Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Analog IC design

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    hi ,hithere123
    bạn ở hà nội hay tp hcm vậy
    bởi vì mình thấy trong tp hcm có rất nhiều công ty thiết kế ic
    nhưng hà nội thì không nhiều lắm
    nên không biết học cái này có để làm gì không nữa bởi vì ở hanoi không có nhiều
    tp hcm có intel (tuyển hàng ngàn kỹ sư) ,renesas của japan cung tuyển rất nhiều và rất nhiều công ty khác...
    mà bạn có thể cho biết tên công ty của bạn và quy trình kiểm tra đầu vào khi phỏng vấn của công ty của bạn hay một vài công ty mà bạn biết
    mình năm nay mới học năm thứ tư ,năm sau mới ra trường nhưng mình rất thích làm về lĩnh vực này ,bạn có thông tin nào về một số công ty ở hà nội có thể giới thiêu cho mình được không
    cảm ơn nhiều nhiều vì tinh thần nhiệt tình giúp đỡ
    mà bạn nói lương cao vậy,vậy cho mình hỏi tí không phải ,lương của bạn bây giờ là bao nhiêu vậy ,ngày xưa bạn học trường gì vậy

    Comment


    • #47
      hi ,hithere123
      bạn ở hà nội hay tp hcm vậy
      bởi vì mình thấy trong tp hcm có rất nhiều công ty thiết kế ic
      nhưng hà nội thì không nhiều lắm
      nên không biết học cái này có để làm gì không nữa bởi vì ở hanoi không có nhiều
      tp hcm có intel (tuyển hàng ngàn kỹ sư) ,renesas của japan cung tuyển rất nhiều và rất nhiều công ty khác...
      mà bạn có thể cho biết tên công ty của bạn và quy trình kiểm tra đầu vào khi phỏng vấn của công ty của bạn hay một vài công ty mà bạn biết
      mình năm nay mới học năm thứ tư ,năm sau mới ra trường nhưng mình rất thích làm về lĩnh vực này ,bạn có thông tin nào về một số công ty ở hà nội có thể giới thiêu cho mình được không
      cảm ơn nhiều nhiều vì tinh thần nhiệt tình giúp đỡ
      mà bạn nói lương cao vậy,vậy cho mình hỏi tí không phải ,lương của bạn bây giờ là bao nhiêu vậy ,ngày xưa bạn học trường gì vậy

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
        Vào khoảng đầu những năm 2000, chứng kiến rất nhiều sự ra đời của những công ty fabless về IC design. Nguyên nhân là sự xuất hiện và phát triển ồ ạt của các thiết bị công nghệ dẫn đến nhu cầu của thị trường về chip là rất cao, các con số tăng trưởng của ngành bán dẫn thời điểm đó là rất ấn tượng khiến cho các quỹ đầu tư mạo hiểm bỏ tiền cho các công ty start-up. Ví dụ với khoản đầu tư 6 triệu USD trong vòng 5 năm để công ty lên IPO và phat hành khoảng 5 triệu cổ phiếu với giá ~10USD/cổ phiếu thì giá trị công ty đã là 50 triệu USD. Công ty RICKTEK của Đài Loan là một ví dụ thành công điển hình của các công ty start-up như trên.
        Cơ hội ngàn vàng đó đã qua và rất khó có thể xẩy ra lần thứ hai. Theo tôi nghĩ thì mình chỉ nên dựa vào quá khứ để học hỏi mà thôi và nên nhìn vào tương lai, tìm điều kiện để cùng lướt sóng với những đối thủ ở chung quanh.

        Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
        Trong bài báo phân tích ở trên, tác giả có đề cập đến làn sóng dịch chuyển từ Mỹ sang Châu Á trong thời gian vừa qua, đây là một điểm khá thú vị. Liên quan đến vấn đề này có một bài báo nói về IC design ở Trung Quốc cũng rất đáng chú ý:
        - http://www.eetasia.com/ART_880058097...T_85ee0614.HTM
        Làn sóng dịch chuyển từ Mỹ, Âu Châu qua Á Châu cũng đã giảm dần bởi vì sự khủng hoảng kinh tế hoàn cầu. Dữ kiện này sẽ còn kéo dài cho nên theo tôi nghĩ VN không nên chờ vào sự đầu tư của nước ngoài mà nên tự đầu tư vào chính mình để chờ cơ hội bức phá sau này

        Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
        Chúng ta chưa có thị trường cho IC, và chúng ta cũng chưa có các công ty application mạnh nên rất khó có lý do thuyết phục một nhà đầu tư bỏ ra 6 triệu USD cho một công ty start-up như thế này ở Việt Nam. Ngần như các bộ nguồn cho laptop và nguồn cho máy tính đề bàn hiện nay đều đến từ Đài Loan hoặc Trung Quốc, chỉ riêng cái này thôi cũng đủ để có vài công ty start-up làm về IC nguồn sống được rồi. Vấn đề mấu chốt theo mình ở đây là thị trường, vì giả sử nếu mình có đủ tiền để mở một công ty thì sản phẩm mình sẽ rất khó để cạnh tranh với TI, Linear Tech, Analog Devices, Maxim, . . .

