Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin các bạn góp ý về giải pháp đếm bao trên băng truyền.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin các bạn góp ý về giải pháp đếm bao trên băng truyền.

    Chào các bạn,
    Mình đang nghiên cứu xây dựng một giải pháp đếm bao chạy trên băng truyền (đếm bao xi măng, bao đường, bao phân bón...). Mình muốn xây dựng một giải pháp ổn định độ tin cậy cao.
    1. Các thiết bị lựa chọn là công nghiệp, hạn chế tối đa việc gia công
    2. Đếm được các bao liền nối đuôi nhau.
    3. Hiển thị số liệu tại chỗ.
    4. Lưu số liệu trên máy tính tại chỗ.
    5. Gửi số liệu về trung tâm.
    6. Kết nối tới nhiều băng truyền.

    Do vậy mình dự kiến là:
    1. Sử dụng cảm biến quang điện Omron E3JM để đếm bao
    2. Sử dụng PLC S7 200 kết nối với E3JM
    3. Sử dụng một rơ le để chạy và dừng băng truyền (điều khiển qua PLC)
    4. Sử dụng Panel PC (PPC) kết nối đến PLC để lưu trữ và điều khiển PLC, PPC này chạy hệ điều hành Windows XP Embedded
    5. Sử dụng thư viện LIBNODAVE (http://libnodave.sourceforge.net/) để điều khiển PLC để giúp xây dựng ứng dụng trên PC linh hoạt nhẹ nhàng.
    6. Sử dụng TD200

    Nguyên lý hoạt động:
    1. Khởi động băng tải nhờ nút bấm đưa vào đầu vào PLC, PLC sẽ gửi tín hiệu ra rơ le và đóng điện vận hành băng tải. PLC cũng ghi nhận được trạng thái là băng tải đang chạy hoặc dừng.
    2. Tín hiệu từ E3JM được đưa trực tiếp vào PLC (ko biết có phù hợp điện áp không?) để khi có bao chạy qua thì nó gửi về PLC một xung, nếu bao nối đuôi nhau thì xung sẽ dài hơn. Thông số xung dài hay ngắn thiết lập được từ PPC cho PLC. Nghĩa là dựa theo chiều dài xung mà xác định là 1 bao hay là nhiều bao. Xung càng dài thì càng nhiều bao. Nếu băng truyền dừng thì cũng dừng xác định xung (do PLC biết được băng truyền đang chạy hay dừng (1). Có nhiều băng truyền thì nhiều cảm biến nối vào đầu vào PLC
    3. Phần mềm trên PPC giao tiếp với PLC qua RS485 sử dụng thư viện LIBNODAVE để điều khiển PLC, đọc ghi các giá trị của các ô nhớ trên PLC.
    4. Sử dụng TD200 như là phương án dự phòng, trong trường hợp PPC có vấn đề vẫn có thể giám sát theo dõi được hệ thống qua TD200

    Vậy các bạn giúp mình:
    - Giải pháp trên có khả thi hay không? (mình không muốn dùng giải pháp sử dụng vi xử lý để thiết kế mạch)
    - Chi phí mua thiết bị tổng cộng là bao nhiêu tiền? (mua thôi, không tính chuyện gia công, lập trình)

    Mong nhận được sự tư vấn của các bạn.
    Thanks,

  • #2
    Mình nghĩ có nhiều bạn trên này chuyên về PLC. Bạn nên cho vào box đặt hàng thì ok hơn.

    Vi điều khiển/thiết kế mạch cũng cho độ bền tương đương và tin cậy PLC nếu người thiết kế có nhiều kinh nghiệm. Bạn không nên đánh giá thấp.

    Trong giải pháp công nghiệp dùng PLC cũng hợp lý. Nhưng đưa PPC vào có thể hơi quá vì giải pháp không yêu cầu đến thế.

    E3JM bạn định đặt thế nào chiếu từ trên xuống hay bên hông bao xi măng?
    Nếu đặt ngang mặt băng chuyền của bạn rộng bao nhiêu. Cần chỉnh để tránh nhầm người đứng đầu kia với bao xi măng. Mình nghĩ loại cảm biến thu và phát riêng tin cậy hơn.

