Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lan Hương trả lời về cao tần (tập 1)

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Mạch Schmitt Trigger so sánh biên độ tín hiệu ngõ vào của nó với một mẫu điện áp nội tại, làm sao để khi biên độ tín hiệu ngã vào lớn hơn mẫu điện áp này thì nó dẫn bão hòa để tạo một xung vuông ở ngã ra. Khi biên độ tín hiệu giảm dưới mẫu điện áp so sánh thì ngõ ra xuống bằng không (xem hình). Nói khác đi, ngõ vào tín hiệu có thể thăng giáng nhỏ trên (hoặc dưới) mẫu so sánh thì ngõ vào sẽ có Vcc (hoặc bằng không).

    Tín hiệu ngõ ra như thế gọi là tín hiệu digital "sạch" (pure digital sign, clearning digit).
    cái này giống như bộ ADC ấy ! hoặc cũng có thể dùng LM324 để so sánh nhằm cho ra tín hiệu chuẩn ... dân lập trình robot dò đường hay sd lám

    Comment


    • #47
      Uhm... cho mình xin hỏi là ở bên mạch phát FM có mấy mạch phát dùng 1Trans thì ko biết bên mạch phát AM có mạch phát nào dùng 1 Trans ko nhi ?

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi duyphi Xem bài viết
        Việc đầu tiên là làm một mạch tạo 1 Tone cở vài Khz. Sau đó thiết kế ngõ ra của bộ thu sao cho mỗi khi cấp tín hiệu tone vào bên mạch phát thì mạch thu sẽ làm kích 1 con LED. bật sáng là ok.
        Nếu Quá trên thành công, thì lưu ý nên dùng thêm mạch Smitttriger ở ngõ ra để đảm bảo tín hiệu 1-0, sau đó đưa đường dây này đến 1 MCU và ta sẽ làm thêm 1 ví dụ này: Chẳng hạn nếu cấp tín hiệu trong vòng 2s liên tục thì MỞ led- Sáng, và nếu cấp tín hiệu phát đi trong 1s thì làm led tắt.

        Tức là ta vừa định nghĩa:
        2s là thời gian của mức 1 chẳng hạn, và
        1s là tín hiệu của mức 0.

        Về phía MCU thì chỉ cần khi có sự thay đổi mức trên chân input của nó thì ta sẽ lập trình để MCU bắt đầu đếm.
        Nếu thời gian đếm <1,2s thì xem như là vừa nhận được mức 0 và
        Nếu >1,7s thì xem như là mức 1 vừa nhận được.
        1,2s và 1,7s là con số do ta tự chọn để kiểm định lại kết quả nhận được, chứ ko ai ép buộc phải như thế, có thể chọn lại là 1,1s hoặc 1,8s để kiểm tra cũng được.

        Sau khi thành công với kết quả trên thì chúng ta có thể giảm thời gian phát tín hiệu xuống lại, và đôi khi phải dùng thêm IC 567 để tăng thêm chất lượng của tín hiệu thu được và tránh nhiễu hoặc các tín hiệu thu được ngoài ý muốn.
        aPhi oi, theo như a chỉ thì chỉ có truyền data, now e muốn truyền cả data và voice thì như thế nào? còn với bộ thu phát AM hay máy bộ đàm thì có tương tự như FM ko?
        e muốn học và làm về RF thì nên trang bị những thiết bị gì? mong aPhi và mọi người tư vấn dùm e (e ở TP.HCM)

        Comment


        • #49
          to anh Joey :

          Máy phát AM 1 transistor là đây đó anh, còn con transistor T1 đi kèm là để điều biến biên độ. Hai con transistor này phải có công suất tương đương nhau.



          Máy phát AM dùng cho phát thanh chuyên nghiệp thì người ta thế T1 bằng một biến thế xuất âm. Khi audio đưa vào thì điện áp rơi trên biến thế xuất âm sẽ thay đổi ---> biên độ sóng mang của T2 thay đổi theo.
          Nhưng máy phát của ta có thể dùng cho truyền các dữ liệu tần số cao hơn nhiều mà đáp ứng tần số của biến thế xuất âm (tối đa 16KHz) không thỏa mãn được. Vì vậy mà không dùng biến thế.

