Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ý tưởng Robocon

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ý tưởng Robocon

    Mình thấy robocon năm này có vẻ lạ hơn mấy năm trước nên việc đưa ra ý tưởng cũng là 1 công việc hơn khó vì vậy mình đưa lên đây để những ai chưa biết gì về robocon có thể đưa ý tưởng để mọi người đánh giá cũng như nhân xét xem ý tưởng đó có thực thi hay không . Nó bao gồm những phần ý tưởng như sau:
    + làm sao cho con robo lữ hành không bị rơi xuống khi đi qua dốc
    + bánh xe của robo tự động chế tạo cách nào để chạy với tốc độ nhanh khi đi qua các khúc cua
    + chế tạo cách trượt như thế nào để việc đưa lên đưa xuống của robo lữ hành được nhanh đó là cái trượt khi con robo lữ hành dùng trong việc đánh trống
    Mong các bạn vô đây để cùng nêu lên ý tưởng của mình

  • #2
    Theo mình (làm sao cho con robo lữ hành không bị rơi xuống khi đi qua dốc)là khi đi qua dốc con robo bằng tay phải nâng lên cao để giữ cái gánh thăng bằng để con robo lữ hành không bị rơi xuống

    Comment


    • #3
      Dùng phương pháp của anh Tô Vĩnh Diện!

      Bạn chưa học kỹ lịch sử sao?

      Ứng dụng linh hoạt vào robocon: làm các vật nêm điều khiển solenoid!

      Hoặc các khớp của dàn nâng là khớp động để mâm đỡ không nghiêng theo dốc!

      Comment


      • #4
        với cái đề năm nay thì 1 con mà DIE là coi như hỏng hết tất cả.tui có 1 số ý kiến sau
        +để con lữ hành ko rơi xuống dốc thì cần phải thiết kế cho nó 2 khớp 2 bên để khi lên kiệu là nó ôm chạt vào 2 thành của kiệu,công việc tiếp theo là của người lập trình phải làm sao đề khi chuẩn bị đặt kiệu xuống thì 2 khớp đó phải được mở ra để con lữ hành đi xuống kiệu.Cũng có 1 phương án nữa là ta có thể dựa vào cơ cấu TRỤ của cái XE CẨU hay MÁY XÚC tức là phải có 2 đến 4 cái gì đó để khi lên kiệu con lữ hành có thể đứng vững và khi gần xuống kiệu thì các cần trụ phải được nâng lên để nó đi ra khỏi kiệu
        +bánh xe của con tự động thì tùy vào tốc độ của động cơ nhưng quan trọng là cơ cấu bánh trước như thế nào để khi qua các khúc cua nó có thể rẽ 1 cách linh hoạt.ta cũng có thể sử dụng cơ cấu bánh trước như xe otô(hình như FEE02 dùng cơ cấu này)
        +con lữ hành có thể là cơ cấu bánh xíc như bánh xe tăng ấy.còn quá trình đánh trống thì có thể sử dụng động cơ bước
        Các bác cho thêm ý kiến nhé

        Comment


        • #5
          Mình thấy bác luongcdt nói có lý và khả năng thực thi sẽ là rất cao nhưng mà bác có thể cho em biết sử dụng động cơ bước là như thế nào không vì phần này mình hổng biết nó hoạt động như thế nào mong bác giúp em
          Thank bác nhiều

          Comment


          • #6
            bác nào biết cách làm cái trượt lên trượt xuống để nâng cao con robot bằng tay để cho cái kago thăng bằng
            Last edited by commotvung; 17-11-2008, 20:30.

            Comment


            • #7
              +Động cơ bước là một loại động cơ điện có nguyên lý và ứng dụng khác biệt với đa số các động cơ điện thông thường. Chúng thực chất là một động cơ không đồng bộ dùng để biến đổi các tín hiệu điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp nhau thành các chuyển động góc quay hoặc các chuyển động của rôto có khả năng cố định rôto vào các vị trí cần thiết.

              Về cấu tạo, động cơ bước có thể được coi là tổng hợp của hai loại động cơ: ĐỘng cơ một chiều không tiếp xúc và động cơ đồng bộ giảm tốc công suất nhỏ.
              +Hoạt động:Động cơ bước không quay theo cơ chế thông thường, chúng quay theo từng bước nên có độ chính xác rất cao về mặt điều khiển học. Chúng làm việc nhờ các bộ chuyển mạch điện tử đưa các tín hiệu điều khiển vào stato theo thứ tự và một tần số nhất định. Tổng số góc quay của rôto tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như chiều quay và tốc độ quay của rôto phụ thuộc vào thứ tự chuyển đổi và tần số chuyển đổi.
              +Ứng dụng:Trong điều khiển chuyển động kỹ thuật số, động cơ bước là một cơ cấu chấp hành đặc biệt hữu hiệu bởi nó có thể thực hiện trung thành các lệnh đưa ra dưới dạng số.

