Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bàn phím tiếng Việt, đi tìm giải pháp thiết kế.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bàn phím tiếng Việt, đi tìm giải pháp thiết kế.

    Với máy tính, việc gõ tiếng Việt rất quen thuộc.
    Nhưng với các hệ thống cỡ bé, thiết kế có sử dụng uC,uP... thì việc thiết kế gõ tiếng Việt cũng cần bàn xét kỹ... chọn một phương án tối ưu. Bởi hệ thống này thường có rất ít nút ấn, vậy phải thiết kế làm sao để phù hợp?

    Vậy, mong các anh có thể đưa ra, phân tích một số phương án được ko? sau đó lựa chọn một số giải pháp tối ưu


  • #2
    Khỏi cần tìm Trang ui, bọn nokia, samsung, motorolar tìm hộ em rùi.
    Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

    Comment


    • #3
      Đúng vậy, bạn nên thiết kế theo kiểu bàn phím điện thoại di động. Một phím nhiều chức năng.


      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi qmk
        Khỏi cần tìm Trang ui, bọn nokia, samsung, motorolar tìm hộ em rùi.
        Nhưng có vẻ họ làm theo chuẩn của họ, phụ thuộc nhiều vào bàn phím điện thoại cũng như theo cách bố trí. Và cũng chính vì lý do đó nên họ ko giống nhau và không phù hợp vơi người Việt. Bởi một số nút có đính sẵn chữ số.
        Ví dụ phím "ABC" thì có thể ấn được chữ: a,á,ạ,ã,ả ă,ấ...b,c,...(rất nhiều chữ, ấn rất lâu) còn nút "PQSR" thì chỉ 4 chữ: p,q,s,r
        Em muốn ở đây, mình có thể bàn bạc để tạo một chuẩn riêng cho mình, phù hợp với hàng Việt, người Việt sử dụng... sẽ đỡ phải tốn thời gian nghiên cứu, thời gian sử dụng, thời gian quen thao tác....

        Comment


        • #5
          Ví dụ với một bàn phím 4*4 thì bố trí như thế nào là hợp lý, nếu mình tạo cho mình dùng một chuẩn chung sẽ rất hay, mọi người cùng theo chuẩn đó, sẽ tiết kiệm nhiều thời gian như thao tác gõ, thao tác lập trình....

          Comment


          • #6
            Hihi, anh nghĩ mấy tay lập trình viên đấy cũng nghĩ lắm rồi.

            Hay em nối thẳng bàn phím máy tính vào mà gõ.

            Thực ra nếu hiển thị trên LCD 16x2 thì nhấn lâu tẹo chẳng sao... mà nhu cầu đấy có kô nhỉ
            Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi qmk
              Hihi, anh nghĩ mấy tay lập trình viên đấy cũng nghĩ lắm rồi.
              Hay em nối thẳng bàn phím máy tính vào mà gõ.
              Một số thiết bị dùng bàn phím 4*4 cho các máy móc nào đó, nếu dùng bàn phím có vẻ ko hợp lý cho các thiết bị compact lắm.
              Đơn cử: ví dụ về quảng báo, nếu có một bàn phím kiểu 4*4 chuẩn chung.
              Ví dụ: về bàn phím máy điện thoại.
              Ví dụ: các bàn phím lập trình tổng đài.
              Ví dụ: một số bàn phím điều khiển máy móc chuyên dùng.
              ....
              Nếu có 1 chuẩn chung, hoặc chí ít là một thao tác chung thì rất thuận tiện cho người sử dụng.
              Còn nếu không, người dùng chịu thiệt thòi, bất tiện, và luôn bị động trước các chuẩn áp đặt sẵn của nước ngoài, trong khi màu sắc tiếng Việt lại khác.

              Đó là em nghĩ ở mức xa hơn....

