Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp em giải thích gấp bài toán đk đèn giao thông với PLC S7 300?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp em giải thích gấp bài toán đk đèn giao thông với PLC S7 300?

    Em tham khảo trong 1 tài liệu có bài toán điều khiển đèn giao thông như file đính kèm, nhưng do em mới học PLC nên chưa đủ công lực để giải thích hết! Rất mong các bậc tiền bối hỗ trợ em! Em cám ơn rất nhiều!

    Yêu cầu điều khiển như sau: 2 chế độ hoạt động tự động và bằng tay.
    Tự động: Đèn xanh mỗi tuyến sáng 6s; vàng 3s; đỏ 9s
    Bằng tay: mỗi tuyến có đèn xanh và đỏ sáng, thời gian sáng tuỳ thuộc vào người điều khiển giao thông!
    Em nhờ các tiền bối giải thích cách thiết lập chương trình điều khiển trong các Lader dưới đây- cụ thể là một số vấn đề sau:
    1. Các giá trị 6; 10; 14; 18; 22; 24; 26 của các miền nhớ QW6; QW10; QW14; QW18; QW22; QW 26 tại các chân BCD của các Timer từ T1 đến T5 là các giá trị tự chọn hay được tính theo nguyên tắc nào?
    2. Tương tự với các giá trị: 5; 9; 13; 17; 21; 25 của các miền nhớ QW5; QW9; QW13; QW17; QW21; QW25 tại các chân IN của hàm MOVE là các giá trị tự chọn hay được tính theo nguyên tác nào?
    3. Các giá trị QW30; QW32 của hàm MOVE (lối giá trị ra) của mỗi tuyến 1 và 2 xác định như thế nào?
    (các QW dùng để chứa giá trị đếm khi Timer đếm để liên kết với chương trình mô phỏng hiển thị thời gian của đèn)




    Attached Files
    Last edited by anhtuan87; 10-05-2009, 02:29.

  • #2
    Hic! Kô có ai giúp em sao?

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi anhtuan87 Xem bài viết
      Hic! Kô có ai giúp em sao?
      bạn lên đọc lại về các vùng nhớ của PLC bạn sẽ hiểu ngay thôi.
      Các đầu QW bạn có thể chọn bất kỳ miễn là các vùng đó không trùng dữ liệu lên nhau.Nếu không kết quả bài toán sẽ sai

      Comment


      • #4
        theo mình nghĩ nếu bạn dã dung nhiều time như vậy thì sao không dùng ngay tiêp điểm của nó để điều khiển đèn khi ma mà đủ thời gian mình đặt thì tiềp điểm của time chuyển đổi trạng thái. bạn đừng quá phức tạp hoá vấn dè .

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi macminh Xem bài viết
          bạn lên đọc lại về các vùng nhớ của PLC bạn sẽ hiểu ngay thôi.
          Các đầu QW bạn có thể chọn bất kỳ miễn là các vùng đó không trùng dữ liệu lên nhau.Nếu không kết quả bài toán sẽ sai
          - Không chọn bất kì được đâu bác! Bác cứ để ý với các giá trị của mỗi QW ở đầu ra của Timer và đầu vào của MOVE đều tăng lần lượt lên là 4 đơn vị, em chưa hiểu cách tăng 4 đơn vị này như thế nào? Bác nào hiểu thì chỉ dẫn luôn giúp em nhé! Vì em cũng đã đọc nhiều tài liều rồi mà vẫn chưa hiểu?

          - Bình thường nếu chỉ chạy mô phỏng trên chương trình mô phỏng của S7 300 thì vẫn Ok khi mà ta bỏ các QW đầu ra và cả hàm MOVE đi. Còn với chương trình này có cả các QW và hàm MOVE là do mục đích đưa các giá trị thời gian của 2 tuyến đường và mỗi đèn khi sáng hiền thị lên dưới dạng số trên chương trình SPS VIDU.
          Vì vậy ở đây em nghĩ không có gì là phức tạp về nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển đèn giao thông theo yêu cầu trên! Vấn đề chính là ở chỗ cách tính các giá trị QW như thế nào?
          Và thưc tế bài này cũng chỉ cần 3 Timer cũng có thể điều khiển được - tuy nhiên việc sử dụng các tiếp điểm và các hàm sẽ phức tạp hơn!
          Vậy mong cao nhân nào biết thì chỉ dẫn em sớm giúp nhé! Em cám ơn nhiều!

          Comment


          • #6
            Hic! Diễn đàn mình ít cao thủ quá! Không ai trả lời được câu hỏi của em sao?

            Comment


            • #7
              QW6 = |QB6|QB7|QB8|QB9 <----- dùng để lưu giá trị CV của Timer dưới dạng mã xuất ra BCD.

              Comment


              • #8
                ý của bạn là hiển thị giá trị đếm của time ở mỗi tuyến đùng không. có điều là time nó vẫn đếm khi mà đạt giá trị mình đặt nó vấn cứ đếm. thực ra mính chưa đi sâu vào cái vấn đề này. để thi xong tìm hiểu thêm vậy. nếu bạn giải quyết bài toán này xong nhớ pót lên nhé.