              Động cơ bước được ứng dụng nhiều trong ngành Tự động hoá, chúng được ứng dụng trong các thiết bị cần điều khiển chính xác. Ví dụ: Điều khiển robot, điều khiển tiêu cự trong các hệ quang học, điều khiển định vị trong các hệ quan trắc, điểu khiển bắt, bám mục tiêu trong các khí tài quan sát, điều khiển lập trình trong các thiết bị gia công cắt gọt, điều khiển các cơ cấu lái phương và chiều trong máy bay...

              Trong công nghệ máy tính, động cơ bước được sử dụng cho các loại ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, máy in...

              Comment


              • #8
                có ai biết về cách đẩy kéo của con robo bằng tay dùng bằng thủy lực để nâng và hạ kago xuống
                bác nào biết chỉ em với em muốn làm một con cho zui mới bắt đầu làm mà không ai chỉ cho em biết nhờ các bác pro đó

                Comment


                • #9
                  mong có nhiều bác vô đây thảo luận cho anh em biết với chớ ở trên trường thì dạy toàn lý thuyết chán chết đi được có làm robo mới biết cái hay của ngành này chứ

                  Comment


                  • #10
                    Xem video xong, tôi không biết gì về robocon, nhưng cũng nổ 1 phát ý tưởng hay ho như sau:



                    1/ Kago được treo bằng dây nên sẽ không tánh khỏi lắc và nghiệng, do đó về phần cơ khí mặt kago các bạn có thể thiết kế như sau:




                    Như vậy con TRAVELLER sẽ khó bị rơi ra ngoải KAGO khi 4 dây treo dao động.

                    Không biết như vậy có hợp lệ không, các bạn tự cải tiến nhé!

                    2/ Phần trượt của traveller dùng cơ cấu lò xo nén để bung.
                    Tôi chỉ vẽ nguyên lí, các bạn tự bổ sung cho hoàn chỉnh.





                    3/ Bánh xe của Traveller thì nên dùng loại bánh xích cao su: dùng đai răng có bán sẵn ngoài thị trường.
                    Còn bánh răng thì tự thiết kế, tôi không biết kích thước đường kính của mỗi bánh là bao nhiêu nên chưa đưa bản vẽ thiết kế. Bạn nào hứng thú thì đưa kích thước thử xem sao!



                    Chúc thành công.

                    Comment


                    • #11
                      Đội tui dùng bánh xích , 45 độ cũng chẳng xi nhê đc nó , nói chi 20 độ.

                      Comment


                      • #12
                        [QUOTE=luongcdt;147725]
                        +để con lữ hành ko rơi xuống dốc thì cần phải thiết kế cho nó 2 khớp 2 bên để khi lên kiệu là nó ôm chạt vào 2 thành của kiệu

                        Hình như bạn chưa tìm hiểu kĩ về luật thi.Khi kago nghiêng 20độ thì con lữ hành phải rơi hay trượt khỏi mặt kago.Luật thi ở phần này nhằm mục đích chống các đội thi gắn chặt con lữ hành lên kago (lắc thoải mái).Tiếp nữa đế của kago ( chỗ của con lữ hành trong suốt quá trình đi tới nơi đánh trống) được nối với đòn gánh (Việt Nam hóa) thông qua 4 dây cáp.Chính vì 4 dây cáp này mà theo mình vấn đề giữ con lữ hành trên kago chỉ còn nằm ở việc không cho con lữ hành + đế kago khỏi bị lắc.Toàn bộ chuyên này đặt lên vai con điều khiển bằng tay và con tự động, hai con này phải phối hợp tốt với nhau sao cho vận tốc toàn đoàn đạt được là max, khi lên dốc tránh tình trạng đu đưa của kago --> con lữ hành đổ.
                        Vấn đề giải quyết bài toán xác định (hay lựa chọn) cơ cấu chuyển động đang được nhiều nhóm quan tâm.Chuyển động theo kiểu xe tăng rất đảm bảo cho việc lên dốc, nhưng liệu vận tốc có là cản trở của phương án này.Nếu chọn phương án chuyển động 4 bánh thì chuyện lại ở chỗ lên dốc.Lên dôc sao cho khi xuống không bị trượt, vấn đề vận tốc thì nghe có vẻ khả thi hơn.Xu hướng năm nay các đội hình như lựa chọn kiểu chuyển động cho con điều khiển bằng tay và con tự động là kiểu "xe tăng". Vấn đề chốt lại ở đây là phối hợp ăn ý giữa 2 con vận chuyển.
                        Tiếp nữa xin anh em quan tâm và bàn bạc là vấn đề con đánh trống.Con này phải tìm hướng giải quyết nó sao cho :
                        + Đảm bảo ổn định khi ngồi trên kago
                        + Di chuyển hợp lý khi trong vùng dành riêng cho nó
                        + Đánh trống
                        Có lẽ phần thiết kế phần cơ khí cho việc đánh trống theo mình là khó.Không đơn giản chỉ là mấy động cơ bước là ok.Ý tưởng phần này mong anh em tham gia sôi nổi!
                        Sống Là Phải Chiến Đấu