    Thuật toán đếm trên có vẻ hơi đơn giản quá. Có đảm bảo bảo không kê đầu nhau một ít, rồi tốc độ bằng chuyền không ổn định...
    Nếu được đặt 2 cảm biến đếm cho tăng độ tin cậy.
    Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

    Comment


    • #3
      Cảm ơn bạn qmk đã trả lời bài viết, những thông tin bạn viết rất có ích với mình.
      - Về E3JM đúng là mình dự định đặt nằm bên hông và điều chỉnh độ nhạy sao cho nó không nhận nhầm người. Nhưng quả thực mình không chắc là thiết bị có đáp ứng được việc đó hay không? Nếu dùng 2 cảm biến (thu/phát) thì sẽ tốn mất một ngõ vào cho PLC đúng không?
      - Mình cũng đã cân nhắc giữa việc sử dụng PPC và HMI tuy nhiên mình lại rất thạo về lập trình trên windows chứ chưa biết gì về HMI (ngoài cái TD200) nên mình chọn PPC và cũng là để dễ dàng quản lý số liệu (phát sinh theo yêu cầu khách hàng), và PPC còn có thể nối mạng với mạng của khách hàng để truyền dữ liệu đi xa hơn hoặc giám sát từ máy tính ở xa.
      - Như bạn nói về thuật toán, đây là vấn đề quan trọng nhất, thực sự mình cũng không biết là lập trình trên PLC có đảm bảo tin cậy không (có thể băng truyền ổn định nhưng các bao sít vào nhau lúc thì sít nhiều, lúc thì sít ít nên khả năng bị sai là vẫn có thể xảy ra). Bạn nói dùng 2 cảm biến cho vấn đề này là như thế nào? bạn có thể nói rõ hơn về tác dụng của nó được không?

      Cảm ơn bạn,

      Comment


      • #4
        Bạn cứ đăng vào chuyên mục Đặt hàng là có nhiều người giúp bạn ngay.

        Mình chuyên về VDK nên cũng không ôm đồm. Nếu theo phương án VDK thì thiết kế một mạch I/O đơn giản điều khiển qua 485 còn PPC xử lý tất. Phần lọc nhiễu có thể đặt trên VDK. Nhưng thôi không bàn.

        2 cảm biến nghĩa là bạn đo ở 2 vị trí khác nhau trên băng chuyền. Bổ trợ kết quả cho nhau.
        Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

        Comment


        • #5
          Chào bạn minhngvan.
          Giải pháp của bạn theo mình có ý kiến sau :
          1. Vấn đề nối liền nhau giữa các bap có thể dùng 1 cảm biến đặt từ trên cao quét xuống. Vì giữa hai bao nằm kề nhau sẽ có chiều cao thấp hơn so với khi cảm biến phát hiện giữa bao. Do đó chỉ cần điều chỉnh chiều cao quét là có thề đếm số lượng bao đi qua.
          2. Như bạn qmk nói trong giải pháp này nếu dùng PPC thì hơi quá. Vì hiển thị số liệu tại chổ, lưu máy tính tại chỗ và gửi số liệu về trung tâm ( lưu tại PC nhà điều hành) = sử dụng HMI + memory card + PC (tại nhà điều hành) là ok rồi. Việc còn lại là lập trình sau khoảng thời gian bao lâu PLC sẽ gửi dữ liệu về PC qua giao thức 232, 485 hay profibus tùy thuộc vào khoảng cách truyền.
          3. Mình cũng đã tìm hiểu về sử dụng thư viện LIBNODAVE nhưng hình như hỗ trợ S7-200 thì rất khó thực hiện. Nếu bạn biết xin chỉ giáo cho mình vài chiêu nha. Ngoài ra bạn cũng co thể sử dụng truyền thông COM trên PLC để liên kết với PLC.
          Vài lời cùng bạn.

