Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin các Bác giàu kinh nghiệm về AVR chỉ giáo cho em với!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Xin cảm ơn Nhà thám tử nhé!
    Cảm ơn bác vì đã bỏ time dò bệnh giúp em!
    Em xin cung cấp thêm cho bác để bác dò ra giúp em tên tội phạm này nhé:
    - Ban đầu em sử dụng mã Code 1 anh ạ, thấy nó không được ổn định, em đã chuyển sang dùng mã code 2. Tình hình có vẻ khả quan hơn một chút, nhưng bệnh cũ thì vẫn còn. Cụ thể là :
    + Em dùng ngắt ngoài, mỗi khi có ngắt ngoài thì thực hiện 1 chương trình con điều khiển phối hợp 3 xi lanh làm việc.( Mạch ngắt ngoài em đã test với nhiều ứng dụng rồi, đều OK cả. ) Vậy mà khi máy làm việc được 1 thời gian (không cố định, lúc thì được lâu, lúc thì nhanh) vẫn OK rồi đột nhiên ngắt ngoài có 1 lần mà nó lại làm việc 2 lần==> máy làm việc sai. Mạch ngắt em có bố trí đèn tín hiệu nên theo dõi được dễ dàng, không có chuyện tín hiệu ngắt chập chờn đâu anh ạ. Thế nên em mới tìm tới các anh giàu kinh nghiệm nhờ sự giúp đỡ.
    - Về đường mass của 2 tầng công suất và điều khiển là cách ly hoàn toàn anh ạ, không bị xung đột gì gì đâu anh ạ.
    - Phần tử điều khiển piston là van solenoid mã hiệu :SY 5140-5D-X148 của hãng SMC. Dùng điện 24V điều khiển piston khí nén.
    - Em xin hỏi anh vài điều nhỏ ạ: Anh ơi câu trở 220K vào chân 6 xuống mass có phải là đảm bảo là ông Opto không được mở lung tung phải không ạ? và nhiệm vụ mạch R-C khi mắc thêm vào là như thế nào hả anh?
    Em cảm ơn anh nhiều nhé!^^
    Last edited by tuanvjpro; 29-01-2013, 12:51.

    Comment


    • #17
      Như mạch này thì em tính thế này có đúng không anh?
      Vce của opto=5v
      Ice(opto)max=50mA
      Vậy khi opto cho dòng qua thì Ice=?mA có phải = Ice(Q1)+(24-5)/22K=9.15+0.86=10mA?
      Ice(Q1)=(24-5-0.7)/2K=9.15(mA)
      Anh chỉ giáo cho ạ!
      Last edited by tuanvjpro; 29-01-2013, 12:58.

      Comment


      • #18
        Umm cái mạch nhận tín hiệu cảm biến mình chỉnh lại 1 chút theo kinh nghiệm của mình có lẽ nó tốt hơn cái cũ chút
        Click image for larger version

Name:	mach 03.png
Views:	1
Size:	8.7 KB
ID:	1373980
        về 1 số thắc mắc của bạn thì thế này:
        _ Đúng là mình phải mắc diode chống dòng dội về của cuộn cảm solenoid, kiến thức của bạn tuanvjpro tốt đấy
        _Ice max của các opto thông thường đúng là 50mA, vậy khi opto mở nó cho dòng qua tương đối thoải mái dưới mức Ice max chứ ko dựa theo công thức bạn nêu bên trên (2 hoặc 3 led vẫn sáng tốt), với những thiết bị lấy dòng lớn như cuôn dây rơle (cần 150mA để đóng rơle) thì lúc này Ice opto chỉ có thể cung cấp 50mA, kết quả role ko đóng+ opto nóng và có thể chết tiếp điểm CE của opto.
        _trong trường hợp vi điều khiển có sự cố lung tung bạn nên làm một mạch điều khiển dự phòng và nạp lại code vào VDK khác để kiểm tra lại xem ( mình từng gặp trường hợp thiết bị vận hành hoặc để ko trong một thời gian dài thì có lỗi vdk cần nạp lại chương trình)
        _cái mạch RC bác Lupine nói chẳng qua là 1 hệ lọc nhiễu nhỏ thôi, tụ 105 mắc song song với tải nhưng tải có khả năng là hàng công suất cao sẽ quánh lủng tụ nên cần con 68 ohm đỡ mạng dùm.
        Last edited by hoahauvn2; 29-01-2013, 15:17.
        Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
        Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

