Thông báo

Collapse
No announcement yet.

MCHP mua bản quyền MIPS M14K để chuẩn bị cho thế hệ PIC32 mới

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • MCHP mua bản quyền MIPS M14K để chuẩn bị cho thế hệ PIC32 mới

    http://microchip.com/stellent/idcplg...param=en551486

    Microchip đã chính thức công bố việc mua bản quyền M14K để phát triển dòng PIC32 mới.

    Cá nhân F đánh giá, Core M14K nó giống như dạng CortexMx của ARM, nghĩa là nó sẽ phục vụ mạnh hơn cho nhu cầu giá rẻ. Với thông tin công bố, rằng về mặt tính năng thì nó tương đương với 98% so với M4K, nhưng về tối ưu code thì nó tối ưu hơn 30%.

    Như vậy, khi nhà sản xuất giảm được 30% kích thước cho Flash, thì giá thành rẻ đi đáng kể.

    Nếu ước lượng một con PIC32 với giá niêm yết bán lẻ từ 5-15$, thì kỳ vọng với core mới này, giá bán lẻ sẽ còn lại từ 3-10$, tùy thuộc vào số chân.
    http://www.microchip.com/wwwproducts...cName=en532432

    Một con PIC32 với 64 chân, giá bán lẻ ở VN khoảng 4.5$/pcs như con này, thì chắc chắn khi chuyển sang core mới, dung lượng Flash ít đi khoảng 30% (để thực hiện công việc tương tự), thì khả năng giá bán lẻ của PIC32 có thể đạt tới mức 3$/pcs là chuyện hoàn toàn có thể.

    Cũng có thể nhà sản xuất sẽ duy trì mức giá, và đẩy dung lượng Flash ngang bằng nhưng cho phép người dùng sử dụng thoải mái hơn, điều này cũng chưa xác định.

    Hiện nay Cortex Mx đang là một trào lưu lớn của thị trường, bằng chứng cụ thể khi diễn đàn chúng ta mở ra box 32-bit, chủ yếu để support cho các trao đổi đang ngày càng nhiều về vấn đề này. Chúng ta có thể chờ xem PIC32 thế hệ mới sẽ có những gì? Có lẽ ra tết sẽ có thông tin về nó (F cũng không rõ, chỉ phân tích dựa vào các thông tin được cung cấp công khai ở đây).

    Chúc vui
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • #2
    Thằng MIPS đang đấu với Arm, đây là tình hình chung và là tin mừng, hi vọng cuộc đấu sẽ khóc liệt hơn nữa cho người tiêu dùng và nhà phát triển được lợi.
    Anh em vào 2 trang http://www.mips.comhttp://www.arm.com xem tụi nó đấu nhau
    .....
    1074K vs Cortex-A15
    M14K vs CortexM
    .....
    Tình hình bây giờ giống như Motorola 68000 và Intel's x86 trên thị trường PC vào những năm '80 - '90.

    Vài bữa nữa không biết cu MCHP có based core cao cấp hơn của MIPS đánh vào những dòng core như ARM926EJ, Cortex-A... của ARM không?
    Từ chối trách nhiệm:
    Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
    Blog: http://mritx.blogspot.com

    Comment


    • #3
      Nếu MC muốn theo các hãng khác dùng bằng cách dùng core cao cấp, có lẽ còn phải nỗ lực rất nhiều hơn nữa. MC có thể hoàn tất phần cứng trong thời gian ngắn tuy nhiên việc chuẩn bị cho mảng phần mềm và cộng đồng phát triển không thể làm 1 sớm 1 chiều được. Vì hiện tại cộng đồng ARM đã đi được chặn đường cũng khá rồi. Nhưng đây là tin mừng vì ít ra MC cũng đã thay đổi ý định và muốn đi vào mảng high end, người tiêu dùng chúng ta sẽ được lợi.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi thanh87 Xem bài viết
        Nếu MC muốn theo các hãng khác dùng bằng cách dùng core cao cấp, có lẽ còn phải nỗ lực rất nhiều hơn nữa. MC có thể hoàn tất phần cứng trong thời gian ngắn tuy nhiên việc chuẩn bị cho mảng phần mềm và cộng đồng phát triển không thể làm 1 sớm 1 chiều được. Vì hiện tại cộng đồng ARM đã đi được chặn đường cũng khá rồi. Nhưng đây là tin mừng vì ít ra MC cũng đã thay đổi ý định và muốn đi vào mảng high end, người tiêu dùng chúng ta sẽ được lợi.
        Phát biểu này chả đúng tí nào?!