          Tìm bo mạch radio - TV cũ:

          - TP HCM thì từ chợ Nhật Tảo anh đi sang phía bên kia đường Lý Thường Kiệt 5 căn nhà, bên tay trái có chị Dương, hay đi tiếp 5 hoặc 6 căn nữa, bên tay phải có mấy hàng, nhiều nhất là bà Ba Mập. Nếu muốn rẻ hơn thì đứng chỗ bà Ba Mập ngó qua có con hẻm, anh đi vào đó 50m thì có bày la liệt đủ loại bo mạch giữ gìn khá tốt. Bán rẻ như ... cho.

          - HN thì anh đi xe Bus Phố Nối, đến làng Đan (gần Bần) thì xuống, sang bên trái đường thì ... ôi thôi nhiều không xiết kể đồ rã của radio, TV, máy tính đủ loại. Đèn hình máy tính và TV để hàng chục cái bên lề đường như ... lợn con.

          to anh phong25_2

          Anh nhìn trong sơ đồ khối này :



          Chỗ cắt (dầu chéo màu đỏ) anh có thể làm một Sw để lúc thì dùng thu data, lúc thu âm thanh bình thường.
          Vì băng thông được nới rộng nên nó thỏa mãn được cho cả hai nhu cầu của anh.
          Còn cái xử lý AD chính là mạch Schmitt Trigger ở dưới.

          Lan Hương.
          Last edited by lanhuong; 10-01-2008, 11:37.

          Comment


          • #50
            chi LH chị cho em vài mạch phát và thu Fm để làm được không khác khác mấy cái mạch trước vì đồ án không được giống nhau nhiều.chị giải thích họat động giùm em luôn nha
            cám ơn chị

            Comment


            • #51
              nếu không có con IC 082 thì tôi có thể thay con LM358 đươc ko? nếu đươc thì có thay đổi chi ko?
              tôi thấy con 358 cũng có 2 tầng khuếch đại thuât toán???
              cảm ơn LH nhiều
              À con cuộn dây trong mạch thu AM dùng IC 082 là như thế nào thế?

              Comment


              • #52
                Uhm.. sorry chị Lan Hương. Chị post rồi mà em wên. Ý em muốn hỏi là dạng mạch phát 1 Trans mà ko dùng thạch anh giống như ở bên mạch FM ấy. từ tầng dao động đưa ra cuộn bù rồi ra anten luôn có dc ko ? Còn cách điều chế điều biên thì có thể thực hiện bằng cách đưa tín hiệu Audio wa 1 tụ rồi đưa vào điện trở chân E của trans ấy ko biết cũng có dc ko nhỉ ? Còn cái biến áp trung tần có phải là cái cuộn có lõi ferrite bọc trong cái hộp kim loại nhỏ, ở trên có thể điều chỉnh lõi ferrite bằng cái tô vít dẹt.Em thấy ở dưới một mặt có 3 chân, một mặt co 2 chân. Em ko thấy no sơn màu gì cả chỉ thấy màu đen của sắt ferrite thôi. Ko biết có phải là nó ko nhỉ ?
                Cám ơn

                Comment


                • #53
                  Lan Hương tiếp tục câu chuyện cao tần nè ...

                  1/. to anh Duy Phi :

                  Em sory du! Viết riếc thành nhầm ....
                  Lan Hương :

                  Lan Hương viết "kíu bồ" cho anh rồi mà, nhớ kíu bồ em thứ khác nha.

                  2/. to anhhung1975, nguyenthanhhaiqn, tansy :

                  ... con IC 082 thì tôi có thể thay con LM358 đươc ko? ... cuộn dây trong mạch thu AM dùng IC 082 là như thế nào


                  Lan Hương :

                  Dĩ nhiên thay LM358 vào chỗ con 082 là .... êm ru. Cuộn dây trong mạch thu này là 6 vòng trên lõi "than radio", cỡ dây d=0,6 ; vòng cách vòng 2mm. Lấy ra điểm giữa.

