Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Không biết dự án Innovative microprocessor architecture của bác Intran đã đến đâu rồi

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Không biết dự án Innovative microprocessor architecture của bác Intran đã đến đâu rồi

    Chào mọi người,

    Năm trước mình có đọc thread http://www.dientuvietnam.net/forums/...r-architecture

    Mình rất quan tâm tới dự án này vì mình học hỏi được rất nhiều từ thread này đặc biệt là microprocessor của bác Intran . Mặc dù thread đó đã close nhưng mình nghĩ những ý tưởng như thế thì nên được động viên. Không biết ở đây có ai biết thông tin của bác Intran và dự án của bác ấy đến đâu rồi thì có thể chia sẻ với mình được không.

    Rất mong,
    Regards,

  • #2
    Dự án về lĩnh vực này ở VN rất ít. Nếu có dù chỉ chút ít tiến triển, chưa cần phải thành công bước đầu, chắc chắn bạn đã nghe báo đài đăng tin rầm rộ rồi. Chưa đến lượt diễn đàn cập nhật đâu.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
      Dự án về lĩnh vực này ở VN rất ít. Nếu có dù chỉ chút ít tiến triển, chưa cần phải thành công bước đầu, chắc chắn bạn đã nghe báo đài đăng tin rầm rộ rồi. Chưa đến lượt diễn đàn cập nhật đâu.

      Chắc vậy quá . Em vừa mới biết thằng intel mua lại altera. Intel định tích hợp FPGA sâu hơn vào các con chíp xeon cho máy chủ. Không biết vụ này có liên quan gì không . Giờ mới biết Avago lớn thật, mới mua broadcom 37 tỉ đô luôn. Giờ cũng mới biết Viettel có vốn điều lệ lên đến 16 tỉ đô. Lãi năm vừa rồi 2 tỷ obama. Có nhiều cái mình chưa biết quá Giờ đi đâu cũng thấy $ không à
      [IMG] Intel vừa chính thức công bố thông tin họ đã mua lại công ty sản xuất và lập trình chip bán dẫn Altera với giá 16,7 tỉ USD. Đây là một trong...

      Comment


      • #4
        Cám ơn ngoclinh_xl đã bới cái topic cũ này lên. Mình đọc hết 9 trang và thấy thú vị ra phết

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi broodlord Xem bài viết
          Cám ơn ngoclinh_xl đã bới cái topic cũ này lên. Mình đọc hết 9 trang và thấy thú vị ra phết

          Không có gì. Nếu bạn thấy thú vị thì như vậy chắc bạn có kiến thức về computer architecture. Mình ngoài thú vị ra thì còn đọng lại một vấn đề không vui nhưng không tiện nói ra.

          P/S Mình đang rãnh và muốn tìm vài người thảo luận và study về asynchronous processor architecture.

          Comment


          • #6
            mình cũng có biết chút ít về computer architecture. Càng làm nhiều mình càng cảm thấy mình càng biết ít

            ngoclinh_xl muốn làm asynchronous processor architecture chắc là để cho SoC phải ko?

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi broodlord Xem bài viết
              mình cũng có biết chút ít về computer architecture. Càng làm nhiều mình càng cảm thấy mình càng biết ít

              ngoclinh_xl muốn làm asynchronous processor architecture chắc là để cho SoC phải ko?

              Mình thì càng biết nhiều càng ít chắc chắn và thường hay quên. Về làm SoC thì mình chưa nghĩ tới. Mình nghĩ giới hạn tốc độ của processor hiện nay không phải xuất phát từ bản thân con processor hay công nghệ làm ra nó mà là giới hạn của thuyết nhân quả từ trí tưởng tượng của con người khi đang viết code lập trình để viết ra một phần mềm. Người đó luôn đòi hỏi trước khi có B thì phải có A, trước khi có C thì phải có B.... Đấy mình nghĩ nó là giới hạn, nó đến một cách tự nhiên hay từ sự tiến hóa của con người.

              Comment


              • #8
                Nếu làm ASP(Application Specific Processor) thì cần phải biết specs trước khi thiết kế. Processor cứ không phải chạy nhanh hơn là tốt hơn

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi broodlord Xem bài viết
                  Nếu làm ASP(Application Specific Processor) thì cần phải biết specs trước khi thiết kế. Processor cứ không phải chạy nhanh hơn là tốt hơn

                  Mình không hiểu ý bạn lắm. Ý mình đang nói tới processor mà bác Intran đã hướng tới. Mình nghĩ bác ấy nói rất hợp lý. một chương trình chỉ chạy trên 1 core. Mình có lần dùng máy chủ của cty mình ( nó có đến hơn 30 core, xây cái phòng riêng rồi phả 2 cái máy lạnh vào nó suốt ngày ) để chạy ADE nhưng bật máy lên xem thì nó chỉ chạy 1 core và chuyển giữa core này sang core khác. Tới core này thì core khác tắt, mặc dù mình setup ADE chạy hết core máy chủ. Tốc độ thì chỉ hơn máy tính mình làm không nhiều vì máy chủ có mấy trăm GB RAM.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi ngoclinh_xl Xem bài viết


