Thông báo

Collapse
No announcement yet.

máy đo tốc độ motor

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • máy đo tốc độ motor

    Tôi thấy các người thợ dùng cái đèn flash rọi vào xe gắn máy để kiểm tra tốc độ xe. Tôi muốn làm 1 cái như vậy các bạn giúp tôi nhé.

  • #2
    bạn xem ở đây nè:
    http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=9943

    Comment


    • #3
      Motor speed RPM meter.

      Nguyên văn bởi Cat tuong Xem bài viết
      Tôi thấy các người thợ dùng cái đèn flash rọi vào xe gắn máy để kiểm tra tốc độ xe. Tôi muốn làm 1 cái như vậy các bạn giúp tôi nhé.
      Nguyên văn bởi nhapvanlong Xem bài viết

      1/. Cái máy "như vậy" mà bạn Cat tuong cần, nó không phải là cái của chú Vivanpham đưa lên đâu.

      Vì sao vậy ? Vì cái máy của "các người thợ" cần đọc thẳng tốc độ vòng quay cốt máy xe theo đơn vị RPM (Return Per Minute). Có lẽ là cái mạch của chú Pham đã được dùng ở đâu đó thời xưa, bây giờ không thể dùng nữa.

      Vì nó bất tiện lắm

      2/. Thử xem khi dùng cái máy của chú Pham, ta cần thứ gì ?

      - Trước hết là cắm điện. vì mạch có dùng cao áp DC 330V "lận. Sửa máy nổ thuỷ lợi hay ruông muối đang bơm nước ngoài đồng chắc ... chết.

      - Khi đo xong thì làm thế nào để biết được tần số dao động là bao nhiêu để có thể tính ra vòng phút ?'. Chắc chắn là phải có một máy đo tần số "hờm" sẵn đâu đó. Má cái này thì thợ sửa Honda xe máy chả mấy người biết.

      Túm lại, cái máy của chú Pham để cho dân điện tử .... sửa Honda thì được, hoặc dùng cho phòng thí nghiệm. Mấy ông thợ sửa Honda xe máy gặp cái này chắc là ... khóc dỗ không nín.

      3/. Máy đo vòng phút (LH-RPM-meter) do Lan Hương thiết kế có các tính năng và chỉ tiêu sau đây:



      - Dùng pin 9V hay dùng thằng accu 12V của Honda xe máy.

      - Mạch điện dùng SSL (Super Lightning LED - LED siêu sáng) làm nguồn quang hoạt nghiệm. Dù không sáng chói mắt như đèn flash nhưng tốc độ "nháy" rất cao, tuổi tho dài lâu và không cần nguồn áp lớn nên rất thuận tiện, dễ dùng.

      - Hiển thị vòng - phút bằng 5 x LED 7 đoạn để hiển thị hàng vạn, phù hợp với mọi loại máy móc, động cơ hiện đại (ví dụ xi của hãng Honda hiện nay cũng đã hơn 12.000 RPM, một số máy ô tô xe máy hiện đại còn lên đến 16.000 RPM, hay đo các động cơ vạn năng đời mới cũng đã trên 10.000 RPM).

      Một số máy ly tâm công nghiệp còn có tộc độ gần 20.000 RPM.

      - Trong mạch, IC LM7555 dao động làm "nháy" sáng SLL theo tần số của nó. Tần số này điều khiển bằng chiết áp VR1 = 100K phối hợp với VR2 (220K) và VR3 (100K) để chỉnh tần số tối đa và tối thiều tương ứng với min 25 RPM và max 25.000 RPM.

      - Tần số xuất ra ở chân số 3 của LM7555 này đến bộ logic dùng PIC để xử lý và hiển thị ra 5 x LED 7 đoạn theo đơn vị vòng phút (RPM), có con số tuyệt đối gấp 60 lần tần số.

      Mạch nhỏ gọn (gom tất cả vào trong cái đèn Pin be bé) , tin cậy, đơn giản, rẻ tiền và không điện đóm kích rích, ít tốn năng lượng.

      Thân ái.

      Lan Hương.
      Attached Files
      Last edited by lanhuong; 05-10-2008, 12:17.

