Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biến tần cổ điển, từng bước tiếp cận

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Tui chỉ muốn biết là anh bạn đã làm chưa hay thôi ? Nếu bạn đã làm rồi ( tất nhiên là thành công ) thì tui xin bái phục . Nếu không có ý định kinh doanh trên nó ( làm sản phẩm và bán )thì bạn vui lòng cho tui xin mã nguồn nhé . Không thì bạn có thể diễn giải vấn đề ở đây cũng được ( công thức tổng quát ) . Hy vọng bạn viết nó bằng CCS .
    Cái module QEI ở đây là đo vận tốc từ cái encoder ( >1000xung / vòng ) chứ không phải cái Hall đâu Trang . Vì vậy nó mới khó hơn "1 chút" . Bởi vì không thể làm 1 cái biến tần mà khi gắn cái đo vận tốc vào thì " phải là Hall , không chơi encoder ".
    Theo thực tế , loại biến tần cực xịn thì tần số đóng cắt xung cực đại cũng chỉ cỡ 16 Khz , mà nó xài vi xử lý siêu hạng cỡ DSP ( không phải cỡ dsPIC bèo bọt ) chuyên dùng .Một phần cũng là vì tần số đóng cất trên 10 Khz sẽ gây ra vấn đề , không chỉ ở khía cạnh tổn hao . Công suất càng lớn , tần số đóng cất càng bé , có khi < 5 Khz . Vì vậy , thiết kế biến tần " made in VN " mà cho rằng có thể đạt 20 Khz , thì chỉ là " đang làm trong phòng thí nghiệm với 1 chương trình đơn giản " . Tôi có thể làm PIC 4431 với 20-25 Khz , nhưng điều đó không có ý nghĩa, và chỉ là " sự khởi đầu có vẻ dễ dàng " .

    Comment


    • #32
      QEI là để dùng lấy dữ liệu từ encoder, còn Hall thường người ta lấy qua các ngắt ngoài của uC. Đê điều khiển động cơ đồng bộ thì buộc có Hall. Encoder dùng để đo vị trí một cách chính xác hơn.

      Comment


      • #33
        tôi có tham khảo giải thuật do microchip đề ra trong 900a.pdf ( điều khiển motor Ac 3 pha dùng PIC 4431 )và 1 số khác , thấy cái cách mà nó dò xung , thật khó chấp nhận , chỉ hợp cho chương trình nhỏ thôi , không xài được .
        Một chương trình lớn cho sản phẩm có thể bán , thì không thể làm theo kiểu : đổi chức năng thì hiệu chỉnh tùm lum , thêm chức năng thì rối tung lên , và không phải dành cho 1 người đọc , không phải dành cho 1 người làm .
        Nó phải thật rõ ràng , 1 kiểu làm công nghiệp , chuẩn , có khoa học .
        VD :Bạn có thấy Microchip làm 5 bộ timer Tmr0->Tmr5 , nhưng không con PIC nào có đủ , và trên 4431 có timer 0,1,2,5 mà không có 3,4 , tại sao không đặt T5 là T3 và dùng chỉ trong 4431 và các tài liệu của nó , chắc chắn bạn đã từng thắc mắc. Nhưng đó là 1 sự sắp xếp khoa học .Một chương trình hướng đến sụ hoàn hảo , trước hết nó phải được viết có khoa học và rõ ràng .

        Comment


        • #34
          Theo em dspic hoàn toàn có thể là làm tốt. Bởi nếu cứ tính tần số 20khz. Tốc độ của dsPIC là 30MIPS. Vậy nếu ưu tiên cho phần update cho độ rộng PWM thì nó có thể xử lý tới: 1500 lệnh. Nếu sử dụng tài nguyên dsp của dspic thì việc đó thừa đáp ứng. Có thể sử dụng kỹ thuật tra bảng để tăng nhanh cho việc xử lý này.
          Còn các cấp ưu tiên thấp hơn thì số lượng xử lý thời gian thực ko yêu cầu cao.
          Ngay cả các họ dsp chuyên dụng TMSxxx cho điều khiển động cơ cũng chỉ đến tốc độ vậy thôi.

