Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ứng dụng chuyển đổi USB2COM

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ứng dụng chuyển đổi USB2COM

    Rất nhiều máy tính hiện nay không có cổng COM, nên việc sử dụng các thiết bị cổng COM gặp khó khăn.

    Giao tiếp bằng USB là một cuốn sách dày cả nghìn trang, nó sẽ là vấn đề khó khăn cho nhiều người, dẫn tới việc phát triển sản phẩm, ứng dụng bị kéo dài thời gian (time to market).

    Những linh kiện như FT232 thường khó mua ở VN, nói chung linh kiện chuyển đổi là một vấn đề. Một số thiết bị chuyển đổi COM2USB có bán trên thị trường, nhưng hầu hết không đầy đủ tính năng của cổng COM, dẫn tới một số thiết bị chuyên dụng đời cũ không hoạt động được. Hoặc một số thiết bị thì không cho phép cấu hình chi tiết, bởi driver không hỗ trợ hết.

    Như vậy, PIC18F14K50 là một lựa chọn tốt. Mã nguồn USB2UART có sẵn, hỗ trợ đầy đủ, nếu muốn thực hiện chức năng như cổng COM thực sự, thì cần thêm một vài chân tín hiệu.

    Giá thành cho loại này rất rẻ, rẻ hơn so với FT232 (nhưng tất nhiên mất công làm code hơn, dự kiến R&P sẽ mở mã nguồn sản phẩm này).

    Tuy vậy, đây là một vấn đề mà F thấy rất nhiều người đề cập trên diễn đàn, và nó hoàn toàn khả thi.

    Có thể thị trường này không nhiều, nhưng số lượng khoảng 1000pcs/năm chắc là dễ dàng đạt được.

    Ngoại trừ việc sử dụng chuyển đổi COM2USB, PIC18F14K50 còn có thể làm thành các thiết bị đo đạc, cắm trực tiếp vào USB, thay thế cho dòng PIC18F2550 đắt tiền. PIC18F14K50 hỗ trợ ADC 10-bit, đủ dùng cho các dự án đo đạc và giao tiếp máy tính qua USB.

    Các thiết bị điều khiển qua USB cũng có thể sử dụng dòng PIC này.

    Chúc vui
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • #2
    Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
    Rất nhiều máy tính hiện nay không có cổng COM, nên việc sử dụng các thiết bị cổng COM gặp khó khăn.

    Giao tiếp bằng USB là một cuốn sách dày cả nghìn trang, nó sẽ là vấn đề khó khăn cho nhiều người, dẫn tới việc phát triển sản phẩm, ứng dụng bị kéo dài thời gian (time to market).

    Những linh kiện như FT232 thường khó mua ở VN, nói chung linh kiện chuyển đổi là một vấn đề. Một số thiết bị chuyển đổi COM2USB có bán trên thị trường, nhưng hầu hết không đầy đủ tính năng của cổng COM, dẫn tới một số thiết bị chuyên dụng đời cũ không hoạt động được. Hoặc một số thiết bị thì không cho phép cấu hình chi tiết, bởi driver không hỗ trợ hết.

    Như vậy, PIC18F14K50 là một lựa chọn tốt. Mã nguồn USB2UART có sẵn, hỗ trợ đầy đủ, nếu muốn thực hiện chức năng như cổng COM thực sự, thì cần thêm một vài chân tín hiệu.

    Giá thành cho loại này rất rẻ, rẻ hơn so với FT232 (nhưng tất nhiên mất công làm code hơn, dự kiến R&P sẽ mở mã nguồn sản phẩm này).

    Tuy vậy, đây là một vấn đề mà F thấy rất nhiều người đề cập trên diễn đàn, và nó hoàn toàn khả thi.

    Có thể thị trường này không nhiều, nhưng số lượng khoảng 1000pcs/năm chắc là dễ dàng đạt được.

    Ngoại trừ việc sử dụng chuyển đổi COM2USB, PIC18F14K50 còn có thể làm thành các thiết bị đo đạc, cắm trực tiếp vào USB, thay thế cho dòng PIC18F2550 đắt tiền. PIC18F14K50 hỗ trợ ADC 10-bit, đủ dùng cho các dự án đo đạc và giao tiếp máy tính qua USB.

    Các thiết bị điều khiển qua USB cũng có thể sử dụng dòng PIC này.

    Chúc vui
    Nếu chỉ dùng chuyển đổi COM-USB thì con này chưa hẳn kinh tế, tuy có rẻ hơn so với FT232 nhưng chưa hẳn chạy ổn định hơn do phụ thuộc vào chất lượng của code và nhiều yếu tố khác.