        Để không chỉ dừng lại ở Testing và Assembly với lợi thế sử dụng lao động giá rẻ và chính sách miễn thuế của nhà nước cho các công ty công nghệ cao và để có R&D đúng nghĩa ở Việt Nam chúng ta có thể có hai hướng tiếp cận:

        Một là tạo tiếng vang để các tập đoàn lớn biết kỹ sư Việt Nam cũng có thể thiết kế được IC, sau đó kêu gọi một vài công ty to như ADI (Analog Devices), ST Micro, . . . đầu tư mở R&D ở Việt Nam.

        Hai là chúng ta chủ động xây dựng những công ty điện tử ứng dụng, vì sản phẩm dễ đến với khách hàng hơn là IC, ngay cả nếu làm IC thì vẫn rất cần application để có thể bán được IC. Việt Nam đang phát triển nên một yêu cầu thực tế đặt ra cho các sản phẩm "made in Việt Nam" hiện nay là hàm lượng chất xám cần phải được nâng cao (chất lượng sản phẩm nâng lên dẫn tới với doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng). Muốn vậy thì các thiết bị điện tử-tự động hóa hiện đại là cần thiết trong quá trình sản xuất. Khi sản phẩm bán ra thu được lợi nhuận thì việc mua thêm các thiết bị, máy móc hiện đại sẽ là tất yếu. Việt Nam đang là thị trường tiềm năng và sẽ thành miếng bánh to trong tương lai cho các thiết bị máy móc như thế này.
        Hơn nữa, chi phi để thành lập và duy trì một công ty Application chắc chắn sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với một công ty fables làm IC. Và chính các công ty Application sẽ là thị trường cho IC Việt Nam.

        Ba là trong lĩnh vực thiết kế IC số thì chúng ta có thể có các công ty chuyên làm về một module nào đó sau đó bán hàng dưới dạng IP. Hoặc cũng có thể làm dưới dạng outsoure, chuyên làm về Verification hoặc Layout. Các công ty này quy mô sẽ nhỏ nhưng đó chính là đầu mối kết nối với các công ty to vì các công ty to đó cũng chính là khách hàng của họ.

        [2] Một vài thông tin về thị trường IC tương tự

        - Phân loại IC tương tự:
        + Về chức năng thì có thể phân ra thành: Amplifiers, Comparators, Data Converters, Interfaces, Power Management, và application specific devices.
        + Về ứng dụng thì có thể phân ra thành: Communications, Consumer, Industrial, Computers, Automotive, Medical.

        - Thị trường IC tương tự:
        Theo tài liệu của Databeans thì Analog IC chiếm ~14% tổng giá trị thị trường bán dẫn trong đó sản phẩm về Power Management chiếm > 50% tổng giá trị thị trường của IC tương tự. Và khu vực Asia Pacific chiếm ~ 45 % thị phần toàn thế giới
        http://www.databeans.net/newsletters...10-January.pdf

        - Các công ty dẫn đầu về bán dẫn (TIER-1 company)
        http://en.wikipedia.org/wiki/Semicon..._for_year_2009

        Thân mến.
        Theo tôi, mình nên phân tích coi VN mạnh, yếu về cái gì và những nước láng giềng mạnh, yếu như thế nào (đừng đi xa tới Âu châu và Mỹ). Nếu cái yếu nhiều hơn thì nên cô lập hoặc mượn cái mạnh của Âu Châu và Mỹ để cạnh tranh với những nước ở Á Châu.

        Không cần phải đi bước xa vào lúc đầu. Trước hết là làm những công cụ để tiêu dùng trong nước trước. Giá cả có thể cao hơn vì mức tiêu thụ chưa cao nhưng nên khuyến khích người dân mua hàng nội cho tương lai của VN sau này. Hàn Quốc bắt đầu về đường lối này. Lắp xe ô tô dùng máy của GM nhưng các bộ phận khác đều tự sản xuất ra. Dân Hàn Quốc rất yêu nước và đoàn kết. Họ tập trung vô một vài công ty lớn (Samsung, huyndai, LG, Daewoo, etc). 90% - 95% dùng đồ nội nhưng vẫn hợp tác với nước ngoài để thu thập tài năng (thuê công nhân ở nước ngoài vào làm việc với công nhân trong nước để tạo điều kiện học hỏi về cả kỹ thuật, cách làm việc và cách suy nghĩ. Họ khuyến khích dân họ nẩy xung ý kiến (thỉnh thoảng có xung đột) nhưng vẫn ngồi lại để chấp nhận ý kiến chung (cần người lãnh đạo giỏi).

        Vài ý kiến nho nhỏ để thảo luận cho vui thôi. Mình chỉ là hạt cát nhỏ giữa xa mạc

        Chào
        Tony
        Chúc một ngày vui vẻ
        Tony
        email : dientu_vip@yahoo.com

        Comment


        • #49
          Là một hạt cát nhỏ giữa sa mạc nhưng nếu là một hạt cát có ước mơ và có lòng tin ước mơ sẽ thành hiện thực thì hạt cát nhỏ đó đã sống rất có ỹ nghĩa rồi phải không anh?

