Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng dẫn tính trở cho LED

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hướng dẫn tính trở cho LED

    LED là linh kiện được sử dụng rất nhiều trong mạch điện như chiếu sáng, làm tín hiệu...Tuy nhiên nó có một nhược điểm là rất dễ bị cháy. Mặc dù giá thành của nó không cao nhưng khá phiền phức. Để tránh tình trạng này cần lắp thêm trở.





    Một câu hỏi đặt ra đối với những người mới là muốn biết làm sao cho chính xác. Dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tính rất đơn giản theo công thức
    R = (V nguồn - V led) : I led áp dụng cho mắc nối tiếp
    Với R là giá trị điện trở, V nguồn là điện áp nguồn, V led là điện áp led, I led là cường độ dòng điện của led.
    Ví dụ V nguồn là 9V, V led là 2,4V, I led là 0,02A
    Ráp vào công thức ta có R= (9 - 2,4) : 0,02 = 330Ω
    Tất nhiên không thể quên tính công suất của điện trở
    Ta có công thức P trở = I trở x V trở
    V trở =9-2,4=6,6
    I trở = I led = 0,02A
    Vậy P trở = 6,6 x 0,02 = 0,132W
    Như vậy dựa vào giá trị điện trở và công suất có thể chọn trở phù hợp

  • #2
    Led chỉ cần đủ sáng và cũng không nhất thiết phải tính toán chính xác. Bởi vì led có rất nhiều loại và thường không tìm được thông số cụ thể, cũng không yêu cầu phải sáng mức tối đa mà thường chỉ yêu cầu thể hiện thông tin nên nhanh nhất là thử.

    Ta ước chừng điện trở tối thiểu, tối đa và sau đó thay điện trở để đạt độ sáng vừa phải.

    Comment


    • #3
      Mình có bộ nguồn chỉnh được áp và dòng led mua về mình thử để tìm áp và dòng sao cho sáng vừa rồi lấy thông số đó ra để tính điện trở thì led sáng đều hơn là tính theo thông số ghi trên bao bì và cũng lâu giảm độ sáng hơn .

      Comment


      • #4
        Các bác tiện cho em hỏi. em định làm đèn led 8 bát 21w (mỗi led 1w) dùng nguồn ATX12v 16A đã tự mod. liệu có ổn không ạ ? Click image for larger version

Name:	IMG_20191230_200658.jpg
Views:	6618
Size:	124.4 KB
ID:	1715148Click image for larger version

Name:	IMG_20191228_104157.jpg
Views:	6711
Size:	86.1 KB
ID:	1715147

        Comment


        • #5
          Nguồn tốt thì chạy được ạ. Chú nhớ gắn thêm tản nhiệt cho đám léc ấy nữa ạ

          Comment


          • #6





            mình định dùng tản nhiệt nhôm 4 thanh 8 rãnh + với 2 quạt 48v dùng để tản nhiệt. các bạn cho mình hỏi là nối quạt vào cục nguồn 12v được ko ? hay phải mua thêm cục chuyển nguồn 48v ?
            Click image for larger version

Name:	81331417_579579842883618_8857277704672641024_n.jpg
Views:	6481
Size:	278.9 KB
ID:	1715162
            Attached Files

            Comment


            • #7
              các bác cũng cho hỏi là có phải lắp thêm trở để led chạy ổn định và không bị cháy bóng ko ạ ?

              Comment


              • #8
                Dạ về cái quạt thì chú mua mạch bôt từ 12v lên 48v công suất lớn hơn 2 quạt là được ạ. Còn đám léc thì công suất trăm oát như vậy cần phải có đờ rai vơ ổn dòng ạ chứ dùng trở thì hông ổn. Chú tính xem 1 léc nó ăn dòng bao nhiu điện áp bao nhiu để chọn mạch lái léc loại nào và số lượng mạch nữa...

                Comment


                • #9
                  bạn có biết công thức tính 1led như nào ko ? Mình dùng 168 led loại 1w thường thì sẽ là 2.1 đến 3 v

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi lontonbonbon Xem bài viết
                    bạn có biết công thức tính 1led như nào ko ? Mình dùng 168 led loại 1w thường thì sẽ là 2.1 đến 3 v
                    Công thức bên trên dùng cho nhiểu led nối tiếp và 1 led , số led nhiều nên đấu nối tiếp dùng 9-12-24v hay hơn để giảm bớt điện trở và cs bộ nguồn . Dùng 1 led 1 trở thì hao trở và nguồn nhưng được cái hay là hư led nào led đó tắt những led còn lại vẫn sáng không như nối tiếp led và chung 1 trở hư 1 led thì cả dãy nối tiếp tịt hết .