        Core M14K không phải là core cao cấp hơn core M4K đang dùng, nó chỉ là mới hơn thôi, và về mặt tính năng có phần hạn chế hơn. Nó đảm bảo 98% tính năng so với core cũ M4K, nhưng tiết kiệm code size hơn, nên kỳ vọng giá rẻ hơn.

        Giống như kiểu Cortex Mx là dòng core rẻ tiền của ARM vậy, chứ không phải nó là cao cấp hơn. Mặc dù khái niệm cao cấp đã là rất mơ hồ.

        Vấn đề phần mềm và cộng đồng, đúng như bạn đánh giá, nó khó ở chỗ là có rất nhiều hãng đã support ARM, nhưng bản thân ARM thì nó đã tự hỗ trợ cho nó được rồi. Chính vì vậy, khi xài ARM, việc chuyển từ ATmel sang NXP hay sang TI hoặc ST là một việc tương đối dễ dàng.

        Nhưng việc chuyển đổi dễ dàng đó thì được ích lợi gì? Các hãng như TI, ST, Atmel, NXP... họ có muốn khách hàng của mình chuyển sang hãng khác một cách dễ dàng như vậy không? Thế thì họ phải làm sao để tự bảo vệ họ?

        Vậy chốt lại, cho tới giờ, phát triển core MIPS thành MCU theo nghĩa General Purpose thì chưa có đồng chí nào ngoài Microchip làm việc này. Do vậy, việc tương thích để chuyển từ PIC32 sang ST hay sang TI hay sang ATMEL... theo nghĩa cộng đồng thì có cần thiết không?

        Đó là vấn đề kinh doanh của các hãng, mà mình cũng không nên đi sâu vào làm gì.

        Nhưng về mặt kỹ thuật, thì đúng như bạn nói, đó là người kỹ sư ARM sẽ linh động hơn, và sẽ được support từ nhiều nguồn cho thiết kế của mình hơn. Bởi code cho ARM hầu như có thể dùng chung giữa các hãng từ TI, ST, Samsung... khi hệ thống chung thành Cortex. Điều đó có nghĩa là cộng đồng thiết kế có thể phát triển rất mạnh.

        Tuy vậy, các hãng kinh doanh lại quan tâm tới việc, cộng đồng mạnh, nhưng anh thắng được bao nhiêu thiết kế.

        Đối với MIPS và ARM, nó sẽ tranh chấp ở cấp độ ứng dụng.
        Đối với MCHP và các hãng dùng ARM, nó sẽ tranh chấp ở cấp độ khách hàng tại từng khu vực cụ thể, và một phần liên quan tới ứng dụng. Vì mảng ứng dụng của mỗi loại khác nhau.
        Đối với kỹ sư, họ quan tâm tới việc làm sao dễ làm nhất công việc của họ.

        Rõ ràng, đây là một thách thức đối với những thằng như MCHP và ST, TI, ATMEL.... kéo theo đó, nó bán cái việc oánh nhau này cho các disti và subdisti ở VN. Cụ thể, chỉ có một mình R&P ở VN "chống mafia" khi cả ST và TI đều có văn phòng đại diện và có hàng loạt subdisti ở VN. Sự support của R&P sẽ trở thành yếu cho cộng đồng thiết kế khi mà nhu cầu thiết kế ngày càng phát triển.

        Chính vì vậy, việc phát triển cộng đồng và hỗ trợ thiết kế là một trong những việc mà R&P đang phải cày bừa.

        Nói thẳng là giờ R&P chỉ đang đánh du kích trước kiểu tấn công ồ ạt của các hãng lớn. Nhưng R&P đã và đang bày binh bố trận vòng quanh roài.

        Chúc vui.
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • #5









          Xem chừng microchip vẫn hà tiện chuẩn giao tiếp hơn của các hãng khác
          Attached Files
          123...

          Comment


          • #6
            F nói thế thiệt thòi cho MIPS quá.

