Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ngẫm lại một thời GALEN

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Đây là diode 0A115 của hãng TUNGSRAM - Hung-gà-ri.
    Theo danh pháp châu Âu thời kỳ đầu, (khi mới ra đời linh kiện bán dẫn) thì:
    0: linh kiên không có sợi đốt, tức là linh kiện bán dẫn.
    A: diode bán dẫn Ge
    115: số thứ tự SX
    Như vậy đây đúng là diode Ge rồi!
    Công nhận bác minhtinh "thầu dầu" (giàu) thật!
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #32
      Tự dưng search google ra cái này, thấy hay quá mà ko ai thảo luận nữa, thôi thì up lên cho ai chưa biết thì đọc cho biết về điện tử VN 1 thời nó như thế nào, kể ra tốc độ phát triển cũng nhanh đấy chứ nhỉ

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi NamVN Xem bài viết
        Cũng nói thêm rẳng, galen chỉ là bộ phận tách sóng (detector). Nó xuất hiện trên thế giới trước khi có những đi-ốt Ge/Si bán dẫn thương mại.
        Không biết bác NamVN có nói nhầm ko nhỉ, nếu nó xuất hiện trước thời chưa có công nghệ bán dẫn thì làm gì có tổng đài mà phát sóng hả bác.

        0988467839

        Comment


        • #34
          Radio có từ 1900, đến 1920 có phát triển mạnh do có đèn và 1960 bán dẫn mới ra đời
          Đẹp từng kilomét

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi duonghoang Xem bài viết
            Không biết bác NamVN có nói nhầm ko nhỉ, nếu nó xuất hiện trước thời chưa có công nghệ bán dẫn thì làm gì có tổng đài mà phát sóng hả bác.
            Không lẽ phải chờ tới khi có đài phát bán dẫn thì các đầu thu (Radio, TV) 100% điện tử mới sử dụng được?

            PT.
            Núi cao bởi có đất bồi
            Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
            Muôn dòng sông đổ biển sâu
            Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
              Không lẽ phải chờ tới khi có đài phát bán dẫn thì các đầu thu (Radio, TV) 100% điện tử mới sử dụng được?

              PT.
              À quên còn cái đèn điện tử nữa, hii, thanks các bác.

              0988467839

              Comment


              • #37
                bác nào có cái hình của nó không sao em tìm hoài ko thấy

                Comment


                • #38
                  Ngày xưa, Grand papa Nhóc có để lại cho Papa 1 cục, mà Nhóc nhân một lần dọn dẹp đã cho vào thùng ve chai rồi. Bây giờ nhớ lại hơi tiếc cái ... đồ cổ.
                  Cái đó hình như của Pháp, có đế bằng nhựa, cây kim một đầu nhọn, một đầu có cái núm tròn, Đầu nhọn chọc vào một cục giống như cục đá. Đầu còn lại nằm ngoài, núm tròn để kéo ra và thao tác. Có 1 lò xo để ép vào.

                  Nhóc vẽ lên đây anh xem thử. Vẽ hơi xấu, các anh đừng cười



                  Nếu anh Boss9x muốn tìm, thì tìm những con trans đời cũ (2SA xxx gì đó), lấy mối nối bc thay cho diode. Mấy con đó hơi khó kiếm, chắc phải các cụ lão làng như cụ NĐV hay cụ Nhà Thùng... họa chăng còn trữ trong đống đồ phế thải.
                  Attached Files
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #39
                    Hi hi, Viết bài trả lời anh xong, lên Wiki tìm thì thấy được cái này:





                    link ở đây:

                    http://en.wikipedia.org/wiki/Crystal_radio
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • #40
                      vậy cái đó có được coi như là 1 cái radio thời Napoleon không vậy mấy bác

                      Comment


                      • #41
                        Cái mình làm có tiên tiến hơn là thêm 1 con tran ( chả biết loại nào vì hồi ấy đã biết gì đâu ) Cái ăng ten tận tầng 2 xuống, nghe cũng được môic tội toaanf cãi nhau ko (ko chọn sóng).

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                          Cái mình làm có tiên tiến hơn là thêm 1 con tran ( chả biết loại nào vì hồi ấy đã biết gì đâu ) Cái ăng ten tận tầng 2 xuống, nghe cũng được môic tội toaanf cãi nhau ko (ko chọn sóng).
                          anh vẽ mạch được không?
                          Trái đất luôn tròn vì vậy bạn chẳng thể nào nhìn thấy phía cuối con đường đi...
                          Keep moving forward...

