Thông báo

Collapse
No announcement yet.

:cafe:Tương lai nghề sửa chữa điện tử

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • :cafe:Tương lai nghề sửa chữa điện tử

    Tương lai nghề sửa chữa sẽ đi về đâu khi hàng điện tử gia dụng ngày càng rẻ , mình đã thấy vài người bạn phải bỏ nghề sau khi lập gia đình vì thu nhập ít đi mà chí phí nhiều khoản ngày càng tăng lên, có người buổi sáng phụ bán phở cho vợ buổi chiều mới sửa chữa.Tivi, đầu đĩa, amply ... trên thị trường bán ngày càng rẻ , nhiều khi vật lộn sửa xong cái máy lấy khoảng 200 với tivi 21" đáng giá hơn 1 triệu người ta đã muốn bỏ luôn đi mua cái mới rồi.Cùng là cánh thợ các bạn có ý tưởng hay kế hoạch gì trong tương lai cho nghề này chưa .Mình có 2 ý :
    1>Tham gia diễn đàn trao đổi học hỏi từ các bạn thợ từ mọi miền tổ quốc.
    2>Học kỹ thuật mới như sửa tivi LCD vì chỉ khoảng 2 năm nữa thôi tivi LCD sẽ tràn ngập thị trường , thay thế dần dần màn CRT .
    Mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến.

  • #2
    cháu chớ quá bi quan,chú gần 40 năm sống với nghành dtử từ cái lúc để thể hiện các bit nta dùng tờ giấy đục lổ. Trãi qua các thăng trầm chú nhận thây muốn tồn tại với nghành cháu phải trang bị kiến thức thật rộng vì chung quanh ta đều có thiết bị đtử.Tương lai À chắc là hiện tại thì đúng hơn cháu muốn sống với nghành nghề mình yêu thích thì phải đi vào các thiết bị dtử chuyên sâu chứ mấy cái tv khi hư thì bây giờ nta bỏ mua cái mới chứ ít ai sựa Lac quan lên nhé cháu

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nowdaygood Xem bài viết
      Tương lai nghề sửa chữa sẽ đi về đâu khi hàng điện tử gia dụng ngày càng rẻ , mình đã thấy vài người bạn phải bỏ nghề sau khi lập gia đình vì thu nhập ít đi mà chí phí nhiều khoản ngày càng tăng lên, có người buổi sáng phụ bán phở cho vợ buổi chiều mới sửa chữa.Tivi, đầu đĩa, amply ... trên thị trường bán ngày càng rẻ , nhiều khi vật lộn sửa xong cái máy lấy khoảng 200 với tivi 21" đáng giá hơn 1 triệu người ta đã muốn bỏ luôn đi mua cái mới rồi.Cùng là cánh thợ các bạn có ý tưởng hay kế hoạch gì trong tương lai cho nghề này chưa .Mình có 2 ý :
      1>Tham gia diễn đàn trao đổi học hỏi từ các bạn thợ từ mọi miền tổ quốc.
      2>Học kỹ thuật mới như sửa tivi LCD vì chỉ khoảng 2 năm nữa thôi tivi LCD sẽ tràn ngập thị trường , thay thế dần dần màn CRT .
      Mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến.
      Làm nghề sửa chữa điện tử đâu phải chỉ có mấy món dân dụng , đúng những món như TV đầu đĩa ... Giá trị không nhiều nhưng đó là tiền đề để ta tiến đến những thứ khác có giá trị cao hơn . Đã là thợ điện tử thì phải luôn học hỏi nó khác với các ngành nghề khác ở chỗ công nghệ rất nhanh thay đổi . Trong khi những ngành nghề khác công nghệ chẳng thay đổi là bao không cần cập nhật thông tin vẫn làm được . Dính vào nghề điện tử không học hỏi giống như chèo thuyền ngược nước không tiến tức lùi . Hãy nhìn chung quanh bây giờ cái gì cũng có điện tử tham gia vào từ chiếc xe máy đến các máy tự động trong dây chuyền sản xuất công nghiệp đến các máy hàn tự động , có quá nhiều thứ cần thợ có tay nghề cao mà kiếm đâu có ra người thực sự có trình độ mà giá trị những máy móc này đâu có rẻ , dĩ nhiên tiền sửa những cái này đâu có tính bạc trăm mà phải là bạc triệu . Nó thực sự là phải có tri thức đầy đủ mới làm được chứ đâu phải " học giả mà bằng thật" . Không sợ không có việc chỉ sợ không làm được mà thôi .