          Nhân lực thiếu và không có cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho lĩnh vực này ở Việt Nam là những cản trở chính làm cho các hãng lớn không muốn đầu tư vào Việt Nam. Đơn cử một hãng lớn muốn mở một văn phòng thiết kế (R&D) tại Việt Nam làm về analog IC với quy mô khoảng 20 kỹ sư thôi chẳng hạn thì có thể khẳng định hiện nay họ chỉ có thể tuyển được 2,3 người có kinh nghiệm (~ 3 năm) số còn lại họ phải chấp nhận tuyển sinh viên mới ra trường để đào tạo. Giải quyết vấn đề này không hề đơn giản vì cái vòng luẩn quẩn về nhân lực sẽ là:

          (1) nếu không có các hãng đầu tư vào thì sẽ không có thị trường nhân lực (học xong không có việc làm đấy là chưa nói đào tạo lĩnh vực này ở các trường đại học hiện nay cũng thiếu nhân lực),

          (2) mặt khác không tìm được nhân lực hoặc thời gian đào tạo quá lâu thì các hãng sẽ không đầu tư.
          Tuy nhiên, nếu có những tác động từ chính phủ và sự tham gia tích cực của những người làm về lĩnh vực này thì đây không phải là vấn đề không thể giải quyết.

          Như một lần anh nói, anh có ước vọng một ngày nào đó được về Việt Nam để cống hiến những hiểu biết và kinh nghiệm của mình và hiện anh cũng không rành về trình độ của Việt Nam trên lĩnh vực này. Tiện đây, xin được viết ra câu chuyện của bản thân em và những người bạn đã đến với “semi” như thế nào để anh và mọi người hiểu thêm được phần nào về lĩnh vực này ở Việt Nam.

          Cuối năm 2004, là một sinh viên năm cuối ngành điện tử viễn thông của trường Đại học bách khoa Hà Nội, khái niệm IC design với em vẫn còn rất xa lạ, nói chuyện với bạn bè thì mọi người đều nghĩ nó là một cái gì đó rất cao siêu.

          Tại thời điểm đó, một công ty start-up của Mỹ với số vốn ban đầu rất kiêm tốn đã về Hà Nội, tuyển dụng những sinh viên năm cuối bọn em để làm analog IC design. Và bằng một số tiền đầu tư rất ít ỏi so với Intel bây giờ, đến cuối năm 2005 bọn em đã cầm được một con IC màu đen do chính tay những kỹ sư người Việt Nam tính toán, vẽ mạch, mô phỏng và layout (một phần) để test thử. Rất “vui” là lần đấy IC đã không chạy đúng chức năng, vì vậy mà bọn em đã có cơ hội để học được rất nhiều điều. Và hiện nay những người bạn của em vẫn đang tiếp tục, đều đặn cho ra những sản phẩm IC màu đen đó (tất nhiên là IC chạy đúng).

          Thêm một tín hiệu vui nữa, tại thời điểm năm 2006, để một em sinh viên mới ra trường có thể tham gia vào một project, bọn em đã phải mất 6 tháng để giới thiệu cho các em biết về hoạt động của MOSFET, các mạch điện cơ bản cũng như các linh kiện đó được chế tạo như thế nào trên miếng silicon. Nhưng hiện nay thời gian này chỉ còn từ 1-3 tháng.

          Và từ năm 2006-2007 khoa điện tử viễn thông trường Đại học bách khoa Hà Nội đã đưa môn học thiết kế VLSI vào giảng dạy cho các em sinh viên năm cuối. Đến năm nay thì phòng lab cho môn học này cũng đã được thiết lập xong.

          Còn với quy mô đầu tư lớn hơn, công ty Renesas đã vàoViệt Nam cũng thời điểm cuối 2004 đầu 2005. Và những gì “Việt Nam” mình đã làm được chắc hẳn mọi người đều đã biết.

          Hiện nay, tuy em không còn hàng ngày làm việc cùng với những người bạn đó nữa nhưng bọn em vẫn còn nguyên những ước mơ buổi ban đầu. Chỉ cần mỗi chúng ta góp một tiếng nói nhỏ, những tin vui sẽ đến, sẽ có nhiều dự án đầu tư hơn và các bạn sinh viên ham thích công việc này sẽ có nhiều nơi để thể hiện khả năng của mình.

          Rất đồng tình với quan điểm của anh là chúng ta trước tiên cần phải tự lực. Xung quanh Việt Nam, ngoài Hàn Quốc như anh đã đề cập tới còn có Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore rất đáng để Việt Nam học tập. Điều quan trọng góp phần vào sự thành công của họ là sự quyết tâm và sự đầu tư rất lớn từ phía chính phủ. Quan trọng hơn nữa là chính phủ của họ có đủ nguồn lực và điều kiện đề làm điều đó. Còn chúng ta thì vẫn còn nghèo lắm anh à, nhưng chúng ta đã đi lên bằng tinh thần tự lực đó. Nếu thành công thì thế giới sẽ có thêm một câu chuyện về Việt Nam nữa, đáng để tự hào và rất đáng để ước mơ đúng không anh?

