Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ubuntu (và Linux nói chung) với dân điện tử

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • falleaf
    replied
    Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
    Điều là tôi hơi ngạc nhiên là kiểu nói chuyện của cái người hỏi về AV - theo cách nói người miền Nam - "chỏng lỏn" như vậy.
    Việc này bác phát biểu thế không good. Nhắc nhở bác không nên phát biểu như thế này, dễ gây mất đoàn kết anh em.

    Có một số anh em hay cố tình viết ngắn, và đặc biệt các thành viên mới khi họ chưa nắm tinh thần của diễn đàn. Ta chỉ nên nhắc nhở không nên xen vào các nhận xét quy kết, dễ gây mất đoàn kết, phân biệt... Tình trạng này F nhận thấy rất thường xảy ra trong các đối tượng du học sinh, vì vậy ta nên tránh đề cập ở diễn đàn. Nó hoàn toàn không tốt.

    Ghi chú: F cũng là dân miền Nam... hehe... (nói thêm cho vui thôi)

    Chúc vui

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Tại sao Linux ít cần AV

    Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
    Virus là gì vậy? Bạn có thể giải thích cho F rõ cái này không? Tại sao một OS lại cần chống Virus?

    Chúc vui
    Nguyên văn bởi dinhchithanh Xem bài viết
    Mình ko phải là dân IT nhưng theo mình biết thì vius, sâu, vvv nó phá hoại dữ liệu chưa trong máy tính, lấy cắp thông tin..vv.
    Ngành công nghiệp phần mêm chỉ có tính chất tương đối, không có sản phẩm phần mềm nào là hoàn thiện cả. Nên cần có những chương trình bảo vệ thôi. Mình chưa bao giò tiếp xuc với "chim cánh cụt" hay là mã nguồn mở hay la j j ấy, nên chưa biết sức mạnh của nó ntn. Nhưng với mình không tin là nó hoàn mỹ đến nổi .
    Dù sao vc bảo vệ dữ liệu vẩn là vấn đề quan trọng nhất với mình. Thử hỏi bạn sẻ làm j khi mà đồ án tốt nghiệp vừa bị vius xơi do chủ quan, quá tin tưởng vào hệ thống mình đang xài.

    cái này củng na ná như là tại sao diễn đàn lại cần admin, mod vậy

    Tại sao Linux không cần AV ? Bởi vì
    • Theo kiến trúc Unix vốn là đa nhiệm, đa người dùng từ trong lõi. Mỗi người dùng đều chạy trong một môi trường riêng, không thể gây ảnh hưởng lên toàn hệ thống. Chỉ có người dùng tối cao (root) mới có quyền thay đổi những thứ liên quan tới hệ thống (hiểu theo nghĩa bao gồm cả hệ điều hành và chương trình cài đặt). Một chương trình đang hoạt động bị treo cũng không gây đổ vỡ hệ thống. Hai điều trên khác xa so với thế giới Windows.
    • Linux có quá nhiều phiên bản khác nhau, chạy trên nhiều hệ phần cứng. Xem trên DistroWatch thấy có khoảng 180 bản phân phối, mỗi cái lại có nhiều biến thể. Viết một chương trình hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau hầu như không thể.
    • Linux vốn là hệ điều hành của hacker (hiểu theo cả 2 nghĩa). Gần như tất cả phần mềm chạy trên nền tảng này đều được viết tự nguyện bởi các lập trình viên. Ai còn muốn phá thế giới của mình nữa ?
    • Về nguyên lý không có hệ thống nào là không thể phá hoại, nhưng phá hoại Unix là những bộ công cụ kiểu như rootkit và tương tự, không phải vi-rút.


    Tại sao Linux cần AV ?
    • Do Linux, Unix hay được sử dụng trên máy chủ (email, ftp, ...) vốn phục vụ cho các máy mạng. Thông tin trung chuyển qua nó có thể chứa vi-rút. Trình quét và diệt vi-rút cần cho mục đích này.
    • Do những nhà sản xuất tuyền truyền. Thực tế cho tới nay những mẫu vi-rút được ghi nhận trên thế giới đều là mẫu thử nghiệm của Symatech và McAfee, họ muốn bán được hàng sang thị trường này nên rêu rao lên như vậy.