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi nowdaygood Xem bài viết
        Tương lai nghề sửa chữa sẽ đi về đâu khi hàng điện tử gia dụng ngày càng rẻ , mình đã thấy vài người bạn phải bỏ nghề sau khi lập gia đình vì thu nhập ít đi mà chí phí nhiều khoản ngày càng tăng lên, có người buổi sáng phụ bán phở cho vợ buổi chiều mới sửa chữa.Tivi, đầu đĩa, amply ... trên thị trường bán ngày càng rẻ , nhiều khi vật lộn sửa xong cái máy lấy khoảng 200 với tivi 21" đáng giá hơn 1 triệu người ta đã muốn bỏ luôn đi mua cái mới rồi.Cùng là cánh thợ các bạn có ý tưởng hay kế hoạch gì trong tương lai cho nghề này chưa .Mình có 2 ý :
        1>Tham gia diễn đàn trao đổi học hỏi từ các bạn thợ từ mọi miền tổ quốc.
        2>Học kỹ thuật mới như sửa tivi LCD vì chỉ khoảng 2 năm nữa thôi tivi LCD sẽ tràn ngập thị trường , thay thế dần dần màn CRT .
        Mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến.
        Đây củng là trăn trở của anh em trong giới hành nghề sửa điện tử,trong đó có tôi.Cám ơn pác vi van pham $pac trile đả khuyến khích tinh thần anh em,để anh em lấy lại tinh thần để vượt qua nhửng khó khăn trước mặt.
        Nhưng...theo pac trile nhửng món tivi,đầu đỉa ........là những món dân dụng,nhưng các hộ gia đình đều sử dụng,cái khó khăn của chúng ta là:
        +Kỷ thuật ngày càng phát triển,các linh kiện ngoại vi bây giờ đều dồn hết vào trong ic ,khi hư ic thì các pác biết giá thành nò như thế nào rôi đó(sửa gần như ko có lãi)
        +Các mạch điều khiển của tủ lạnh ,điều hòa(của điện lạnh),ổn áp,quạt(của điện cơ).Tôi củng có sửa cho các thợ nầy,nhưng người dân họ đâu có biết mình sửa,mà sửa cho thợ thì các pác biết giá tiền nó ra sao rồi đó(bèo....)
        Còn theo pac vi van pham và pac trile sửa những máy tromg dây chuyền xản xuất.....thì hơi khó khăn rồi đấy,khó ở chổ người ta nhập ở đâu thì khi hư sẻ giao lại cho nơi đó sửa(qui tắc nầy gần như áp dụng cho cả các đồ dân dụng)mặc dù chúng ta có thể làm dc
        Đó là các khó khăn cho anh em làm nghề sủa. Nhưng những khó khăn trên nếu chúng ta khắc phục dc thì chúng ta sẽ làm dc.Nhưng một số ít mới làm dc thôi,(dk làm dc thì có lẻ các anh em điều hiểu rồi)

        Comment


        • #5
          Suy nghỉ của bạn dientu1 giống như tôi vào những lúc khó khăn,những máy trong khu công nghiệp thí dụ như 1 máy mài kính xây dựng khi hư hầu hết nơi bán đòi thay bỏad này bỏad nọ rất đắt tiền ,ta sc giá rẽ hơn nhưng vẫn "sống ung dung"được.Cái quan trọng là phải khẳng định được khả năng của mình,và chịu học hỏi.Quan trọng hơn hết là phải xây dựng dược bạn bè cùng nghành nghề vì ko ai giỏi mọi thứ,trúng chuyên môn của mình thì bạn bè gọi. Tôi lên diễn đàn cũng để kết bạn và học hỏi dù tôi chỉ vài năm nữa là về hưu rồi .Thân

          Comment


          • #6
            Cảm ơn chú Vi Văn Pham và anh TriLe đã cho những lời khuyên quý báu.