            Tiện đây ITX nói thêm về MIPS hy vọng có ích cho bạn nào muốn tìm hiểu về MIPS:

            * Cộng đồng sử dụng MIPS và ARM là tương đương nhau, xét cả về mã nguồn mở lẫn đóng.
            * Mức độ thông dụng là ngang ngửa nhau từ các thiết bị gia dụng (đầu DVD, giải mã....), giải trí cầm tay (máy MP3, MP4....), thông tin liên lạc( modem adsl, modem 3g....). Duy chỉ có cell phone là cu MIPS trước đây phải đứng ngoài do ARM liên kết với những thằng như Ericsson, Nokia..v.v... tạo lên một hàng rào ngăn cản nó nhưng năm 2010 này MIPS đã tuyên bố tiến vào tiến vào.
            * Khả năng: Click image for larger version

Name:	pic32-.jpg
Views:	1
Size:	81.6 KB
ID:	1345667
            ( @f : F nên cung cấp những bảng so sánh dạng này ra công chúng đi chứ, ITX phải lấy trong email tiếp thị của bọn china )
            Từ chối trách nhiệm:
            Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
            Blog: http://mritx.blogspot.com

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
              Phát biểu này chả đúng tí nào?!

              Core M14K không phải là core cao cấp hơn core M4K đang dùng, nó chỉ là mới hơn thôi, và về mặt tính năng có phần hạn chế hơn. Nó đảm bảo 98% tính năng so với core cũ M4K, nhưng tiết kiệm code size hơn, nên kỳ vọng giá rẻ hơn.

              Giống như kiểu Cortex Mx là dòng core rẻ tiền của ARM vậy, chứ không phải nó là cao cấp hơn. Mặc dù khái niệm cao cấp đã là rất mơ hồ.

              Vấn đề phần mềm và cộng đồng, đúng như bạn đánh giá, nó khó ở chỗ là có rất nhiều hãng đã support ARM, nhưng bản thân ARM thì nó đã tự hỗ trợ cho nó được rồi. Chính vì vậy, khi xài ARM, việc chuyển từ ATmel sang NXP hay sang TI hoặc ST là một việc tương đối dễ dàng.

              Nhưng việc chuyển đổi dễ dàng đó thì được ích lợi gì? Các hãng như TI, ST, Atmel, NXP... họ có muốn khách hàng của mình chuyển sang hãng khác một cách dễ dàng như vậy không? Thế thì họ phải làm sao để tự bảo vệ họ?

              Vậy chốt lại, cho tới giờ, phát triển core MIPS thành MCU theo nghĩa General Purpose thì chưa có đồng chí nào ngoài Microchip làm việc này. Do vậy, việc tương thích để chuyển từ PIC32 sang ST hay sang TI hay sang ATMEL... theo nghĩa cộng đồng thì có cần thiết không?

              Đó là vấn đề kinh doanh của các hãng, mà mình cũng không nên đi sâu vào làm gì.

              Nhưng về mặt kỹ thuật, thì đúng như bạn nói, đó là người kỹ sư ARM sẽ linh động hơn, và sẽ được support từ nhiều nguồn cho thiết kế của mình hơn. Bởi code cho ARM hầu như có thể dùng chung giữa các hãng từ TI, ST, Samsung... khi hệ thống chung thành Cortex. Điều đó có nghĩa là cộng đồng thiết kế có thể phát triển rất mạnh.

              Tuy vậy, các hãng kinh doanh lại quan tâm tới việc, cộng đồng mạnh, nhưng anh thắng được bao nhiêu thiết kế.

              Đối với MIPS và ARM, nó sẽ tranh chấp ở cấp độ ứng dụng.
              Đối với MCHP và các hãng dùng ARM, nó sẽ tranh chấp ở cấp độ khách hàng tại từng khu vực cụ thể, và một phần liên quan tới ứng dụng. Vì mảng ứng dụng của mỗi loại khác nhau.
              Đối với kỹ sư, họ quan tâm tới việc làm sao dễ làm nhất công việc của họ.

              Rõ ràng, đây là một thách thức đối với những thằng như MCHP và ST, TI, ATMEL.... kéo theo đó, nó bán cái việc oánh nhau này cho các disti và subdisti ở VN. Cụ thể, chỉ có một mình R&P ở VN "chống mafia" khi cả ST và TI đều có văn phòng đại diện và có hàng loạt subdisti ở VN. Sự support của R&P sẽ trở thành yếu cho cộng đồng thiết kế khi mà nhu cầu thiết kế ngày càng phát triển.

              Chính vì vậy, việc phát triển cộng đồng và hỗ trợ thiết kế là một trong những việc mà R&P đang phải cày bừa.

              Nói thẳng là giờ R&P chỉ đang đánh du kích trước kiểu tấn công ồ ạt của các hãng lớn. Nhưng R&P đã và đang bày binh bố trận vòng quanh roài.