      Comment


      • #4
        cám ơn bạn Lan Hương nhưng máy của bạn lại ko thể đo được như máy của chú VI Van Pham vì bạn ko hiểu chức năng đèn ktra máy.
        Máy của bạn chỉ đo được RPM, mà máy của chú Pham nhờ đồng bộ xung kích ngoài của bougie mà kiểm tra được tình trạng đánh lửa sớm hay muộn của máy Honda.(khi bạn tăng ga hay giãm ga, hảy quan sát mâm lửa) Hơn nữa đâu cần phải lấy dấu tần số mỗi khi đo đâu? vạch sẳn lên máy là biết rồi mà.
        Last edited by Cat tuong; 05-10-2008, 12:52.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Cat tuong Xem bài viết
          Tôi thấy các người thợ dùng cái đèn flash rọi vào xe gắn máy để kiểm tra tốc độ xe. Tôi muốn làm 1 cái như vậy các bạn giúp tôi nhé.
          Chắc bác lộn rồi. Họ dùng đèn flash này để chỉnh độ đánh lửa của máy chứ không phải để đo tốc độ xe đâu. Bác kiếm trên google chữ "timing gun" coi có phải cái bác muốn không.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
            Chắc bác lộn rồi. Họ dùng đèn flash này để chỉnh độ đánh lửa của máy chứ không phải để đo tốc độ xe đâu. Bác kiếm trên google chữ "timing gun" coi có phải cái bác muốn không.
            đúng rồi,tôi ko cần xem tốc độ xe là bao nhiêu mà chỉ xem đánh lửa sớm hay muộn. hơn nữa chức năng máy này đọc được cả rpm mà

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi Cat tuong Xem bài viết
              đúng rồi,tôi ko cần xem tốc độ xe là bao nhiêu mà chỉ xem đánh lửa sớm hay muộn. hơn nữa chức năng máy này đọc được cả rpm mà
              Cái mạch này có vẻ hơi khó kiếm nha. Nẫy giờ chỉ kiếm được cái hình của loại cũ thôi

              http://en.wikipedia.org/wiki/Timing_light


              loại hơi mới đây
              http://www.c-speedracing.com/howto/t.../dsc00027w.jpg

              Tớ kiếm mạch điện mà chưa thấy ai có hết.

              Comment


              • #8
                Mạch của bạn Lan Hương xét về nguyên tắc giống y mạch của chú VI Van Pham, cũng là mạch dao động cái của bạn LH hiển thị số, nhiều linh kiện ko phải ai cũng làm được.Cái của chú Pham đơn giản,đọc tốc độ trên vạch khắc ít linh kiện ,đo được RPM ,điều chỉnh góc đánh lửa sớm hay muộn, và dễ thực hiện hơn.
                Con có thắc mắc là tại sao máy của chú Pham lại chỉ đo dược 6000 vòng /phút là tối đa trong khi tạo dao động cao hơn dễ dàng .Có lý do gì không?Chú Pham cho con câu trả lời nhé.
                Còn máy của bạn LH con 555 có thể chịu nổi dòng cho con SLL không? Với giá trị linh kiện mà bạn thiết kế có bề rộng xung lớn không? nếu bề rộng xung nhỏ thì có đủ sáng không? Bạn cho tôi câu trả lời nhé.
                Cám ơn chú Vi Van Pham và bạn Lan Hương nhiều.

                Comment


                • #9
                  Cái máy như đã hỏi đơn giản chỉ là một cái đèn flash chớp.
                  Tên gọi là STROBOSCOPE.

                  Còn muốn coi đánh lửa sớm hay trễ là do mắt người quan sát vị tí vô lăng và vị trí đánh lửa đã đánh dấu ứng dụng hiện tương chớp là 1 hoặc bội số tần số quay của vô lăng.

                  Nhớ hỏi cho chính xác thì mới có câu trả lời chính xác!!

                  Comment


                  • #10
                    máy đo tốc độ biến thành máy cân chỉnh lửa ...