          Hôm nay đã là thứ 6 rồi, chúc anh và mọi người một cuối tuần thật vui vẻ! Và hãy có lòng tin một ngày nào đó ước mơ kia sẽ thành hiện thực!

          Thân mến.
          P/S: @ hungthientu : Hy vong la bài viết trên đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn, còn những câu hỏi mang tính cá nhân, mình nên trao đổi qua e-mail, bạn đồng ý không?

          Comment


          • #50
            Nghèo không phải là cái tội. Trong cái khó, có cái hay. Nếu VN mình chưa đủ sức để đối chọi với những nước khác thì mình nên coi là họ thiếu cái gì mà mình có để tạo bàn đạp đối chọi sau này. Điều cần phải nhớ là muốn thành công không chỉ là làm ra được sản phẩm mà còn phải có nhu cầu tiêu thu.

            Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ

            Tony
            Chúc một ngày vui vẻ
            Tony
            email : dientu_vip@yahoo.com

            Comment


            • #51
              Chào bạn hithere123 và bạn Tony
              Theo tôi vấn đề tiên quyết để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là làm sao kêu gọi được các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam. Vì Việt Nam chúng ta chỉ mới phát triển ngành này được vài năm, số người làm ngành này rất ít, số người có kinh nghiệm lài càng ít hơn.

              Để kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, đó là sự cố gắng của mọi người. Từ các chính sách cấp cao thu hút các doanh nghiệp về ngành này vào Việt Nam tới sự cố gắng của các trường DH trong việc đào tạo sv (theo tôi biết thì DHBK HN va HCM đã có giảng dạy và có lab về ngành này), cho tới người Việt Nam làm về ngành này ở nước ngoài. Trong số này tôi đánh giá rất cao vai trò của của người Việt ở nước ngoài.
              Vì sao?

              Vì họ có kinh nghiệm, có mối quan hệ ở các công ty họ đã làm. Đó chính là cầu nối nếu các công ty nước ngoài muốn mở VP ở VN. Như Intel thời gian đầu GĐ Intel Việt Nam cũng là Việt Kiều từng làm cho Intel tại Mỹ. Ngoài ra họ có thể về VN mở cty nếu muốn và có thể truyền đạt kinh nghiệm của mình thông qua các trường ĐH mà tôi nghĩ ví dụ như GS Mô ở ĐHBK HCM là rất hữu ích. Tôi đọc trên một số forum thấy rất nhiều người Việt mình ở nước ngoài làm về ngành này rất có tâm huyết để phát triển nó ở Việt Nam, hi vọng mọi người cùng hành động

              Về tiềm năng nguồn nhân lực. Tôi nghĩ đó là rất lớn. Các kỹ sư Việt Nam tiếp cận vấn đề mới rất nhanh, và bây giờ họ có thể tự design rất nhiều analog ICs chỉ sau một thời gian ngắn làm quen. Tiếp xúc với chúng tôi, synosys rất ngạc nhiên là ở VN bây giờ kỹ sư có thể tự design analog IC. Các sếp của chúng tôi cũng đánh giá rất cao kỹ sư Việt Nam. Tất nhiên là mình không nên phổng mũi với những lời khen nhưng qua đó thấy rằng, nếu có cơ hội ngành này hoàn toàn có thể phát triển được ở VN.

              Thân ái,
              Vsemi

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi vsemi Xem bài viết
                Chào bạn hithere123 và bạn Tony
                Theo tôi vấn đề tiên quyết để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là làm sao kêu gọi được các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam. Vì Việt Nam chúng ta chỉ mới phát triển ngành này được vài năm, số người làm ngành này rất ít, số người có kinh nghiệm lài càng ít hơn.

                Để kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, đó là sự cố gắng của mọi người. Từ các chính sách cấp cao thu hút các doanh nghiệp về ngành này vào Việt Nam tới sự cố gắng của các trường DH trong việc đào tạo sv (theo tôi biết thì DHBK HN va HCM đã có giảng dạy và có lab về ngành này), cho tới người Việt Nam làm về ngành này ở nước ngoài. Trong số này tôi đánh giá rất cao vai trò của của người Việt ở nước ngoài.
                Vì sao?