            Comment


            • #7
              Tất cả các ý kiến đều rất hay. nhưng theo tôi nghĩ nên tìm cách quy tụ anh em lại thành lâp hiệp hội tạo dựng cơ sở nhận sửa chửa bảo hành cho các hảng lớn như vậy sẻ có nhiều việc và công việc sửa chửa sẻ nhẹ nhàng hơn vì đươc cung cấp đú tài liệu và linh kiện. Tất nhiên là bản thân người thợ chúng ta củng phải không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức theo kịp sự phát triển của nghành điện tử thế giới.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi nowdaygood Xem bài viết
                Tương lai nghề sửa chữa sẽ đi về đâu khi hàng điện tử gia dụng ngày càng rẻ , mình đã thấy vài người bạn phải bỏ nghề sau khi lập gia đình vì thu nhập ít đi mà chí phí nhiều khoản ngày càng tăng lên, có người buổi sáng phụ bán phở cho vợ buổi chiều mới sửa chữa.Tivi, đầu đĩa, amply ... trên thị trường bán ngày càng rẻ , nhiều khi vật lộn sửa xong cái máy lấy khoảng 200 với tivi 21" đáng giá hơn 1 triệu người ta đã muốn bỏ luôn đi mua cái mới rồi.Cùng là cánh thợ các bạn có ý tưởng hay kế hoạch gì trong tương lai cho nghề này chưa .Mình có 2 ý :
                1>Tham gia diễn đàn trao đổi học hỏi từ các bạn thợ từ mọi miền tổ quốc.
                2>Học kỹ thuật mới như sửa tivi LCD vì chỉ khoảng 2 năm nữa thôi tivi LCD sẽ tràn ngập thị trường , thay thế dần dần màn CRT .
                Mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến.
                Nhìn nhận như vậy không hợp lý đâu . Thậm chí có phần phiến diện ( từ một phía )
                Người đi bưng bát phở cho khách và người xách cặp đi sửa TV cho khách hàng đều giống nhau một điểm chung . Đó là : PHỤC VỤ
                Đã là " phục vụ" thì dù người có tiền , có ô-tô, có nhà máy , có hàng trăm công nhân , có hàng tỷ đồng vốn thì cũng lóc cóc cắp cặp đi hầu các công ty khác để dành lấy hợp đồng mà thôi .

                Người bê phở , người thợ điện , người giám đốc ... trông bề ngoài có thể thấy họ có đẳng cấp khác nhau . Nhưng bản chất công việc của họ đều giống nhau .
                Vậy vấn đề chính là phương thức làm việc .
                Nếu đã nhảy vào lĩnh vực phục vụ thì cho dù bạn có tay nghề điện tử bậc 7/7 thì cũng sẽ tương đương với một thằng thợ bẻn mép , khéo làm vừa lòng khách hàng mà thôi !
                Vậy thì giỏi mà làm gì ?

                Mình cũng từng làm thợ mười mấy năm rồi . Bây giờ ấy á ?
                Ai cần thì tới . Ai tới mà không cần lắm thì mời uống nước chè !
                Mà mình cũng chỉ làm cho những người cần thôi . Không cần thiết thì mình tiễn khách trước
                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                nguyendinhvan1968@gmail.com

                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                Comment


                • #9
                  buon qua nhi?
                  Trần Duy Phong
                  Mobile : 01699470568
                  Email :duyphongnd@gmail.com