          Comment


          • #6
            Chào bạn phamhoangdun, bạn qmk
            Mình rất cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến.
            1. Ý kiến bạn qmk về việc sử dụng VDK cho tác vụ I/O mình cũng suy nghĩ về điều này, quả thực nếu giao phó công việc cho PPC đảm nhận vai trò xử lý thì mình thấy không yên tâm vì PPC dù thế nào vẫn là một PC. Còn nếu thiết kế để VDK xử lý và có RAM/ROM ghi nhớ trên mạch thì nó lại giống PLC mất. Hơn nữa mình chưa biết về VDK nên mình vẫn ưu tiên dùng PLC.
            2. Bạn phamhoangdun cho ý tưởng rất hay về việc đặt cảm biến, đúng là mình đã xem qua một số ứng dụng của cảm biến như phát hiện chai ngã, phát hiện kích thước vật không đều, vật khiếm khuyết. Do vậy ý tưởng sử dụng nó để phát hiện phần giao nhau của các bao là khả thi, tuy nhiên vấn đề phức tạp hơn nhiều vì rằng mặc dù cần gạt trên băng truyền không cho phép các bao chồng lên nhau cũng như không thể quay ngang (vì giới hạn chiều cao và chiều rộng) tuy nhiên thì việc cao bao giao nhau chưa chắc đã là lõm xuống mà có khi lại gối đầu lên nhau. Do vậy mình nghĩ ta sẽ sử dụng 3 cảm biến, 2 cái chiếu ở sườn, 1 cái chiếu ở trên xuống. Như vậy trên thực địa sẽ xử lý các trường hợp khác nhau: 2 bao có khe hở, 2 bao xít vào nhau, 2 bao gối đầu... đó là ý tưởng thế nhưng không biết lập trình trên PLC có được không? trên PPC thì đơn giản hơn tuy nhiên mình sẽ ko lựa chọn lập trình trên PPC.
            3. LIBNODAVE là một bộ thư viện tuyệt vời khi bạn muốn sử dụng PC để điều khiển PLC theo cách như mà Wincc hay các hệ SCADA thường làm. Lợi thế ở đây là bạn có thể dùng bất kỳ công cụ lập trình gì trên Windows/Linux và sử dụng LIBNODAVE để đọc ghi giá trị ô nhớ trực tiếp giống như các hệ HMI. Nó đơn giản hơn việc sử dụng Freeport nhiều. Khi sử dụng LIBNODAVE thì nên cân nhắc việc sử dụng multi-thread để giao diện người dùng được mượt mà.
            4. Việc mua một HMI có sử dụng memory card dường như cũng không hề rẻ so với một PPC thì phải?

            Mong các bạn giúp đỡ thêm,

            Comment


            • #7
              Xin các bạn góp ý về giải pháp đếm bao trên băng truyền.

              /*Mình chuyển từ box PLC sang bên này mong được nhiều bạn giúp đỡ*/
              Chào các bạn,
              Mình đang nghiên cứu xây dựng một giải pháp đếm bao chạy trên băng truyền (đếm bao xi măng, bao đường, bao phân bón...). Mình muốn xây dựng một giải pháp ổn định độ tin cậy cao.
              1. Các thiết bị lựa chọn là công nghiệp, hạn chế tối đa việc gia công
              2. Đếm được các bao liền nối đuôi nhau.
              3. Hiển thị số liệu tại chỗ.
              4. Lưu số liệu trên máy tính tại chỗ.
              5. Gửi số liệu về trung tâm.
              6. Kết nối tới nhiều băng truyền.

              Do vậy mình dự kiến là:
              1. Sử dụng cảm biến quang điện Omron E3JM để đếm bao
              2. Sử dụng PLC S7 200 kết nối với E3JM
              3. Sử dụng một rơ le để chạy và dừng băng truyền (điều khiển qua PLC)
              4. Sử dụng Panel PC (PPC) kết nối đến PLC để lưu trữ và điều khiển PLC, PPC này chạy hệ điều hành Windows XP Embedded
              5. Sử dụng thư viện LIBNODAVE (http://libnodave.sourceforge.net/) để điều khiển PLC để giúp xây dựng ứng dụng trên PC linh hoạt nhẹ nhàng.
              6. Sử dụng TD200

              Nguyên lý hoạt động:
              1. Khởi động băng tải nhờ nút bấm đưa vào đầu vào PLC, PLC sẽ gửi tín hiệu ra rơ le và đóng điện vận hành băng tải. PLC cũng ghi nhận được trạng thái là băng tải đang chạy hoặc dừng.
              2. Tín hiệu từ E3JM được đưa trực tiếp vào PLC (ko biết có phù hợp điện áp không?) để khi có bao chạy qua thì nó gửi về PLC một xung, nếu bao nối đuôi nhau thì xung sẽ dài hơn. Thông số xung dài hay ngắn thiết lập được từ PPC cho PLC. Nghĩa là dựa theo chiều dài xung mà xác định là 1 bao hay là nhiều bao. Xung càng dài thì càng nhiều bao. Nếu băng truyền dừng thì cũng dừng xác định xung (do PLC biết được băng truyền đang chạy hay dừng (1). Có nhiều băng truyền thì nhiều cảm biến nối vào đầu vào PLC
              3. Phần mềm trên PPC giao tiếp với PLC qua RS485 sử dụng thư viện LIBNODAVE để điều khiển PLC, đọc ghi các giá trị của các ô nhớ trên PLC.
              4. Sử dụng TD200 như là phương án dự phòng, trong trường hợp PPC có vấn đề vẫn có thể giám sát theo dõi được hệ thống qua TD200