                          Comment


                          • #43
                            Chào các bác ạ, không biết bây giờ ai còn hoài niệm món này không? Cháu thấy nó hay hay nhưng làm mãi chẳng được. Không nghe được gì cả. Gắn antenna vào máy thu khuếch đại thẳng thì thu bình thường. Có lẽ cháu làm sai ở bước nào đó nhưng không biết, mong mọi người chỉ giáo ạ.
                            Antenna dài khoảng 20m cao 2,5m.
                            Bộ cộng hưởng dùng tụ xoay và cuộn dây tự cuốn, dò đài trước bằng máy thu khuếch đại thẳng.
                            Tách sóng bằng diode tiếp điểm gecmani lấy trong radio cổ hỏng.
                            Nghe bằng tai nghe áp điện.
                            Sẵn nhờ mọi người chỉ cách làm loa bằng lon sữa bò với ạ.

                            Comment


                            • #44
                              Mùa dịch rãnh rỗi nên em làm thử và thành công. các loại detector dùng là: Trans germani P422, diode tách sóng của Liên Xô; diode tách sóng, trans 2SC76 của Sony; cục quặng Pyrit; diode silic 4148, diode silic 1n4007 mua ở Nhật Tảo.
                              Kết quả như sau:
                              1. Transistor cao tần germani nhạy nhất, tiếng trong trẻo. (nối tắt BE tiếng lớn hơn nối CE, em không hiểu tại sao.)
                              2. Diode tách sóng của Liên Xô hạng nhì, tiếng vẫn rất trong. diode của sony bị hỏng ( em đập ra châm lại tuy không bằng diode Liên Xô nhưng hơn hẳn cục pyrit.
                              3. Cục pyrit tiếng nhỏ hơn, châm dò rất cực, rung phát châm lại từ đầu.
                              4. Diode silic có tiếng nhưng rè, nghe tin tức được còn tiếng nhạc thì thôi....
                              Riêng các loại diode silic do vô tình nên em phát hiện ra nếu nối song song một điện trở vào diode thì vẫn tách sóng được nhưng độ nhạy và chất luọng âm thanh giảm đáng kể.
                              Các đài thu được gồm VOV1 tần số 711kHz cách vị trí thu hơn 100km; VOV2 không rõ tần số nhưng rất hay cãi lộn với đài địa phương; đài địa phương tần số 909kHz, cách vị trí thu khoảng hơn 40km, công suất phát của đài 10kW.
                              Cảm giác rất ư là hoài cổ và sung sướng vì không nghĩ rằng có thể nghe đài to và rõ mà không cần pin.

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi Dien95 Xem bài viết
                                Mùa dịch rãnh rỗi nên em làm thử và thành công. các loại detector dùng là: Trans germani P422, diode tách sóng của Liên Xô; diode tách sóng, trans 2SC76 của Sony; cục quặng Pyrit; diode silic 4148, diode silic 1n4007 mua ở Nhật Tảo.
                                Kết quả như sau:
                                1. Transistor cao tần germani nhạy nhất, tiếng trong trẻo. (nối tắt BE tiếng lớn hơn nối CE, em không hiểu tại sao.)
                                2. Diode tách sóng của Liên Xô hạng nhì, tiếng vẫn rất trong. diode của sony bị hỏng ( em đập ra châm lại tuy không bằng diode Liên Xô nhưng hơn hẳn cục pyrit.
                                3. Cục pyrit tiếng nhỏ hơn, châm dò rất cực, rung phát châm lại từ đầu.
                                4. Diode silic có tiếng nhưng rè, nghe tin tức được còn tiếng nhạc thì thôi....
                                Riêng các loại diode silic do vô tình nên em phát hiện ra nếu nối song song một điện trở vào diode thì vẫn tách sóng được nhưng độ nhạy và chất luọng âm thanh giảm đáng kể.
                                Các đài thu được gồm VOV1 tần số 711kHz cách vị trí thu hơn 100km; VOV2 không rõ tần số nhưng rất hay cãi lộn với đài địa phương; đài địa phương tần số 909kHz, cách vị trí thu khoảng hơn 40km, công suất phát của đài 10kW.
                                Cảm giác rất ư là hoài cổ và sung sướng vì không nghĩ rằng có thể nghe đài to và rõ mà không cần pin.
                                Chào bạn,
                                Mình cũng đang muốn làm 1 cái kiểu Crytal radio này.
                                Bạn có thể kết bạn chia sẻ cho mình một chút kinh nghiệm được không.
                                Rất cảm ơn bạn.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vuthaonguyen Tìm hiểu thêm về vuthaonguyen

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X