        Comment


        • #19
          Các bạn làm vấn đề trở lên phức tạp nhiều quá rồi. Các modul sensor trong CN nó ra chuẩn 24v (ví dụ nhé) thì đầu ra của nó chả bao giờ nhảy loạn nên đâu, nhảy loạn thì có mà vứt hết, bán cho ma nó mua, chính vì thế mà mấy cái lọc RC có vẻ hơi thừa. Mình thì thấy mạch ra của phần opto sao lại mắc con tụ 105 vào làm cái gì? CÓ thì xung nó thành cong con hết à? Nhớ ko nhầm đây là mạch sửa xung vuông thành tam giác ( Nếu R và C hợp lý thì chắc dốc hơn nhiều đó). Vài điều phát ngôn hy vọng ko có sai nhiều.


          Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
          Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi tuanvjpro Xem bài viết
            Còn đây là mạch lấy tín hiệu từ cảm biến:
            Mạch còn đang lởm khởm thế này có mà chạy bằng niềm tin. Con led với mấy cái trở râu ria cùng với 2 con tụ giải tán hết. Tín hiệu cảm biến đưa nối tiếp với con trở 330 ôm đưa vào chân âm của diode opto. Chân dương diode nối VCC. Giá trị điện trở thì tính dựa vào dòng mở của opto. Cái này coi thêm datasheet. Con R4 có lẽ phải là 10k chứ nhỉ.
            AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
            Xem thêm tại Online Store ---> Click here
            Mob: 0982.083.106

            Comment


            • #21
              Em cảm ơn anh đã chỉ giáo. Trong lúc thiết kế mạch này do gia đình không có điều kiện nên em ráp 3 con trở 1 k+470+470 lại để hạn dòng cho led. Led này là Led tín hiệu báo cho ta biết sensor trả tín hiệu có đúng không. Ý định của em là vậy mà anh,^^ nên hơi lằng nhằng anh thông cảm. Còn về 2 con Tụ kia em muốn lọc đi những nhấp nhô của tín hiệu. Như Bác hoangdai nói cũng rất đúng, cảm biến công nghiệp nên độ tin cậy cao, tuy vậy em để 2 con tụ chắc cũng không sao chứ ạ?
              Em đã ráp mạch này rồi, thông qua cách ly quang thì sensor trả tín hiệu cho vi điều khiển nhận về ngon Bác ạ.
              Cảm ơn Bác nhé!

              Comment


              • #22
                Cảm ơn lời khen tặng của bác hoahauvn.
                Em tự thấy mình còn nhiều điều chưa biết lắm, lên diễn đàn gặp được những người nhiệt tình như các bác để học hỏi em thực sự rất khoái. Lập topic mà có người quan tâm, giúp đỡ mình thì còn gì bằng nữa.
                Em cũng xin đính chính lại để bác rõ hơn về câu hỏi hum trước của em.
                Cái công thức mà em đưa ra là em tính cái dòng Ice(opto) khi nó open=........
                Ý em muốn hỏi Bác là em tính thế có đúng không thôi mà. ^^ không tự tin lắm vào tính toán nên nhờ Bác xác nhận giúp thôi ạ.hii

                Comment


                • #23
                  À nhân nói về các thể loại gọi là nhấp nhô thì trong code cũng phải debounce chứ nhở. Nếu ko thì nên dùng 1 con trigger schmidt. Chứ đặt con tụ kia vào thì trễ hết tín hiệu. Giá trị mấy con trở để tính dòng đóng mở không cần chính xác lắm nhưng đảm bảo để nó đóng/mở đúng bởi vì tín hiệu là 1/0 thôi.
                  AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                  Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                  Mob: 0982.083.106

                  Comment


                  • #24
                    ^^ đặt tụ vào trễ tín hiệu thì em hiểu còn mấy cái từ kia em mù tịt , nghe quen quen mà quên tiệt cả rồi, chả là ngày xưa học điện tử tương tự hơi lơ là

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    tuanvjpro Tìm hiểu thêm về tuanvjpro

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X