              Vậy các bạn giúp mình:
              - Giải pháp trên có khả thi hay không? (mình không muốn dùng giải pháp sử dụng vi xử lý để thiết kế mạch)
              - Chi phí mua thiết bị tổng cộng là bao nhiêu tiền? (mua thôi, không tính chuyện gia công, lập trình)

              Mong nhận được sự tư vấn của các bạn.
              Thanks,
              qmk
              Mình nghĩ có nhiều bạn trên này chuyên về PLC. Bạn nên cho vào box đặt hàng thì ok hơn.

              Vi điều khiển/thiết kế mạch cũng cho độ bền tương đương và tin cậy PLC nếu người thiết kế có nhiều kinh nghiệm. Bạn không nên đánh giá thấp.

              Trong giải pháp công nghiệp dùng PLC cũng hợp lý. Nhưng đưa PPC vào có thể hơi quá vì giải pháp không yêu cầu đến thế.

              E3JM bạn định đặt thế nào chiếu từ trên xuống hay bên hông bao xi măng?
              Nếu đặt ngang mặt băng chuyền của bạn rộng bao nhiêu. Cần chỉnh để tránh nhầm người đứng đầu kia với bao xi măng. Mình nghĩ loại cảm biến thu và phát riêng tin cậy hơn.

              Thuật toán đếm trên có vẻ hơi đơn giản quá. Có đảm bảo bảo không kê đầu nhau một ít, rồi tốc độ bằng chuyền không ổn định...
              Nếu được đặt 2 cảm biến đếm cho tăng độ tin cậy.
              minhngvan
              Cảm ơn bạn qmk đã trả lời bài viết, những thông tin bạn viết rất có ích với mình.
              - Về E3JM đúng là mình dự định đặt nằm bên hông và điều chỉnh độ nhạy sao cho nó không nhận nhầm người. Nhưng quả thực mình không chắc là thiết bị có đáp ứng được việc đó hay không? Nếu dùng 2 cảm biến (thu/phát) thì sẽ tốn mất một ngõ vào cho PLC đúng không?
              - Mình cũng đã cân nhắc giữa việc sử dụng PPC và HMI tuy nhiên mình lại rất thạo về lập trình trên windows chứ chưa biết gì về HMI (ngoài cái TD200) nên mình chọn PPC và cũng là để dễ dàng quản lý số liệu (phát sinh theo yêu cầu khách hàng), và PPC còn có thể nối mạng với mạng của khách hàng để truyền dữ liệu đi xa hơn hoặc giám sát từ máy tính ở xa.
              - Như bạn nói về thuật toán, đây là vấn đề quan trọng nhất, thực sự mình cũng không biết là lập trình trên PLC có đảm bảo tin cậy không (có thể băng truyền ổn định nhưng các bao sít vào nhau lúc thì sít nhiều, lúc thì sít ít nên khả năng bị sai là vẫn có thể xảy ra). Bạn nói dùng 2 cảm biến cho vấn đề này là như thế nào? bạn có thể nói rõ hơn về tác dụng của nó được không?

              Cảm ơn bạn,
              qmk
              Bạn cứ đăng vào chuyên mục Đặt hàng là có nhiều người giúp bạn ngay.

              Mình chuyên về VDK nên cũng không ôm đồm. Nếu theo phương án VDK thì thiết kế một mạch I/O đơn giản điều khiển qua 485 còn PPC xử lý tất. Phần lọc nhiễu có thể đặt trên VDK. Nhưng thôi không bàn.