    Điều là tôi hơi ngạc nhiên là kiểu nói chuyện của cái người hỏi về AV - theo cách nói người miền Nam - "chỏng lỏn" như vậy. Tất nhiên diễn đàn là nơi tự do và không ai có quyền bắt người khác làm thế nào, nhưng sự tôn trọng chính mình ở mức tối thiểu là cần thiết. Dù sao viết trên diễn đàn cũng là văn viết, không phải văn nói.

    Không có ý xúc phạm ai, nhưng đọc trên diễn đàn mới thấy đúng là bầu trời của con ếch chỉ bằng cái mâm, bầu trời của người quanh năm trên mặt đất đúng là như cái lồng bàn úp trên đầu, của ... nói chung mỗi người có một cách nhìn khác nhau.
    Last edited by bqviet; 25-12-2007, 12:41.

    Leave a comment:


  • opentdoors
    replied
    Bạn không tin cũng đúng thôi. Nhưng trước hết cần đọc thêm.

    Bạn không thể tự hỏi tại sao bạn không phải là dân IT mà lại quan tâm đến chủ đề này sao?

    Leave a comment:


  • dinhchithanh
    replied
    Mình ko phải là dân IT nhưng theo mình biết thì vius, sâu, vvv nó phá hoại dữ liệu chưa trong máy tính, lấy cắp thông tin..vv.
    Ngành công nghiệp phần mêm chỉ có tính chất tương đối, không có sản phẩm phần mềm nào là hoàn thiện cả. Nên cần có những chương trình bảo vệ thôi. Mình chưa bao giò tiếp xuc với "chim cánh cụt" hay là mã nguồn mở hay la j j ấy, nên chưa biết sức mạnh của nó ntn. Nhưng với mình không tin là nó hoàn mỹ đến nổi
    Unix không cần chương trình AV
    .
    Dù sao vc bảo vệ dữ liệu vẩn là vấn đề quan trọng nhất với mình. Thử hỏi bạn sẻ làm j khi mà đồ án tốt nghiệp vừa bị vius xơi do chủ quan, quá tin tưởng vào hệ thống mình đang xài.
    Tại sao một OS lại cần chống Virus?
    cái này củng na ná như là tại sao diễn đàn lại cần admin, mod vậy

    Leave a comment:


  • falleaf
    replied
    Nguyên văn bởi dinhchithanh Xem bài viết
    Có OS miễn dịch với virus sao, có tâng bốc quá ko vậy?

    Thế này cho gọn
    Virus là gì vậy? Bạn có thể giải thích cho F rõ cái này không? Tại sao một OS lại cần chống Virus?

    Chúc vui

    Leave a comment:


  • dinhchithanh
    replied
    Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
    vì bản chất Unix không cần chương trình AV.
    Có OS miễn dịch với virus sao, có tâng bốc quá ko vậy?
    PS: lần tới viết đầy đủ chút nhé.
    Thế này cho gọn

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Chống vi-rút

    Nguyên văn bởi dinhchithanh Xem bài viết
    Antivirus đâu
    Trình quét và diệt vi-rút ClamAV có thể chạy trên cả Unix, Linux lẫn Windows. Dùng để quét cho máy mạng và/hoặc thư điện tử là chính, vì bản chất Unix không cần chương trình AV.

    PS: lần tới viết đầy đủ chút nhé.

    Leave a comment:


  • dinhchithanh
    replied
    Antivirus đâu

    Leave a comment:


  • falleaf
    replied
    http://www.ulteo.com

    Đây là một công cụ tương đương với Google Docs. Nó là phiên bản OpenOffice online.

