Thông báo

Collapse
No announcement yet.

PSoC overview!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Tui bổ sung cho rõ ý của Winterinjuly:
    ví dụ 8CY27C 1 4 3

    Chữ màu đỏ chỉ số chân:
    1 = 8 PINS
    2 = 20 PINS
    4 = 28 PINS
    5 = 44 PINS
    6 = 48 PINS
    8 = 100 PINS

    Chữ màu vàng chỉ dung lượng Flash:
    1 = 2K BYTES
    2 = 4K BYTES
    3 = 8K BYTES
    4 = 16K BYTES
    5 = 24K BYTES
    6 = 32K BYTES

    Chữ màu xanh chỉ "SRAM OPTIONS":
    3 = 256 BYTES
    4 = 512 BYTES
    5 = 1K BYTES
    6 = 2K BYTES
    9 = LCD

    Comment


    • #17
      Về cái vụ tên tuổi ý mà

      Các bác giở phần cuối của datasheet CY8C27443 hoặc một con nào đó ra là có hết, bọn tây nó giải thích ý nghĩa từng ký tự luôn, cực kỳ dễ hiểu.
      Cái data sheet này thì có thể load về từ trang của cypress.com
      Ở đời khác thường, làm sự nghiệp phi thường...Cùng thì tự tốt lấy ta, đạt thì đem hạnh phúc cho thiên hạ.---(Gia Cát Khổng Minh)

      Comment


      • #18
        Báo cáo bác là em tìm lồi mắt ra không thấy ạ!
        Bác xem tài liệu nào thế.Chỉ cho em phát được không?
        Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực
        Soi cho tôi ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài

        Comment


        • #19
          cho em hỏi trong Chip PSoC có tích hợp ADC hay DCA khong nhi?
          |

          Comment


          • #20
            con CY8C27443 hay con CY8C29xxx co khong vay?
            |

            Comment


            • #21
              Hầu như con MCU nào của PSoC cũng tích hợp AD,DA, mạnh nữa là đằng khác, có thể cấu hình 12 bit, 14 bit...nhất là AD, còn DA thì nếu kiểu PWM thì 16 bít cũng được, DA thường tốc độ cao thì ít bit hơn.

              Mà bác chưa tìm hiểu một chút gì mà hỏi thì anh em cũng ngại. Ít nhất bác cũng đọc 1 lượt hết cái box này, cũng sẽ hiểu rất nhiều thứ.

              Nói về tính năng, ngoại vi thì nó vượt xa PIC,AVR... và nhiều cái rất hay khác Nhưng mỗi tội nó hơi mắc 1 tý...

              Nói túm lại bác chịu khó đọc và tìm hiểu datasheet chút đi

              Comment


              • #22
                mình cũng đã đọc qua nó và nó chỉ nói qua một chút về nó thôi, còn khi viết sử dụng ngôn ngữ C thì nó có hỗ trợ cho mình các hàm về bộ chuyển đổi ADC và DCA
                cái này nó chỉ hỗ trợ các khối có sẵn trong chip hả ?
                |

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi sportkha
                  mình cũng đã đọc qua nó và nó chỉ nói qua một chút về nó thôi, còn khi viết sử dụng ngôn ngữ C thì nó có hỗ trợ cho mình các hàm về bộ chuyển đổi ADC và DCA
                  cái này nó chỉ hỗ trợ các khối có sẵn trong chip hả ?
                  Nếu đã đọc qua thì có nghĩa là cậu đọc chưa kỹ rồi. Với Psoc khi viết trên C thì các hàm chuyển đổi ví dụ như ADC_StarAD(); chẳng hạn thì Psoc hoàn toàn hỗ trợ còn việc cậu viết hàm xử lý các mẫu nhận được như thế nào thì phải tự viết. Tốt nhất là cậu vào PsocDesigner lôi UM ADC ra và đọc Datasheet của nó thì sẽ biết được các hàm API mà nó có thể hỗ trợ được trong C
                  Nếu muốn nghiên cứu Psoc thì không chỉ đọc qua là có thể làm được đâu cần phải có công cụ và đầu tư thời gian.
                  Chúc cậu thành công
                  |

                  Comment


                  • #24
                    vâng Bác haile nói đúng
                    em sẽ cố gắng đọc nhiều hơn, nhưng tiếng anh của em không tốt lắm, có gì Bác và mọi người chỉ bảo thêm nha
                    |

