳng định mình và đứng vững trên thị trường và bay tới tay của người sử dụng thì phải đầu tư mẫu mả sao cho khác với những sản phẩm đang có trên thị trường. Cái này bao gồm cả nội dung lẫn hình thức điều nên phải có tính sáng tạo theo ý riêng của mình, chứ nhái theo vô hình làm cho những phẩm bị nhái càng thêm nỗi tiếng.

      Đấy là cặp trái ngược nhau nhưng nói vẫn tồn tại.
      Đơn giản tôi nghĩ thế này:

      - Nếu một sản phẩm (thành phẩm hoặc đang phát triển) được công khai trên web site này, nó đã được bảo đảm (với địa chỉ, nickname, ngày tháng), và cộng đồng web site này chính là những người đảm bảo quyền của người post dự án. Do đó có thể khởi kiện bất ký sự ăn cắp hoặc mạo danh nào. Đây là quyền lợi của thành viên (ngoài quyền lợi thành viên của 1 4rum)

      Vấn đề là web site và database phải tin cậy. Hoặc có những mục cần phải đảm bảo sự tin cậy (nếu cần công bố hàng tháng/quý một lần).

      - Sự khả thi, tính trung thực của dự án này sẽ được đánh giá bởi các thành viên diễn đàn. Vấn đề là hãy cân nhắc kỹ hơn trước khi post cũng như sử dụng lời lẽ đao to búa lớn về sản phẩm, cũng như cần ghi rõ tham khảo từ nguồn nào, những ai tham gia (nếu cần). Bán hàng hoặc thuyết trình mà :-D

      Vài gợi ý thêm cho đồng chí Ép. Thêm điều khoản bản quyền nữa.
      Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi opentdoors Xem bài viết
        Đơn giản tôi nghĩ thế này:

        - Nếu một sản phẩm (thành phẩm hoặc đang phát triển) được công khai trên web site này, nó đã được bảo đảm (với địa chỉ, nickname, ngày tháng), và cộng đồng web site này chính là những người đảm bảo quyền của người post dự án. Do đó có thể khởi kiện bất ký sự ăn cắp hoặc mạo danh nào. Đây là quyền lợi của thành viên (ngoài quyền lợi thành viên của 1 4rum)

        Vấn đề là web site và database phải tin cậy. Hoặc có những mục cần phải đảm bảo sự tin cậy (nếu cần công bố hàng tháng/quý một lần).

        - Sự khả thi, tính trung thực của dự án này sẽ được đánh giá bởi các thành viên diễn đàn. Vấn đề là hãy cân nhắc kỹ hơn trước khi post cũng như sử dụng lời lẽ đao to búa lớn về sản phẩm, cũng như cần ghi rõ tham khảo từ nguồn nào, những ai tham gia (nếu cần). Bán hàng hoặc thuyết trình mà :-D

        Vài gợi ý thêm cho đồng chí Ép. Thêm điều khoản bản quyền nữa.
        oh, quá tuyệt vời!
        Thật sự là một cái nhìn mới mẻ, thật sự là khác người!
        Đúng thế, đọc được mấy lời của anh làm cho Phi cảm thấy hưng phấn hơn rất nhiều.
        Anh F và anh Bình Anh nên ghi nhận quan điểm này.
        Chúng ta chỉ cần phát triển diễn đàn: Chất lượng về nội dung, hiệu quả để tạo nên uy tín, và diễn đàn lúc đó là của anh em trên toàn quốc, và diễn đàn vô hình như một cán cân công lý, là một cấp ban ngành bảo vệ bản quyền cũng khá đắc lực.
        Công nhận đây là một quan điểm, một cái nhìn mới.

        Comment


        • #19
          Anh Opentdoor cho Phi xin nick name với! Phi có một số vấn đề cần sự góp ý của anh về vấn đề này.
          Có lẻ ngày mai Phi sẽ tranh thủ, và xung phong đưa lên diễn đàn một số sản phẩm của mình, Phi tin anh em - Phi tin diễn đàn sẽ là một nhà bảo vệ bản quyền hiệu quả nhất.

