Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách chọn aptomat cho điện 220v

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
    Cho hỏi ké: thông số Icu trên aptomat nghĩa là gì? Thấy 1 số web gì là "dòng cắt", thế sao dòng cắt ở mấy con RCCB, ELCB, RCBO lại cao vậy? (toàn là 1.5kA trở lên).
    Nó là dòng cắt khi chập mạch. Nếu dòng chập mạch lớn hơn giá trị này thì tiếp điểm bị chảy dính vào nhau không tách rời ra được.
    sau.ph

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
      [Cứ giả sử bóng compact 24W là 18-22W, ở 220V cophi 0.57 thì ăn dòng 0.17A. Như vậy 500 cái là 85A, nhân với Icf là 3 thôi thì ra đúng 255A. Vậy họ tư vấn và bán cho người trồng cây cái CB 250A là có cơ sở và rất chính xác luôn rồi, hơn anh em DDDT chúng ta rồi!
      Thực ra dòng nạp cho bộ dàn tụ đèn này nó chỉ tồn tại trong vài giây đồng hồ, nó chưa thể làm nóng thanh lưỡng kim nhiệt trong cái aptomat để cho nó nhảy. Nên dùng loại 100A là ổn .

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi bxp_88 Xem bài viết
        Chào cả nhà

        Nhà mình trồng thanh long nên cần 1 cái aptomat để bật tắt đèn, cả nhà hướng dẫn giúp mình cách chọn aptomat nha

        . điện 220v
        . số lượng bóng đèn compact loại 24w là 500 bóng
        . thời gian chiếu sáng liên tục khoảng 12 tiếng.
        Theo mình nghĩ thì bạn cứ dùng CB 100A. Còn vấn đề cháy dây thì hiếm lắm. Còn nếu kỹ thì mình thiết kế kiểu dây cái rồi tẻ ra từng nhánh và lắp cầu chì cho từng nhánh. Chập nhánh nào đứt cầu chì nhánh đó.
        Không biết cách này được không. Hihihi.

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi dangphihung Xem bài viết
          Thực ra dòng nạp cho bộ dàn tụ đèn này nó chỉ tồn tại trong vài giây đồng hồ, nó chưa thể làm nóng thanh lưỡng kim nhiệt trong cái aptomat để cho nó nhảy. Nên dùng loại 100A là ổn .
          Nếu là loại dùng cuộn hút thì sao bạn?

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
            Nếu là loại dùng cuộn hút thì sao bạn?
            Cái này bạn hỏi, người ta gọi nó là "khởi động từ' hay là " công tắc tơ" nó chỉ có tính chất nhiệm vụ điều khiển đóng cắt dòng điện lớn bằng nút bấm. Nó rất ít kết hợp rơ le nhiệt trong đó.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi dangphihung Xem bài viết
              Cái này bạn hỏi, người ta gọi nó là "khởi động từ' hay là " công tắc tơ" nó chỉ có tính chất nhiệm vụ điều khiển đóng cắt dòng điện lớn bằng nút bấm. Nó rất ít kết hợp rơ le nhiệt trong đó.
              chắc bác nhầm ý của bác trthnguyen rồi ,atomat cũng có loại dùng cuộn hút khi quá dòng kèm với thanh lưỡng kim nữa ,loại này khá nhậy chỉ 1 giây là ngắt,chứ bác ấy không nói đến contactor đâu

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi dangphihung Xem bài viết
                Cái này bạn hỏi, người ta gọi nó là "khởi động từ' hay là " công tắc tơ" nó chỉ có tính chất nhiệm vụ điều khiển đóng cắt dòng điện lớn bằng nút bấm. Nó rất ít kết hợp rơ le nhiệt trong đó.
                Mình nói về CB đấy chứ.

                Comment


                • #38
                  Lạ quá, mình test đồng thời cái CB 1P tác động từ Schneider 16A và cái CB 2P tác động nhiệt thanh lưỡng kim LSE 22A thì ở dòng 30A chừng 20s thì cái lưỡng lim nhảy, cái từ đứng im. Cứ giảm dòng dần thì kết quả là cái 22A nhảy ở 16A sau cỡ 15s (sau khi đã nhảy rồi hồi phục). Còn cái 16A nhảy ở 20A sau khoảng 30s tới 40s. Thế là sao nhỉ?!?

                  Comment


                  • #39
                    Cuộn dây thì dòng rất lớn (chập mạch) nó mới tác động và thời gian trễ chỉ khoảng chục mili giây.

                    Loại nhiệt thì lúc trước xem datasheet của nhà sản xuất thì khi dòng quá 1,06 dòng danh định (tức quá 6%) thì phải cả tiếng sau nó mới nhảy. Dòng càng lớn thì thời gian trễ càng ngắn nhưng cũng phải 1 vài giây nó mới nhảy.