              Chúc vui.
              Quan điểm của bạn đúng ở chỗ, các hãng điện tử không muốn "dùng chung" bất cứ những thứ gì đối với hãng khác. Nhưng bạn có thắc mắc vì sau hiện nay vẫn tồn tại những công ty đó không ? Theo mình nghĩ câu trả lời xuất phát từ phía khách hàng mà thôi. Về quan đểm của họ luôn muốn mình hoạt động với trạng thái an toàn bạn ah. Vì sao trên thế giới vẫn tồn tại 2 hãng sản xuất CPU X86 mà không phải chỉ là một Intel hoặc AMD ? Nếu như thế giả sử thằng Intel tự nhiên giở chứng thì các hãng sản xuất máy tính như DELL, HP, IBM họ sẽ rơi vào tình trạng như thế nào? Chính vì thế trên quan điểm của khách hàng, người ta rất sợ hai chữ độc quyền, vì nó không kích thích được sự phát triển và đi lên.

              Mới biết R&P là công ty của bạn, nhưng mình ko có đề cập gì đến R&P cả, đây là chuyện ngoài luồng, đưa vào đây là ko cần thiết. Về Mips Vs ARM là chủ đề hay, mình là dân kỹ thuật 100%, không phải là sell, vì thế các bác đừng nghĩ nhầm.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi thanh87 Xem bài viết
                Quan điểm của bạn đúng ở chỗ, các hãng điện tử không muốn "dùng chung" bất cứ những thứ gì đối với hãng khác. Nhưng bạn có thắc mắc vì sau hiện nay vẫn tồn tại những công ty đó không ? Theo mình nghĩ câu trả lời xuất phát từ phía khách hàng mà thôi. Về quan đểm của họ luôn muốn mình hoạt động với trạng thái an toàn bạn ah. Vì sao trên thế giới vẫn tồn tại 2 hãng sản xuất CPU X86 mà không phải chỉ là một Intel hoặc AMD ? Nếu như thế giả sử thằng Intel tự nhiên giở chứng thì các hãng sản xuất máy tính như DELL, HP, IBM họ sẽ rơi vào tình trạng như thế nào? Chính vì thế trên quan điểm của khách hàng, người ta rất sợ hai chữ độc quyền, vì nó không kích thích được sự phát triển và đi lên.

                Mới biết R&P là công ty của bạn, nhưng mình ko có đề cập gì đến R&P cả, đây là chuyện ngoài luồng, đưa vào đây là ko cần thiết. Về Mips Vs ARM là chủ đề hay, mình là dân kỹ thuật 100%, không phải là sell, vì thế các bác đừng nghĩ nhầm.
                MIPS và ARM đều là hai hãng thiết kế và bán IP core nó không hề bán một con chip thành phẩm nào cả.

                Microchip chỉ là thằng đi tiên phong trong việc based core MIPS và nhằm vào những ứng dụng "nhúng cơ bản" (mấy cái từ tiếng anh này dịch sang tiếng việt nghe chuối quá ).
                Nếu bạn xem qua danh sách giấy phép chính thức của MIPS tại đây
                http://www.mips.com/customers/licensees/

                Bạn sẽ thấy rất nhiều công ty mua trong đó không phải chỉ Microchip mà là rất nhiều bao gồm cả Texas Instruments (TI), STMicroelectronics, NXP Semiconductors.

                Trong vấn đề này thằng Microchip chỉ là đi tiên phong mà thôi. Và là "Customer Spotlight" của MIPS vì thế chờ xem thằng này trong thời gian tới có màn gì hay để xem không.
                Từ chối trách nhiệm:
                Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                Blog: http://mritx.blogspot.com

                Comment


                • #9
                  Mình bổ sung thêm về số hãng Licensed ARM core:
                  http://www.arm.com/products/processors/licensees.php

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi nbb3i Xem bài viết

                    Xem chừng microchip vẫn hà tiện chuẩn giao tiếp hơn của các hãng khác
                    Block diagram này là từ thời đời cô Lựu. Hầu hết nếu ko nói tất cả những tính năng trong block diagram của STM32 có thể tìm thấy ở PIC32.

                    Vốn ở cấp độ MCU của PIC32, Cortex-M3 thì tất cả ngoại vi khả dĩ có thể nhét vào quay đi quẩn lại cũng chỉ có thế mà thôi!