    Chúc vui

    Leave a comment:


  • falleaf
    replied
    Dạo này không hiểu vì sao thích vọc Blog, đang làm một cái blog ở đây:
    http://blog.falleaf.net

    Thế nên gặp một vấn đề về convert các file wma sang mp3 để đưa vào module nhạc kiểu như thế này:
    http://blog.falleaf.net/index.php/2007/12/22/48

    Giải pháp có ở đây:
    http://ubuntuforums.org/showpost.php...9&postcount=24

    Khi cài xong, các bạn sẽ không được phép chuyển định dạng mp3, các bạn cài thêm đồng chí này vào nữa là xong:
    https://help.ubuntu.com/community/RestrictedFormats

    Cũng vẫn như mọi khi, làm cái gì ghi lại từng chút một rồi ghi lại để cho anh em chơi. Phải nói rằng ngoại trừ một số khó khăn, thì bây giờ cảm thấy dùng Ubuntu thích hơn dùng Win nhiều lắm rồi. Nhất là cho các công việc văn phòng.

    Chúc vui

    Leave a comment:


  • falleaf
    replied
    Chân thành cảm ơn bqviet,

    Luồng này nhằm mục đích là khảo sát và cung cấp thông tin về các ứng dụng của Linux cho dân điện tử. Thực sự F chỉ mới bập bẹ bước vào Linux, do vậy khó có thể có những nhận xét sâu sắc, lâu dài.

    Tuy vậy, vấn đề của chúng ta ở đây nên thu gọn lại hơn, đó là việc dùng nó cho công việc hàng ngày, rồi sau đó là dùng cho việc thiết kế, mô phỏng các sản phẩm điện tử, điều khiển, lập trình ứng dụng.

    Như vậy, chốt lại mấy vấn đề sau:
    1) F chủ trương phát triển Ubuntu như một hệ điều hành cơ bản về Linux, bởi vì người expert có thể dùng được, người bập bẹ như F cũng có thể dùng được và không cần quá nhiều công sức tìm tòi.

    2) Lập trình ứng dụng, chúng ta sẽ thống nhất chủ trương phát triển mấy thằng sau:
    - Hệ thống nhúng: ANSI C, ASM
    - Ứng dụng: C/C++

    3) Chúng ta đang đi tìm một hệ thống ứng dụng thiết kế mạch điện tử hiệu quả cho Linux, rất mong có những bài giới thiệu, hướng dẫn cài đặt, hướng dẫn sử dụng, càng chi tiết càng tốt của những người đã dùng linux. F không hiểu nhiều về nó, chỉ lý luận là chúng ta nên làm gì, và phát động phong trào đó mà thôi.

    4) Các phần mềm mô phỏng, vẫn là Matlab, Labview là hàng đầu, cũng cần tìm hiểu thông tin về những sản phẩm phần mềm khác nữa. Nhưng F không biết nhiều nên cần sự hỗ trợ và thông tin của mọi người.

    Như vậy, giai đoạn này chỉ mới là giai đoạn cung cấp thông tin để mọi người làm quen với Linux. Có thể một người chuyên làm máy tính thấy rằng những điều này là vớ vẩn, nhưng không thể một sớm một chiều bắt một người đang dùng win, và cả cộng đồng VN đang dùng Win bay qua dùng Linux một cách dễ dàng được.

    F chọn Ubuntu vì nó thực sự đơn giản, dễ dùng, đủ dùng, để làm cái nền căn bản là vậy. Rất mong những hướng dẫn chi tiết hơn về việc này, vì F thực sự không có nhiều thời gian tìm hiểu và hướng dẫn lại, cũng như không đủ hiểu biết để viết.

    Chúc vui.

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Ubuntu và những người làm "nhúng"

    Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
    Ubuntu và những người làm nghề điện tử

    Tất yếu rằng, nếu như chúng ta không thể làm việc trên Ubuntu cho công việc hàng ngày của chúng ta, nghề điện tử, thì nói một cách cho cùng Ubuntu cũng chỉ là cái để anh em ta "khịa" với nhau rằng ta đây có xài Linux rồi mà thôi.

    Một điều chắc chắn rằng, phần mềm ứng dụng cho Linux còn rất hạn chế, đặc biệt là những phần mềm chuyên dụng. F khẳng định rằng về vấn đề này F còn rất nhiều hạn chế, và chỉ mới bắt đầu làm quen với các công cụ của Linux. Các bạn sẽ cùng F bổ sung các công cụ, và tìm ra những giải pháp tốt nhé. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích và hướng đến sử dụng các phần mềm này, thực sự đi đến tìm ra giải pháp cho ngành điện tử Việt Nam.