                  3/. to luuthihuyennga, boygovaptphcm, vuhoangkim, tinainam, hoang_van_81, leonastarcloud, nhantrilam, tienbkhn, anhemnha23, anhmuonnoiyeu_emdo, tinhyeumoi84us, hoailangtu, thanhdung181, myhue91, gialangtu, phong25_2 :

                  ... muốn đầu tư học RF cho bài bản thì phải mua những thiêt bị gì, và nên mua ở đâu? ...
                  Lan Hương :

                  Tự học RF trước hết là phải luôn luôn biết mình .... chưa biết gì hết. Hihi. Lan Hương xin nói gọn theo kinh nghiệm cá nhân như thế này :

                  - Chịu khó học kỹ cơ học sóng, nắm rõ nguyên lý điện từ, bức xa, cộng hưởng và các đại lượng liên quan, lý thuyết và vật lý chất bán dẫn, lý thuyết mạch điện, cập nhật kiến thức về linh kiện ..., biết và sử dụng được ít nhất một vài chương trình hỗ trợ tính toán thiết kế và mô phỏng (nên dùng chương trình free nếu không có tiền mua, đừng dùng đồ ăn cắp), đăng ký để được hỗ trợ tính toán online ở các trang Web có liên quan đến RF.

                  - Mua và sử dụng thành thạo VOM (hiện số càng tốt, đo được L và C nữa càng hay), chế máy đo trường để hỗ trợ cân chỉnh cao tần. Có tiền thì mua máy hiện sóng (OSC Scope), máy đo tần số (Freq counter) nữa là OK. Có Spectrum nữa là ... cực kỳ hùng hậu (hổng có cũng ... chả sao, từ từ tính tới).

                  - Chịu khó học ráp bất cứ thứ gì mình có khả năng làm, đừng mơ quá "cao" kẻo nó "xiêu" (hổng phải siêu). Theo đúng nguyên lý vừa sức ấy, ai xúi dại kệ họ. Tích lũy kinh nghiệm tự thân là ... ăn chắc. Khi muốn ráp máy phát nhớ ... tìm hay ráp máy thu trước, kẻo mình ráp ra rồi .... gật gù tự đắc mà chả biết nó chạy ra sao.

                  4/. to elecdream, honchi82, dinhthanhcuong, hoangtudi_dylan, LH_anhyeuem, anhmuonnoiyeu_emdo, tinhyeumoi84us, hoailangtu, thanhdung181, myhue91, ninalu999, trantrui_huybui, kimphuong1011, hoangquynh_trang, Joey,

                  ... muốn hỏi là dạng mạch phát (AM - LH) 1 Trans mà ko dùng thạch anh ... cách đưa tín hiệu Audio wa 1 tụ rồi đưa vào điện trở chân E của trans ấy ko biết cũng có dc ko ... biến áp trung tần có phải là cái cuộn có lõi ferrite bọc trong cái hộp kim loại nhỏ, ở trên có thể điều chỉnh lõi ferrite bằng cái tô vít dẹt.Em thấy ở dưới một mặt có 3 chân, một mặt co 2 chân. Em ko thấy no sơn màu gì cả chỉ thấy màu đen của sắt ferrite thôi. Ko biết có phải là nó ko ... Joey
                  Lan Hương :

                  - Hình 1 dưới đây là sơ đồ mạch phát AM chỉ dùng 1 transistor. Trong mạch này thì cao tần trên chân B của transistor công suất bị "dập tắt" hoàn toàn, Micro Condenser lấy tín hiệu audio làm thay đổi phân cực base (chân B) của transistor công suất phát ---> thay đổi hệ số khuếch đại ---> tín hiệu RF bị thay đổi biên độ (AM). Biến trở 10K chỉnh độ sâu điều biến biên độ. Cuộn dây L1 trong hình là biến thế màu đỏ (dao động nội) trong radio đời cũ, lấy bên phần 3 chân.