                    Đối thủ của PIC32 là những dòng dựa trên Cortex-M3. Xét về open source support, theo nhận định cá nhân, có lẽ lợi điểm duy nhất của Cortex-M3 là được lwip support. MCHP trước giờ chẳng mặn mà gì với open source có lẽ vì đó là cách họ định hướng: một bộ stack/công cụ hỗ trợ tất cả chip, (theo nhiều tin đồn đây cũng là lý do quan trọng mà MCHP ko chọn ARM cho PIC32 vì ARM ko cho phép MCHP customize core để đưa module debugger của họ vào, tất cả ARM đều phải xài JTAG và chỉ JTAG)

                    Nói tới Cortex-M3 thì ko thể bỏ qua Stellaris M3 của Luminary, bây giờ là TI

                    Hiện tại, xét về tính năng, đa dạng, tốc độ, STM32 ko thể bằng Stellaris M3.

                    Tuy nhiên so về hiệu năng thì hiện nay STM32/Stellaris M3 ko thể bằng PIC32. Ngoài con số DMIPS dễ thấy nhưng khó nắm bắt (PIC32 ~ 120, stellaris M3 ~ 100, STM32 ~90) thì yếu tố flash memory ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu năng thực tế.

                    Flash subsystem của STM32 chỉ chạy ở tần số 24MHz, khi hệ thống chạy trên 48MHz cần 3 waitstate.

                    Với Stellaris M3 khi trên 50MHz cần wait state (ko tìm thấy tài liệu nói rõ bao nhiêu)

                    PIC32 Flash subsystem chạy ở 30MHz, cần 2 wait state ở 61-80MHz

                    Với Prefetch cache, hệ thống có thể chạy với wait state = 0 khi không branching, nhưng đó là trên lý thuyết vì ko có code nào chạy mà ko rẽ nhánh.

                    Prefetch cache của STM32 và Stellaris chỉ có 64-bit (đọc 2 instruction word 1 lần) trong khi của PIC32 là 128-bit mỗi line (đọc 1 lần 4 instruction word) và 16 cache line. Với chương trinh thực tế thì prefetch cache của PIC32 hiệu quả hơn. Cache to lúc nào cũng có lợi cho hiệu năng!

                    Ở phân khúc chân nhiều, tính năng nhiều, PIC32 và M3 có thể coi tương đương về tính năng. Giá cả theo niêm yết của nhà sx cũng ko chênh nhiều.

                    Nhưng ở phân khúc bé nhỏ xinh xinh, hiện PIC32 yếu thế, đếm sơ sơ có thể thấy M3 có khoảng 170 loại, gồm cả những loại có giá < 2$ cho designer nào thích chớp LED với chip 32 bit,

                    Comment


                    • #11
                      Rất cảm ơn ban T&AGroup về những thông tin hữu ích bạn đưa ra.
                      Mình chỉ xin đính chính là cái block diagram của PIC32 này do anh F dẫn từ đầu.
                      http://www.microchip.com/wwwproducts...cName=en532432
                      http://www.microchipdirect.com/Produ...IC32MX320F032H
                      Cứ tưởng đây là thế hệ mới của PIC32 nên mới so sánh chứ.
                      ARM Cortex M3 dễ dàng tìm được những con giá thành rẻ (3-4$)mà có đầy đủ các chuẩn giao tiếp như Ethernet, CAN, USB2.0...
                      Còn PIC32 mà có đủ các chuẩn trên em không biết là giá thành nó là bao nhiêu.
                      Đôi điều bình luận vậy thôi.
                      123...

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi nbb3i Xem bài viết
                        Rất cảm ơn ban T&AGroup về những thông tin hữu ích bạn đưa ra.
                        Mình chỉ xin đính chính là cái block diagram của PIC32 này do anh F dẫn từ đầu.
                        http://www.microchip.com/wwwproducts...cName=en532432
                        http://www.microchipdirect.com/Produ...IC32MX320F032H
                        Cứ tưởng đây là thế hệ mới của PIC32 nên mới so sánh chứ.
                        ARM Cortex M3 dễ dàng tìm được những con giá thành rẻ (3-4$)mà có đầy đủ các chuẩn giao tiếp như Ethernet, CAN, USB2.0...
                        Còn PIC32 mà có đủ các chuẩn trên em không biết là giá thành nó là bao nhiêu.
                        Đôi điều bình luận vậy thôi.
                        Bạn có thể bớt chút thời gian nêu ra, giời thiệu vài con chip M3 có đầy đủ tính năng như bạn nói giá khoảng 3$ mua lẻ tại VN không. Vì hiện giờ ITX đang cần thông tin về nó cho luồng Tham khảo viết tài liệu arm cơ bản trong box 32bit này. Thank trước.
                        Từ chối trách nhiệm:
                        Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                        Blog: http://mritx.blogspot.com

                        Comment


                        • #13
                          Mấy bạn học Đo lường thích bàn về giá. Dân ca xứ Nghệ có câu "em đo lường thì rất cặn kẽ", "Ví giận thương" thì phải. Thế nhưng khi đo lại không chính xác.

