Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại sao các công ty Việt Nam vẫn sử dụng PIC - AVR

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
    Bác queduong nói toẹt vấn đề ra thế này thì có hơi sớm quá không !
    Thì bên mình , các cty khác cũng suy nghĩ và làm tương tự đó thôi .

    Mục đích của các cty là gì ? là để kiếm tiền ... Chứ mang mấy con chip ra bảo sản phẩm bên tôi làm toàn công nghệ cao, chip ARM , STM hay gì gì nói với khách hàng ư ??? Họ chẳng buồn quan tâm nếu sản phẩm chẳng ra gì . Họ chẳng biết chip nọ kia nên ARM , STM , PIC ... hay con gì đi nữa thì họ chẳng có khái niệm.

    Giảng giải về công nghệ cho họ thì chẳng khác đọc thơ cho bò nghe. Nên :

    --- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng ( tư vấn thêm cho họ - không có vấn đề gì lăn tăn về ý tưởng hay sản phẩm nữa --> chốt).
    --- Báo giá
    --- Điều kiện ( bảo hành hoặc không bảo hành .v.v. )
    --- Đôi bên thỏa thuận OK ( đặt cọc )
    --- Làm sản phẩm, bàn giao ... thu tiền . Xong !
    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

    Comment


    • #92
      Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
      Còn muốn thông số, số liệu cụ thể để chứng minh thì cái thông số hay nhất là giờ hơn 90% công ty điện tử việt nam vẫn sử dụng PIC - AVR - 89 - 8bit mcu. Trên thế giới cũng tương tự.
      Bạn có dẫn chứng đáng tin cậy về con số 90% kia không? (Mình tạm giả định khi bạn nói "vẫn sử dụng PIC - AVR - 89 - 8bit mcu" có nghĩa là các con 8 bit được dùng trong hơn 50% sản phẩm của công ty đó. Còn nếu cty dùng phần lớn là chip 32 bit nhưng mỗi năm vẫn sản xuất cỡ 1 vài % dung chip 8 bit thì sẽ được đưa khỏi con số 90% kia)

      Nếu giả định trên của mình là đúng thì mình sợ rằng bạn đang nói về thì trường cách đây 5-7 năm chứ không phải bây giờ. Mình đã post cái link dẫn chứng ở mấy trang trước nhưng mình sẽ post lại để dễ theo dõi:
      Click image for larger version

Name:	bulletin20130425Fig02.jpg
Views:	1
Size:	104.5 KB
ID:	1389443
      http://www.icinsights.com/news/bulle...based-Devices/

      Cái số liệu kia nói rằng 8 bit chẳng đứng số 1 cái gì cả bạn ạ!

      Historically, the 8-bit segment has dominated MCU sales, but as shown in Figure 2, the 32-bit segment became the leading segment of the MCU market in 2010. The difference between 4-/8- and 32-bit MCU sales was just $235 million in 2010, but the size gap has grown much wider since then. The 32-bit microcontroller segment is forecast to reach nearly $6.9 billion in 2013, 57% larger than the size of the 4 /8-bit MCU market.

      In terms of unit shipments, 16-bit microcontrollers became the largest volume MCU category in 2011, overtaking 8-bit devices for the first time that year. Shipments of 16-bit MCUs grew 11% in 2012 after a 23% increase in 2011, partly on the strength of automotive applications. In 2013, 16-bit MCU shipments are expected to rise 9% to 7.9 billion units. Shipments of 4-/8-bit MCUs are expected to grow 6% to 6.7 billion in 2013. Meanwhile, 32-bit MCU shipments are forecast to climb by 20% in 2013 to 4.5 billion units.