          Comment


          • #20
            Nhiều cái cần phải khóa lại . Không phải chỉ để giữ bảo bối cho mình , mà điều đó mang tính bảo vệ , chuẩn hóa , thống nhất ....
            Ví dụ :
            - Windows phải khóa lại để người ta chỉ có thể tạo một bức ảnh theo tiêu chuẩn bmp , Jpeg , Gif ..... . Nếu có thể thay đổi được hệ diều hành của Win thì sao nhỉ ? Người ta sẽ tạo ra bức ảnh có File là Bmc hay bme thì ai xem được cái tài liệu đó ????
            - Cái PLC khi lắp vào dây chuyền sản xuất cũng phải được khóa mật khẩu . Nếu không một công nhân bất mãn nào đó ấn cho mấy phát thì .... Hôm sau cái máy cứ chạy sai các chế độ . Đi theo là hàng ngàn , hàng vạn sản phẩm bị hỏng . Đi toi tiền tỉ chứ chẳng đùa .
            Nhiều lúc việc ăn trộm không hiệu quả bằng việc tự làm lấy .
            DTVN không phải là đơn vị đảm bảo tính bản quyền sáng tạo cho các tổ chức và cá nhân . Song có ảnh hưởng nhất định trong vấn đề này . Điều này sẽ tùy thuộc vào ý thức của các thành viên chúng ta mà thôi .
            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
            nguyendinhvan1968@gmail.com

            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

            Comment


            • #21
              Giữ / Khoá còn gắn liền với trách nhiệm

              Comment


              • #22
                Diễn đàn sẽ là một nhà bảo vệ bản quyền hiệu quả nhất... lạ quá . Điều này khó mà trở thành hiện thực.
                Ví dụ thực tế: 1 bác có 1 nhãn hàng hoá tốt và nổi tiếng nhưng chưa đi đăng kí độc quyền nhãn hàng hoà này. 1 bác bắt chước thành công , sau đó đi đăng ký độc quyền nhãn hàng hoá này. Về sau pháp luật sẽ bảo vệ bác nào nhỉ?
                Ở Việt nam mới chỉ đạt được: Những sản phẩm do mình làm ra chứ không phải do mình nghĩ ra vì thấy thế giới nó làm thì mình mới làm.

                email:mahaco@fpt.vn

                Comment


                • #23
                  Có các loại giấy phép về bản quyền khác nhau được thế giới công nhận, tuy nhiên cũng sẽ có một luật bất thành văn trong vấn đề bản quyền đó là dạng "public license".

                  Bạn có thể chưa hiểu vấn đề đang thảo luận ở đây nên nói sai chủ đề, nhưng nhân việc này F góp thêm vài ý về vấn đề này.

                  Nếu như bạn là một người nghiên cứu phi lợi nhuận, bạn cung cấp các thiết kế của mình lên diễn đàn, và bạn cung cấp ở dạng mã nguồn mở, thiết kế mở. Khi đó mặc nhiên những thành viên của diễn đàn sẽ là những "nhân chứng" cho bạn về việc cung cấp các thiết kế mở.

                  Nếu như có một người nào thương mại hoá sản phẩm của bạn, sử dụng chính các mã nguồn cũng như thiết kế của bạn, sẽ có một điều rất nguy hiểm xảy ra nếu như điều đó bị phát hiện là như thế này. Công ty của đồng chí ấy sau khi nổi tiếng lên, mà bị một ai đó lật lại về vấn đề bản quyền. Đem ra kiện cáo ở toà chưa chắc cộng đồng sẽ thắng, nhưng cộng đồng với những minh chứng rõ ràng, và những thông tin rõ ràng về sản phẩm, chứng minh được rằng sản phẩm đó được phát triển từ sản phẩm mở của diễn đàn mà ra thì cái chết không phải từ pháp luật, mà từ cộng đồng.