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi haile
                      Giới thiệu về Psoc
                      PSoC là một từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Programmable system on chip, nghĩa là hệ thống khả trình trên một chíp. Các chíp chế tạo theo công nghệ PSoC cho phép thay đổi được cấu hình bằng cách gán chức năng cho các khối tài nguyên có sẵn trên chíp. Hơn nữa nó có thể kết nối tương đối mềm dẻo các khối chức năng với nhau hoặc giữa các khối chức năng với các cổng vào ra. Chính vì vậy mà PSoC có thể thay thế cho nhiều chức năng nền cho một hệ thống cơ bản chỉ bằng một chíp đơn. Thành phần của chíp PSoC bao gồm các khối ngoại vi số và tương tự có thể cấu hình được, một bộ vi xử lý 8 bit, bộ nhớ chương trình (EEROM) có thể lập trình được và bộ nhớ Ram khá lớn. Để lập trình hệ thống, người sử dụng được cung cấp một phần mềm lập trình, ví dụ như cho các chíp PSoC của Cypress người lập trình phải có phần mềm PSoC Designer. Ngoài ra để cài được chương trình điều khiển vào chíp thì người lập trình phải có một kit phát triển do hãng chế tạo chíp cung cấp (hoặc một bộ nạp). Phần mền thiết kế được xây dựng trên cơ sở hướng đối tượng với cấu trúc module hoá. Mỗi một khối chức năng là một module mềm. Việc lập cấu hình cho chíp như thế nào là tuỳ thuộc vào người lập trình thông qua một thư viện chuẩn. Người lập trình thiết lập cấu hình trên chíp chỉ đơn giản bằng cách muốn chíp có chức năng gì thì kéo chức năng đó và thả vào khối tài nguyên số hoặc tương tự, hoặc cả hai tuỳ theo chức năng (phương pháp lập trình kéo thả). Việc thiết lập ngắt trên chân nào, loại ngắt là gì, chân vào ra hoạt động ở chế độ như thế nào đều phụ thuộc vào việc thiết lập của người lập trình khi thiết kế và lập trình cho PSoC. Với khả năng đặt cấu hình mạnh mẽ này, một thiết bị đo lường có thể được gói gọn trên một chíp đơn duy nhất. Chính vì lý do đó, hãng Cypress MicroSystems đã không gọi sản phẩm của mình là vi điều khiển ĨC) như truyền thống, mà gọi là “Thiết Bị PSoC” (PSoc device), và họ hi vọng rằng, với khả năng đặt cấu hình mạnh mẽ, người sử dụng sẽ có được những thiết bị điều khiển, những thiết bị đó có giá rẻ, kích thước nhỏ gọn, và sản phẩm PSoC của họ sẽ thay thế được các thiết bị dựa trên vi xử lý hoặc vi điều khiển đã có từ trước đến nay.
                      Chíp PSoC (CY8C27xxx) cung cấp:
                      *Bộ vi xử lý với cấu trúc Harvard.
                      - Tốc độ của bộ vi xử lý lên đến 24MHz.
                      - Lệnh nhân 8 bit x 8 bit, thanh ghi tích luỹ là 32 bit.
                      - Hoạt động ở tốc độ cao mà năng lượng tiêu hao ít.
                      - Dải điện áp hoạt động ở tốc độ cao từ 3.0 đến 5.25V.
                      - Điện áp hoạt động có thể giảm xuống 1V sử dụng chế độ kích điện áp.
                      - Hoạt động trong dải nhiệt độ từ -40oc đến 85oc.
                      *Các khối ngoại vi có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp.
                      12 khối ngoại vi tương tự được thiết lập để làm các nhiệm vụ :
                      + Các bộ ADC lên tới 14 bit.
                      + Các bộ DAC lên tới 9 bit.
                      + Các bộ khuếch đại có thể lập trình được hệ số khuếch đại.
                      + Các bộ lọc và các bộ so sánh có thể lập trình được.
                      *8 khối ngoại vi có thể được thiết lập để làm nhiệm vụ:
                      - Các bộ định thời đa chức năng, đếm sự kiện, đồng hồ thời gian thực, bộ điều chế độ rộng xung có và không có dải an toàn (deadband).
                      - Các module kiểm tra lỗi (CRC modules).
                      - Hai bộ truyền thông nối tiếp không đồng bộ hai chiều.
                      - Các bộ truyền thông SPI Master hoặc Slave có thể cấu hình được.
                      - Có thể kết nối với tất cả các chân vào ra.
                      *Bộ nhớ linh hoạt trên chíp.
                      - Không gian bộ nhớ chương trình Flash từ 4K đến 16K, phụ thuộc vào từng loại chíp với chu kỳ ghi xoá cho bộ nhớ là 50.000 lần.
                      - Không gian bộ nhớ Ram là 256byte.
                      - Chíp có thể lập trình thông qua chuẩn nối tiếp (ISP).
                      - Bộ nhớ Flash có thể được cung cấp từng phần.
                      - Chế độ bảo mật đa năng tin cậy.
                      - Có thể tạo được không gian bộ nhớ Flash trên chíp lên tới 2.304 byte.
                      *Có thể lập trình được cấu hình cho từng chân của chíp.
                      - Các chân vào ra ba trạng thái sử dụng Trigger Schmitt.
                      - Đầu ra logic có thể cung cấp dòng 25mA với điện trở treo cao hoặc thấp bên trong.
                      - Thay đổi được ngắt trên từng chân.
                      - Đường ra tương tự có thể cung cấp dòng tới 40mA.
                      - Đường ra đa chức năng có thể từ 6 đến 44 tuỳ thuộc vào từng loại chíp.
                      *Xung nhịp của chíp có thể lập trình được.
                      - Bộ tạo xung dao động 24/48MHz ở bên trong(Độ chính xác là 2,5% không cần thiết bị ngoài).
                      - Có thể lựa chọn bộ dao động ngoài lên tới 24MHz.
                      - Bộ tạo dao động thạch anh 32,768KHz bên trong.
                      - Bộ tạo dao động tốc độ thấp bên trong sử dụng cho Watchdog và Sleep.
                      *Ngoại vi được thiết lập sẵn.
                      - Bộ định thời Watchdog và Sleep phục vụ chế độ an toàn và chế độ nghỉ.
                      - Module truyền thông I2C Master và I2C Slave tốc độ lên tới 400KHz.
                      - Module phát hiện điện áp thấp được cấu hình bởi người sử dụng.