      IC Insights believes the makeup of the MCU market will undergo substantial changes in the next five years with 32-bit devices steadily grabbing a greater share of sales and unit volumes. By 2017, 32-bit MCUs are expected to account for 55% of microcontroller sales, while 16-bit devices will represent 22% of market revenues and 4-/8-bit will be about 23%, based on IC Insights’ forecast. In terms of unit volumes, 32-bit MCUs are expected account for 38% of microcontroller shipments in 2017, while 16-bit devices will represent 34% of the total, and 4-/8-bit designs are forecast to be 28% of units sold that year

      Comment


      • #93
        Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
        Đơn giản là được việc, khách hàng chấp nhận sản phẩm và ra tiền ... còn không thì chip giời cũng chết ! Bàn tới bàn tui làm gì trong khi bụng vẫn đói !!!

        - Rẻ nhưng không sẵn, đường xa cách trở , xuất nhập không thuận tiện ... thì cũng xin kiếu . Đang làm mà cháy hàng lại gặp mấy con buôn chém , ép giá nữa thì có nước sập .

        - Những thằng làm chuyên nghiệp đều tính " nguồn " cả rồi ... chứ 1 ,2 trăm cái thì loanh quanh nhặt luôn chip sẵn có ... Vợt nhanh mà lấy tiền đi thôi . !
        Nếu các bác kiên định với cái lý do để PIC/AVR vẫn chiếm thị phần lớn ở VN là do quen chip, do dễ mua, do dự án của các bác chỉ cần như vậy thì mọi người đâu có bị kéo vào tranh luận về giá, chức năng...

        Mà lý do trên của các bác rất chính xác => Sao chúng ta không thảo luận tiếp cái theo hướng: Tại sao thế giới đang chuyển sang sang 32 bit (dẫn chứng ở post trên) trong khi ở VN mình 8 bit vẫn đủ dùng? Có sự khác biệt giữa sản phẩm đang được nghiên cứu sản xuất ở VN với sản phẩm đang được nghiên cứu sản xuất ở nước ngoài hay không?

        Comment


        • #94
          Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết
          Nếu các bác kiên định với cái lý do để PIC/AVR vẫn chiếm thị phần lớn ở VN là do quen chip, do dễ mua, do dự án của các bác chỉ cần như vậy thì mọi người đâu có bị kéo vào tranh luận về giá, chức năng...

          Mà lý do trên của các bác rất chính xác => Sao chúng ta không thảo luận tiếp cái theo hướng: Tại sao thế giới đang chuyển sang sang 32 bit (dẫn chứng ở post trên) trong khi ở VN mình 8 bit vẫn đủ dùng? Có sự khác biệt giữa sản phẩm đang được nghiên cứu sản xuất ở VN với sản phẩm đang được nghiên cứu sản xuất ở nước ngoài hay không?
          VN không sản xuất được chip, không có nền tảng công nghệ hay các trang thiết bị tốt phục vụ cho nghành điện tử nói riêng... nên phải ngậm ngùi là chậm phát triển là đương nhiên !

          Giả sử giờ 1 con chip với kiểu chân BGA ( 200 chân ) ... để làm được cái mạch in rất nhiều lớp ở VN không phải là chuyện dễ dàng, để đo kiểm bằng các thiết bị cũng chẳng dễ dàng ( vì điều kện hạn hẹp ... lấy đâu ra thiết bị mà đo ), tool, software đâu mà debug, kiểm chuẩn . ( để thử nghiệm , kiểm nghiệm nó mất bao lâu ... trong điều kiện "trên răng dưới lựu đạn ?") Có phải cơ sở, cty nào cũng có máy đóng chip !!! Cách tốt nhất là sài module mang về rồi phát triển , thêm , nhúng ... để đảm bảo yếu tố mạch ngon, lắp ráp chuẩn , chạy tốt , đỡ nặng về việc phát triển phần cứng tập trung vào việc phần mềm, firmware như 1 số các cty hiện vẫn đang làm.
          Đa phần các cty ở VN làm theo yêu cầu đặt hàng và dự án , ít và số nhỏ lẻ mới làm hàng thương mại . Làm theo dự án hay đặt hàng thì còn do yêu cầu của đối tác , bài toán cụ thể , giá cả . Muốn dùng 32 bit cũng chẳng dám mà dùng, mà bài toán đó chẳng cần đến 32 bit thì lại càng không nên dùng.