    Trong bài viết này, F liệt kê các công cụ mà chúng ta sẽ cần, bằng cách phân nhóm theo các box giống như cấu trúc của diễn đàn mình. Sau đó, có các công cụ nào các bạn giới thiệu, F sẽ dần cập nhật vào đây.


    Lập trình ứng dụng trên Ubuntu:

    Việc đầu tiên là phải lập trình được một cái ứng dụng chạy trên Linux. Lập trình được rồi thì mới tính tới chuyện làm này làm kia. Tất nhiên một điều nếu các bạn hỏi rằng có thể dùng thư viện MFC hay API để lập trình hay không? Câu hỏi đó thực sự là một câu hỏi điên rồ, bởi bản chất API hay MFC đều là bộ thư viện dành cho Windows. Chạy một hệ điều hành Linux, rõ ràng một điều, các bạn cần phải hướng tới việc viết các ứng dụng cho Linux, hoặc viết những ứng dụng ở dạng Independent Platform. Nếu chăm chăm vào VC++ hoặc VB hoặc có ý định so sánh giữa việc dùng VC/C++, VB với việc viết một ứng dụng Independent Platform, thì cách tốt nhất là các bạn nên đi chơi với Bill, và có thể ngưng đọc bài viết này từ đây.

    Tuy vậy, nếu bạn có một dự tính làm việc với thời gian thực, làm việc với các phần mềm Independent Platform (không phụ thuộc vào hệ điều hành), JAVA là thứ mà các bạn nên bắt đầu ngâm cứu.

    EasyEclipse: http://www.easyeclipse.org/site/dist...ons/index.html
    Đây là một môi trường soạn thảo, hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ lập trình, từ lập trình web như php, ruby, java,... cho tới các ngôn ngữ lập trình ứng dụng như C/C++, java,..

    Công việc cài đặt sẽ đáng buồn cười nếu như bạn biết rằng chỉ cần đơn giản untar (hoặc unzip - giải nén) tập tin các bạn download về, bỏ vào một thư mục nào đó, và chạy Eclipse.

    Hình dưới đây là demo cho việc chạy Eclipse trong Ubuntu.

    Tất nhiên câu chuyện không chỉ có vậy, câu chuyện còn dài hơn rất nhiều một khi java đã hỗ trợ các ứng dụng thời gian thực. RTSJ.
    http://java.sun.com/javase/technolog...time/index.jsp

    Có thể đây là điều mà dân embedded cũng đang khoái chí. Thú thực một điều rằng, F chả có cái gì gọi là kinh nghiệm với Java, nhưng cho tới nay, lập trình điều khiển, thì ngoại trừ C/C++ ra, có lẽ Java sẽ là ứng cử viên nặng ký ngay sau C/C++, và vấn đề còn tranh chấp thì chắc cũng chỉ là thói quen và kinh nghiệm đào tạo. Còn nói về sự phát triển hiện nay, thì chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Trong khi học java thì có thể làm việc Multiplatform, còn học C# thì có thể chả cần phải học ngôn ngữ nào nữa. Hai chiến lược và hai hướng đi đang cần những cao thủ của dientuvietnam lựa chọn và ra chiêu.

    Bài viết sẽ được cập nhật

    Chúc vui
    Có lẽ Falleaf nên đặt một bài/chủ đề nói rõ về luồng Linux trên diễn đàn này. Ở đây tập trung vào Linux với người làm điện tử và/hoặc nhúng (embedded, ở đây được hiểu bao gồm cả phần điện tử lẫn phần mềm nạp trong ROM - phần dẻo). Để thảo luận về Linux nói chung thì nên qua bên VietLUG.