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi txt
            1. Tui chỉ muốn biết là anh bạn đã làm chưa hay thôi ? Nếu bạn đã làm rồi ( tất nhiên là thành công ) thì tui xin bái phục .
            1. Vấn đề đang xoay quanh vector pwm, bây giờ lại xoay sang hỏi em làm chưa, ok. Em trả lời bác thế này, em được bác phục thì có nghĩa lí gì đây? khi mà, những thành viên khác đọc vào bài viết của em và cho em thằng khoe khoang, khoác lác.

            Nguyên văn bởi txt
            2. Nếu không có ý định kinh doanh trên nó ( làm sản phẩm và bán )thì bạn vui lòng cho tui xin mã nguồn nhé. Không thì bạn có thể diễn giải vấn đề ở đây cũng được ( công thức tổng quát ). Hy vọng bạn viết nó bằng CCS .
            2. Thấy bác khẳng định chắc đét lắm kia mà, xin mã nguồn của em làm chi. Chúc bác từ nay đến khi kết thúc cái luồng này, bác sẽ gặt hái được nhiều thông tin tốt đẹp.

            Nguyên văn bởi txt
            3. Cái module QEI ở đây là đo vận tốc từ cái encoder ( >1000xung / vòng ) chứ không phải cái Hall. Vì vậy nó mới khó hơn "1 chút" . Bởi vì không thể làm 1 cái biến tần mà khi gắn cái đo vận tốc vào thì " phải là Hall, không chơi encoder ".
            3. Bác chưa cho biết: biến tần của bác ứng dụng vào lĩnh vực gì?
            Những thông tin bác nói rất chung chung, không thấy cái cụ thể đâu cả. Ví dụ:

            + Bác nói là chỉ đo vận tốc, thế thì chỉ dùng QEI lấy thông tin từ encoder, cũng được. hoặc dùng I/O port lấy thông tin từ cảm biến Hall, cũng được. Bởi vì:
            - Optical Encoder có 3 ngõ ra quan trọng. Kênh A, Kênh B và Kênh index.

            Tốc độ được xác định bởi tần số của những tín hiệu của kênh A và Kênh B.

            Chiều quay của trục động cơ được xác định dựa vào mối quan hệ góc "phase" giữa kênh A và Kênh B.

            Vị trí của trục động cơ (nằm ở góc bao nhiêu trong 1 vòng 360 độ) được xác định bởi Kênh Index.

            - Hall Sensor sử dụng yếu tố Hall để cảm biến dòng từ thông thay đổi qua khe hở không khí, cấu tạo có: nam châm tạo ra từ trường, sensor cảm nhận dòng từ thông, mạch Schmitt trigger cung cấp tín hiệu digital (tín hiệu sạch) cho I/O port. Một vài loại Hall có thể xác nhận được cả 3 thông số: tốc độ, hướng và vị trí.

            + Nếu trong tay bác không có encoder mà có cảm biến Hall có đầy đủ 3 chức năng trên thì bác làm thế nào?

            + Encoder có sai số nhỏ hơn Hall sensor, nhưng trong những ứng dụng sai số cho phép, Hall rẻ tiền hơn Encoder thì bác tính làm sao?

            Nguyên văn bởi txt
            4. Theo thực tế , loại biến tần cực xịn thì tần số đóng cắt xung cực đại cũng chỉ cỡ 16 Khz , mà nó xài vi xử lý siêu hạng cỡ DSP ( không phải cỡ dsPIC bèo bọt ) chuyên dùng .Một phần cũng là vì tần số đóng cất trên 10 Khz sẽ gây ra vấn đề , không chỉ ở khía cạnh tổn hao . Công suất càng lớn , tần số đóng cất càng bé , có khi < 5 Khz .
            4. Thêm chỗ này nữa, tần số maximum 16KHz trong biến tần bác đề cập, ứng với công suất maximum là bao nhiêu? Dùng phương pháp gì để điều khiển?, sin-pwm?, multi-level inverter?, space-vector?, matrix-converter?....

            + Đối với Sin-pwm trong PIC, việc lựa chọn tần số đóng cắt phụ thuộc vào giải thuật khai báo phần cứng modul PCPWM.

            - Cấu hình PCPWM time base cho phép bác lựa chọn sóng mang ở chế độ tam giác vuông hay tam giác cân.

            - Cặp thanh ghi PTPER có độ phân giải 12 bit cho phép bác set up tần số sóng mang PWM.

            Ví dụ: Tần số f_osc = 20MHz, f_pwm = 20KHz, Từ công thức có được trong datasheet => giá trị cần gán vào PTPER sẽ là F9h.