          Nghiên cứu sản phẩm để phục vụ xã hội, trong nghành nào đó thì do hoàn cảnh phát sinh , đảm bảo được các yếu tố thuận lợi thì mới ra đời được sản phẩm .

          32 bit thì do khách đặt hàng thôi , các cty người ta cũng sài từ 4 - 32 bit và hệ CPU là chuyện bình thường , mỗi cty có phòng nghiên cứu và phát triển riêng ... chứ không phải như mọi người nói giờ họ mới sang 32 bit .
          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

          Comment


          • #95
            Bác Elenor cho tôi theo hàn chip với!????


            Tôi đã khóc sau khi đọc câu này:

            Trích lời Elenor => Sao chúng ta không thảo luận tiếp cái theo hướng: Tại sao thế giới đang chuyển sang sang 32 bit (dẫn chứng ở post trên) trong khi ở VN mình 8 bit vẫn đủ dùng? Có sự khác biệt giữa sản phẩm đang được nghiên cứu sản xuất ở VN với sản phẩm đang được nghiên cứu sản xuất ở nước ngoài hay không?

            Đọc xong mà sướng hết cả người.

            Comment


            • #96
              Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết
              Bạn có dẫn chứng đáng tin cậy về con số 90% kia không? (Mình tạm giả định khi bạn nói "vẫn sử dụng PIC - AVR - 89 - 8bit mcu" có nghĩa là các con 8 bit được dùng trong hơn 50% sản phẩm của công ty đó. Còn nếu cty dùng phần lớn là chip 32 bit nhưng mỗi năm vẫn sản xuất cỡ 1 vài % dung chip 8 bit thì sẽ được đưa khỏi con số 90% kia)

              Nếu giả định trên của mình là đúng thì mình sợ rằng bạn đang nói về thì trường cách đây 5-7 năm chứ không phải bây giờ. Mình đã post cái link dẫn chứng ở mấy trang trước nhưng mình sẽ post lại để dễ theo dõi:
              [ATTACH=CONFIG]79720[/ATTACH]
              http://www.icinsights.com/news/bulle...based-Devices/

              Cái số liệu kia nói rằng 8 bit chẳng đứng số 1 cái gì cả bạn ạ!
              Nhìn cái hình cho thấy mcu 8 bit đang ngày một rẻ đi, số lượng bán ra vẫn tăng trưởng đều đều ?????
              Trong khi số lượng bán ra vẫn tốt.

              Lấy mốc 13f trên cái hình:
              6000M đơn vị 8 BIT bán được ~ 4000M USD
              trong khi đó
              4000M đơn vị 32 BIT bán được ~ 7000M USD

              Khỏi hỏi ai cũng biết cái nào tốn kém hơn, hay cái nào có số lượng bán nhiều hơn.

              cái này đọc cách đây vài bữa trên eetimes MCU market turns to 32-bits and ARM | EE Times

              Nói chung là hiện giờ tỉ lệ giá/hiệu năng 8 bit vẫn tốt

              Đây là của renesas
              Click image for larger version

Name:	concept1_1.gif
Views:	1
Size:	17.2 KB
ID:	1389444
              RX Family Development of the RX Family | Renesas Electronics Europe

              Nhưng lưu ý là 2015 là nó dự thế thôi còn thực tế có thể khác
              Ví dụ như năm 2010 người ta dự là MCU 8 bit nó chạy đụng nóc biểu đồ cơ, nhưng chẳng ai ngờ rằng 16 bit lại vượt qua và vẫn gữ vị trí thống lĩnh từ 2011 đến nay về số lượng MCU được bán ra.