    Công cụ cho người làm nhúng trên nền Linux/Unix nói chung là hạn chế, nhưng không đến mức quá thiếu, vấn đề là có biết để dùng và có đủ kiên nhẫn để cài đặt và sử dụng hay không mà thôi. Cái gì chỉ chạy trên Win thì hoặc tìm cách thay thế tương đương, hoặc chay mô phỏng.

    Để làm điện tử, bộ gEDA + PCB là khá đủ. Kicad cũng rất tốt.

    Để làm SoC, tất cả công cụ của Xilinx đều chạy được trên Linux.

    Để lập trình ứng dụng chạy trên máy tính và khi cần có thể nhúng vào ROM, có 2 thư viện tốt thừa khả năng thay thế MFC: wxWidgetsQt. Cái thứ nhất có giấy phép LGPL và rất giống MFC. Qt thì khỏi phải nói - chất lượng cao nhưng chỉ dùng để phát triển phần mềm tự do / nguồn mở. Nếu muốn phát triển phần mềm thương mại thì phải trả tièn. Cả 2 thư viện đều chạy trên nhiều nền hệ điều hành khác nhau tương tự Java nhưng tất nhiên phải biên dịch lại chương trình. Ngôn ngữ lập trình của một hãng có thể sống/chết, lên/xuống nọ kia nhưng C/C++ thì sống mãi.

    Ubuntu chỉ là một bản đóng gói lại từ Debian. Các distribution lên xuống như thủy triều. Ở VN xa xưa chuộng Redhat, sau chuyển sang Mandrake. Tới khi 2 cái này không còn miễn phí nữa thì dùng Fedora và Mandriva (bản cộng đồng của 2 distribution trên). Giờ tới lượt Ubuntu. Nói vậy để mọi người quan tâm tới Linux nói chung, đừng đặt nặng vấn đề dùng Linux nào.

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
    Hiện nay core Kicad đã gửi cho F bản dịch, và hoàn toàn hỗ trợ sự phát triển của Kicad ở Việt Nam. Như vậy, F sẽ triển khai nhanh hoạt động này và sẽ cần sự giúp đỡ của các bạn để chỉnh sửa nội dung bản dịch. Kicad sẽ nhanh chóng hỗ trợ tiếng Việt.

    Đây sẽ là một bước đệm quan trọng trong chủ trương phát triển opensource tại Việt Nam.

    Hy vọng rằng các thành viên dientuvietnam sẽ ủng hộ cho sự phát triển này, tất nhiên ở một khía cạnh nào đó, thuyết phục các bạn chuyển từ một bộ công cụ quá mạnh sang một bộ công cụ chỉ mới phát triển khoảng 2 năm nay là một điều khó khăn, và chưa quen thuộc. Tuy vậy, những bạn nào ủng hộ hoạt động này, xin mời các bạn tham gia dự án phát triển kicad này nhé.

    Có thể dự án sẽ được mở ra tại http://kicad.dientuvietnam.net

    Chúc vui
    Bqviet đã dùng Kicad được gần 2 năm nay, từ hồi cái này mới ra lò. Trước đó dùng gEDA kết hợp với PCB. Thực tế đánh giá cá gEDA + PCB cao hơn (nhiều tính năng hơn, chạy ổn định hơn, thư viện đa dạng hơn và xuất file Gerber chất lượng hơn). Tuy nhiên Kicad cũng có những ưu điểm riêng
    • Sử dụng thư viện wxWidgets. Đây là thư viện lập trình C++ tương tự MFC nhưng chạy trên nhiều nền hệ điều hành khác nhau. Chất lượng gần bằng Qt. gEDA và PCB dùng thư viện Gtk khó chạy trên Windows và là thư viện C. (Ý kiến cá nhân không khách quan lắm đâu vì tôi vốn lập trình kiếm sống trên thư viện wxWidgets này )
    • Trình tự chuyển Schematic -> Netlist -> PCB rõ ràng hơn.
    • Phần vẽ mạch in khá tốt, không kinh khủng như PCB. Ai đã từng dùng PCB từ thời nó được viết trên X Window thô (trước khi được port sang Gtk) đều gặp ác mộng với giao diện của nó.