                Comment


                • #9
                  Chào anhtuan..vấn đề bài toán của bạn liên quan đến bộ timer.
                  1/Các giá trị QW6,QW10,QW14,QW18,QW22 hay QW26theo mình đó là do ý chúng ta đặt(nằm trong khoảng địa chỉ đầu ra).Cách chọn đặt địa chỉ cách 4 đơn vị như trên là theo thói quen của người lập trình thôi.
                  2/Bộ Timer S_ODT đóng mạch chậm không nhớ thì ngõ ra BCD sẽ lưu giá trị hiện hành của timer, là giá trị đầu TV trừ đi giá trị thời gian đã hoạt động của timer, Xét 1 bộ timer chẳng hạn T0, giá trị thời gian này xuất ra qua QW6 thì byte QB6 lưu số nguyên(giây),còn byte QB7 sẽ lưu phần thập phân(miligiây).Do bài toán đk đèn giao thông lấy theo phần nguyên thời gian nên lấy giá trị QB6 do đó muốn xuất ra một word thì phải là QW5, lưu ý 1word=2byte
                  3/phần này bạn cho biết cụ thể hơn kô...
                  Last edited by starfall3c; 12-05-2009, 02:02.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi starfall3c Xem bài viết
                    Chào anhtuan..vấn đề bài toán của bạn liên quan đến bộ timer.
                    1/Các giá trị QW6,QW10,QW14,QW18,QW22 hay QW26theo mình đó là do ý chúng ta đặt(nằm trong khoảng địa chỉ đầu ra).Cách chọn đặt địa chỉ cách 4 đơn vị như trên là theo thói quen của người lập trình thôi.
                    2/Bộ Timer S_ODT đóng mạch chậm không nhớ thì ngõ ra BCD sẽ lưu giá trị hiện hành của timer, là giá trị đầu TV trừ đi giá trị thời gian đã hoạt động của timer, Xét 1 bộ timer chẳng hạn T0, giá trị thời gian này xuất ra qua QW6 thì byte QB6 lưu số nguyên(giây),còn byte QB7 sẽ lưu phần thập phân(miligiây).Do bài toán đk đèn giao thông lấy theo phần nguyên thời gian nên lấy giá trị QB6 do đó muốn xuất ra một word thì phải là QW5, lưu ý 1word=2byte
                    3/phần này bạn cho biết cụ thể hơn kô...
                    Hic! Giải thích 1 của bác em thấy chưa thoả đáng! Bác hình dung là các QW ở đầu ra và đầu vào của hàm MOVE dùng để lấy giá trị trên các Timer để xuất sang đèn hiển thị trên chương trình mô phỏng SPS VIDU. Dù sao cũng cám ơn bác nhiều!
                    Mong bác nào có giải thích cụ thể hơn được không?

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi anhtuan87 Xem bài viết
                      Hic! Kô có ai giúp em sao?
                      Bạn phức tạp bài toán đó bạn ạ, mình cũng đang làm đồ án về đèn giao thông dùng PLC, mình chỉ dùng một Timer duy nhất cho ba chế độ: vàng nhấp nháy, bình thường và cao điểm. Mình lại gặp vấn đề là chẳng biết làm sao để đổi giờ về giây trong đồng hồ thơi gian thực. VD nạp đồng hồ thời gian thực vào VB0, thì VB3,4,5 lần lượt là giờ, phút và giây. Để so sánh chính xác thời gian đổi chế độ thì phải so sánh bằng giây, mình đã thử cách: MOV_B VB3,AC1 rồi nhân AC1 với 3600 nhưng ko được, bạn nào giúp mình với.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi m3ty Xem bài viết
                        Bạn phức tạp bài toán đó bạn ạ, mình cũng đang làm đồ án về đèn giao thông dùng PLC, mình chỉ dùng một Timer duy nhất cho ba chế độ: vàng nhấp nháy, bình thường và cao điểm. Mình lại gặp vấn đề là chẳng biết làm sao để đổi giờ về giây trong đồng hồ thơi gian thực. VD nạp đồng hồ thời gian thực vào VB0, thì VB3,4,5 lần lượt là giờ, phút và giây. Để so sánh chính xác thời gian đổi chế độ thì phải so sánh bằng giây, mình đã thử cách: MOV_B VB3,AC1 rồi nhân AC1 với 3600 nhưng ko được, bạn nào giúp mình với.
                        sao bạn ko so sánh cả ba luôn.dùng cổng AND các lệnh so sánh với vb3, vb4 ,vb5.đoán thôi.

                        Comment


                        • #13
                          các bác cho em hỏi muốn xuất giá trị cho led 7 đoạn hiện thị dung plc s7-200 thì phải làm sao ah!

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          anhtuan87 Tìm hiểu thêm về anhtuan87

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X