              Còn tại sao các hãng lại cố lèo lái để tạo thành xu hướng 32 bit ? đơn giản hãy lưu ý đến điều này.
              6000M đơn vị 8 BIT bán được ~ 4000M USD
              4000M đơn vị 32 BIT bán được ~ 7000M USD
              Đó cũng là lý do 8 Bit năm 2010 được dự là tăng kịch trần. 16 bit bị cho là bỏ đi.
              Từ chối trách nhiệm:
              Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
              Blog: http://mritx.blogspot.com

              Comment


              • #97
                Tạm thời gát mấy cái linh tinh đi các anh.
                Qua lại với cái này thì hữu ích nhiều hơn:

                --> Sao chúng ta không thảo luận tiếp cái theo hướng: Tại sao thế giới đang chuyển sang sang 32 bit - trong khi ở VN mình 8 bit vẫn đủ dùng?
                --> Có sự khác biệt giữa sản phẩm đang được nghiên cứu sản xuất ở VN với sản phẩm đang được nghiên cứu sản xuất ở nước ngoài hay không?

                Đọc từ đầu đến chân, thấy những bài của chú Elenor là hữu ích và "Không" bị hại não nhất.
                Ai đồng ý với mình thì Like cái nào?
                Last edited by eKhanhHoa; 09-12-2013, 16:42.

                Comment


                • #98
                  --> Sao chúng ta không thảo luận tiếp cái theo hướng: Tại sao thế giới đang chuyển sang sang 32 bit - trong khi ở VN mình 8 bit vẫn đủ dùng?
                  --> Có sự khác biệt giữa sản phẩm đang được nghiên cứu sản xuất ở VN với sản phẩm đang được nghiên cứu sản xuất ở nước ngoài hay không?

                  Cài này ko hẳn nhé anh. Nếu nói như thế này thì Thế giới nó chỉ bán chip 8bit cho vn thôi à?? Thực tế vn tiêu thụ 8bit chả đc mấy. Điều đó đồng nghĩa thế giới vẫn sx và vẫn dùng 8bit như bình thường.
                  Chuyện nghiên cứu và làm sp thì các anh ở trên chỉ mãi rồi, nó phụ thuộc quá nhiều yếu tố để quyết định chọn cái nào và tất nhiên phương án đó phải mang lại hiệu quả và lợi nhuận nhất có thể.
                  Ko phải 32bit ko ai làm, ko ai nghiên cứu.


                  Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
                  Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

                  Comment


                  • #99
                    Có lần mình đã định chuyển sang chip "đời cao", nhưng đến phần layout thì lại chán. Nó không thể đơn giản gọn gàng như chip 8-bit được.
                    Tại sao mình thích kiểu vỏ SOIC và PDIP? Tại vì điều kiện mạch in ở mình không tốt.
                    Tại sao mình không thích chip có nhiều chân nguồn? Tại vì khó làm với mạch 1, 2 lớp.

                    Mỗi dòng chip nó sẽ hướng đến nhóm đối tượng khách hàng / ứng dụng nhất định. Giết trâu bằng dao mổ gà hay giết gà bằng giao mổ trâu thì nhìn đều chán như nhau.

                    Nếu có người hỏi mình "sao anh không dùng chip 32-bit?" thì câu trả lời của mình là "tôi chưa cần".

                    Nếu về chi phí phần cứng thì một mạch dùng chip 32-bit không thể rẻ bằng một mạch dùng chip 8-bit được. (cái này mình khẳng định một cách không chắc chắn).
                    Nếu lập trình một chương trình nhỏ hoặc thuật toán đơn giản thì dùng chip 8-bit sẽ nhanh hơn.
                    Nếu chương trình có khối lượng tính toán nhiều hoặc thuật toán phức tạp thì chip 32-bit sẽ hiệu quả hơn.

                    Mục đích làm là tối ưu lợi nhuận, tức là phải giảm chi phí.
                    Chi phí = chi phí thiết kế + chi phí sản xuất.
                    Chi phí sản xuất = chi phí linh kiện vật tư + chi phí gia công.

                    Ta sẽ thấy rằng, nếu thiết kế sản xuất lẻ thì thời gian là quan trọng nhất. Giá chip hoàn toàn không quan trọng, chỉ cần nhanh và đảm bảo.
                    Nếu sản xuất số lượng rất lớn thì chi phí thiết kế không quan trọng. Có thể tốn thêm một vài tuần lập trình cho dù giá chip chỉ giảm 5k/con. Con nào "làm được" và giá rẻ là dùng.