            - Các cấu hình khác như là: chọn cấu hình ngõ ra PCPWM ở chế độ đối nghịch hay tự do, chọn cấu hình dead time, chọn cấu hình xác nhận sự cố....

            + Bác muốn nó tạo xung tần số bao nhiêu thì khai báo cho nó bấy nhiêu. Quan trọng là tần số xung đó có tương thích được với những tiêu chuẩn đòi hỏi của các thiết bị ngoại vi hay không? và những yêu cầu về chất lượng sóng điều khiển trên tải. Điều này dẫn đến việc giới hạn tần số đóng cắt ở một phạm vi nhất định.

            + Tần số đóng cắt trên 10 KHz sẽ gây vấn đề gì đây?, công suất càng lớn, tần số đóng cắt càng bé, có khi < 5KHz => tại sao lại như vậy? Bác dùng linh kiện đóng ngắt là Mosfet hay IGBT? Những cái này liên quan đến Hardware chứ không liên quan đến Software. Nếu bác trả lời không được mấy câu hỏi này, em xẽ trả lời giúp bác.

            Nguyên văn bởi txt
            5. Vì vậy, thiết kế biến tần " made in VN " mà cho rằng có thể đạt 20 Khz , thì chỉ là " đang làm trong phòng thí nghiệm với 1 chương trình đơn giản " .
            5. Cái này em khỏi nói, vì đó chỉ là nhận xét của riêng cá nhân bác mà thôi. ít ra cũng có trên 1 người có cách nhận xét khác.

            Nguyên văn bởi txt
            6. Tôi có thể làm PIC 4431 với 20-25 Khz , nhưng điều đó không có ý nghĩa, và chỉ là " sự khởi đầu có vẻ dễ dàng " .
            6. Nếu đã là không có ý nghĩa, thì trên 1MHz em cũng làm được, 20 => 25 có là gì?

            Nguyên văn bởi txt
            7. Tôi có tham khảo giải thuật do microchip đề ra trong 900a.pdf ( điều khiển motor Ac 3 pha dùng PIC 4431 )và 1 số khác , thấy cái cách mà nó dò xung , thật khó chấp nhận , chỉ hợp cho chương trình nhỏ thôi , không xài được. Một chương trình lớn cho sản phẩm có thể bán , thì không thể làm theo kiểu : đổi chức năng thì hiệu chỉnh tùm lum , thêm chức năng thì rối tung lên.
            7. Sử dụng sản phẩm của Microchip mà không tham khảo tài liệu của Microchip, thì tham khảo tài liệu của ai?

            + Đây là tài liệu mẫu, cung cấp những thông tin nền tảng và tất cả các công thức đều được chuẩn hóa để thích hợp cho con PIC đó. Muốn tận dụng tối đa tài nguyên của nó, thì nên làm chủ được những cái cơ bản này.

            + Cái cách mà nó dò xung là cực chuẩn: Vì

            - Cách dễ dàng nhất để tạo sóng sine là dùng bảng tra, Nạp vào EPPROM một bảng sóng sine, thiết lập một biến con trỏ được duy trì trong software để xác định vị trí giá trị sine tương ứng. Bác cũng có thể tính toán giá trị sine theo cách khác nhưng nó không đáng để tiêu phí thời gian tính toán của CPU cho việc này.

            - Tính tần số điều khiển bằng thuật toán PID.

            - Sử dụng 1 timer chứa thông tin của tần số sóng sine yêu cầu.

            - Tính Duty Cycle bằng công thức chuẩn D = f*sin(x).
            ......

            Ok. Bác đã tham khảo giải thuật do Microchip đề ra trong 900a.pdf. Cách mà nó dùng xung, tại sao lại khó chấp nhận? tại sao lại hợp cho chương trình nhỏ? Tại sao lại không xài được? Tại sao đổi chức năng thì hiệu chỉnh tùm lum? Tại sao thêm chức năng thì rối tung lên? Bác nói trống không nhiều quá. Bây giờ em post giải thuật trong 900a lên. Bác giải thích ý nghĩa biểu thức Timer0? ý nghĩa biểu thức tính Duty Cycle? Ý nghĩa của biểu thức tính tần số điều khiển từ thuật toán PID? Cách thiết lập bảng tra? cách tra bảng? Bao nhiêu điểm trong một bảng sine là hợp lí nhất?.