                  Bản thân chữ bản quyền không xuất phát từ cách mà họ giấu được mã nguồn, bởi vì nếu hôm nay tôi không bẻ được, thì hôm sau người khác sẽ bẻ được, khi những người phát triển core ra khi khỏi nhóm, các thông tin sẽ dần bị tiết lộ,... Nói chung rất nhiều cái mà không thể nào bảo vệ được hoàn toàn. Bản quyền bản thân nó là một sự công nhận của cộng đồng.

                  Cũng giống như một người, có thể hoàn toàn không vi phạm một điều khoản nào trong luật pháp, không một ai có thể buộc tội anh ta, nhưng anh ta vi phạm một vấn đề đạo đức nào đó trong xã hội, thì xã hội sẽ bỏ rơi anh ta.

                  Đạo đức là một phạm trù mà ở đó có sự tích luỹ theo thời gian, văn hoá, truyền thống, và nó được cộng đồng, xã hội công nhận, mà không cần có một văn bản giấy tờ nào quy định phải thế này mới là đạo đức, phải thế kia mới là đạo đức.

                  Có một số vấn đề đạo đức, được chắt lọc ra, đưa thành bộ luật để đảm bảo sự ràng buộc và bảo vệ quyền lợi và sự công bằng của con người, có một số mặc dù không nằm trong giới hạn của đạo đức, nhưng cũng nhằm bảo vệ sự công bằng của con người.

                  Như vậy, bản quyền của một sản phẩm cũng thế, có những cái được quy định thành luật, thành giấy phép, nhưng có những cái không được quy định mà mặc nhiên được sự công nhận của cộng đồng. Nếu anh vi phạm bản quyền theo cách này, có thể ra toà không ai thắng anh, nhưng anh sẽ bị mất cái giá trị thương hiệu mà anh đã xây dựng trong thời gian dài. Chả ai phán xử, bỏ tù, hay bắt anh bồi thường trong chuyện anh lấy một thiết kế mở để làm ra sản phẩm. Anh có thể không giỏi về thiết kế, nhưng anh là một nhà kinh doanh giỏi, đất nước VN cám ơn anh về điều đó, vì anh làm ra của cải vật chất cho VN. Nhưng nếu anh lầm lẫn giữa việc này, và trở nên thái quá với những gì anh làm được trong lĩnh vực kỹ thuật, một khi bị lật tẩy ra, thì anh bị mất uy tín là một, hai là thậm chí anh có thể thua trắng. Đấy chính là cái "đạo đức" trong vấn đề kỹ thuật mà một "public license" có thể ràng buộc anh.

                  Cũng chính vì thế mà một số các dự án mở, họ thường cho phép "donate" (quyên góp). Hình thức này chính là gì, anh được quyền sử dụng đấy, nhưng cho dù anh góp 1$ thì anh cũng đã khẳng định rằng anh sử dụng nó một cách "có đạo đức". Ở nước ngoài rất chuộng hình thức này, trong khi đó ở VN thì chưa.