    Mặt khác, ngoài FT232, còn nhiều loại chip chuyên dụng USB-COM khác có giá thành rẻ hơn PIC18F14K50, driver thì ổn định như
    • CP2102 (không thạch anh, ko tụ điện, không điện trở)
    • PL-2303HX là chip được ưa chuộng do dễ sử dụng giá rẻ và chạy ổn định (TMe bán lẻ 22,000 đồng và chỉ 18,500 đồng SL>50)
    Sau một thời gian sử dụng các loại PIC_USB của microchip như 18F4550, 18F2550 mình thấy dòng PIC18F hình như chạy không ổn định lắm. thường mất Firmware mà ko rõ nguyên nhân. có lẽ dòng PIC24 ổn định hơn

    Comment


    • #3
      Nếu PIC chạy mà mất firmware thì TMe nên xem lại thiết kế.

      Tới đây R&P dự kiến sẽ mở mã nguồn cho PIC18F14K50 để phát triển ứng dụng. Hiện R&P đã bán một dự án PIC18F2550 sử dụng USB chạy rất ổn định. Thiết kế bên ngoài rất đẹp (do khách hàng R&P thiết kế). Vậy nên chắc chắn không có chuyện PIC18F2550 gặp vấn đề, nếu có thì kiểm tra lại các vấn đề sau:
      - Thiết kế phần cứng
      - Nguồn cung cấp linh kiện (có thể mua linh kiện tồn kho quá cũ, hầu hết ở VN, những người mua linh kiện từ trader đều mua linh kiện sản xuất trước năm 2003, có thể kiểm tra trên sản phẩm, có một dãy series 0xtttt. Trong đó 0x là năm sản xuất. Những người mua linh kiện cần kiểm tra thông số này để đảm bảo hàng được cung cấp đúng).
      - Kiểm tra lại phần mềm, nếu phần mềm không phải tự phát triển, thì phải lấy phần mềm từ những nơi có uy tín và đảm bảo để nạp. Nếu tự phát triển thì thường sẽ hiểu rõ hết các vấn đề.

      Việc mất firmware là việc không cần lý giải từ phía MCHP, bởi điều đó là điều 101% không thể. Như vậy nhà thiết kế nên kiểm soát lại thiết kế của mình.

      Chúc vui
      Falleaf
      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi TMe Xem bài viết
        • CP2102 (không thạch anh, ko tụ điện, không điện trở)
        • PL-2303HX là chip được ưa chuộng do dễ sử dụng giá rẻ và chạy ổn định (TMe bán lẻ 22,000 đồng và chỉ 18,500 đồng SL>50)
        Như đã trình bày, những dòng sản phẩm CHIP chuyển đổi thường sẽ không đầy đủ tính năng. Không convert sang các chuyển đổi khác một cách hiệu quả. Không sử dụng điều khiển hoặc đo lường trực tiếp được.

        Giá đắt hơn ở phần này là cho có tích hợp MCU. Chính vì thế mà PIC18F14K50 chỉ là một giải pháp, không phải là một giải pháp cho mọi trường hợp. Điển hình là rất nhiều thiết bị hoàn thiện đã và đang tiêu thụ trên thị trường cho đầu chuyển đổi USB/PS2, USB/COM,... với giá rất thấp.

        Chúc vui
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • #5
          Một số sản phẩm được thiết kế từ Microchip như PICKit 2 (18F2550), ICD2 LE (18F4550) cũng bị trường hợp mất Firmware liên tục. điều này là một chứng minh.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi TMe Xem bài viết
            Một số sản phẩm được thiết kế từ Microchip như PICKit 2 (18F2550), ICD2 LE (18F4550) cũng bị trường hợp mất Firmware liên tục. điều này là một chứng minh.
            Xin cho hỏi "mất Firmware" là hiện tượng Pic bị gì vậy, do em còn gà nên không biết mong bác trả lời giúp
            Diễn đàn Vi điều khiển:

            Comment


            • #7
              PIC18F2550 em dùng không nhiều cho sp của bên em, nhưng PIC18F2450 thì đã dùng rất nhiều rồi và chạy rất ổn định. Mấy lô PIC này đều nhập bên RP về. Sắp tới cũng có ý định chuyển qua dùng chip 18F13K50 nhưng chưa có thời gian thiết kế lại mạch thử nghiệm.
              Bên TME nói chip bị mất firmware, chuyện này nghe lạ. Nếu có vậy thì anh chia sẻ để thêm chút kinh nghiệm. Firmware tức phần vùng nhớ flash sẽ bị thay đổi khi người dùng sử dụng tính tăng self-write của chip, khi sử dụng cái này cần quy hoạch vùng nhớ cho rõ ràng, tách biệt, tránh ghi nhầm vào code là được. Em có dùng cách này để nâng vùng nhớ của EEPROM lên 2K và chạy không có vấn đề gì cả.
              Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
              CallerID, Cảnh báo BTS, ...
              0988006696
              linhnc308@gmail.com
              http://linhnc308.blogspot.com