                  - Trong radio AM thì các biến áp nằm gần tụ xoay hình dáng giống nhau chỉ khác là lõi có sơn màu lần lượt là Đỏ (dao động nội); Vàng (trung tần 1); trắng (trung tần 2); và Đen (trung tần 3 - tách sóng). Tất cả nằm trong một hộp kim loại, và lõi đó chỉnh được bằng tua vít dẹp đúng như Joey nói. Ta cần biến áp có lõi sơn màu đỏ.

                  5/. to Sv_ngheo_bk, cogaihaycuoi0803, vuhoangkim, tinainam, hoang_van_81, leonastarcloud, nhantrilam, hardsoftvn, trinhminhthong, beeze, boyhandsomefunny5552003, huek46db, t_rex_6751, thuythu_noinhanh, nhat_anh1099, than_tinh, sylvie

                  LH chị cho em vài mạch phát và thu Fm để làm được không khác khác mấy cái mạch trước vì đồ án không được giống nhau nhiều.chị giải thích họat động giùm em luôn nha ... sylvie

                  ... cám ơn bạn đã trả lời mail cho mình, nhưng ... không có hình. Bạn cho mình sơ đồ mạch phát FM được không ... than_tinh
                  Lan Hương :

                  - Kỳ này chúng ta cùng nhau nghiên cứu một số mạch phát FM chỉ dùng 1 transistor nhé. Hình gởi qua mail ... mất tiêu, lên threat cho chắc vậy.

                  - Lan Hương đưa ra cho các bạn xem mấy mạch phát FM một lúc, tuy không khác nhau nhiều nhưng có những chỗ rất thú vị dưới đây.

                  * Hình 2 (H2) là mạch khá hiệu quả với dao động B chung hồi tiếp CE với tụ 20pF. Antenna phát ở điểm giữa cuộn L1 có tác dụng lấy đúng trở kháng phát 50 ohm. Cuộn L2 và Vc=50pF thu ngắn antenna và tăng hiệu quả bức xạ. Tín hiệu audio từ micro condenser đi vào cực B làm thay đổi điện dung mối nối --> điều biến tần số phát (FM).
                  * Hình 3 (H3) dao động B chung, có cộng hưởng nối tiếp L1-Vc-33pF ở ngã ra. Một thành phần tín hiệu từ C qua Vc đưa về hồi tiếp vào Re=120 ohm để tự dao động. Phương thức điều biến tần số tương tự mạch ở H1
                  * Hình 4 (H4) bố trí dao động tự kích hơi khác với các mạch trên khi lấy giao điểm điện dung đưa về E bắng tụ 3pF.
                  * Hình 5 (H5) dùng FET để phát, dao động là hồi tiếp D-S qua tụ 10pF với RFC. Tần số ở khung dao động có sự tham gia của Vc 30p nối tiếp với Varicap diod. Điện áp audio từ mic làm thay đổi điện áp phân cực của varicap làm nó thay đổi điện dung --> tần số trên khung cộng hưởng thay đổi theo --> điều biến tần số của mạch. Đây là mạch phát FM dùng FET ít gặp, dễ chạy và khá mạnh (110mW), tầm phát thực nghiệm rất xa khi phối hợp với LPF (Low Pas Filter).

                  - Các cuộn dây L1 lõi không khí, đường kính lõi D=5mm, cỡ dây d=0,6mm, quấn sát, 100nH thì 6 vòng, 80nH thì hơn 5 vòng. RFC có trị số 33uH và 47uH có bán nhiều ngoài chợ, mạch TV cũ .... đầy ra, như một "cục kẹo" màu tím chấm vàng (hay màu cam). Transistor : 2N2222, Fet : 11030 hay U310 có công suất danh định 300mW hay 2N4416, 2N4858 có công suất bé hơn một chút. Varicap tìm trong tuner TV cũ.