                    Và trong lĩnh vực của chúng mình, thiết kế điện tử, "giỏi" không phải là dùng được các chíp "khủng" mà là thiết kế sắc xảo, có đường nét.
                    (mình tin rằng hầu hết anh em ở đây đều chơi được các dòng từ 8-bit đến 32-bit)

                    Comment


                    • Có lẽ nhiều anh em ở đây đã gặp trường hợp "phải vứt cái board to tổ bố của nó đi và thay bằng cái mạch bé bằng bàn tay"

                      Gần đây mình làm một số mạch dùng PIC 8-bit mà trong vòng lặp chính chỉ nháy LED hoặc lấy trung bình ADC. Chạy bằng phần cứng hết rồi còn đâu .
                      (ví dụ DC-UPS, eBike Driver Boad...)

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi KnowMore Xem bài viết
                        Có lần mình đã định chuyển sang chip "đời cao", nhưng đến phần layout thì lại chán. Nó không thể đơn giản gọn gàng như chip 8-bit được.
                        Tại sao mình thích kiểu vỏ SOIC và PDIP? Tại vì điều kiện mạch in ở mình không tốt.
                        Tại sao mình không thích chip có nhiều chân nguồn? Tại vì khó làm với mạch 1, 2 lớp.

                        Mỗi dòng chip nó sẽ hướng đến nhóm đối tượng khách hàng / ứng dụng nhất định. Giết trâu bằng dao mổ gà hay giết gà bằng giao mổ trâu thì nhìn đều chán như nhau.

                        Nếu có người hỏi mình "sao anh không dùng chip 32-bit?" thì câu trả lời của mình là "tôi chưa cần".

                        Nếu về chi phí phần cứng thì một mạch dùng chip 32-bit không thể rẻ bằng một mạch dùng chip 8-bit được. (cái này mình khẳng định một cách không chắc chắn).
                        Nếu lập trình một chương trình nhỏ hoặc thuật toán đơn giản thì dùng chip 8-bit sẽ nhanh hơn.
                        Nếu chương trình có khối lượng tính toán nhiều hoặc thuật toán phức tạp thì chip 32-bit sẽ hiệu quả hơn.

                        Mục đích làm là tối ưu lợi nhuận, tức là phải giảm chi phí.
                        Chi phí = chi phí thiết kế + chi phí sản xuất.
                        Chi phí sản xuất = chi phí linh kiện vật tư + chi phí gia công.

                        Ta sẽ thấy rằng, nếu thiết kế sản xuất lẻ thì thời gian là quan trọng nhất. Giá chip hoàn toàn không quan trọng, chỉ cần nhanh và đảm bảo.
                        Nếu sản xuất số lượng rất lớn thì chi phí thiết kế không quan trọng. Có thể tốn thêm một vài tuần lập trình cho dù giá chip chỉ giảm 5k/con. Con nào "làm được" và giá rẻ là dùng.

                        Và trong lĩnh vực của chúng mình, thiết kế điện tử, "giỏi" không phải là dùng được các chíp "khủng" mà là thiết kế sắc xảo, có đường nét.
                        (mình tin rằng hầu hết anh em ở đây đều chơi được các dòng từ 8-bit đến 32-bit)
                        Bác nói quá đúng!
                        ĐT : 01676455880

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                          Nhìn cái hình cho thấy mcu 8 bit đang ngày một rẻ đi, số lượng bán ra vẫn tăng trưởng đều đều ?????
                          Trong khi số lượng bán ra vẫn tốt.

                          Lấy mốc 13f trên cái hình:
                          6000M đơn vị 8 BIT bán được ~ 4000M USD
                          trong khi đó
                          4000M đơn vị 32 BIT bán được ~ 7000M USD

                          Khỏi hỏi ai cũng biết cái nào tốn kém hơn, hay cái nào có số lượng bán nhiều hơn.