              Comment


              • #8
                Nhìn về tương lai:

                Giả sử về chúng ta có thể sản xuất một mặt hàng A1 có dùng đến bàn phím nói trên(một sản phẩm đi với 01 bàn phím). Ta xuất khẩu a1 sản phẩm có bàn phím chuẩn quốc tế, còn lại A1-a1 sản phẩm dùng trong nội địa, vậy cũng bắt A1-a1 người dùng trong nước thao tác bất tiện?

                Rồi sản phẩm A2 là A2-a2.
                ...
                Rồi An là An-an.

                Vậy tính tổng sẽ là: do không tạo chuẩn chung cho nội địa, sẽ tạo một tập hợp lớn về các thao tác bất hợp lý và dư thừa, rồi con số đó nhân theo thời gian... theo một cấp số cộng.

                Hihi.. suy luận trên của em có mơ hồ không nhỉ?

                Comment


                • #9
                  Việc thay đổi không có gì là không làm được bé Trang à.

                  Theo truyên Sê lốc hôm thì chữ E là chữ cái xuất hiện nhiều nhất trong tiếng Anh.. Nhưng trong tiếng Việt thì anh nghĩ là chữ A (Â, Ă) và chữ N.

                  Muốn đánh giá chữ nào xuất hiện nhiều nhất thì việc làm này không khó khăn mấy với xác suất thống kê.

                  Tại sao bạn phím tiếng pháp, tiếng Đức, lại có sự thay đổi so với bàn phím Mỹ ở một vài ký tự? Bởi vì họ muốn thay đổi vị trí đó để phím gõ dễ dàng nhất là phím được dùng nhiều nhất. Đó là với bàn phím máy tính.

                  Xoay qua các sản phẩm cẩm tay. Lưu ý là các sản phẩm cầm tay, mục tiêu là người dùng chỉ dùng một ngón tay để bấm phím.

                  Anh thấy cách làm tốt nhất là việc kết hợp bộ gõ vni theo cách làm của telex, và theo kiểu gõ của Unicode To^i ra^'t ye^u Vie^.t Nam...

                  Chữ của VN đa phần là có dấu, chỉ có rất ít chữ không có dấu như: "anh em".

                  Như vậy, sau khi chọn bộ gõ tiếng Việt, thì sau mỗi nguyên âm, sẽ tự chuyển sang chế độ gõ dấu.

                  vd:

                  to6i = tôi
                  anh = anh
                  a6n = ân
                  Nhưng nếu muốn gõ
                  amn thì sẽ gõ a66n


                  Thực ra, a sẽ chờ 8 và 6, o,u sẽ chờ 7 và 6, e sẽ chờ 6, d chờ 9. Kết quả là số chữ được nhấn như a6 = am, a8 = at, o7 = or... có a6, a8, e6 tồn tại trong tiếng Việt. Nhưng nếu muốn viết như vậy, chỉ cần nhấn thêm 1 lần. Như vậy, muốn xây dựng bộ dấu này, phải di chuyển bộ dẫu sao cho thành các ký tự không tồn tại trong tiếng Việt. vd: aj, ag, eg, as...

                  Đối với các thanh thì sao?

                  ',`,?, ~, .

                  Nó tương ứng các dấu quen thuộc 1,2,3,4,5

                  1 thì không thành vấn đề, vì nó không mang chữ. 2 = a, 3 = e, 4 = g

                  Các bộ chữ bao gồm:

                  a = 2
                  d = 3
                  g = 4
                  j = 5
                  m = 6
                  p = 7
                  t = 8
                  x = 9
                  0 = _

                  to^i ra^'t ye^u vie^.t nam = to^i ra^t ' ye^u vie^t . nam

                  Như vậy thanh được nhận diện bằng hai khoảng trắng nằm 2 bên.

                  Nếu như chỉ có 1 khoảng trắng đầu, thì nó vẫn hiện ra chữ nằm ở vị trí đó. Nhưng nếu viết thêm một khoảng trắng thì sẽ đổi.