                      *Công cụ phát triển.
                      - Phần mềm phát triển miễn phí (PSoCTMDesigner).
                      - Bộ lập trình và bộ mô phỏng với đầy đủ tính năng.
                      - Mô phỏng tốc độ cao.

                      [/img][/b]
                      Đọc cái này thấy quen quen, không biết bạn lấy từ nguồn nào mà giống đồ án tốt nghiệp của tôi ghê.
                      Nhân tiện đây tôi trích phần Giới thiệu về PSoC trong đồ án của tôi để những ai cần thì có thể lấy làm tài liệu nghiên cứu. Phần này được tôi nghiên cứu và dịch từ Datasheet vào đầu năm 2004.
                      Vì lý do bản quyền và lý do riêng, tài liệu chỉ có thể được xem trực tiếp trên máy hoặc in ra để đọc. Bạn không được quyền copy trực tiếp, tuy nhiên nếu muốn dùng vào mục đích khác, bạn có thể đánh lại y hệt (ý tôi là bạn phải tự gõ vào thì mới nhớ được và hiểu được, nếu copy trực tiếp thì thật là không chấp nhận được với một người nghiên cứu kỹ thuật. Nhỉ?)
                      Trong quá trình nghiên cứu và dịch thuật, có thể có những điểm sai sót, mong nhận được phản hồi từ phía các bạn.
                      Thanks
                      AFH