                Vì họ có kinh nghiệm, có mối quan hệ ở các công ty họ đã làm. Đó chính là cầu nối nếu các công ty nước ngoài muốn mở VP ở VN. Như Intel thời gian đầu GĐ Intel Việt Nam cũng là Việt Kiều từng làm cho Intel tại Mỹ. Ngoài ra họ có thể về VN mở cty nếu muốn và có thể truyền đạt kinh nghiệm của mình thông qua các trường ĐH mà tôi nghĩ ví dụ như GS Mô ở ĐHBK HCM là rất hữu ích. Tôi đọc trên một số forum thấy rất nhiều người Việt mình ở nước ngoài làm về ngành này rất có tâm huyết để phát triển nó ở Việt Nam, hi vọng mọi người cùng hành động

                Về tiềm năng nguồn nhân lực. Tôi nghĩ đó là rất lớn. Các kỹ sư Việt Nam tiếp cận vấn đề mới rất nhanh, và bây giờ họ có thể tự design rất nhiều analog ICs chỉ sau một thời gian ngắn làm quen. Tiếp xúc với chúng tôi, synosys rất ngạc nhiên là ở VN bây giờ kỹ sư có thể tự design analog IC. Các sếp của chúng tôi cũng đánh giá rất cao kỹ sư Việt Nam. Tất nhiên là mình không nên phổng mũi với những lời khen nhưng qua đó thấy rằng, nếu có cơ hội ngành này hoàn toàn có thể phát triển được ở VN.

                Thân ái,
                Vsemi
                Đọc bài này không thấy có thông tin gì mới.
                Hi vọng bài viết giúp X được cho bạn.

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
                  mọi người cùng thảo luận về những vấn đề kỹ thuật gặp phải khi design analog ic nhé.
                  Hiện mình đang phải improve mạch band-gap mà phải hạn chế số lượng trim bit càng ít càng tốt(số lượng trim bit = 0 là tốt nhất). Process dùng là tsmc 0.35um bcd. Mục đích là để giảm thiểu giá thành khâu testing. Hiện mình chưa hề có ý tưởng gì, có ai có cách gì không? Cám ơn rất nhiều.
                  Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
                  mọi người trên này không hào hứng với những vấn đề thiết kế cụ thể nhỉ? Chuyển qua chủ đề tổng quan xung quanh analog ic vậy. Thông thường mọi người nghĩ thiết kế analog ic là một công việc challenging hơn là thiết kế digital ic. Nhưng hiện nay digital đã bắt đầu lấn sang một số lĩnh vực mà trước đây nó được coi là sân riêng của analog. Ví dụ như amplifier thì đã có class d hay ngay cả lĩnh vực power ic thì hiện nay bắt đầu nghiên cứu dùng kỹ thuật số để điểu khiển power mos của switching power ic, có lẽ analog chỉ còn là thiết kế mạch driver mà thôi. Cách đây một vài năm thì asic vẫn chiếm ưu thế so với fpga nhưng một vài năm tới fpga sẽ chiếm thị phần cao hơn vì với công nghệ 65nm và 40nm thì kích thước và giá thành của chip sẽ thấp hơn asic sử dụng chủ yếu công nghệ 90nm và 130nm như hiện nay. Có lẽ câu chuyện sẽ gần giống với chiếc máy ảnh số ra đời cách đây hơn mười năm, khi đó mọi người nghĩ, máy ánh số sẽ không tồn tại được vì giá thành cao và chất lượng thấp hơn hẳn máy ảnh truyền thống nhưng thực tế hiện nay đã cho thấy máy ảnh số đã làm được gì. Không biết tương lai 10 năm nữa, analog ic design sẽ đi tới đâu? Rf có còn là sân riêng của analog nữa không?

                  Một vài nhận định mang tính cá nhân, mọi người cùng thảo luận nhé. Hẹn mọi người bài tới sẽ là quy trình tổng quan thiết kế analog ic.

                  alo! Chào anh hithere123!
                  Em cũng rất hào hứng về vấn đề công nghệ mới này
                  em đang làm cho công ty, em làm về bộ phận thiết kế, thiết kế các khối trong ic: Bandgap, bias current, vco, pll, voltage references, dsp, ..... Em có đầy đủ mấy cái thông tin về các khối trong ic
                  công ty đang làm từ thiết kế cho đến layout để ra con chip
                  em cung biết rất nhiều tools cho thiết kế chip: Cadence ic, hspice, modelsim...

                  Cho em hỏi anh hithere123 đang làm ở đâu vậy?

                  Em sẽ đưa vấn đề cần trao đổi vào với anh!

                  Dưới đây là hình con chip công ty đã làm,
                  em đã tham gia

                  thanks!

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi vsemi Xem bài viết
                    Chào bạn hithere123 và bạn Tony
                    Theo tôi vấn đề tiên quyết để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là làm sao kêu gọi được các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam. Vì Việt Nam chúng ta chỉ mới phát triển ngành này được vài năm, số người làm ngành này rất ít, số người có kinh nghiệm lài càng ít hơn.

                    Để kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, đó là sự cố gắng của mọi người. Từ các chính sách cấp cao thu hút các doanh nghiệp về ngành này vào Việt Nam tới sự cố gắng của các trường DH trong việc đào tạo sv (theo tôi biết thì DHBK HN va HCM đã có giảng dạy và có lab về ngành này), cho tới người Việt Nam làm về ngành này ở nước ngoài. Trong số này tôi đánh giá rất cao vai trò của của người Việt ở nước ngoài.
                    Vì sao?