                          cái này đọc cách đây vài bữa trên eetimes MCU market turns to 32-bits and ARM | EE Times

                          Nói chung là hiện giờ tỉ lệ giá/hiệu năng 8 bit vẫn tốt

                          Đây là của renesas
                          [ATTACH=CONFIG]79723[/ATTACH]
                          RX Family Development of the RX Family | Renesas Electronics Europe

                          Nhưng lưu ý là 2015 là nó dự thế thôi còn thực tế có thể khác
                          Ví dụ như năm 2010 người ta dự là MCU 8 bit nó chạy đụng nóc biểu đồ cơ, nhưng chẳng ai ngờ rằng 16 bit lại vượt qua và vẫn gữ vị trí thống lĩnh từ 2011 đến nay về số lượng MCU được bán ra.

                          Còn tại sao các hãng lại cố lèo lái để tạo thành xu hướng 32 bit ? đơn giản hãy lưu ý đến điều này.

                          Đó cũng là lý do 8 Bit năm 2010 được dự là tăng kịch trần. 16 bit bị cho là bỏ đi.
                          Có vẻ như là bạn không có dẫn chứng cho cái 90% bạn nói ở post trước nhỉ?
                          Cái article ở eetimes thực tế chỉ là trích lại của cái ở icinsights thôi.

                          Phân tích kỹ hơn cái số liệu ở trang IcInsights và Eetimes thì:
                          - Năm 2009, 8 bit giữ vị trí số 1 cả về doanh số cũng như số lượng chip được bán ra
                          - Năm 2010, doanh thu lớn nhất đã rơi về mảng 32 bit nhưng số lượng chip bán ra thì 8 bit vẫn nhiều nhất.
                          - Năm 2011, 8 bit cũng không còn giữ vị trí số 1 về số lượng chip bán ra nữa.
                          - Số lượng chip 16 bit và 32 bit được bán ra liên tục tăng từ 2009 đến nay, còn 8 bit thì giảm rất nhiều trong năm 2011, và đến 2013 thì nó vẫn chưa thể đạt lại con số của năm 2010
                          - Dự báo đến 2017 thì 32 bit chiếm 55% doanh thu + 38% số lượng bán, trong khi 8 bit chiếm 23% doanh thu + 28% số lượng bán.

                          Nhìn như vậy mà bạn vẫn còn cố gắng phản đối cái khái niệm "xu hướng" của 32 bits thì chịu bạn...

                          Còn nói về số lượng 8 bit đang được bán ra, nó chắc chắn vẫn còn nhiều, thậm chí sau 10 năm nữa vẫn còn nhiều. Lý do là vòng đời của 1 sản phẩm dùng trong automotive hoặc công nghiệp kéo dài tầm 10-15 năm. Nếu 1 sản phẩm được thiết kế hoàn chỉnh 5 năm trước đây thì 10 năm nữa nó cũng vẫn còn được sản xuất. Sản phẩm đã hoàn thiện thì chẳng ai thay đổi nó làm gì cả nên 8 bit vẫn phải được mua. Nhưng cái số lượng bán này ít liên quan đến ông kỹ sư thiết kế nào cả vì các ông ấy sẽ phải thiết kế cho các sản phẩm mới, mà các sản phẩm mới thì phải hơn cái cũ tính năng gì đấy, cái tính năng mới ấy có thể yêu cầu chip 16 hoặc 32 bit chứ 8 có thể không còn đủ nữa

                          Túm lại ý của mình là: Mặc dù 8 bit vẫn còn được bán nhiều, nhưng do các yêu cầu về tính năng của sản phẩm ngày càng phải được tăng lên, người ta dùng chip 32 bit (thay cho chip 8 bit) cho các thiết kế mới ngày càng nhiều.