              2 cảm biến nghĩa là bạn đo ở 2 vị trí khác nhau trên băng chuyền. Bổ trợ kết quả cho nhau.
              phamhoangdun
              Chào bạn minhngvan.
              Giải pháp của bạn theo mình có ý kiến sau :
              1. Vấn đề nối liền nhau giữa các bap có thể dùng 1 cảm biến đặt từ trên cao quét xuống. Vì giữa hai bao nằm kề nhau sẽ có chiều cao thấp hơn so với khi cảm biến phát hiện giữa bao. Do đó chỉ cần điều chỉnh chiều cao quét là có thề đếm số lượng bao đi qua.
              2. Như bạn qmk nói trong giải pháp này nếu dùng PPC thì hơi quá. Vì hiển thị số liệu tại chổ, lưu máy tính tại chỗ và gửi số liệu về trung tâm ( lưu tại PC nhà điều hành) = sử dụng HMI + memory card + PC (tại nhà điều hành) là ok rồi. Việc còn lại là lập trình sau khoảng thời gian bao lâu PLC sẽ gửi dữ liệu về PC qua giao thức 232, 485 hay profibus tùy thuộc vào khoảng cách truyền.
              3. Mình cũng đã tìm hiểu về sử dụng thư viện LIBNODAVE nhưng hình như hỗ trợ S7-200 thì rất khó thực hiện. Nếu bạn biết xin chỉ giáo cho mình vài chiêu nha. Ngoài ra bạn cũng co thể sử dụng truyền thông COM trên PLC để liên kết với PLC.
              Vài lời cùng bạn.
              minhngvan
              Chào bạn phamhoangdun, bạn qmk
              Mình rất cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến.
              1. Ý kiến bạn qmk về việc sử dụng VDK cho tác vụ I/O mình cũng suy nghĩ về điều này, quả thực nếu giao phó công việc cho PPC đảm nhận vai trò xử lý thì mình thấy không yên tâm vì PPC dù thế nào vẫn là một PC. Còn nếu thiết kế để VDK xử lý và có RAM/ROM ghi nhớ trên mạch thì nó lại giống PLC mất. Hơn nữa mình chưa biết về VDK nên mình vẫn ưu tiên dùng PLC.
              2. Bạn phamhoangdun cho ý tưởng rất hay về việc đặt cảm biến, đúng là mình đã xem qua một số ứng dụng của cảm biến như phát hiện chai ngã, phát hiện kích thước vật không đều, vật khiếm khuyết. Do vậy ý tưởng sử dụng nó để phát hiện phần giao nhau của các bao là khả thi, tuy nhiên vấn đề phức tạp hơn nhiều vì rằng mặc dù cần gạt trên băng truyền không cho phép các bao chồng lên nhau cũng như không thể quay ngang (vì giới hạn chiều cao và chiều rộng) tuy nhiên thì việc cao bao giao nhau chưa chắc đã là lõm xuống mà có khi lại gối đầu lên nhau. Do vậy mình nghĩ ta sẽ sử dụng 3 cảm biến, 2 cái chiếu ở sườn, 1 cái chiếu ở trên xuống. Như vậy trên thực địa sẽ xử lý các trường hợp khác nhau: 2 bao có khe hở, 2 bao xít vào nhau, 2 bao gối đầu... đó là ý tưởng thế nhưng không biết lập trình trên PLC có được không? trên PPC thì đơn giản hơn tuy nhiên mình sẽ ko lựa chọn lập trình trên PPC.
              3. LIBNODAVE là một bộ thư viện tuyệt vời khi bạn muốn sử dụng PC để điều khiển PLC theo cách như mà Wincc hay các hệ SCADA thường làm. Lợi thế ở đây là bạn có thể dùng bất kỳ công cụ lập trình gì trên Windows/Linux và sử dụng LIBNODAVE để đọc ghi giá trị ô nhớ trực tiếp giống như các hệ HMI. Nó đơn giản hơn việc sử dụng Freeport nhiều. Khi sử dụng LIBNODAVE thì nên cân nhắc việc sử dụng multi-thread để giao diện người dùng được mượt mà.
              4. Việc mua một HMI có sử dụng memory card dường như cũng không hề rẻ so với một PPC thì phải?

              Mong các bạn giúp đỡ thêm,

              Comment


              • #8
                Mình đã chuyển đến Box đặt hàng tại đây:
                http://www.dientuvietnam.net/forums/...truy%E1%BB%81n.

                Thread này sẽ closed tại đây.

                Comment


                • #9
                  Thời này khác thời xưa lâu lắm rồi bác ơi. Làm gì phải thêm ROM RAM cho ứng dụng này.