                    Vì họ có kinh nghiệm, có mối quan hệ ở các công ty họ đã làm. Đó chính là cầu nối nếu các công ty nước ngoài muốn mở VP ở VN. Như Intel thời gian đầu GĐ Intel Việt Nam cũng là Việt Kiều từng làm cho Intel tại Mỹ. Ngoài ra họ có thể về VN mở cty nếu muốn và có thể truyền đạt kinh nghiệm của mình thông qua các trường ĐH mà tôi nghĩ ví dụ như GS Mô ở ĐHBK HCM là rất hữu ích. Tôi đọc trên một số forum thấy rất nhiều người Việt mình ở nước ngoài làm về ngành này rất có tâm huyết để phát triển nó ở Việt Nam, hi vọng mọi người cùng hành động

                    Về tiềm năng nguồn nhân lực. Tôi nghĩ đó là rất lớn. Các kỹ sư Việt Nam tiếp cận vấn đề mới rất nhanh, và bây giờ họ có thể tự design rất nhiều analog ICs chỉ sau một thời gian ngắn làm quen. Tiếp xúc với chúng tôi, synosys rất ngạc nhiên là ở VN bây giờ kỹ sư có thể tự design analog IC. Các sếp của chúng tôi cũng đánh giá rất cao kỹ sư Việt Nam. Tất nhiên là mình không nên phổng mũi với những lời khen nhưng qua đó thấy rằng, nếu có cơ hội ngành này hoàn toàn có thể phát triển được ở VN.

                    Thân ái,
                    Vsemi
                    Intel mở công nghệ đóng gói (packaging) chỉ vì nhân công ở VN quá rẻ so với Ấn Độ và Tầu. Vấn đề đóng gói không có tầm quan trọng để Intel phải quan tâm lắm nếu không thành công. Tuy vậy, có còn hơn không. Nếu hoạt động thành công, tôi hy vọng Intel sẽ mang thêm những hoạt động cao hơn, quan trọng hơn vào VN.

                    Nếu so sánh VN với Ấn Độ và Tầu, VN mình còn quá nhỏ. Những công ty muốn đầu tư vào đâu, nước nào, mục đích vẫn là để có lợi cho họ. Họ không thương gì về VN mình cả. Ngay chính dân của họ, nếu không còn làm lợi cho họ nữa là đuổi việc ngay.

                    VN hiện nay có một số lượng nhân công trẻ khá lớn. Làm cách nào để chứng minh được là số nhân công này có thể làm được những việc mà họ đang cần. Nhân công ở Ấn Độ và Tầu không còn rẻ như hồi xưa cho nên có nhiều công ty sẽ nhắm vào VN. Ngay cả những công ty ở Á Châu cũng cần nhân công rẻ để giảm giá thành để cạnh tranh. Về những công nghệ thường thì chắc bạn đã thấy là có rất nhiều công ty đã nhảy vào nhưng về công nghệ cao thì chưa thấy lắm. Hiện thực đó đã chứng tỏ là họ chưa tin vào khả năng của VN. VN đã có một vài project (lớn với VN, nhỏ với thế giới) cũng là niềm khích lệ để tiếp tục cho những project to tát hơn.

                    Không chỉ riêng VN, rất nhiều người đi du học từ các nước đang phát triển, sau khi ra trường được làm việc tại nước mà họ du học. Với đời sống sung túc và tiện nghi hơn, họ không còn muốn trở về sứ sở của họ. Đây là sự tự nhiên của đấu tranh sinh tồn. Có những người muốn về vì gia đình, họ hàng và kỷ niệm quê hương nhưng lại bị ràng buộc bởi hoàn cảnh. Cho nên cũng rất khó để kêu gọi người Việt ở nước ngoài về giúp nước.

                    Theo tôi thì VN phải phấn đấu hơn. Tự mình cố gắng thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn. Nếu được sự giúp đỡ thì tốt nhưng không nên trông chờ vì rất dễ bị thất vọng. Sự thật thường hay phũ phàng.

                    Thân ái
                    Tony
                    Chúc một ngày vui vẻ
                    Tony
                    email : dientu_vip@yahoo.com

                    Comment


                    • #55
                      Chào các bạn,

                      Rất vui vì ngày càng có nhiều người quan tâm và tham gia hưởng ứng box thảo luận này.

                      Dưới đây là đường link để download miễn phí phần mềm PSPICE dành cho sinh viên cùng một số tài liệu hướng dẫn sử dụng:

                      http://www.electronics-lab.com/downl...013/index.html

                      Vì là miễn phí nên phiên bản phần mềm này có một số giới hạn, tuy nhiên để các bạn sinh viên có điều kiện thực hành và hoàn thành những bài tập nhỏ ở nhà mình nghĩ là vẫn đáp ứng được. (mình đã download về và dùng thử)

                      Mình cũng đang tìm kiếm và tổng hợp một số lib cho các linh kiện cơ bản như NMOS, PMOS, Bipolar, . . . để có thể dùng trong một số thiết kế minh họa trên box này. Mình sẽ cố gắng đưa lên trong thời gian sớm nhất.

                      Thân mến.