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi KnowMore Xem bài viết
                            Có lẽ nhiều anh em ở đây đã gặp trường hợp "phải vứt cái board to tổ bố của nó đi và thay bằng cái mạch bé bằng bàn tay"

                            Gần đây mình làm một số mạch dùng PIC 8-bit mà trong vòng lặp chính chỉ nháy LED hoặc lấy trung bình ADC. Chạy bằng phần cứng hết rồi còn đâu .
                            (ví dụ DC-UPS, eBike Driver Boad...)
                            Nếu chúng ta chỉ nhìn vào microchip thôi, thì nếu nói như các bạn, loại chip 16 bit và 32 bit của họ bán cho ai? Bạn nhìn vào các con 16 bit trên trang microchip thì bạn sẽ thấy họ cũng chỉ nhắm vào mấy cái liên quan đến năng lương (như DC-UPS của bạn) hoặc motor control (eBike) thôi.

                            Integration Level 4 - Intelligent Power | Microchip Technology Inc.

                            Cái link trên nó viết về Intelligent Power Integration Level. Đại khái có 4 level, mà trong level 4 mình thấy nó chỉ viết về dsPIC nữa thôi. Nếu chỉ cần thỏa mãn với các level thấp, cái UPS chỉ cần hiệu suất 80% chứ không cần 90%, cái ebike chỉ cần chạy 40km 1 lần xạch là được chứ không cần phải chạy mượt mà trong 50km thì đúng là chẳng cần phải nâng cấp chip 8 bit lên dsc hoặc 32 bit làm gì cả.

                            Còn việc thay cái mạch phức tạp của người ta bằng cái mạch đơn giản hơn và hài lòng vì nó vẫn chạy mà lại rẻ, thì thực ra cũng do sự dễ dãi của pháp luật cũng như của khách hàng Việt Nam thôi.

                            Chắc hiếm có đất nước nào mà bình nóng lạnh giật chết bao nhiêu người nhưng không một nhà sản xuất nào phải chịu 1 đồng trách nhiệm.

                            Các thị trường phát triển thì hàng bán được không chỉ cần khách hàng tín nhiệm mà cần phải được chính phủ kiểm tra các thông số như hiệu suất, thân thiện môi trường... trước. VN mình thì mọi người happy nếu mình mua được cái xe rẻ hơn mấy triệu mà dek thèm quan tâm là nó thải thêm mấy tấn CO2 vào môi trường còn ở bên tư bản thì người dùng có thể cũng muốn vậy nhưng chính phủ nó dek cho.

                            Cái mạch điều khiển xe của người ta ngoài 1 con mcu điều khiển thì người ta có thể phải lắp thêm 1 con khác để đề phòng khi con chính hoạt động sai. Người ta phải đảm bảo rằng khi bóp phanh thì dù ga đang bao nhiêu đi nữa xe cũng phải dừng (Các cơ chế Fail Safe) thì ở mình chắc mấy người quan tâm đến cái ấy.

                            Cái máy ép của người ta thì người sử dụng phải ấn cả 2 tay vào 2 nút cùng lúc máy nó mới hoạt động. Lý do là tứ chi của người thì 2 chi để đứng, 2 chi bấm 2 cái nút, suy ra không còn cái chi nào khác có thể đưa vào trong máy để mà bị kẹp nát, như vậy mới đảm bảo an toàn. Còn về mình thì đấu tắt 2 con để chỉ phải bấm 1 nút, tay còn lại để mà làm việc khác

                            Ở thị trường phát triển thì cháy nổ IC là lỗi nghiêm trọng nhất, nghiêm trọng hơn bất kỳ lỗi nào khác. Mình đã từng phải xử lý việc phân tích xem 1 lô hàng nó hàn sai con điện trở mấy chục ohm vào chỗ mấy k. Kết luận là con điện trở ấy có thể bị quá tải và bị cháy => Có thể gây ra quá nhiệt => Cty quyết định lôi hàng ở container đã xếp lên tàu biển về để thay mỗi con trở, sau đó ship bằng đường không đi quốc tế và chấp nhận giá ship còn lớn hơn giá của cái máy. Còn ở VN mình ư, "cháy nổ IC không được bảo hành"