                    Mình không hiểu ý bạn lắm. Ý mình đang nói tới processor mà bác Intran đã hướng tới. Mình nghĩ bác ấy nói rất hợp lý. một chương trình chỉ chạy trên 1 core. Mình có lần dùng máy chủ của cty mình ( nó có đến hơn 30 core, xây cái phòng riêng rồi phả 2 cái máy lạnh vào nó suốt ngày ) để chạy ADE nhưng bật máy lên xem thì nó chỉ chạy 1 core và chuyển giữa core này sang core khác. Tới core này thì core khác tắt, mặc dù mình setup ADE chạy hết core máy chủ. Tốc độ thì chỉ hơn máy tính mình làm không nhiều vì máy chủ có mấy trăm GB RAM.
                    ADE mà chỉ chạy trên 1 core thì bạn nên kêu IT xem lại tùy chỉnh Lấy cái 30 core server của bạn ra chay Internet Explorer với kết nối 64kbps so vói cái PC cùi của mình xem cái nào nhanh hơn

                    Theo thiển ý của mình thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khi thiết kế processor:
                    1. Phụ thuộc vào công nghệ: Ví dụ ternary computer hay photonic computer
                    2. Tập lệnh: tập lệnh (Instruction Set) ành hưởng rất lớn đến kiến trúc của processor
                    3. Kiến trúc Cache
                    4. Công suất tiêu thụ: vài năm gần đây thì cái này được đưa lên hàng đầu, market của portable device là rất lớn, và sẽ càng ngày càng tăng theo xu hướng IoT, hơn nữa vòng đời ngắn giúp cho nhu cầu sp ít bão hòa.
                    5. Sự chấp nhận của cộng đồng: Kiến trúc ARM không có gì hay hơn MIPS (thừa hưởng từ MIPS) nhưng trở nên rất thành công vì có được cộng đồng người dùng lớn (ARM ecosystem).

                    lntran rất đúng khi nhắm tới phân khúc mà không công ty lớn nào quan tâm nhiều, nhưng theo mình thì thành công vẫn rất khó vì bạn cần có một team rất mạnh từ marketing, system đến design. Thông thường dân kỹ thuật thường không coi trong việc marketing nhưng theo mình đó là phần quan trọng nhất để startup thành công.






                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi broodlord Xem bài viết

                      ADE mà chỉ chạy trên 1 core thì bạn nên kêu IT xem lại tùy chỉnh Lấy cái 30 core server của bạn ra chay Internet Explorer với kết nối 64kbps so vói cái PC cùi của mình xem cái nào nhanh hơn

                      Theo thiển ý của mình thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khi thiết kế processor:
                      1. Phụ thuộc vào công nghệ: Ví dụ ternary computer hay photonic computer
                      2. Tập lệnh: tập lệnh (Instruction Set) ành hưởng rất lớn đến kiến trúc của processor
                      3. Kiến trúc Cache
                      4. Công suất tiêu thụ: vài năm gần đây thì cái này được đưa lên hàng đầu, market của portable device là rất lớn, và sẽ càng ngày càng tăng theo xu hướng IoT, hơn nữa vòng đời ngắn giúp cho nhu cầu sp ít bão hòa.
                      5. Sự chấp nhận của cộng đồng: Kiến trúc ARM không có gì hay hơn MIPS (thừa hưởng từ MIPS) nhưng trở nên rất thành công vì có được cộng đồng người dùng lớn (ARM ecosystem).

                      lntran rất đúng khi nhắm tới phân khúc mà không công ty lớn nào quan tâm nhiều, nhưng theo mình thì thành công vẫn rất khó vì bạn cần có một team rất mạnh từ marketing, system đến design. Thông thường dân kỹ thuật thường không coi trong việc marketing nhưng theo mình đó là phần quan trọng nhất để startup thành công.
                      Chào bạn broodlord,

                      Mình dùng máy mình setup lại thử thì thấy kết quả cũng vậy. Nó chỉ chạy trên 1 core. Bạn xem hình mình đính kèm thử.
                      Bạn có thể show một bằng chứng rằng có thể 1 chương trình ADE chạy được trên nhiều core cùng lúc không ?.
                      Các chương trình chạy trên nhiều core cùng lúc mình nghĩ đó là các chương trình giải mã( bẻ khóa ), hoặc chương trình đồ họa chạy trên GPU. Vì nó xử lý dữ liệu không rằng buộc nhau như mình đã nói ,dữ liệu không mang tính nhân quả.