            Em sử dụng PIC18F4431 để làm biến tần có f_xung = 20KHz (Thạch anh 20MHz), P_maximum = 0.5KW. Điện áp xoay chiều 1 pha V =220V AC. Chống quá nhiệt 120 độ C. Chống quá áp 450V. Chống quá dòng 10A. Điều khiển động cơ không đồng bộ có tốc độ maximum = 1700 vòng/phút, công suất P_max = 0.376 KW, Điện áp dây xoay chiều ba pha V = 220V AC. Tần số max f = 60 Hz. Bác có gì thắc mắc không ạ?
            Attached Files

            Comment


            • #36
              Hihi... bài viết của bạn ToanThang rất hay. Hoặc là bạn đã làm về nó rồi, hoặc là bạn đã đọc rất kỹ các appnote mới viết "siêu" như thế. Em tiến cử bạn này làm Mod của điện tử công suất cùng anh TheLam.
              Hihi.. có vẻ bạn giấu nghề... giờ mới lộ ra đây. Mong được học hỏi nhiều ở bạn.

              Comment


              • #37
                hehe, nói vài câu bạn Thắng nhà ta mới hé lộ chút kinh nghiệm .
                Chương trình của bạn chắc là được viết bằng ASM .
                Chương trình của tôi thì lại được viết bằng C (CCS), và giải thuật thì khác với 900a .
                Tôi đã xem lại giải thuật của Microchip và cố nhớ lại xem trước kia tại sao mình lại không sử dụng giải thuật dò xung được đề cập trong 900a . Và tôi nhớ đã có 1 vài đánh giá ước lượng thế này :
                _ Kỹ thuật dò xung đó đòi hỏi 1 hay 2 bộ timer .
                _ Bảng tra có thể tới 1000 phần tử ( 1 người bạn đã lập trình dùng kỹ thuật này nói như vậy khi tôi tham khảo ). Còn bảng tra tối ưu của bạn là bao nhiêu ?
                _ Trong vòng lặp chính bạn phải lặp liên tục 2 vòng lặp với tổng lượng thời gian tính toán phải nhỏ hơn chu kỳ xuất xung PWM , đọc timer liên tục và tính toán . Ngoài ra còn phải xử lý hiển thị cho LCD , tính PID , thu thập tham số đầu vào , . . . và nhiều thứ khác.Điều đó có khi nào buộc bạn phải bỏ đi 1 vài chu kỳ xung ?( tức là phải sử dụng giá trị cũ ,vì không kịp tính cho giá trị mới ) .Ngoài ra chọn bước nhảy cho vòng lặp và sẽ có ngay sai số,bạn có thể ước tính được bao nhiêu ?Bao nhiêu là không đáng kể ?
                Tôi thuộc trường phái " khoái chính xác " , và chỉ thích dùng C ( CCS ) . Giải thuật trên chỉ thích hợp cho ASM ?Vì khi áp vào C (CCS ) , với đặc trưng của C ,tôi thấy có nhiều lấn cấn nên thôi .
                Chính vì vậy nên tôi mày mò công thức tính chính xác bộ 3 giá trị PDC , không dùng timer , bảng sin 256 phần tử ( do đó dùng phép nhân 8 bit, nếu cao hơn dùng 16 bit , tốn thêm 10 us ) ,1 lần tính 3 bộ PDC mất 3 phép nhân 8 bit , 3 phép cộng 16 bit , 1 phép cộng 32 bit, vài phép dịch bit và cộng 8 bit, . . .kèm vài râu ria . . .có thể gói trong 50 us trong 1 hàm ngắt PWMTB ( do vậy có thể xài 20 Khz ) .Nhưng tôi vẫn chọn dưới 10 Khz .
                Tôi cũng vừa xem qua giải thuật sử dụng với dspic và thấy nó cũng dùng giải thuật gần như vậy nhưng nó dùng số "thứ dữ" hơn nhiều .Giải thuật tôi dùng , có thể phù hợp cho dòng 8 bit .Rõ ràng có ưu thế hơn kỹ thuật dò xung .
                Tính toán không nhiều lắm .Luôn bảo đảm có giá trị nạp mới liên tục , không ngắt quãng , chính xác cao .
                Bạn thấy thế nào ? Góp ý nhé .