                    Loại cơ khí thì khó mà chính xác được, và còn phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường nữa.
                    sau.ph

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                      Lạ quá, mình test đồng thời cái CB 1P tác động từ Schneider 16A và cái CB 2P tác động nhiệt thanh lưỡng kim LSE 22A thì ở dòng 30A chừng 20s thì cái lưỡng lim nhảy, cái từ đứng im. Cứ giảm dòng dần thì kết quả là cái 22A nhảy ở 16A sau cỡ 15s (sau khi đã nhảy rồi hồi phục). Còn cái 16A nhảy ở 20A sau khoảng 30s tới 40s. Thế là sao nhỉ?!?
                      CB chỉ nhậy khi ngắn mạch còn quá dòng thì tùy theo loại mà thời gian tác động khác nhau muốn nhạy thì kiếm mua loại CB có chỉnh dòng , cái 22 A khi đã nhảy rồi cần phải để nguội hẳn rồi thử lại mới giống lúc đầu chưa nguội hẳn thanh lưỡng kim chưa trở lại trạng thái ban đầu nên dòng tác động nhỏ hơn lúc đầu, thế nên mới đề nghị dùng cái 80 A chứ dùng 100 A hay 250 A thì cháy hết dây nó mới chịu nhảy .

                      Comment


                      • #41
                        Còn tùy thuộc nhà sx nữa bác ạ, tôi thử cũng cái MCCB nhưng 10A của LS thì dòng 13A sau thời gian nó nóng lên thì nhảy, ngay sau đó bật lại được thì giảm dòng xuống còn khoảng 11A thì dù vẫn nóng nó vẫn chạy phà phà mà không nhảy nữa, tăng lên trên 12A thì chừng 20s sau nó nhảy liền chứ không như cái LSE kia, 22A mà 16A đã nhảy!

                        Tôi chỉ còn thắc mắc cái CB từ, lẽ ra định mức 16A thì lớn hơn cỡ 10-20% phải nhảy liền chứ, vì là lực từ mà, cần gì phải có thời gian nóng lên như lưỡng kim, chắc phải test vài cái hãng khác chứ có thể nó là hàng Đức dỏm cũng nên!

                        Comment


                        • #42
                          CB từ ở trên nó có cả lưỡng kim nữa. Cuộn dây được set ở dòng rất cao mới tác động để nó khỏi nhảy khi khởi động động cơ (dòng khởi động gấp 3-5 lần)
                          sau.ph

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                            Còn tùy thuộc nhà sx nữa bác ạ, tôi thử cũng cái MCCB nhưng 10A của LS thì dòng 13A sau thời gian nó nóng lên thì nhảy, ngay sau đó bật lại được thì giảm dòng xuống còn khoảng 11A thì dù vẫn nóng nó vẫn chạy phà phà mà không nhảy nữa, tăng lên trên 12A thì chừng 20s sau nó nhảy liền chứ không như cái LSE kia, 22A mà 16A đã nhảy!

                            Tôi chỉ còn thắc mắc cái CB từ, lẽ ra định mức 16A thì lớn hơn cỡ 10-20% phải nhảy liền chứ, vì là lực từ mà, cần gì phải có thời gian nóng lên như lưỡng kim, chắc phải test vài cái hãng khác chứ có thể nó là hàng Đức dỏm cũng nên!
                            Hiệu khác cũng vậy thôi quá dòng thì không sao nhưng ngắn mạch là ngắt ngay tôi từng thấy có người thử câu nóng 1 đầu nguội 1 đầu bật lên không cháy nổ gì với lại quá dòng 10-20 % mà nhảy thì không cần dùng thêm mạch bảo vệ điện tử ngon quá vậy. còn MCCb thì ngược lại quá dòng thì nhảy còn ngắn mạch thì không chạm dây nổ cái đùng mà không nhảy mà rờ vô dây bị giật 1 phát là nhảy ngay.

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                              Còn tùy thuộc nhà sx nữa bác ạ, tôi thử cũng cái MCCB nhưng 10A của LS thì dòng 13A sau thời gian nó nóng lên thì nhảy, ngay sau đó bật lại được thì giảm dòng xuống còn khoảng 11A thì dù vẫn nóng nó vẫn chạy phà phà mà không nhảy nữa, tăng lên trên 12A thì chừng 20s sau nó nhảy liền chứ không như cái LSE kia, 22A mà 16A đã nhảy!

                              Tôi chỉ còn thắc mắc cái CB từ, lẽ ra định mức 16A thì lớn hơn cỡ 10-20% phải nhảy liền chứ, vì là lực từ mà, cần gì phải có thời gian nóng lên như lưỡng kim, chắc phải test vài cái hãng khác chứ có thể nó là hàng Đức dỏm cũng nên!
                              Theo e thì cái loại từ ấy nó là sự giằng co giữa lực từ và lực ma sát của lẫy giữ tiếp điểm. Cả 2 lực này đều bị ảnh hưởng ít nhiều bởi môi trường, trong đó lực ma sát bị ảnh hưởng nhiều hơn (do sự giãn nở vì nhiệt, do lão hoá vật liệu theo thời gian...), chưa kể sai số trong quá trình sản xuất và các nguyên nhân khác có thể xảy ra. Tất cả làm cho CB nhảy sai thời điểm.

                              Comment


                              • #45
                                Cái CB nó có con vít chỉnh độ nhạy/ thay đổi dòng. Mình đã chỉnh lại ngắt ở 17A. Đúng như bác tuyen nhan nói, cuộn dây từ có vẻ như cái nào cũng 8-10T chỉ là chống ngắn mạch, dòng rất lớn có thể cháy tiếp điểm, còn dòng định mức là ở cái lưỡng kim, dù là CB, MCCB hay CB chống giật.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                bxp_88 Tìm hiểu thêm về bxp_88

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X