                  Chúc vui
                  Falleaf
                  Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                  58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                  mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi hoctro89xxx Xem bài viết
                    Diễn đàn sẽ là một nhà bảo vệ bản quyền hiệu quả nhất... lạ quá . Điều này khó mà trở thành hiện thực.
                    Ví dụ thực tế: 1 bác có 1 nhãn hàng hoá tốt và nổi tiếng nhưng chưa đi đăng kí độc quyền nhãn hàng hoà này. 1 bác bắt chước thành công , sau đó đi đăng ký độc quyền nhãn hàng hoá này. Về sau pháp luật sẽ bảo vệ bác nào nhỉ?
                    Ở Việt nam mới chỉ đạt được: Những sản phẩm do mình làm ra chứ không phải do mình nghĩ ra vì thấy thế giới nó làm thì mình mới làm.
                    Không hẳn thế, anh hãy thử một lần xem, ví dụ anh làm ra một sản phẩm nào đó đi và trước hết bản thân anh phải tự khẳng định một cách chắc chắn đó là sane phẩm số 1- do chính cá nhân anh, hay Cty của anh, hay do tổ chức của anh làm ra. Rồi anh đưa lên diễn đàn này xem thế nào.
                    Trước hết, trên diễn đàn có ghi rõ ngày tháng mà anh post bài, đây là cái tình tiết quan trọng nhất theo Phi nghĩ, và cũng là cái mốc làm cơ sở về mặt pháp lý sau này nếu có kiện tụng về bản quyền??? Ai dám khẳng định rằng cái móc thời gian của diễn đàn này không hẳn là một bằng chứng????
                    Thứ 2: Anh em trên diễn đàn này, nó không chỉ là tôi ở Nha Trang, hay anh ở Sài Gòn, anh Vân ở ngoài Bắc... mà nó là khắp toàn quốc. Chính anh em trên điễn đàn này sẽ là nhân chứng quan trọng nhất cho việc lấy cơ sở bảo vệ bản quyền sau này.

                    Trong khi chúng ta hoặc vì một số lý do nào đó chưa thể đăng ký độc quyền, hay đăng ký bản quyền sản phẩm, hay bản quyền tác giả...thì theo duy Phi tôi trộm nghĩ diễn đàn sẽ là một nhà bảo vệ bản quyền cho chúng ta một cách an toàn và hiệu quả nhất.
                    DĨ nhiên anh em chúng ta phải hiểu và nhìn khái niệm DIỄN ĐÀN theo một nghĩa rộng hơn chứ không đơn thuần là nơi giao lưu chat chít, muốn post gì thì tùy, muốn chia xẻ thì tùy, ...không đơn giản là vậy--> Chắc do tui tâm huyết hoặc máu quá nên mới có cái nhìn về diễn đàn như vật chăng??????

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                      Nhiều cái cần phải khóa lại . Không phải chỉ để giữ bảo bối cho mình , mà điều đó mang tính bảo vệ , chuẩn hóa , thống nhất ....
                      Ví dụ :
                      - Windows phải khóa lại để người ta chỉ có thể tạo một bức ảnh theo tiêu chuẩn bmp , Jpeg , Gif ..... . Nếu có thể thay đổi được hệ diều hành của Win thì sao nhỉ ? Người ta sẽ tạo ra bức ảnh có File là Bmc hay bme thì ai xem được cái tài liệu đó ????
                      - Cái PLC khi lắp vào dây chuyền sản xuất cũng phải được khóa mật khẩu . Nếu không một công nhân bất mãn nào đó ấn cho mấy phát thì .... Hôm sau cái máy cứ chạy sai các chế độ . Đi theo là hàng ngàn , hàng vạn sản phẩm bị hỏng . Đi toi tiền tỉ chứ chẳng đùa .
                      Nhiều lúc việc ăn trộm không hiệu quả bằng việc tự làm lấy .
                      DTVN không phải là đơn vị đảm bảo tính bản quyền sáng tạo cho các tổ chức và cá nhân . Song có ảnh hưởng nhất định trong vấn đề này . Điều này sẽ tùy thuộc vào ý thức của các thành viên chúng ta mà thôi .
                      Các chuẩn gì, jpeg là chuẩn nén và mã hóa của IEEE có từ trước khi DOS ra đời. Còn BMP hoàn toàn là 1 ảnh chưa nén.

                      Để nhiều người sử dụng, và có giá trị thì phải sản xuất ra sản phẩm tuân theo các tiêu chuẩn của cộng đồng và quốc tế, chả ai mất công tốn tiền đi làm cái mà người khác không dùng được.