                  Chúc các anh, chị, em trai em gái vui vẻ và thành công, sắm Tết hoành tráng.

                  Lan Hương.
                  Attached Files
                  Last edited by lanhuong; 11-01-2008, 21:20.

                  Comment


                  • #54
                    Em Hương cho anh hỏi cái này: anh muốn dùng một bộ phát FM ( giống như mấy cái mạch 1Tran của em ấy) để phát 2 kênh Audio (stereo) được không? Thu thì anh định dùng Radio?!
                    Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                    Comment


                    • #55
                      .
                      Em Hương cho anh hỏi cái này: anh muốn dùng một bộ phát FM ( giống như mấy cái mạch 1Tran của em ấy) để phát 2 kênh Audio (stereo) được không? Thu thì anh định dùng Radio?!... thangktvta
                      Lan Hương :

                      Không được anh ạ. Những mạch đang thảo luận ở đây là ở trình độ "lơ tơ mơ" thôi mà anh, dùng để phát PLL, FM đơn tuyến (Mono) thôi anh à.

                      Muốn phát FM stereo cũng không phải là quá khó nhưng mạch sử dụng kỹ thuật coder stereo 19-38Khz, có IC chuyên dùng như MW200 (của Mondowave) BH1415F (của ROHM), NS73 (Niigata Seimitsu), TSA5511 (Techtronic 's Semiconductor) chứ ráp mạch rời chịu không nổi đâu anh (xem hình).

                      Nếu anh quan tâm thì chúng ta có thể trao đổi thêm.

                      Lan Hương.
                      Attached Files
                      Last edited by lanhuong; 12-01-2008, 10:42.

                      Comment


                      • #56
                        Thế thì phức tạp hơn anh nghĩ rùi, thôi vậy. Quả này muốn phát Stereo chắc "chơi" 2 Tx, 2 Rx thôi, hà hà.
                        Cảm ơn em Hương đã trả lời nha! chúc cuối tuần vui vẻ!
                        Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                        Comment


                        • #57
                          - Hình 1 dưới đây là sơ đồ mạch phát AM chỉ dùng 1 transistor. Trong mạch này thì cao tần trên chân B của transistor công suất bị "dập tắt" hoàn toàn, Micro Condenser lấy tín hiệu audio làm thay đổi phân cực base (chân B) của transistor công suất phát ---> thay đổi hệ số khuếch đại ---> tín hiệu RF bị thay đổi biên độ (AM). Biến trở 10K chỉnh độ sâu điều biến biên độ. Cuộn dây L1 trong hình là biến thế màu đỏ (dao động nội) trong radio đời cũ, lấy bên phần 3 chân.




                          * Hình 2 (H2) là mạch khá hiệu quả với dao động B chung hồi tiếp CE với tụ 20pF. Antenna phát ở điểm giữa cuộn L1 có tác dụng lấy đúng trở kháng phát 50 ohm. Cuộn L2 và Vc=50pF thu ngắn antenna và tăng hiệu quả bức xạ. Tín hiệu audio từ micro condenser đi vào cực B làm thay đổi điện dung mối nối --> điều biến tần số phát (FM).



                          * Hình 3 (H3) dao động B chung, có cộng hưởng nối tiếp L1-Vc-33pF ở ngã ra. Một thành phần tín hiệu từ C qua Vc đưa về hồi tiếp vào Re=120 ohm để tự dao động. Phương thức điều biến tần số tương tự mạch ở H1

                          Hương cho Bi hỏi : giữa H1 & H2 & H3 có điểm gì khác nhau mà H1 là điều biến A , trong khi H2 + H3 là điều biến f ?
                          Bi thấy tín hiệu từ Mic ở cả 3 hình đều đi vào cực B của BJT CS( đều đi wa 105p + trở) --> thay đổi h/s KĐ --> thay đôi biên độ (AM) . ....? Bi chưa thông chỗ này cho lám
                          Last edited by Zz_Bi_zZ; 13-01-2008, 09:11.