              Comment


              • #8
                Anh Minh nói vậy chắc là đang đề cập đến việc một số PICKit2 mặc dù đã nạp firmware nhưng khi gắn vào máy tính thì phần mềm lại thông báo là không có firmware chính mà chỉ có phần usb bootloader thôi. Và người dùng phải cập nhật lại firm này. Cái lỗi này thì em cũng chưa rõ nguyên nhân vì sao, nhưng firm thì k bị mất hết vì vẫn còn phần BOOTLOADER mà. Theo em đây có thể là một cơ chế hoạt động nào đó của pickit2. Khi có vấn đề xảy ra thì BOOT này tự động xóa firm chính đi và yêu cầu nạp lại. Còn là VẤN ĐỀ GÌ thì mời a e cùng ngâm cứu. Cá nhân em nghĩ, nó sẽ xảy ra khi ta chuyển phiên bản phần mềm pickit2. Anh Minh đã thử không dùng bootloader mà chỉ nạp firm chính vào chưa, em đoán chắc sẽ k bị đâu. Tất nhiên anh cần chỉnh sửa một chút code và dịch lại file HEX.
                Với em vấn đề đó của pickit2 lại là ưu điểm, đảm bảo luôn cập nhật được firm mới nhất.
                Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
                CallerID, Cảnh báo BTS, ...
                0988006696
                linhnc308@gmail.com
                http://linhnc308.blogspot.com

                Comment


                • #9
                  @linh
                  Chuyện lạ nhưng thực tế là xảy ra, mình đang nói đến PICkit 2 và ICD 2 LE của chính hãng MC sản xuất và bán ra có dùng các chip USB nói trên. các loại khác chưa gặp nên không có nhận xét.
                  việc tự cập nhật FW mới là ưu điểm, ko phải lỗi
                  HW, FW,SW đều là của họ...

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi TMe Xem bài viết
                    Một số sản phẩm được thiết kế từ Microchip như PICKit 2 (18F2550), ICD2 LE (18F4550) cũng bị trường hợp mất Firmware liên tục. điều này là một chứng minh.
                    Nó không phải bị mất firmware, mà bởi nó cho phép nạp lại firmware và cập nhật firmware mới từ MPLAB ứng với mỗi phiên bản MPLAB mới. Khi có sự cố, nó không chạy được do nhiều nguyên nhân xảy ra trong quá trình debug/nạp.

                    Khi ảnh hưởng mạch ngoài lên nó làm cho Win không nhận ra lại. Việc sửa nó bằng cách nạp lại firmware chỉ là cách để làm cho driver trên Win nhận ra lại nó dễ dàng nhất, chứ firmware của nó không bị mất. Xin đừng hiểu lầm cái chuyện mất firmware này.

                    Hãy thử làm động tác, lấy cái ổ cứng USB cắm vào windows, rút ra không remove, chuyển qua Linux cắm vào xem nó nhận ra không? Người ta sửa bằng cách khởi động windows, cắm vào lại, remove, rút ra. Cắm lại qua Linux, vậy kết luận rằng ổ cứng USB mất firmware phải cắm vào Windows nạp lại?

                    Chúc vui.
                    Falleaf
                    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                    Comment


                    • #11
                      Xin nói rõ để khỏi tranh cãi dài dòng về việc "Mất Firmware":

                      Mất Fimware có nghĩa là Firmware bị xóa mất, hoặc bị nguyên nhân nào đó (ví dụ như xung điện...) làm cho dữ liệu tại địa chỉ nào đó bị thay đổi dẫn đến thiết bị không hoạt động được, dù bạn có khởi động lại windows hay cách gì đi nữa.

                      Khi nạp lại firmware mới, thiết bị hoạt động bình thường.