    Có hai cách cài đặt Kicad: dùng bản đã biên dịch sẵn hoặc biên dịch trực tiếp từ mã nguồn. Dùng bản biên dịch sẵn khá dễ, chỉ cần tải tập tin đóng gói Kicad về từ đây rồi giải nén như sau (x-y-z là năm-tháng-ngày) rồi giải nén bằng lệnh sau vào thư mục bất kỳ.
    Code:
    tar -xzf kicad-x-y-z.tgz
    Chạy chương file
    Code:
    kicad
    trực tiếp từ thư mục linux.

    Cách thứ hai là biên dịch từ mã nguồn. Đầu tiên cũng cần cài đặt như trên. Sau đó tải về mã nguồn Kicad về từ đây rồi giải nén ra một thư mục nào đó. Sau đó chuyển tới thư mục chữa mã nguồn Kicad và dùng lệnh
    Code:
    make -f makefile.gtk
    Trước đó trong máy phải có sẵn thư viện wxWidgets đã cài đặt (bản development). Cuối cùng là copy các file chương trình vừa biên dịch xong vào thư viện linux của bản Kicad (biên dịch sẵn).

    Về vấn đề Việt hóa giao diện, trước đây tôi cũng đã dịch thử được > 1/3 giao diện của Kicad (tập tin .po) nhưng bỏ dở giữa chừng vì bận và vì gặp nhiều khó khăn trong dịch thuật. Nếu có thể, đề nghị F nên lập một trang web kiểu wiki để nhiều người cùng dịch, đồng thời chuẩn hóa thuật ngữ như nhóm dịch Gnome và OpenOffice đã làm thì hiệu quả hơn và dễ phân công công việc hơn. Bên diễn đàn TathyVietkey cũng có trang chuyên về dịch thuật rất hay đáng tham khảo. Dịch thì cần thiết, nhưng dịch dở thì còn tệ hơn không dịch, đơn cử như giao diện tiếng Việt của Dia rất tệ, dù đây vốn là một phần mềm tốt.

    Đôi lời thô thiển ...

    Leave a comment:


  • falleaf
    replied
    Hiện nay core Kicad đã gửi cho F bản dịch, và hoàn toàn hỗ trợ sự phát triển của Kicad ở Việt Nam. Như vậy, F sẽ triển khai nhanh hoạt động này và sẽ cần sự giúp đỡ của các bạn để chỉnh sửa nội dung bản dịch. Kicad sẽ nhanh chóng hỗ trợ tiếng Việt.

    Đây sẽ là một bước đệm quan trọng trong chủ trương phát triển opensource tại Việt Nam.

    Hy vọng rằng các thành viên dientuvietnam sẽ ủng hộ cho sự phát triển này, tất nhiên ở một khía cạnh nào đó, thuyết phục các bạn chuyển từ một bộ công cụ quá mạnh sang một bộ công cụ chỉ mới phát triển khoảng 2 năm nay là một điều khó khăn, và chưa quen thuộc. Tuy vậy, những bạn nào ủng hộ hoạt động này, xin mời các bạn tham gia dự án phát triển kicad này nhé.

    Có thể dự án sẽ được mở ra tại http://kicad.dientuvietnam.net

    Chúc vui

    Leave a comment:


  • falleaf
    replied
    Khắc phục lỗi tự động mount CD trong Ubuntu khi cài xvnkb được trình bày bởi silverhat tại đây.

    Có thể có một giải pháp đơn giản hơn rất nhiều bằng việc mỗi lần cần mount CD thì gõ một dòng lệnh thôi, nhưng việc làm này có thể làm cho nhiều người không cảm thấy thoải mái khi dùng Ubuntu, nhất là khi đã quen dùng Windows.

    Tất nhiên, có thực hiện theo không thì tùy các bạn, nhưng với F thì mọi việc đơn giản chỉ là gõ một dòng lệnh, có thể theo thói quen vậy thôi, cũng không thích cái kiểu CD nó cứ bỏ vào là chạy vù vù, khi cần mount em nó thì gọi em nó thôi, không cần thì thôi, chả thích tự động lắm thứ, phiền phức.

    Chúc vui

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X