                      P/S: @ nịnharua : Rất vui nếu được trao đổi những vấn đề kỹ thuật cùng bạn. Còn về câu hỏi mang tính cá nhân của bạn mình nghĩ nên trao đổi qua e-mail. E-mail của mình là hithere.nguyen@gmail.com. Đợi thư của bạn!

                      Comment


                      • #56
                        Cám ơn bạn Tony đã feedback
                        Có lẽ mình và bạn có những cái nhìn khác nhau về vấn đề này và mình vẫn giữ quan điểm nếu không có các công ty nước ngoài đầu tư vào thì VN có tự phấn đấu đến mấy cũng ko thể phát triển được ngành này..
                        Tuy nhiên bài viết của bạn giúp mình có cái nhìn đa chiều hơn và hiểu rằng "sự thật thường hay phũ phàng"
                        Vsemi

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi vsemi Xem bài viết
                          Cám ơn bạn Tony đã feedback
                          Có lẽ mình và bạn có những cái nhìn khác nhau về vấn đề này và mình vẫn giữ quan điểm nếu không có các công ty nước ngoài đầu tư vào thì VN có tự phấn đấu đến mấy cũng ko thể phát triển được ngành này..
                          Tuy nhiên bài viết của bạn giúp mình có cái nhìn đa chiều hơn và hiểu rằng "sự thật thường hay phũ phàng"
                          Vsemi
                          Không đồng ý kiến cho nên mới trao đổi . Tôi đã nhiều lần cố gắng thuyết phục công ty của tôi đi vào thị trường ở VN nhưng không thành công. Tiện đây tôi xin thêm ý kiến của bạn nhưng không biết hithere có chịu đồng ý cho trao đổi ở đây không vì nó không phù hợp với đề tài mà hithere đã đưa ra.

                          Tony
                          Chúc một ngày vui vẻ
                          Tony
                          email : dientu_vip@yahoo.com

                          Comment


                          • #58
                            Hi anh Tony,

                            Box này được mở ra với kỳ vọng ban đầu sẽ là một nơi kết nối mọi người nên những ý kiến trao đổi là rất cần thiết để có thể duy trì và phát triển box. Liên quan đến lĩnh vực anh và bạn vsemi đang trao đổi em cũng xin có ý kiến thế này:

                            Quả thực đúng là không có những sự đầu tư của các hãng lớn thì sẽ rất rất khó thúc đẩy sự phát triển của ngành này ở Việt Nam vì suy cho cùng thì vẫn là vấn đề đầu ra của sản phẩm. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải chứng tỏ được Việt Nam là nơi đáng để họ đầu tư đặc biệt là về R&D, chứ không thể chỉ là những kêu gọi đầu tư đơn thuần. Intel vào Việt Nam, đó là chuyện đã rồi, những người có hiểu biết về lĩnh vực này đều hiểu thực chất sự đầu tư công nghệ cao đó là cái gì nhưng thiết nghĩ cái cần thiết lúc này là chúng ta nên phát triển và khai thác những khía cạnh tích cực từ đó. Ví dụ như 12 năm trước, Micron được Ấn Độ chào đón rất nồng nhiệt, họ đã cử chuyên gia sang và chạy một project khoảng 3 tháng nhưng cuối cùng họ đã quyết định không đầu tư mở chi nhánh R&D ở Ấn Độ do kết quả của project đó là không ra được sản phẩm. Chúng ta đi sau nên chúng ta có điều kiện và cơ hội để đứng trên vai những người khổng lồ.

                            Rất hy vọng là qua những ý kiến trao đổi tích cực trên box này sẽ có những hành động cụ thể góp phần phát triển ngành này ở Việt Nam, để chúng ta không phải được biết đến là nơi có nhân công rẻ và đất đai rộng nữa, để chúng ta không phải tiếp tục “bán tài nguyên thô” như trước đây nữa.

                            Rất mong.

                            Comment


                            • #59
                              Những gì tôi viết ở đây chỉ để trao đổi. Nếu có gì đụng chạm xin các bạn bỏ qua nhe.

                              Một công ty trước khi đầu tư vào một nước nào đó, họ sẽ tự hỏi:

                              1) Có khách hàng ở nước đó không?
                              2) Nếu có khách hàng thì khoảng bao lâu thì lấy lại được vốn và có lợi bao nhiêu?
                              3) Cái lợi đó có đáng với thời gian họ bỏ ra không?
                              4) Nếu không đầu tư thì bị thiệt hại gì?
                              5) Đã có công ty nào cùng lãnh vực thành công? (lội nước theo sau)
                              6) Bỏ công và tiền bạc để đào tạo chức năng (một cách đầu tư) nhưng liệu có giữ được người?
                              7) Vân vân và vân vân

                              Nếu mình tự đặt vào chỗ của họ, mình mới hiểu cái khó khăn của vấn đề đầu tư.

                              Tại sao mấy nước Ấn độ, Tàu, Đại Hàn, Đài Loan thành công?