                      PLC thì ấn thì chả ảnh hưởng, vì khi lập trình người ta đã quy định các lỗi quá biên, vượt mức, lỗi hồi tiếp để bảo vệ máy cả rồi. Muốn phá thì lấy búa đập vào nó, muốn sửa chương trình thì bê máy tính và học nhiều về PLC và sơ đồ máy, lúc đó chả muốn phá nữa.

                      Hình như tôi chưa nghe nói đến chuyện ai đó lấy cắp được mã nguồn, mạch nguồn của người khác trên mạng mà phát triển thành một sản phẩm ở VN cả, ngoại trừ vài mạch nạp đã free.

                      AppNotes của Atmel và Microchip có rất nhiều sơ đồ và mã nguồn, nhưng tôi cũng chưa nghe có ai ở VN làm ra sản phẩm hay phát triển từ những ý tưởng đó cả.
                      @duyphi: nickname là account đó, nickname của tôi là opentdoors.
                      Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi hoctro89xxx Xem bài viết
                        Diễn đàn sẽ là một nhà bảo vệ bản quyền hiệu quả nhất... lạ quá . Điều này khó mà trở thành hiện thực.
                        Ví dụ thực tế: 1 bác có 1 nhãn hàng hoá tốt và nổi tiếng nhưng chưa đi đăng kí độc quyền nhãn hàng hoà này. 1 bác bắt chước thành công , sau đó đi đăng ký độc quyền nhãn hàng hoá này. Về sau pháp luật sẽ bảo vệ bác nào nhỉ?
                        Ở Việt nam mới chỉ đạt được: Những sản phẩm do mình làm ra chứ không phải do mình nghĩ ra vì thấy thế giới nó làm thì mình mới làm.
                        Nhiều bác nghĩ xa qua, nghĩ lớn quá. Cái cách giựt dọc như bác nói đã xảy ra và tòa án không bảo vệ cái bản quyền giựt dọc, tôi đọc vụ này ở báo Tuổi trẻ năm 2002-2003.

                        Nhiều người nên thay đổi cách định nghĩa về sáng tạo, Google có sáng tạo không, trước khi có google đã có altavista rồi, nhưng google vẫn là sáng tạo vì họ sáng tạo ra một cách nghĩ khác, một nhu cầu khác đối với tìm kiếm.

                        Bác làm cái gì cũng được, sản xuất dép chẳng hạn. Miễn là đáp ứng nhu cầu của xã hội, ít ra thì cũng nâng niu bàn chân Việt nhỉ?
                        Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi hoctro89xxx Xem bài viết
                          Diễn đàn sẽ là một nhà bảo vệ bản quyền hiệu quả nhất... lạ quá . Điều này khó mà trở thành hiện thực.
                          Ví dụ thực tế: 1 bác có 1 nhãn hàng hoá tốt và nổi tiếng nhưng chưa đi đăng kí độc quyền nhãn hàng hoà này. 1 bác bắt chước thành công , sau đó đi đăng ký độc quyền nhãn hàng hoá này. Về sau pháp luật sẽ bảo vệ bác nào nhỉ?
                          Ở Việt nam mới chỉ đạt được: Những sản phẩm do mình làm ra chứ không phải do mình nghĩ ra vì thấy thế giới nó làm thì mình mới làm.
                          Tôi đồng ý với anh Hoctro ở quan điểm này. Việt Nam mình đã dính vài vụ bị mất thương hiệu trên thế giới. Thế nên ko thể nói như F là dùng bản quyền dạng public license được.
                          Nhân vụ này cũng muốn nói các bạn trên diễn đàn về phong cách hỏi. Các bạn cứ uỵch cả vấn đề to tướng ra thì không có ai trả lời đâu (cái này hay mắc nhất là các chú SV ăn sẵn nằm ngửa). Nhiều khi như thế bạn còn để lộ ý tưởng và bị người khác thịt luôn. Các bạn nên biết chia nhỏ vấn đề, đưa ra những cái còn đang mắc thì mới đạt được kết quả mong muốn.
                          AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                          Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                          Mob: 0982.083.106

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi opentdoors Xem bài viết
                            Hình như tôi chưa nghe nói đến chuyện ai đó lấy cắp được mã nguồn, mạch nguồn của người khác trên mạng mà phát triển thành một sản phẩm ở VN cả, ngoại trừ vài mạch nạp đã free.