                      Việc tự cập nhật Firmware mới là là việc ai cũng biết là nó chỉ hoạt động khi FW có sẵn không bị mất.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi TMe Xem bài viết
                        @linh
                        Chuyện lạ nhưng thực tế là xảy ra, mình đang nói đến PICkit 2 và ICD 2 LE của chính hãng MC sản xuất và bán ra có dùng các chip USB nói trên. các loại khác chưa gặp nên không có nhận xét.
                        việc tự cập nhật FW mới là ưu điểm, ko phải lỗi
                        HW, FW,SW đều là của họ...
                        Anh đang nói đến ICD 2 LE và PICkit 2 của R&P hay ICD2 LE và PICkit 2 do anh sản xuất?
                        Diễn đàn Vi điều khiển:

                        Comment


                        • #13
                          Giải pháp chuyển đổi USB-RS232 theo kiểu dùng vi điều khiển hoặc dùng chip chuyên dụng có ưu nhược điểm riêng. Chỉ vì mỗi câu nói "mất firmware" thành ra tranh cãi. Tuy nhiên khi so sánh thì phải tương đương. Bạn TMe dùng chip mua từ nguồn hàng "nào đó" bên Tàu khựa, dùng mạch nạp Pickit2 của bạn sản xuất so với chính hãng kể cũng khó nói.

                          Sai sót nhỏ ở cấp độ silic thì không nói, mất firmware là vấn đề nghiêm trọng. Bất kỳ hãng nào muốn sống được đều phải tránh và nếu có xảy ra, sẽ sửa lập tức.

                          Khác với PSoC vốn chỉ sản xuất ở Đài Loan và Mã Lai, các dòng PIC&AVR cấp thấp và cấp trung, đều được sản xuất tại TQ nên hàng cũng có dăm bảy kiểu. Và với loại hàng trôi nổi thì điều gì cũng có thể xảy ra được: mất firmware, cài sẵn backdoor để ăn cắp firmware đã khóa, thậm chí nổ chíp ... Có cái quái gì mà người Tàu bẩn (không nói hàng nhà máy chính thức) không dám làm ?

                          Cá nhân tôi cũng đã gặp vài lần Pickit2 của TMe đang nạp thì nhấp nháy đèn vàng, và cứ nháy mãi; chỉ tới khi download OS mới thì chạy lại được như bình thường. Ngoài ra Pickit2 của TMe cũng gặp một số trục trặc nhỏ khi nạp cho dòng 18F26J11. Tuy nhiên không vì thế mà chê toàn bộ sản phẩm của TMe (mặc dù sau đó thì chuyển sang chỉ dùng Pickit2 và chíp của hãng).
                          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi TMe Xem bài viết
                            @linh
                            Chuyện lạ nhưng thực tế là xảy ra, mình đang nói đến PICkit 2 và ICD 2 LE của chính hãng MC sản xuất và bán ra có dùng các chip USB nói trên. các loại khác chưa gặp nên không có nhận xét.
                            việc tự cập nhật FW mới là ưu điểm, ko phải lỗi
                            HW, FW,SW đều là của họ...
                            @ bqviet & minhtuan04
                            Các bác ko đọc cái bài trên sao, xin xem lại trích dẫn trong bài này.

                            Các bài trên tôi đang nói đến toàn bộ là hàng chính hãng microchip bao gồm HW, FW và SW. Đó mới là dấu hỏi về sự ổn định của dòng chip này hoặc là những khó khăn của người dùng khi đối mặt với chip này. cớ sao lôi Tàu khựa hay TMe hay R&P vào đây ?

                            Có thể nguyên nhân không phài do chip mà do code chưa tốt. Nhưng như vậy có thêm một dấu hỏi: "Ngay cả hãng SX ra nó cũng chưa code tốt cho nó thì liệu người dùng có dễ dàng code tốt hơn không ???"

                            Quay lại vần đề. cái tôi quan tâm là đây có phải là phương án tối ưu cho mục đích dùng chip này để làm ra sản phẩm USB - COM như F đã nói hay không

                            Comment


                            • #15
                              http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=4733

                              "Here we go..." Mã nguồn mở cho sản phẩm PIC18F14K50-I/P.

                              Từ 24/07/2009, box mã nguồn mở được mở ra, chúng tôi kêu gọi các thành viên tích cực tham gia phát triển, bug lỗi, và tối ưu hóa các ứng dụng.

                              Lưu ý một điều rằng, dù China hay bất kỳ nước nào, họ làm được với MCHP thì giá ở VN hay ở các nước đó cũng không có gì khác biệt cả. Không kể đến những trader làm dao động giá thị trường, nhưng mặt bằng chung thì trader vẫn không làm gì thay đổi được. Do vậy, R&P khuyến khích các PIC designer tăng cường chất xám cho các thiết kế để thắng trong trường thiết kế.

                              Đây là tinh thần mà F muốn cùng các thành viên xây dựng.

                              Chúc vui
                              Falleaf
                              Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                              58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                              mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X