                          Comment


                          • #58
                            to Lanhuong & thangktvta:
                            mạch mã hóa stereo theo đường link này cũng không phức tạp lắm:http://web.telia.com/%7Eu85920178/audio/stereo_enc.htm . Nhưng tiếng Anh không rành nên không giải thích được .

                            Comment


                            • #59
                              to anh zz_bi_zz và lmd

                              .
                              To anh Zz_Bi_zZ :
                              …Bi thấy tín hiệu từ Mic ở cả 3 hình đều đi vào cực B của BJT CS( đều đi wa 105p + trở) …
                              Lan Hương trả lời : Vì đâu mà có AM hay FM ?

                              Trong hai mạch mà anh đề cập dĩ nhiên là nó có điểm khác biệt cơ bản để một bên là AM còn bên kia lại là FM. Nhưng bắt đầu Lan Hương xin nói về cơ chế điện dung BE của transistor đã nhé.

                              - Theo Aldorff Leithneimm (1958) thì khi có tác động một dòng vào mối nối BE, ngoài sự thay đổi về dòng điện trong mạch thì sự di chuyển điện tử và lỗ qua mối nối BE sẽ làm điện dung mối nối BE thay đổi - thay đổi điện dung BC. Sự thay đổi C(be) là rất bé, khoảng 0,005pF đến 0,015 pF tuỳ theo mức dòng d (I) tác động. Trong mạch dao động, sự thay đổi điện dung này tác động vào mạch cộng hưởng làm thay đổi tần số cộng hưởng. Vì vậy mà d(I) x d C(be) / C(ch) qui định mức thay đổi tần số.

                              - Trong mạch H5 dưới đây (LH chọn vì có điện dung cộng hưởng rõ ràng hơn), cho mức d (I) = 1. d C(be) = (0,005 + 0,015)/2 = 0,01 pF.



                              vì điện dung trong mạch cộng hưởng là 15 pF, tần số là 100.000 KHz nên mức điều biến tần số là :
                              d (F) = +/- [0,01 (pF) : 15 (pF) x 100.00 (KHz)] = +/- [0,075 % x 100.000 (KHz] = +/- 75 (KHz)

                              d (F) là +/- 75 KHz --> dải điều biến tần số là 150 KHz, hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn băng thông FM quốc tế.
                              Và đây chính là mạch Frequency Modulation (FM).

                              - Mạch H1 là mạch có điện dung trong mạch cộng hưởng C (CH) = 150 pF, d C(be) = 0,015pF, tần số 1000 KHz và mức dòng d (I) = 10.



                              thì mức̣ thay đổi tần số cộng hưởng là : d (F) = +/- [0,01 x 1000 KHz] = +/- 10 (KHz)

                              d (F) là +/- 10 KHz --> dải thông là 20 KHz, bảo đảm tiêu chuẩn băng thông phát sóng âm tần.
                              Vì vậy mà Audio tác động vào dòng BE là chủ yếu, nó thay đổi biên độ RF theo audio.
                              Và trong H1 chính là mạch Amplitude Modulation (AM).

                              To anh lmd :
                              … mạch mã hóa stereo theo đường link này cũng không phức tạp …
                              http://web.telia.com/%7Eu85920178/audio/stereo_enc.htm ... lmd
                              Lan Hương trả lời :

                              Mạch điện trong trang Web anh dẫn mà Lan Hương lấy ra dưới đây, anh lmd xem lại đi. Nó không hề khác biệt gì mạch của Đức về độ phức tạp mà theory thì không thể rõ bằng. Tài liệu của người Đức còn có cả mạch rời của giữa thế kỷ trước đến PSoC - FM transmitter.

                              Thân mến.

                              Lan Hương.
                              Attached Files
                              Last edited by lanhuong; 13-01-2008, 21:27.

                              Comment


                              • #60
                                Lạ quá! Còn điện dung của mối nối CB (Collector base junction capacity) bị phân cực ngược bỏ đi đâu?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X