                  Comment


                  • #10
                    Chào các bác . Với tôi sửa chữa đồ điện tử là niềm đam mê khám phá , tôi sửa để học để tìm niềm vui ở nơi đó. Những năm tôi học ở trường chúng tôi không bao giờ có điều kiện để thực hành , phòng thí nghiệm thì lạc hậu và đắp chiếu. Khi thực tập tay nghề phải tìm mượn từ cái đồng hồ vạn năng cho đến chiếc mỏ hàn, mọi linh kiện đều phải tự tìm hiểu và ra trợ trời đi mua chính vì thế khi tôi ra trường công tác , tay nghề của tôi là con số không với một mớ lý thuyết xuông và rỗng tuyếch . Tôi thèm thuồng ngưỡng mộ các vị cao niên có tay nghề... Mỗi khi song công việc ở cơ quan tôi Ngày lại ngày tôi tìm đọc và học hỏi từ mọi luồng thông tin từ các loại sách, tham ra các diễn đàn để học hỏi lại mong có bạn bè nhờ sửa để tôi có cái thực hành và thường xuyên bỏ tiền túi để bù lỗ nhưng bù lại mỗi ngày một tí tôi lại biết thêm một ít. Với tôi đó là niềm vui vì đã được làm đúng cái nghề mà mình được học đành rằng làm là phải có thu nhập chứ chẳng ai chỉ sống bằng khí trời và nước lã được. Quả thật ngày nay tôi thấy các bác thợ kiếm được một đồng từ sửa chữa so với nghề buôn bán thì thật quá chênh lệch khó có thể nuôi nổi gia đình. Tôi có một gợi ý : Nếu các bác có cửa hàng ở vị trí ngon thì hãy kết hợp buôn bán các loại linh kiện, vât liệu và các loại thiết bị mà cảm thấy ăn được. Quả đúng là muốn yêu được nghề thì phải sống được bằng nghề. Đó là tâm sự và ý kiến nho nhỏ chân thành của tôi...Tôi cảm ơn cuộc đời vì tôi đã khiến tôi đam mê nghề điện tử.

                    Comment


                    • #11
                      Mỗi bác đều có cách nhìn nhận thực tế riêng rất bổ ích, lúc này em đang đọc đi đọc lại ý kiến của các bác rất nhiều lần.

                      Comment


                      • #12
                        Đại đa số tầng lớp thợ đều phàn nàn vè vấn đề thu nhập . Nhưng chung quy thì vẫn ở phương thức làm việc .
                        Người thợ ( nhà kỹ thuật ) không thể có tư duy và cách làm việc như .. người làm thương mại .
                        Người thương mại ( đi buôn ) mua 9 bán 10 . Thế đã là thắng lớn
                        Người thợ mua 1 bán 100 vẫn bình thường thôi .

                        Nếu cho rằng màn hình rẻ quá mà không làm được thì không ổn . Trong nhà máy sản xuất TV ở ngay VN mà tôi đã từng tham quan .
                        Một phút họ sản xuất 4 cái mainTV
                        Một ngày sản xuất khoảng 2000 sản phẩm
                        Trong dây chuyền sẽ có sản phẩm lỗi
                        Có 4 thợ sửa lại những mạch lỗi

                        Giả sử số sản phẩm bị lỗi trong sản xuất là từ 5 tới 10% thì số lượng máy mà 4 người thợ phải sửa sẽ là bao nhiêu cái trong 1 ngày ?
                        Phải làm tốc độ chuyên môn cao như thế thì mới ổn

                        Tư duy phục vụtư duy thương mại cộng với áp lực khách hàng hạn chế thông tin kỹ thuật là những gánh nặng đối với người thợ .
                        Nếu không vượt qua được thì nhiều người phải bỏ cuộc

                        Vì vậy nhiều người thợ khôn khéo đã chọn riêng cho mình một chuyên môn để giảm gánh năng cho mình
                        Ví dụ : Chuyên TV màn hình to . Chuyên TV màn hình nhỏ . Chuyên Ampli cổ . Chuyên Ampli biểu diễn chuyên nghiệp . Chuyên đồ Hiend . Chuyên Máy ảnh Camera . Chuyên đầu máy kỹ thuật số .........
                        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                        nguyendinhvan1968@gmail.com