                            AppNotes của Atmel và Microchip có rất nhiều sơ đồ và mã nguồn, nhưng tôi cũng chưa nghe có ai ở VN làm ra sản phẩm hay phát triển từ những ý tưởng đó cả.
                            Cái này có nhiều chứ, tại bác không biết đó thôi. Các bộ mã nguồn và sản phẩm của Microchip được phát triển rất nhiều và đều ra sản phẩm thực tế cả. Ở Việt Nam có cũng nhiều nhưng tất nhiên là những sản phẩm đó hầu hết bắt nguồn từ các nước, họ là khách hàng thiết kế, và sau đó họ cùng kết hợp với MC để phát triển sản phẩm và rồi MC thì viết AN và bán chip, còn họ thì bán sản phẩm.

                            Khi các bạn thấy một cái AN thì sản phẩm đó đã ra đời rồi đấy. Anh em PIC Bang dùng các AN rất nhiều. Làm ra sản phẩm gì thì F không rõ, nhưng lấy từ picvietnam để làm ra một vài sản phẩm thì có rồi đấy, chả cần phải lấy ở đâu xa đâu.

                            Chúc vui
                            Falleaf
                            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi VNarmy Xem bài viết
                              Tôi đồng ý với anh Hoctro ở quan điểm này. Việt Nam mình đã dính vài vụ bị mất thương hiệu trên thế giới. Thế nên ko thể nói như F là dùng bản quyền dạng public license được.
                              Nhân vụ này cũng muốn nói các bạn trên diễn đàn về phong cách hỏi. Các bạn cứ uỵch cả vấn đề to tướng ra thì không có ai trả lời đâu (cái này hay mắc nhất là các chú SV ăn sẵn nằm ngửa). Nhiều khi như thế bạn còn để lộ ý tưởng và bị người khác thịt luôn. Các bạn nên biết chia nhỏ vấn đề, đưa ra những cái còn đang mắc thì mới đạt được kết quả mong muốn.
                              Cái public license là F chỉ cung cấp một khái niệm thôi, chứ không nói rằng DTVN hay các diễn đàn sẽ làm chuyện đó. Một điển hình IEEE cũng là một dạng public license đấy (một số).

                              Chúc vui
                              Falleaf
                              Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                              58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                              mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                              Comment


                              • #30
                                Đọc mấy bài sau này thấy dễ chịu hơn và thấy có tính thảo luận nhiều hơn rồi.

                                Xin mời các bạn đọc các quy định về bản quyền và quyền sở hữu:

                                PHẦN THỨ SÁU
                                QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

                                CHƯƠNG XXXIV
                                QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN

                                MỤC 1
                                QUYỀN TÁC GIẢ

                                Điều 736. Tác giả

                                1. Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó.

                                Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả.

                                2. Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó.

                                Điều 737. Đối tượng quyền tác giả

                                Đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.

                                Điều 738. Nội dung quyền tác giả

                                1. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.

                                2. Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả bao gồm:

                                a) Đặt tên cho tác phẩm;

                                b) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

                                c) Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

                                d) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm.

                                3. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả bao gồm:

                                a) Sao chép tác phẩm;

                                b) Cho phép tạo tác phẩm phái sinh;

                                c) Phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm;

                                d) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng;

                                đ) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính.

                                Điều 739. Thời điểm phát sinh và hiệu lực quyền tác giả

                                1. Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

                                2. Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả tồn tại vô thời hạn, trừ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

                                3. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả tồn tại trong thời hạn do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

                                Điều 740. Chủ sở hữu quyền tác giả

                                1. Quyền nhân thân thuộc về tác giả.

                                2. Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo không phải trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về tác giả.