                  Trong bộ chữ, chỉ duy nhất chữ a ở số 2, tương ứng dẫu `. Chỉ cần chuyển dấu thành:

                  g = ~ = 4
                  j = . = 5
                  ' = 1
                  ` = 2 >> g = ` = 4
                  ? = m = 3

                  Như vậy, nếu gõ

                  go_g_ thì nó sẽ thành gõ_

                  Như vậy, để gõ thanh, chúng ta tốn 2 lần gõ, như vậy bị thiệt một lần gõ.

                  2/3 các chữ trong tiếng Việt là có mang thanh.

                  Vì vậy, nếu để gõ thanh phải tốn 2 lần gõ thì lãng phí.

                  Do đó, chúng ta sẽ chuyển các kỹ tự không bắt đầu chữ để làm thanh.

                  5= j = . và 1 = ' là oki

                  Vậy, nếu chữ nào tận cùng với j hoặc 1 thì đổi.

                  Còn lại 3 thanh

                  Các bạn tiếp tục xử lý nhé.


                  Đừng hỏi H nếu chúng ta thay đổi như vậy thì được gì? Nếu chúng ta thay đổi vậy liệu người dùng có quen không?

                  Dân tộc VN ta còn tồn tại 100 năm, chứ mới 10 năm biết đến cái điện thoại di động thì thấm tháp gì?

                  Chúc vui.
                  Falleaf
                  Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                  58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                  mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                  Comment


                  • #10
                    Rất cảm ơn bài viết của anh F, bây giờ mới có một người chịu hiểu mình...hihi... cảm thấy không quá tủi thân.
                    Các điều em thắc mắc là kiểu bản phím ít nút và kiểu gõ 1 ngón như anh nói ở trên.
                    Ý tưởng anh đưa ra rất hay, em sẽ đọc kỹ.
                    Có ai có ý kiến khác ko?

                    Comment


                    • #11
                      Dạo này anh bận quá bé Trang à, cái picvietnam anh muốn làm một lần cho xong, và thật ổn định, em có rảnh thì sang đó giúp anh coi thử mấy cái logo của picvietnam đang được thiết kế... anh đang đau đầu quá luôn á...

                      Sắp tới, để chuẩn bị cho dientuvietnam, thì bên picvietnam sẽ thử nghiệm triển khai bộ gõ toán học.

                      Thư viện thì hiện nay dung lượng đã có 5GB rồi. Bọn anh đang chuẩn bị cắt ra để mở thư viện cho dientuvietnam. Và chuẩn bị mấy tháng nữa thì thử nghiệm kết nối... hic...

                      Rồi còn công việc bên này... hic...

                      Nhìn thấy em chơi anh cũng thấy vui và muốn tham gia lắm, nhưng anh có lẽ tiêu rồi em, sức lực có hạn... Khi nào có thời gian hơn anh sẽ thảo luận tiếp với em. Thực ra thì các bộ sản phẩm này anh cũng mong hướng tới rồi, nhưng anh còn phải đợi khi nào anh triển khai thì sẽ triển khai khoa học cơ. Để làm một bộ chữ dùng 10 năm, có thể phải mất 1 năm và phải chứng minh nó không phải bằng việc kêu gọi mà bằng thống kê, tính toán.

                      Muốn setup một bộ chữ Việt Nam thì phải thực hiện một bài toán chứng mình đầy đủ. Nếu không, kết quả hoàn toàn vô nghĩa. Sau khi cài đặt mViệt lên picvietnam để thử nghiệm, nói thật, anh thấy cái bộ gõ đó ngu chết đi được chứ chuẩn hóa cái gì không biết...