                      Về cái matketing thì trừ khi bạn làm ra một processor theo một tập lệnh (Instruction set) mới thì marketing khó hơn. Lúc đó người lập trình phải học lại từ đầu. Còn bạn làm processor trên tập lệnh có sẵn mà các con chíp của intel đang dùng thì mình nghĩ maketing không thành vấn đề. Công đồng lập trình có sẵn, chỉ việc viết compiler ngon nữa là oke thôi.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi ngoclinh_xl Xem bài viết

                        Mình dùng máy mình setup lại thử thì thấy kết quả cũng vậy. Nó chỉ chạy trên 1 core. Bạn xem hình mình đính kèm thử.
                        Bạn có thể show một bằng chứng rằng có thể 1 chương trình ADE chạy được trên nhiều core cùng lúc không ?.

                        Chỗ mình làm thì những job nặng đều được nạp lên servers farm thông qua PLSF (Platform Load Sharing Facility) nên mình không nắm rõ khi đang chạy thì số cores được ultilised thế nào. Mình có thể yêu cầu số cores và dung lượng RAM cho job mình cần chạy, LSF sẽ tự phân bổ mình vô 1 server nào đấy tùy theo yêu cầu và trạng thái của hệ thống. Nhưng mình chắc chắn là đa số những tool mình đã từng chạy đều chạy được multiple cores dựa theo report khi job chạy xong.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi ngoclinh_xl Xem bài viết

                          Chào bạn broodlord,

                          Về cái matketing thì trừ khi bạn làm ra một processor theo một tập lệnh (Instruction set) mới thì marketing khó hơn. Lúc đó người lập trình phải học lại từ đầu.
                          Đa số các ISA đều không mở(x86) hoặc bạn phải trả royalty fee để được phép xài (ARM, MIPS, upfront fee khoảng $1M-$10M, cộng thêm 1-2% per chip), trừ Open-RISC và SPARC.




                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi broodlord Xem bài viết

                            Chỗ mình làm thì những job nặng đều được nạp lên servers farm thông qua PLSF (Platform Load Sharing Facility) nên mình không nắm rõ khi đang chạy thì số cores được ultilised thế nào. Mình có thể yêu cầu số cores và dung lượng RAM cho job mình cần chạy, LSF sẽ tự phân bổ mình vô 1 server nào đấy tùy theo yêu cầu và trạng thái của hệ thống. Nhưng mình chắc chắn là đa số những tool mình đã từng chạy đều chạy được multiple cores dựa theo report khi job chạy xong.

                            Mình nói thật thì mình chả biết gì nhiều về CPU và mình bây giờ cũng không muốn chạy theo tìm hiểu synchronous cpu nữa, họ đã đi quá xa rồi và tiệm cận tới đích. Giả sử bây giờ họ đang bò như con rùa, còn mình phi tốc như con thỏ thì đến hết đời cũng không với tới. Giờ chạy theo không nổi, hoặc cùng lắm là làm verify thôi. ngày xưa mình được dạy cuôn Computer Organization and Design - The Software and Hardware Interface. Hồi đó học lơ là nhưng cũng hiểu vấn đề.

                            Bạn yêu cầu farm server chạy nhiều core cùng lúc được. Nhưng thực tế bạn mở trình task manager lên mà xem thử. Mình nghĩ các core chỉ chạy luân phiên nhưng không đồng thời max load. ADE giải các phương trình và ma trận tuần tự chứ không song song nhau được. Nhưng setup nhiều core cũng có tăng tốc độ tính toán lên tui không nhiều và không tương xứng với cấu hình nhiều core. Mình nghĩ tốc độ tính toán tăng lên là do cấu hình nạp lệnh sẵn chứ không phải cấu hình xử lý data của CPU. Core 1 đang tính toán chưa xong thì những lệnh đang chờ sẽ được nạp lên core 2. Khi core 1 tính xong thì core 2 cũng sẽ bắt đầu tính luôn. Giả sử không có core 2 thì sẽ phải mất thêm thời gian nạp lệnh mới cho core 1 thì sẽ lâu hơn. Ngoài ra mình đoán farm server sử dụng core với tần số clock cao nhất, nhiều memory đặc biệt là cache nhất có thể. core với f clock cao thì không cần phải bàn như cache càng nhiều thì tốc độ xử lý các nhanh. Cho nên người ta mới hay sử dụng 2 loại server để tiết kiệm túi tiền mà không làm giảm hiệu quả công việc.

                            Frond end server nhiều core f thấp, memory và cache không nhiều. Còn Back end server thì ngược lại sử dụng nhiều core f cao, memory và cache càng nhiều càng tốt.

                            Comment


                            • #15
                              Còn IT , mình tin họ cũng không biết làm cách nào đâu. Họ có background là viết code, hiểu cách compiler compile lệnh như thế nào là giỏi lắm rồi. Mình nghĩ những IT thực sự giỏi là những IT hiểu tường tận cấu trúc CPU và biết những lệnh như thế nào sẽ dùng register nào trong CPU để tối ưu hóa mã code. Chừng đấy thì không đủ thời gian để IT sành sỏi trong sự nghiệp của mình.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ngoclinh_xl Tìm hiểu thêm về ngoclinh_xl

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X