                            Comment


                            • TrầnTít :
                              Ở bên Tây đường phố sạch sẽ không nhiều khói bụi, người Tây lịch sự lúc nào cũng sơ vin , cara vát ... đi giày đen bóng lộn, lúc nào cũng cười nói , bắt tay, chào hỏi cám ơn chứ không như ở VN . Người Tây làm việc nhẹ nhàng , văn minh , không phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt như ở VN ... nên người Tây 1 tháng không tắm là chuyện bình thường ( có bẩn đâu mà tắm ) , ở bên Tây người ta không có khái niệm với Rề sô na !!!

                              Lại nói ở bên Tây , con người đã văn minh, thực phẩm ở đây vừa ngon , sạch sẽ lại to nữa . Ở Bên Tây quả chuối nó to bằng quả bí đao , quả cam nó to như trái banh của mình vậy ... !

                              Lò A Mít :

                              Úi chà ... Thế cơ à , ước gì tôi cũng 1 lần được đi Tây giống ông , để cho nó biết cái văn minh , cái sạch sẽ ở trời Tây ... Chứ ở VN quanh năm với ruộng đồng, bỗ bã , ô nhiễm, bẩn thỉu và con người không mấy lịch sự khi nói chuyện ...!
                              Ông Tít này! Về lần này bao giờ lại sang bên đó ? Chẳng mấy khi anh em có dịp gặp nhau, trời nóng thế này ... lại mất điện . Ông ngồi đây tôi ra vườn hái ít hoa quả vào ăn cho mát !!! Rồi tí ở lại đây làm vài chén rượu !!!

                              Click image for larger version

Name:	1335230715_0028148c.jpg
Views:	1
Size:	70.2 KB
ID:	1389493

                              TrầnTít :
                              Ông biết không, ở bên Tây ý ... Dưa hấu của nó to lắm .... chứ không bé như ở VN mình thế này đâu ...!!!

                              Lò A Mít :
                              Ấy dà ... Khoa khoan ... Chắc ông xa nhà sang Tây ở lâu quá nên quên hết cả rồi , đây không phải dưa hấu ông ơi !!!
                              Trần Tít : ????

                              Lò A Mít :

                              Nho nhà ta mới trồng đấy ông ạ !
                              Trần Tít : mmh !.....!!!!!!!!
                              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                              Comment


                              • Lâu lắm rồi ko ghé vào thăm diễn đàn.
                                Anh Dương trả lời đúng nhưng mà cách anh phản bác một ý kiến của thành viên như vậy là ko tốt nhé.
                                Thảo luận là chính thôi.
                                Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                                Câu hỏi này đúng với tên nick !

                                1) Đơn giản là người ta đã thiết kế ổn định trước đó , không muốn thay đổi
                                2) Chất lượng khá , tốt đủ dùng
                                3) Công cụ support đầy đủ , dễ thao tác , chỉnh sửa hay học
                                4) Đừng nghĩ giá thành nó đắt hơn ... các hãng đều có những chiến lược cạnh tranh và mặt bằng chung ( hãy xem nền tảng công nghệ , phụ kiện kèm theo , chế độ hậu mãi .v.v rồi hãy đánh giá là đắt hay rẻ !

                                5) Đối với các thiết kế mới , người ta phải nhìn vào bài toán thiết kế để lựa chọn cho phù hợp .

                                Lấy ví dụ 1 bài toán : Thiết kế 1 cảm biến , sensor sử dụng PIN Cmos máy tính ... với thời gian sử dụng >2 năm mới phải thay PIN ....
                                thì đương nhiên người ta sẽ tìm đến với PIC nano Watt .... Chứ mấy thằng kô tếch , 8051 ( 89 ) , AVR ... liệu có chạy nổi không ?

                                ( thử tìm những con Kô tếch với công nghệ nA ( nano Ampe ) xem giá cả thế nào rồi so sánh !
                                Ai bảo chăn trâu là khổ ...!?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hoingu Tìm hiểu thêm về hoingu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X