                        Comment


                        • #13
                          Mod ơi, sao link hai cái hình đầy tâm huyết của tôi die rồi?


                          Up lại cho các bạn tham khảo!



                          Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
                          Xem video xong, tôi không biết gì về robocon, nhưng cũng nổ 1 phát ý tưởng hay ho như sau:



                          1/ Kago được treo bằng dây nên sẽ không tánh khỏi lắc và nghiệng, do đó về phần cơ khí mặt kago các bạn có thể thiết kế như sau:




                          Như vậy con TRAVELLER sẽ khó bị rơi ra ngoải KAGO khi 4 dây treo dao động.

                          Không biết như vậy có hợp lệ không, các bạn tự cải tiến nhé!

                          2/ Phần trượt của traveller dùng cơ cấu lò xo nén để bung.
                          Tôi chỉ vẽ nguyên lí, các bạn tự bổ sung cho hoàn chỉnh.





                          3/ Bánh xe của Traveller thì nên dùng loại bánh xích cao su: dùng đai răng có bán sẵn ngoài thị trường.
                          Còn bánh răng thì tự thiết kế, tôi không biết kích thước đường kính của mỗi bánh là bao nhiêu nên chưa đưa bản vẽ thiết kế. Bạn nào hứng thú thì đưa kích thước thử xem sao!



                          Chúc thành công.
                          Attached Files

                          Comment


                          • #14
                            [QUOTE=DTV47DH;148361]
                            Nguyên văn bởi luongcdt Xem bài viết
                            +để con lữ hành ko rơi xuống dốc thì cần phải thiết kế cho nó 2 khớp 2 bên để khi lên kiệu là nó ôm chạt vào 2 thành của kiệu

                            Hình như bạn chưa tìm hiểu kĩ về luật thi.Khi kago nghiêng 20độ thì con lữ hành phải rơi hay trượt khỏi mặt kago.Luật thi ở phần này nhằm mục đích chống các đội thi gắn chặt con lữ hành lên kago (lắc thoải mái).
                            "nghiêng 20 độ" mục đích chính là để các đội ko đc phép nắm lấy kago (kể cả seat), tui có nắm kago đâu , tui đang ngồi trên seat rõ ràng đấy chứ ! Trong trường hợp này , ko hề có lỗi ở đây . Nếu u nào nói phạm luật thì tui chịu , và làm ơn chỉ rõ điều số mấy có thể phạt thẻ đc tui trong trường hợp này.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
                              Mod ơi, sao link hai cái hình đầy tâm huyết của tôi die rồi?
                              Up lại cho các bạn tham khảo!
                              Còn mấy cái hình của u này , hình như u này mới chính chưa đọc đề RBC 2009 . Bản vẽ thiết kế Kago ng ta đã chỉ rất chi tiết . Không có chiện ta được phép thêm 2 cái gờ 2 bên đó đâu u

                              Lò xo nào có thể đảm nhiệm nổi lực đẩy ( chí ít 3kg) , đưa trụ nhấc lên đc ? Mún sử dụng dạng đẩy này , phải dùng bình khí nén . Kéo dây là biện pháp nhanh , hiệu quả nhất . Năm ngoái con gắp bơ vàng gần chục kg còn lên nổi , huống chi năm này trọng lượng đc phân đôi

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              commotvung Tìm hiểu thêm về commotvung

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X