                Comment


                • #38
                  Không giấu gì bác, em rất thích thảo luận để cả hai cùng có lợi. OK, những câu hỏi của bác em trả lời thế này:

                  1- Chương trình sử dụng 2 bộ timer: 1 dành cho chương trình tính xung, 1 dành cho chương trình tính PID.

                  2- Khi tạo bảng tra: nếu thiết lập quá nhiều điểm sẽ tiêu tốn nhiều vùng nhớ của uC. Còn quá ít điểm sẽ gây ra sự biến dạng quá mức dòng Motor, điều này sinh ra tổn hao nhiệt đáng kể.

                  3- Công thức tính toán theo kinh nghiệm số điểm tối ưu:Number of table values = f_pwm / f_modulation_max.

                  Ví dụ: tần số sóng mang f_pwm = 20KHz, tần số sóng sine điều chế f_modulation_max = 60 Hz. ==> Số điểm = 333 điểm.

                  4- Cứ 4 chu kì xung thì sẽ thực hiện được 1 chu kì lệnh đúng không ạ (chọn tỉ lệ 1:1). Vậy tần số thạch anh f_osc = 20MHz ==> 1 chu kì lệnh = 0.2 us. Tần số f_pwm = 20KHz ==> chu kì 1 xung = 50us. Vậy: 1 chu kì xung = 250 chu kì lệnh.

                  Vậy xét thử 1 vòng lặp xem thế nào:

                  + Để đơn giản ta gọi tác động kích hoạt switch, tác động khi sự cố xuất hiện....là những tác động ngoại vi (có điều kiện).

                  Xét 2 trường hợp:

                  1. Chương trình đang chạy trong chế độ bình thường, khi chưa có điều kiện tác động, cờ ngắt Timer chưa tràn, vòng lặp mainloop thực hiện chuỗi tác vụ:
                  Kiểm tra cờ ngắt timer (lưu thông tin tần số) (1 chu kì lệnh) ==> kiểm tra cờ ngắt ADC(1 chu kì lệnh) ==> Tính PID (lấy giá trị tần số cần để điều khiển), tính tuốt tuồn tuột. (hết 15 câu lệnh, cộng thêm thu thập dữ liệu để chắc ăn nhân lên gấp 4 lần => mất 60 chu kì lệnh) ==> Kiểm tra tác động ngoại vi (mất tối đa 10 chu kì lệnh) ==> Update Duty cycle (một pha hết 5 chu kì => 3 pha = 15 chu kì lệnh. Kết quả cộng trừ nhân chia được lưu vào cặp thanh ghi 16 bit, PWM DC có độ phân giải maximum = 14 bit.=> dịch trái, dịch phải, cắt xén thoải mái => mất 10*3 = 30 chu kì lệnh) ==> Update table offset (tốn 30 chu kì lệnh). Tổng cộng: 147 chu kì lệnh cộng thêm 2 chu kì lệnh khi cờ ngắt timer và ADC xuất hiện tràn = 149 chu kì lệnh ==> còn trên 100 chu kì lệnh có đủ sử dụng cho xuất dữ liệu LCD không ạ.

                  2. Chương trình chạy trong chế độ có điều kiện tác động, phải xử lí lại 1 loạt các hàm tính toán để update những biến giá trị mới nếu:

                  + Thời gian chương trình nhỏ hơn 250 chu kì lệnh ==> đáp ứng bình thường.

                  + Thời gian chương trình lớn hơn 250 chu kì lệnh ==> đáp ứng thay đổi trể hơn trong một số chu kì xung nhất định ==> thay đổi trên tải vẫn đồng bộ bình thường nhưng đáp ứng chậm hơn khi tác động. (đây là 1 trong những hạn chế của giải thuật sine-pwm). Nếu sử dụng phương pháp space vector, đáp ứng xảy ra gần như tức thời.

                  5- Khi mới tiếp cận với trình biên dịch em vẫn thích dùng C hơn hợp ngữ ASM gấp nhiều nhiều lần, vì nó gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, và dễ dàng đổi thuật toán ở dạng ngôn ngữ tự nhiên sang chương trình. Nhưng lí do chính để viết bằng hợp ngữ ASM là tính hiệu quả, vì hợp ngữ rất gần gủi với ngôn ngữ máy nên một chương trình viết tốt bằng hợp ngữ sẽ tạo ra một chương trình ngắn và chạy nhanh hơn ở dạng ngôn ngữ máy, trong những ứng dụng cần tính hiệu quả hơn tính phức tạp, nên nghiên cứu hợp ngữ để thực sự hiểu được cách suy nghĩ của máy và tại sao lại có những việc nhất định xảy ra bên trong máy. Các ngôn ngữ bậc cao có khuynh hướng lờ đi những chi tiết của một chương trình đã biên dịch ra ngôn ngữ của máy chính là cái chương trình mà máy tính thực sự thực hiện.