                  Ví dụ giải pháp của bạn dùng 1 con AVR, điều khiển 2 cái Relay (Cách ly), 5 ngõ vào cảm biến (Cách ly). Ngõ ra là RS485 (Cách ly).
                  Thêm con LCD Text và 4 cái nút để bạn chỉnh. Các này mode thời thượng nó gọi là DDC (Direct Digital Controller)
                  Vỏ inox cứng hơn TD200.
                  Nguồn 24V lấy Omron công nghiệp luôn. Yên tâm về nguồn.

                  Ví dụ tập lệnh đơn giản giao tiếp với PPC theo modbus chẳng hạn:
                  Địa chỉ 0000 để bác đọc số bao.
                  Địa chỉ 0001 để bác đọc trạng thái các cảm biến.
                  Địa chỉ 0002 để bác ghi vào điều khiển Relay/Đọc Relay luôn.

                  Phần mềm bác tha hồ sáng tạo.
                  PPC bác treo thì vẫn có thể xem và điều khiển trên Panel. Mà cũng chả cần PPC bác nối dây 485 vài trăm m vào máy tính trung tâm, tha hồ viết chương trình = C#. Có thể ghi lại dữ liệu khi mất kết nối vào EEPROM nội của nó. Tệ nhất cũng được vài trăm giá trị.

                  Dự phòng thì 1-1 luôn.

                  Khả năng Programmable.
                  Phần xử lý cảm biến và xử lý giao thức có thể open viết = C. Viết xong biên dịch update lại = bootloader và chạy thử nghiệm luôn.


                  Nếu tính ra chi phí không kể công thì chắc chỉ ngang con TD200. Công thì bên nào cũng cần trả cho công. Dĩ nhiên là làm VDK thì công cao hơn
                  Cái dở là đồ may đo thì phải mất cả tháng mới có, trong khi đồ may sẵn có thể mang về vọc ngay.
                  Last edited by qmk; 15-10-2010, 15:02.
                  Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                  Comment


                  • #10
                    Thì mình đã nói là mình có biết gì đâu về VDK, thời giờ nó mode đến loại gì rồi cũng ko biết nữa. Bài toán của mình ở đây nó vấn đề nó nằm ở chỗ các bộ cảm biến. Mình dang cân nhắc (lý thuyết thôi) là sẽ dùng cảm biến quang điện kết hợp với một cảm biến siêu âm (chiếu từ trên xuống), cảm biến siêu âm thì cho vào ngõ vào tương tự của PLC (trong trường hợp cần thiết có thể phải dùng nhiều hơn 1 cảm biến siêu âm vì các bao có thể không chạy vào giữa băng truyền), còn cảm biến quang điện thì cho vào ngõ vào số. Phần còn lại là việc lập trình trên PLC.

                    Mong các bạn tiếp tục cho ý kiến ạ,
                    Thanks

                    Comment


                    • #11
                      Bạn dùng siêu âm để đo khoảng cách ? Phát hiện chồng bao... cũng hơi quá. Cảm biến siêu âm công nghiệp khá đắt đó.

                      Thực ra mình nghĩ cảm biến quang đủ rồi nếu tốc độ băng tải ổn định. Thì thời gian của mỗi bao chạy qua cũng đủ phân biệt.

                      Nếu không dùng siêu âm thì cần tính toán timming tương đối chính xác. Không biết PLC đáp ứng không?

                      Một vấn đề nữa có thể tính là môi trường xi măng rất bụi, nếu không vệ sinh thường xuyên thì có thể đóng lớp dày, nếu môi trường ẩm có khi đóng cả cục làm mất chính xác của cả cảm biến Quang, lẫn siêu âm. Mình đang có ý tưởng là dùng hệ thống cơ.
                      Last edited by qmk; 15-10-2010, 18:35.
                      Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                      Comment


                      • #12
                        Vì rằng hệ thống cần chính xác và tránh gian lận nên mới phải dùng cảm biến siêu âm và quang điện kết hợp. PLC có thể xử lý được vấn đề thời gian. Các cảm biến lựa chọn loại chống nước nên có thể vệ sinh rửa ráy được.
                        Ý tưởng nữa là sử dụng các bộ cảm biến hình ảnh (omron) có nhiều loại này nhưng giá cắt cổ.