                          Có thể có con ARM rẻ hơn 2$, có thể có con PIC32 giá tới 6-7$; vấn đề là phải so sánh cùng một mặt bằng tương đương: ROM RAM, ngoại vi, tốc độ, số lượng mua, giá tại gốc hay về tới VN cả vận chuyển + thuế ...

                          Lên Digikey thấy có mấy con PSoC 8 bit đời xưa giá cũng 6$, cũng con chíp ấy Farnell bán gần 10$ Mỹ, nhưng nó làm được nhiều việc mà cả một bo mạch to đùng chưa chắc đã làm được, đừng nói mỗi con chip ARM hay PIC. Vậy cái nào là rẻ, cái nào là đắt ?
                          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                            ( @f : F nên cung cấp những bảng so sánh dạng này ra công chúng đi chứ, ITX phải lấy trong email tiếp thị của bọn china )
                            Cái này F cung cấp lâu rồi mà, đây là thông tin cũ từ hồi PIC32 mới ra. Có lẽ bác chưa đọc thấy.

                            Các thông tin mới cập nhật thì T&A cũng đã cung cấp thêm rồi.

                            Cho tới nay vấn đề của PIC32 còn nhiều, nhưng dự kiến cuối năm nay, R&P sẽ công bố một thiết kế mở và support thiết kế mở này với tên gọi MULTICOMM (Nhiều chuẩn truyền thông: USB host/device, Ethernet, I2C, SPI, CAN, UART) nhằm phục vụ việc hướng dẫn thiết kế về Connectivity như quan điểm của F về Connectivity ở đây: http://products.rpc.vn/connectivity/

                            Khi support các thiết kế này xong, thì gần như các băn khoăn về OSS đối với MCHP sẽ được xóa bỏ. Nếu như bọn nước ngoài nó không mở được mã nguồn một cách rộng rãi, thì ta sẽ đi tiên phong giải quyết việc đó. Chẳng có gì phải băn khoăn và tự cô lập mình trong các thiết kế cả. (Thực ra là bọn nó mở hết rồi, chỉ vì ta không thực hiện mà thường có ý niệm "ăn sẵn").

                            Tại diễn đàn này, F chưa thấy ARM mở mã nguồn, trong khi rất nhiều bài viết về việc ARM phát triển cộng đồng mã nguồn mở rất mạnh.

                            Ta sẽ chờ xem các động thái mã nguồn mở sẽ chuyển biến như thế nào một cách cụ thể và thực tế. F nghe nói dientuvietnam là diễn đàn mạnh nhất VN về điện tử, vậy bản thân ta có thể tạo ra mã nguồn mở ở dientuvietnam, chứ cần gì ARM hay MIPS hay MCHP hoặc TI, ST...

                            Chúc vui
                            Falleaf
                            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                            Comment


                            • #15
                              Rất mong được chiêm ngưỡng sản phẩm của bác. Theo trang web bác nói Connectivity có thể giao tiếp xa đến hàng km. Nghe nói đến hàng km người ta liên tưởng đến hàng chục cây số. Vậy không biết bác định dùng chuẩn gì cho board của mình đây. Wireless thì không thể rồi, vì PIC thì chỉ có thể giao tiếp không hơn gì với Zigbee, hay là truyền dữ liệu thông qua modem GPRS tốc độ thấp. Power Line thì càng tệ hại hơn, vì mạng điện ở nước ta không theo tiêu chuẩn nào. Vậy chỉ có thể là kết nối hữu tuyến. Mà không phải ADSL chứ hả bác? Nói chung khi xem qua ý tưởng mình thấy có nhiều mơ hồ lắm.

                              Còn PIC thì tốt nhất dừng lại ở 8bit thì tốt. Vì chỉ như thế họa may sẽ còn người dùng, chứ MC ra PIC32 thì cũng quá uổng phí mà thôi. Khi có 32 bit thì nên có ít nhất 1 cái MMU và cái EMI (External Memory Interface), nếu được thì hẳn rồi bàn tiếp. Nếu chưa thì MC nên cố gắng nghiên cứu thêm nữa thì tốt bác ah.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X