                  6- Dspic có tài nguyên dsp, nên nó tính toán trực tiếp các phép toán của các số < 1, dưới hình thức nhị phân nhờ dấu chấm động, rồi cách truy suất bảng cũng gọn hơn nhiều cùng với nhiều ưu điểm khác....(cái này em nhớ là vậy, lâu không chơi với nó nên cũng có thể nhầm lẫn vài tí). Với ưu điểm đó giúp giảm thời gian cũng như độ phức tạp trong tính toán....Nhưng đểu cái, em không thích cái "giá" của nó.

                  Từ nay tới giữa tháng 7 em rất rất bận, nên bài em viết có thể post chậm hơn, bác thông cảm hé.

                  chú ý: Trong khai báo PCPWM, setup cho Duty cycle đồng bộ với period pwm.

                  Comment


                  • #39
                    dspic 30F4011 mắc hơn 4431 có 0.6 đô, so về hiệu năng/giá cả thì quả là quá hời ,đến nỗi tôi muốn chuyển sang dspic , 4431 có lẽ dành cho LVTN .4431 sắp hết thời ?
                    Chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về việc áp dụng hiệu quả giải thuật sinPWM .
                    _trên 4431 , bạn sử dụng đến 2 bộ timer quý giá , còn tôi sử dụng giải thuật dựa khá nặng vào sức mạnh tính toán . Do đó tùy thuộc số lượng chức năng dự kiến hiện hữu mà chọn lựa giải thuật phù hợp .
                    _ Giả sử tại 1 thời điểm nào đó của xung sin , bạn tính toán ra số liệu mới và đáp ứng mới , vậy thì sẽ cập nhật ngay ở xung kế tiếp ( vd nếu tần số đổi thì cập nhật ngay ) , hay phải đợi đến khi xong chu kỳ sin thì cập nhật đồng loạt ? Theo tôi nếu cập nhật tức thời , rõ ràng sóng sin sẽ méo ngay lúc đó . Vậy thì đáp ứng khi xong 1 chu kỳ sin sẽ tốt hơn . Nhưng theo bạn thì đáp ứng như thế có là quá chậm ?
                    Nếu viết bằng Asembly , thì khi thêm nhiều chức năng ,vd như chế độ hoạt động 2 cấp , chèn thêm kỹ thật tối ưu ( giảm ) số chu kỳ đóng cắt , thêm chế độ hẹn giờ dừng ( áp dụng cho bơm nước, vậy thì thêm timer ) , . . .thì làm thế nào ?
                    _khi điều khiển theo V/f , vd tăng từ 0-60Hz , giải thuật của bạn sẽ đáp ứng thế nào ? ( tăng từng 0.1 Hz hay 1Hz , hay vài Hz , hay chớp nhoáng 1 phát 60 Hz ngay tứ thì ? ) , tương ứng là giá trị điện áp điều khiển ra sao ? ( tăng từng volt , hay vài volt , . . .giải thuật của bạn có thể điều khiển điện áp hay không ?
                    Bạn đã thử nghiệm rồi , thì có thể cho tôi biết là : tần số khởi động tối thiểu là bao nhiêu để nó bắt đầu chạy được ( và chạy có êm không ? ) , và tần số nhỏ nhất có thể điều khiển động cơ chạy êm được ,khi hoạt động ở tần số thấp ,là bao nhiêu ?
                    Và khi dừng đc bằng cách giảm tần số ,vd từ 50->0Hz thì bao lâu đc dừng hẳn ?
                    Nếu dùng vector PWM trên dspic , thì ưu điểm là nhanh , nhưng vetorPWM , sẽ kéo theo các kỹ thuật điều khiển cũng phải là vectorPWM , cái này mới nặng .Không biế dspic vẫn đủ khả năng kham nổi không .