                        Comment


                        • #13
                          Em nói gì sai xin bác tha tội, nhưng theo em có vẻ bác đang dùng bom giết kiến

                          Bài toán đếm sản phẩm không phải là bài toán khó, bác dùng toàn thiết bị đắt tiền như thế có lãng phí quá không ?

                          Bác không biết về vi điều khiển thì bác có thể đặt hàng, trên này nhiều anh em làm được đấy (bác ăn chênh lệch giữa giải pháp bác đưa ra giải pháp này cũng thoải mái rồi hihi).

                          Theo ý em bác có thể dùng 1 thiết bị nào đó kiểu như 1 con công tắc hành trình là ok rồi, đếm sản phẩm thoải mái, lại vô cùng rẻ (tầm trên dưới 5k 1 con, so với mấy con cảm biến siêu âm thì...hihic, em ko dám so sánh, giá chênh lệch nhau nhiều quá )

                          Chúc bác sớm hoàn thiện sản phẩm !

                          Comment


                          • #14
                            Mình từng làm một cái dây truyền chiết chai nước cho một cty ở Hưng Yên. Trong đó dùng 1 cái cảm biến quang dùng để đếm số chai nước ở trên băng tải. cái này rất chính xác. Ở đó nó có sẵn con Zen của Omzon nên ko dùng đến PLC. Bài toán của bạn theo mình nghĩ rất khả thi. Dùng một còn PLC sẽ đạt được tốc độ cao và chống nhiễu rất tốt. Mặt khác lại dễ dàng truyền thông kết nối máy tính và màn hình giám sát tại chỗ. Mấy người quen điện tử nên hơi coi thường tính công nghiệp. Đầu vào cảm biến được đưa đệm qua 1 rơ le bán dẫn nếu tốc độ cao và không phù hợp điện áp đầu vào PLC. Tiếc quá mình ko ghi lại thông số con sensor đó. Mình nghĩ cái của bạn dùng con đó là được.
                            Nhà phân phối, đại lý bán biến tần,PLC,HMI,AC Servo... Delta

                            Mr.Quỳnh 0978706839

                            Comment


                            • #15
                              Hi quynhnb, môi trường công nghiệp mình không lạ gì, mình từng làm một số môi trường khắc nghiệt hơn như trên tàu biển chẳng hạn.
                              Nếu PLC mà bạn để gần đuôi con động cơ cỡ lớn xem nó có nhiễu không?

                              Khi nắm về kỹ thuật ta sẽ nói chuyện = định lượng cụ thể, ví dụ môi trường có những nguồn nhiễu gì, nhiệt độ, độ ẩm, bụi... còn nói chung chung là môi trường công nghiệp chỉ là cách nói của người bán hàng thôi. Hoặc kỹ thuật dùng hiểu sơ sơ là yêu cầu cao, không định lượng được thì không đóng vai trò trong thiết kế. Lúc đó bạn sẽ thiết kế gấp 5, gấp 10 lần cho "an toàn" trong khi chỉ 2 - 3 là đủ. Trả giá dĩ nhiên là thời gian và tiền bạc. Trong hệ thống của bạn minhngvan có thể chỉ 1 hệ thống. Tốn kém gấp đôi gấp 3 miễn trong mức tiền cho phép, miễn là "chạy". Nhưng giả sử nhân lên 100 - 1000 xem tốn kém là bao nhiêu. Lúc đó có thể trở thành cái khác biệt giữa nền kinh tế A -> B rồi. Ko phải là bạn minhngvan nhân lên, nhưng tương tự sẽ có 100 - 1000 kỹ sư khác chấp nhận "an toàn", miễn là chạy trong xã hội này. Đó là văn hóa. Nhìn sang Nhật xem... giống dài tý.

                              Các hệ thống như PLC, PAC, HMI... giúp người tích hợp hệ thống tập trung hơn vào tính logic của bài toán hơn là các chi tiết mạch, chống nhiễu... nói như thế không có nghĩa người tích hợp hệ thống không cần có kiến thức về điện/điện tử. Thực ra hiểu càng sâu về điện tử người tích hợp hệ thống càng có những giải pháp đơn giản tối ưu, tiết kiệm thời gian hơn là những kỹ sư chỉ được đào tạo về lego block, cắm và đấu dây...
                              Last edited by qmk; 16-10-2010, 02:20.
                              Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              minhngvan Tìm hiểu thêm về minhngvan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X