                      Cuối cùng lại quay lại với viettyping là vì vậy đó em

                      Chúc vui.
                      Falleaf
                      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                      Comment


                      • #12
                        Hi,
                        Theo tui thì cứ kế thừa một phần của bàn phím điện thoại di động, tức là gồm 12 phím. Còn 4 phím phục vụ cho các chức năng gõ dấu. Chúng ta có thể chia ra các nhóm dấu:
                        - Nhóm 1 gồm: dấu sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng
                        - Nhóm 2 gồm: dấu ớ (dấu mũ '^'), dấu á, dấu ư hay ơ
                        - ..
                        Như vậy khi gõ tiếng Anh thì gõ thông thường như trên máy điện thoại, còn khi muốn gõ tiếng Việt thì sử dụng thêm một số phím mở rộng. Điều này sẽ không làm thay đổi thói quen gõ phím mà ta đã quen thuộc khi sử dụng điện thoại.
                        Các bác có ý tưởng nào cao kiến hơn không?

                        Thân ái.
                        Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
                        Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

                        Comment


                        • #13
                          Vấn đề bé Trang nói ở đây, đó là vấn đề bấm số phím tối thiểu để có thể thực hiện được việc bỏ dấu và chữ, cũng như là việc viết chữ sao cho thao tác với bàn phím là nhanh nhất, vì mỗi lần chúng ta bấm chỉ có dùgn 1 ngón tay.

                          Bạn chỉ có thêm 2 phím mở rộng so với 10 phím đã có sẵn, vậy thì cũng không mô tả được hết các trường hợp. Khi đó, để bấm một dấu bạn phải tốn 2 lần bấm. Như vậy, giả sử bạn bấm chứ ấ chẳng hạn, bạn phải bấm a(1) ^(2) '(2) = 5 lần bấm phím mới ra được chữ ấ. Trong khi đó, nếu như làm theo cách của F thì bạn chỉ cần bấm a61 như vậy chỉ cần 3 lần bấm.

                          Đó là cái bé Trang muốn tìm.

                          Mà hình như Hard là cựu thành viên dddt? hồi xưa cũng là dân khai quật dddt đây mà phải không?

                          Nếu phải thì cho F gửi lời hỏi thăm. Email của F bây giờ là falleaf.pic@gmail.com, có gì liên hệ trao đổi chơi.

                          Chúc vui.
                          Falleaf
                          Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                          58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                          mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                          Comment


                          • #14
                            Chào bác Falleaf,
                            Đúng là lâu rồi mới có cơ hội trao đổi với bác. Thực ra cách của bác cũng hay nó giống như kiểu gõ VNI, còn cách của tui thì dựa theo cách gõ của một số phần mềm gõ tiếng Việt trên PDA.
                            Chúng ta có 4 phím để mở rộng cho kiểu gõ tiếng Việt, như ở trên thì tui mới triển khai trên 2 phím, nếu ta triển khai ra thêm 2 phím nữa thì số lần bấm sẽ giảm đi. Mà như các bác dùng máy di động quen rồi thì cũng biết, khi đã quen thì bấm cũng khá nhanh chứ không đến nỗi chậm.
                            Tui có mở rộng ra thêm một chút, nếu bấm tiếng Anh thì có cách gõ nhanh là dùng từ điển (chế độ bấm) T9, như vậy, bác nào có đầu óc sáng tạo nghĩ ra kiểu gì tương tự T9 cho cách bấm tiếng Việt thì tuyệt vời.
                            Xin gửi lời chào thân ái tới các bác.


                            PS. To Falleaf:
                            Mail của tui cũng đổi cái mới: bxtien1980@yahoo.com,
                            Mobile mới tậu: 0902169036
                            Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
                            Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

                            Comment


                            • #15
                              Ha ha ! Dùng T9 thì điếc thôi , T9 cũng có cho TV đó một số moden thôi . Nhưng toàn bị người dùng tắt hết vì nhập còn lôi thôi hơn là bình thường !
                              Mạch nạp Little Programmer
                              MSC-51,AVR,EEPROM ... etc

                              Site Fukusei shop :

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X