                        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi nowdaygood Xem bài viết
                          Tương lai nghề sửa chữa sẽ đi về đâu khi hàng điện tử gia dụng ngày càng rẻ , mình đã thấy vài người bạn phải bỏ nghề sau khi lập gia đình vì thu nhập ít đi mà chí phí nhiều khoản ngày càng tăng lên, có người buổi sáng phụ bán phở cho vợ buổi chiều mới sửa chữa.Tivi, đầu đĩa, amply ... trên thị trường bán ngày càng rẻ , nhiều khi vật lộn sửa xong cái máy lấy khoảng 200 với tivi 21" đáng giá hơn 1 triệu người ta đã muốn bỏ luôn đi mua cái mới rồi.Cùng là cánh thợ các bạn có ý tưởng hay kế hoạch gì trong tương lai cho nghề này chưa .Mình có 2 ý :
                          1>Tham gia diễn đàn trao đổi học hỏi từ các bạn thợ từ mọi miền tổ quốc.
                          2>Học kỹ thuật mới như sửa tivi LCD vì chỉ khoảng 2 năm nữa thôi tivi LCD sẽ tràn ngập thị trường , thay thế dần dần màn CRT .
                          Mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến.
                          tôi là dân sửa điiện tử kiếm cơm được 20 năm rồi,hiện tại nghề này có khó khăn như bạn nói.Máy cũ thì linh kiện cũng phải đi mua giá mới,cao quá thì khách hàng bỏ mua mới,hoặc cắm cúi sửa xong họ tặng luôn làm kỉ niệm!(vì không dám bán!).Máy mới thì họ đem bảo hành,mà nếu quá thời gian bảo hành họ có đưa cho mình thì đi mua linh kiên loại có bán ở chợ còn đỡ,nếu không có phải đến bảo hành mua hoặc đổi thì xem như công cốc(vì mấy bác bảo hành tính giá rất"hữu nghị",chắc các bác từng đến trạm bảo hành thì quá rõ).Nhưng không sao, nếu mình yêu nghề thì thu nhập so với người lao động cũng không đến nỗi nào,vấn đề là ta chịu khó sửa tất cả những gì có thể thì không lo thiếu việc, bảo đảm đủ sống để nuôi nghề.Có 1 thực tế mà tôi thấy hầu như không thấy người thợ nào giàu lên thật sự bằng nghề này mà không làm thêm gì khác.Thôi thì cố yêu lấy nghề để sống với niềm đam mê của mình vậy.Chúc tất cả đồng nghiệp vui.
                          .(TCS)

                          Comment


                          • #14
                            Có thể thấy mô hình ( phương thức ) làm việc kiểu Trung tâm bảo hành , khác nhiều so với các Cửa hàng dịch vụ sửa chữa Điện tử

                            Một ván đề cực khó đối với người thợ sửa chữa là không ( khó ) tạo nên một kế hoạch phát triển . Vì tất cả ( phần nhiều ) đều bị thụ động .
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                              Có thể thấy mô hình ( phương thức ) làm việc kiểu Trung tâm bảo hành , khác nhiều so với các Cửa hàng dịch vụ sửa chữa Điện tử

                              Một ván đề cực khó đối với người thợ sửa chữa là không ( khó ) tạo nên một kế hoạch phát triển . Vì tất cả ( phần nhiều ) đều bị thụ động .
                              Dạ, trung tâm bảo hành họ có đầy đủ tài liệu của nhà sản xuất, lại có máy móc, linh kiện đầy đủ, và họ sủa chữa quanh đi quẩn lại có vài loại máy của hãng sản xuất nào đó.. Thợ sửa ở cửa hàng thiếu thốn nhiều thứ và tiếp xúc với muôn nghìn loại máy nên không tránh khỏi việc hì hục sửa máy nào đó cả ngày rồi cũng không dám lấy nhiều tiền của khách.
                              Ở tầm thợ sửa điện tử bình thường như em chỉ mong sửa từ cái amply, đầu đĩa và sau này tiến tới sửa tivi LCD là tốt rồi .Cũng không mong muốn gì hơn vì em biết trình độ mình cũng có giới hạn .
                              Và chỉ khách hàng nào thực sự cần sửa thì mình sửa còn người nào có thái độ nửa cần sửa nửa không thì em bye bye vì nhiều khi gặp trường hợp này sau khi sửa xong khách hàng chỉ muốn mình lấy tiền công nhỉnh hơn sửa cái xe đạp chút, giải thích này nọ đau hết cả đầu nghĩ mà uất sao mà họ coi rẻ công sức , chất xám của của người thợ đến thế.
                              Last edited by nowdaygood; 05-01-2008, 23:53.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nowdaygood Tìm hiểu thêm về nowdaygood

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X