                              Ban đầu họ cũng có những khó khăn như VN. Họ thành công là nhờ những dòng người đi ra nước ngoài cách đây hơn 20 năm trở về. Ngoài Ấn Độ ra, những nước khác đều tự xúc tiến từ những công ty ở trong nước trước.

                              Đại Hàn : Samsung, LG (Lucky Goldstar), Huyndai, Daewoo and etc...
                              Đài Loan : TSMC, UMC, Asus, Acer, ABit, etc...
                              Tàu : Hwawei, Baidu, etc...
                              Singapore : Creative, GES

                              Họ thuê mượn kỹ thuật và trí tuệ ở ngoài nước để làm đòn bẩy cho sự phát triển ở trong nước. Họ không chỉ học về kỹ thuật mà còn ở cách làm việc và suy nghĩ.

                              Làm cách nào để lôi kéo những tài năng vô VN? Câu hỏi rất đơn giản nhưng khá phức tạp khi nghiên cứu.

                              1) Hardship - Tại sao lại bỏ cuộc sồng tiện nghi để qua một cuộc sống thiếu tiện nghi (giao thông, môi trường, giáo dục)
                              2) Lương bổng - Mặc dù đời sống cao thì mắc mỏ hơn, nhưng vì lương cao có thể để dành được nhiều hơn.

                              Vài ý kiến trao đổi để mình cùng suy nghĩ. Tình cảm của tôi về VN còn rất sâu đậm và tôi biết thân phận của một hạt cát. Được tâm sự và trao đổi kiến thức với các bạn VN là tôi vui lắm rồi. Đừng đi quá xa tầm tay. Nếu mình có thể làm gì vui qua ngày là tốt rồi. Vật chất chỉ là phù du.

                              Chào các bạn
                              Tony
                              Chúc một ngày vui vẻ
                              Tony
                              email : dientu_vip@yahoo.com

                              Comment


                              • #60
                                Có lẽ chúng ta nên giới hạn thảo luận những vấn đề xung quanh việc đầu tư mở R&D tại Việt Nam vì nó gắn trực tiếp tới những vấn đề mà chúng ta quan tâm ở đây. Rất mong mọi người sẽ nhất trí với đề nghị này.

                                Tại sao mình đề cập tới vấn đề đầu tư R&D vì :
                                (1) Toàn cầu hóa và internet làm cho chi phí cố định để sản xuất một IC của một công ty ở Mỹ , Châu Âu, Trung Quốc, . . . là như nhau (có thể coi như vậy vì sự khác biệt là không lớn).
                                (2) Sự cạnh tranh hiện nay rất khốc liệt, Maxim ra một chip thì TI cũng ra một chip đấy là chưa kể các công ty nhỏ ở Trung Quốc một thời gian sau cũng ra một chip tương tự với giá rẻ hơn nhiều.
                                Vậy để tồn tại và phát triển các hãng phải tìm các biện pháp để giảm giá thành, và tìm kiếm những thị trường mới (blue ocean strategy). Chí phí R&D ở Mỹ, Châu Âu . . . là gần như không thể giảm dẫn đến xuất hiện nhu cầu tìm kiếm đối tác để đầu tư về R&D nhằm làm giảm giá thành của các hãng lớn (TIER-1 Company). Tóm lại điều kiện cần thiết để có thể thu hút đầu tư vào Việt Nam đã có.

                                Vấn đề đặt ra là những việc cụ thể cần làm để Việt Nam hơn hẳn những đối thủ trong cuộc đua này. Mọi người cùng suy nghĩ và thảo luận nhé.

                                Thân mến.
                                P/S: @ anh Tony: về vấn đề lương bổng và hardship, xin được trao đổi với anh thế này:

                                Với những người giỏi, chúng ta mời họ về làm việc thì hiện nay không ai để họ nhận một đồng lương không xứng đáng với sức lao động và kết quả họ bỏ ra vì những người đó họ hiểu giá trị và công sức của họ và hơn ai hết chúng ta là người hiều rõ điều đó. Còn về tiện nghi, ở những thành phố lớn chúng ta đã có những khu đô thị hiện đại tuy mặt bằng chung cả xã hội thì không thể so sánh với những nước tiên tiến nhưng sống trong những khu vực như thế thì hoàn toàn không thua kém đấy là chưa kể sống ở Việt Nam có rất nhiều điều thú vị để khám phá.

                                Đối với những người yêu mến Việt Nam, muốn cống hiến và họ đã âm thần “hy sinh” những lợi ích cá nhân khi đến làm việc ở Việt Nam mà không hề có những lời ca thán thì họ thật sự là những người bạn tốt, chúng ta chào đón và dành cho họ sự kính trọng. Còn với những người đến Việt Nam, nhưng luôn luôn đòi hỏi, luôn luôn muốn so sánh với những điều kiện làm việc trước kia mà không hề bắt tay cùng nghĩ cách cải thiện, hay cố gắng để làm được một điều gì đó trước khi phát biểu thì thiết nghĩ chúng ta không cần thiết phải bận tâm.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hithere123 Tìm hiểu thêm về hithere123

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X