                                3. Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc bên giao việc theo hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

                                Trong trường hợp quyền tài sản không thuộc về tác giả thì tác giả có quyền nhận thù lao, nhuận bút do chủ sở hữu quyền tài sản chi trả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

                                Điều 741. Phân chia quyền của đồng tác giả

                                Trường hợp tác phẩm được các đồng tác giả sáng tạo, trong đó mỗi phần do từng đồng tác giả sáng tạo có thể tách rời để sử dụng độc lập thì quy định tại Điều 740 của Bộ luật này được áp dụng cho từng phần tác phẩm được sử dụng độc lập đó, nếu các đồng tác giả không có thoả thuận khác.

                                Điều 742. Chuyển giao quyền tác giả

                                1. Quyền nhân thân quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 Điều 738 của Bộ luật này không được chuyển giao.

                                Quyền nhân thân quy định tại điểm c khoản 2 Điều 738 của Bộ luật này có thể được chuyển giao với các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

                                2. Quyền tài sản có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc từng phần theo hợp đồng hoặc để thừa kế, kế thừa.

                                Điều 743. Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả

                                Việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền tài sản thuộc quyền tác giả được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả phải được lập thành văn bản.

                                MỤC 2
                                QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ

                                Điều 744. Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả

                                Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) bao gồm cuộc biểu diễn của người biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; cuộc phát sóng của các tổ chức phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

                                Điều 745. Chủ sở hữu và nội dung quyền đối với cuộc biểu diễn

                                1. Quyền đối với cuộc biểu diễn bao gồm quyền nhân thân của người biểu diễn và quyền tài sản của người đầu tư để thực hiện cuộc biểu diễn.

                                2. Quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm quyền được nêu tên khi biểu diễn hoặc khi phát hành các bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn và quyền được bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn.

                                3. Quyền tài sản của người đầu tư để thực hiện cuộc biểu diễn bao gồm quyền thực hiện và cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

                                a) Ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn;

                                b) Sao chép, phân phối bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn;

                                c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác cuộc biểu diễn đến công chúng.

                                Điều 746. Chủ sở hữu và nội dung quyền đối với bản ghi âm, ghi hình

                                1. Quyền đối với bản ghi âm, ghi hình thuộc về người đầu tư để tạo ra bản ghi âm, ghi hình đó.

                                2. Quyền đối với bản ghi âm, ghi hình bao gồm quyền thực hiện và cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

                                a) Sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình;

                                b) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình;

                                c) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích thương mại.

                                Điều 747. Chủ sở hữu và nội dung quyền đối với cuộc phát sóng

                                1. Quyền đối với cuộc phát sóng thuộc về tổ chức phát sóng.

                                2. Quyền đối với cuộc phát sóng bao gồm quyền thực hiện hoặc cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

                                a) Ghi, sao chép bản ghi; phát sóng, phát lại một phần hoặc toàn bộ cuộc phát sóng;

                                b) Phân phối bản ghi hoặc bản sao bản ghi cuộc phát sóng.

                                Điều 748. Chủ sở hữu và nội dung quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá

                                1. Quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá thuộc về người đầu tiên phát tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá đó.

                                2. Quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá gồm quyền thực hiện, cho phép hoặc cấm người khác thực hiện các hành vi sau:

                                a) Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, nhập khẩu, bán, cho thuê thiết bị hoặc hệ thống nhằm mục đích giải mã tín hiệu vệ tinh được mã hoá;

                                b) Thu, phân phối lại tín hiệu đã được giải mã khi không được người nắm giữ quyền đối với tín hiệu vệ tinh được mã hoá cho phép.

                                Điều 749. Chuyển giao quyền liên quan

                                1. Các quyền tài sản thuộc quyền liên quan quy định tại các điều 745, 746, 747 và 748 của Bộ luật này có thể được chuyển giao.

                                2. Việc chuyển giao các quyền liên quan được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X