                      Comment


                      • #26
                        tôi kô thể post lên diễn đàn được, có lẽ vì file nặng quá (1,2MB)
                        Ai cần thì ấn vào link sau để download
                        http://s11.yousendit.com/d.aspx?id=0...J19MPT9C9RFP27
                        p/s: nhờ MOD down từ link trên và post lên diễn đàn hộ tôi vì cái link này chỉ tồn tại trong 7 ngày và bị giới hạn về số lần Download, cho vào mục tài liệu về PSoC cũng được.
                        Last edited by AFH; 27-10-2005, 15:56.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi AFH
                          tôi kô thể post lên diễn đàn được, có lẽ vì file nặng quá (1,2MB)
                          Ai cần thì ấn vào link sau để download
                          http://s11.yousendit.com/d.aspx?id=0...J19MPT9C9RFP27
                          p/s: nhờ MOD down từ link trên và post lên diễn đàn hộ tôi vì cái link này chỉ tồn tại trong 7 ngày và bị giới hạn về số lần Download, cho vào mục tài liệu về PSoC cũng được.
                          AFH ơi,
                          Cái links của bồ die sớm quá.
                          Có ai down được chưa vậy, nếu có thì có thể mail cho mình theo địa chỉ mw_vn@yahoo.com nhé.
                          Thanks
                          Sự lười biếng là nguyên nhân làm cho nhiều ý tưởng mới được hình thành.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi AFH
                            Đọc cái này thấy quen quen, không biết bạn lấy từ nguồn nào mà giống đồ án tốt nghiệp của tôi ghê.
                            Nhân tiện đây tôi trích phần Giới thiệu về PSoC trong đồ án của tôi để những ai cần thì có thể lấy làm tài liệu nghiên cứu. Phần này được tôi nghiên cứu và dịch từ Datasheet vào đầu năm 2004.
                            Vì lý do bản quyền và lý do riêng, tài liệu chỉ có thể được xem trực tiếp trên máy hoặc in ra để đọc. Bạn không được quyền copy trực tiếp, tuy nhiên nếu muốn dùng vào mục đích khác, bạn có thể đánh lại y hệt (ý tôi là bạn phải tự gõ vào thì mới nhớ được và hiểu được, nếu copy trực tiếp thì thật là không chấp nhận được với một người nghiên cứu kỹ thuật. Nhỉ?)
                            Trong quá trình nghiên cứu và dịch thuật, có thể có những điểm sai sót, mong nhận được phản hồi từ phía các bạn.
                            Thanks
                            AFH
                            Thứ nhất tôi xin trả lời cậu như sau:
                            Tài liệu thì có ở nhiều nguồn, việc hiểu tài liệu thì cũng có thể có những lúc giống nhau, cũng tương tự như thế khi lược dịch 1 tài liệu thì có đôi lúc ý tưởng biên dịch trùng với nhau (mặc dù từ tiếng anh là đa nghĩa, nhưng trong 100 lần dịch thì cũng phải có khoảng 50 - 70 lần 2 người sử dụng chung 1 từ từ một hệ thống CSDL của từ điển) nên việc bạn đọc quen quen là chuyện thường.
                            Còn việc giả sử có người copy của bạn thì điều đó cũng là chuyện bình thường khi họ đã hiểu và không muốn phải mất công gõ lại (việc học thuộc lòng như cậu nói chỉ xảy ra đối với sinh viên thôi). Ví dụ như nếu công việc đòi hỏi thời gian gấp mà cậu ngồi nghĩ được một source thì sẽ rất mất thời gian trong khi cậu tìm trên mạng đã có người Free cho cậu rồi chỉ việc mang về chỉnh sửa và hiểu nó chắc sẽ đảm bảo tiến độ công việc.
                            Nguời nghiên cứu kỹ thuật không phải là người chỉ đi học thuộc lòng lý thuyết rồi đưa ra những công thức lằng nhằng để bảo vệ ý tưởng của mình mà họ phải là những người giải quyết được những bài toán thực tế với thời gian ngắn nhất và hiệu quả nhất
                            |

                            Comment


                            • #29
                              Bạn ngụy biện hết sức vô lý.

                              - Trích lược thông tin hay tài liệu ở đâu thì về nguyên tắc phải ghi rõ nguồn ở đâu.
                              - Làm gì có chuyện 2 người cùng dịch một đoạn lớn hơn 200 từ lại y hệt từng dấu chấm dấu phẩy.
                              - Tài liệu biên dịch chỉ nhằm để đọc hoặc sử dụng vào một cái gì tương tự như đồ án, luận văn, báo cáo...... Do vậy kô phải source code để mà chỉnh sửa rồi cho vào đâu nhé. Tất nhiên phần này cũng chỉ là nhắc nhở những người kô chủ ý tìm hiểu PSoC mà chẳng qua phải làm đồ án, luận văn hay báo cáo về PSoC mà thôi.

                              Muốn giải quyết bài toán nhanh và hiệu quả thì phải cần đến nhiều lý thuyết và những cái công thức lằng nhằng đấy đấy bạn haile thân mến ạ. Chắc bạn hay làm những ứng dụng đơn giản đến mức có thể vẽ ngay ra trong đầu nên mới nghĩ thế thôi. Với những ứng dụng phức tạp đố bạn chỉ nghĩ trong đầu mà làm được đấy. Ví dụ viết phần mềm điều khiển thang máy dân dụng hoặc viết phần mềm cho biến tần xem (ví dụ biến tần dạng V/Hz là loại đơn giản nhất rồi đấy, nhưng cũng kô thể nghĩ trong đầu được đâu, phải có lý thuyết và nhiều công thức lằng nhằng lắm đấy nhé).
                              Hết.

                              AFH

                              Comment


                              • #30
                                Dù sao cũng cám ơn anh haile đã post bài viết này lên, những newbie như em học được rất nhiều từ những bài viết như thế này.
                                Cám ơn các thành viên ban quản trị đã bỏ công sức để xây dựng sân chơi này. Đặc biệt cám ơn anh yesme@ và itek. Chúc diễn đàn ngày càng phát triển.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hoaibk54 Tìm hiểu thêm về hoaibk54

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X