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi lontonbonbon Xem bài viết
                      các bác cũng cho hỏi là có phải lắp thêm trở để led chạy ổn định và không bị cháy bóng ko ạ ?
                      LED là linh kiện phi tuyến tính, nghĩa là tỉ lệ giữa điện áp và dòng tiêu thụ không cố định, khi gần đạt đến công suất tối đa thì chỉ cần điện áp tăng 1 chút nhưng dòng tiêu thụ tăng rất nhiều nên rất khó nếu cấp thẳng nguồn vào LED. Khi dùng trở thì do có sự sụt áp trên trở, mà trở gần như tuyến tính nên sẽ hạn chế được việc dòng tăng đột biến khi điện áp tăng.
                      Thật ra cách điều khiển LED tốt nhất là dùng nguồn ổn dòng, nhưng nó cồng kềnh nên trong các ứng dụng không cần LED chạy hết công suất (chỉ để chỉ thị trạng thái chẳng hạn) thì người ta dùng trở cho đơn giản.

                      Comment


                      • #12
                        các bác nói em thật sự là không hiểu lắm ạ. em chỉ hỏi đơn giản : em có 1 cục nguồn atx đã mod thành nguồn 12v ( 16A) max được 300w ở 25 độ C. bây giờ em định làm 1 cái đèn led nối tiếp 8 bát 21w thì cái nguồn đó có sử dụng được không ạ ? Bác nào biết thì hướng dẫn giúp em là em hàn mỗi đĩa + với + và - với - và ( nối tiếp ) đầu nguồn in nối dây từ nguồn đúng ko ạ ?

                        Comment


                        • #13
                          Thế thì không ổn nhé bạn! Muốn chế đèn led thì ít nhất cần hiểu về led. Khuyên bạn nên dùng mạch boost áp với ic 34063 từ 12V lên trên 12V để chạy chứ không nên dùng trở vì số led công suất khá lớn. Hãy xem cái bo 21 led nó có ghi xByC không, thì x là số led song song, y là số led nối tiếp.

                          VD : bo ghi 3B7C sẽ có 7 dãy led nồi tiếp nhau với mỗi dãy có 3 con led song song. Như thế sẽ cần mạch boost từ 12V lên 24V để chạy cho bo này. Led 1W thì danh định 300mA, nên cần dòng 3x300=900mA cho 1 bo. Từ đó sẽ tính để giới hạn dòng tải cho 8x900= 7.2A. Nhưng dòng thế khá cao, sẽ nối tiếp 2 bo một, để còn dòng 3.1A/48V.
                          Chứ mà dùng trở thì trở cần CS lớn, hiệu suất thấp.
                          // Nếu chỉ muốn dùng led và trở với nguồn atx 12V đó thì phải thử: dùng Ampe kế để đo 4 con led nối tiếp nhau đấu vào nguồn xem dòng có quá cao/ thấp so với 300mA không. Cao thì từ đó tính R nối tiếp hạn dòng, thấp thì chỉ có thể nối tiếp 3 led, như thế phải chọn trở CS khá lớn để hạn dòng.
                          Mà vấn đề áp ra nguồn atx không là hằng số, nó phụ thuộc tải nữa. Có tải vào nó sẽ cao/thấp hơn không tải, nhiều ít tùy CS tải nữa.

                          Comment


                          • #14
                            Không phải không ổn mà là không được. Cái board đó gồm 21 con led nối tiếp nhau, nếu led 1w cũng cần 3.2V, 21 led cần 67V, nguồn có 12V sao mà đủ, cho dù công suất nguồn có 100w cũng vô ích. Cần có mạch điều khiển (driver) hoặc tăng áp mới được.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi lontonbonbon Xem bài viết
                              các bác nói em thật sự là không hiểu lắm ạ. em chỉ hỏi đơn giản : em có 1 cục nguồn atx đã mod thành nguồn 12v ( 16A) max được 300w ở 25 độ C. bây giờ em định làm 1 cái đèn led nối tiếp 8 bát 21w thì cái nguồn đó có sử dụng được không ạ ? Bác nào biết thì hướng dẫn giúp em là em hàn mỗi đĩa + với + và - với - và ( nối tiếp ) đầu nguồn in nối dây từ nguồn đúng ko ạ ?
                              Bạn nói mình cũng không hiểu luôn, vẽ sơ đồ ra cho nó dễ hiểu đi.

                              Mình không hiểu "bát" là gì. Có phải đó là 1 bo mạch (vuông, tròn, đa giác...) trên đó có hàn rất niều LED?
                              Mỗi "bát" dùng điện áp bao nhiêu V? Nếu mỗi "bát" dùng 12V thì chúng phải mắc song song chứ không phải nối tiếp (kiểu chập các dây cùng dấu với nhau là song song chứ ko phải nối tiếp).

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              machpcb Tìm hiểu thêm về machpcb

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X