                    Comment


                    • #40
                      anh em nào biết về cách dùng encoder nối kết với inverter để điều khiển vector có hồi tiếp PG không? Cách set chuong trình, những thông số nào nên can thiệp còn cái nào thì không?( inerter CT200V của CUTES) ?
                      |

                      Comment


                      • #41
                        Trời ơi, lâu lắm mới vào đựoc trang này. Cám ơn bác Toanthang88 đã giúp em mô phỏng, em cũng hoàn thành về cơ bản đồ án ĐTCS của em rồi. Thiết kế bộ nghịch lưu áp 3 pha, sử dụng SVPWM. Em dùng PIC 18F2431 để điều khiển. Hiện tại đã nắm vững về cơ bản phương pháp biến điệu độ rộng xung bằng điều chế không gian vecto rồi, nhưng những cái chi tiết nó làm cụ thể thế nào như 2 bác tranh luận ở trên thì em còn phải học thêm.

                        Em thấy hơi ngạc nhiên bác toanthang88 không học ĐTCS mà đóng góp những bài viết rất có ích. Hi vọng bác sẽ tiếp tục xây dựng diễn đàn.
                        Con người. Ngươi là quả lắc giữa nụ cười và nước mắt.

                        Comment


                        • #42
                          bạn cho xin ***** cua PSIM 6.1 đi?

                          Comment


                          • #43
                            bác toàn thắng ơi bác có thể up lại hình ở mục này giúp em được không, số em xui quá vào mục của bác quế dương cũng toàn mất hình đến mục này lại bị vậy,chắc hôm nay ra ngõ bước chân trái ra trước rùi.

                            Comment


                            • #44
                              Bao giờ Việt Nam chế tạo được biến tần

                              Bây giờ mình với nhào vô biến tần!
                              E thấy bác Toanthang và Mod giỏi thật, am hiểu khá kỹ về biến tần. E có vài ý kiến đóng góp để nhằm giùm cho một người nào có ý tưởng chế tạo biến tần tại VN.
                              Về công nghệ hiện tại ở VN chưa cho phép nhưng E đảm bảo vài năm nữa thì OK.
                              E nghĩ rằng nên thiết kế một sơ đồ khối tương đối cụ thể. Mọi người có thể đóng góp cho từng khối một. Thực ra biến tần có thể nói là một chủ đề riêng biệt.
                              Một biến tần thông dụng ngày nay gồm:
                              + Các khối công suất
                              - Các khối lọc xoay chiều, khâu trung gian một chiều
                              - Khối chỉnh lưu
                              - Khối nghịch lưu
                              - Khỗi hãm động năng (hãm tái sinh)
                              + Các khối điều khiển
                              - Điều khiển nghịch lưu
                              - ĐIều khiển chỉnh lưu
                              - Một CPU (gồm vài chip VĐK cỡ DSPic, PSOC... có thể do một hãng chế tạo)
                              + Khối tương tự (thu thập dữ liệu)
                              - Nhiệt độ của IGBT, Mosfet...
                              - Đo dòng, áp, pha, tần số...
                              - Khối phản hồi tốc độ (nếu cần)
                              + Khối giao tiếp
                              - Màn hình hiển thị
                              - Bàn phìm thao tác
                              - Khối mở rộng
                              - Khối giao tiếp mạng
                              Ngoài ra còn khá nhiều các bo mạch đơn lẻ đảm nhận chức năng độc lập như: quạt, dừng sự cố, ghép nối mạng biến tần.....
                              + Phương pháp điều khiển:
                              - Điều khiển trực tiêp momen động cơ
                              - ĐIều khiển vô hướng U/f
                              - Điều khiển vectơ (tựa theo từ thông)

                              Trên đây là một vài ý kiến của E mong mọi người thảo luận từng vấn đề và đóng góp ý kiến. Nếu có gì sai sót mong mọi người sửa giùm.
                              E nghĩ làm như vậy thì mới chuyên sâu về biến tần được.
                              Mong nhận được đóng góp ý kiến từ những ai yêu thích biến tần.
                              Một ngày kia chúng ta sẽ chế tạo được biến tần tại VN

                              Comment


                              • #45
                                Bác có mua biến tần Made in Việt Nam thì liên hệ với Daihang86 mấy thầy của nó làm rồi !!! he he he !!! hiện trên HightTech ĐHBKHN vẫn còn thì phải he he he !!! Còn em nếu có dùng thì dùng đồ của SIEMENS không thì theo bác AFH dùng OMRON bây giờ có cả biếnt tần tích hợp cả PLC nữa bác ạh He he he !!!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X