                    Nguyên văn bởi Cat tuong Xem bài viết
                    Tôi thấy các người thợ dùng cái đèn flash rọi vào xe gắn máy để kiểm tra tốc độ xe. Tôi muốn làm 1 cái như vậy các bạn giúp tôi nhé.
                    Vấn đề nằm ở chỗ là bạn Cat tuong cần cái máy cân chỉnh điểm đánh lửa, mà lại hỏi cái máy kiểm tra tốc độ xe.

                    Vì vậy mà Lan Hương đưa cái thiết kế mạch điện tử công nghiệp chuyên dùng đo tốc độ vòng quay cốt máy. Trong đó LM7555 dao động 50% duty, thừa thãi công suất cho SSL.

                    Máy này đã được chế tạo dùng để đo tốc độ Turbo, một chi tiết đặc biệt của động cơ Diesel, tốc độ lên đến trên 40.000 vòng phút.

                    Máy cân chỉnh lửa là ... chuyện nhỏ đối với vi điện tử, nó dễ dàng hiển thị thời gian đánh lửa sớm (avant) hay trễ (retard) trên LED 7 đoạn, chúnh xác đến micro giây
                    chứ không có kiểu xác định "cảm tính" như dùng cái máy kia ...

                    Nhưng đó là chuyện khác ...

                    Lan Hương.
                    ====================

                    Làm ơn đừng hỏi "lộn chuồng" kiều đó nữa, mất công trả lời, chán lắm.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                      1/. Cái máy "như vậy" mà bạn Cat tuong cần, nó không phải là cái của chú Vivanpham đưa lên đâu.

                      Vì sao vậy ? Vì cái máy của "các người thợ" cần đọc thẳng tốc độ vòng quay cốt máy xe theo đơn vị RPM (Return Per Minute). Có lẽ là cái mạch của chú Pham đã được dùng ở đâu đó thời xưa, bây giờ không thể dùng nữa.

                      Vì nó bất tiện lắm

                      2/. Thử xem khi dùng cái máy của chú Pham, ta cần thứ gì ?

                      - Trước hết là cắm điện. vì mạch có dùng cao áp DC 330V "lận. Sửa máy nổ thuỷ lợi hay ruông muối đang bơm nước ngoài đồng chắc ... chết.

                      - Khi đo xong thì làm thế nào để biết được tần số dao động là bao nhiêu để có thể tính ra vòng phút ?'. Chắc chắn là phải có một máy đo tần số "hờm" sẵn đâu đó. Má cái này thì thợ sửa Honda xe máy chả mấy người biết.

                      Túm lại, cái máy của chú Pham để cho dân điện tử .... sửa Honda thì được, hoặc dùng cho phòng thí nghiệm. Mấy ông thợ sửa Honda xe máy gặp cái này chắc là ... khóc dỗ không nín.

                      3/. Máy đo vòng phút (LH-RPM-meter) do Lan Hương thiết kế có các tính năng và chỉ tiêu sau đây:



                      - Dùng pin 9V hay dùng thằng accu 12V của Honda xe máy.

                      - Mạch điện dùng SSL (Super Lightning LED - LED siêu sáng) làm nguồn quang hoạt nghiệm. Dù không sáng chói mắt như đèn flash nhưng tốc độ "nháy" rất cao, tuổi tho dài lâu và không cần nguồn áp lớn nên rất thuận tiện, dễ dùng.

                      - Hiển thị vòng - phút bằng 5 x LED 7 đoạn để hiển thị hàng vạn, phù hợp với mọi loại máy móc, động cơ hiện đại (ví dụ xi của hãng Honda hiện nay cũng đã hơn 12.000 RPM, một số máy ô tô xe máy hiện đại còn lên đến 16.000 RPM, hay đo các động cơ vạn năng đời mới cũng đã trên 10.000 RPM).

                      Một số máy ly tâm công nghiệp còn có tộc độ gần 20.000 RPM.

                      - Trong mạch, IC LM7555 dao động làm "nháy" sáng SLL theo tần số của nó. Tần số này điều khiển bằng chiết áp VR1 = 100K phối hợp với VR2 (220K) và VR3 (100K) để chỉnh tần số tối đa và tối thiều tương ứng với min 25 RPM và max 25.000 RPM.

                      - Tần số xuất ra ở chân số 3 của LM7555 này đến bộ logic dùng PIC để xử lý và hiển thị ra 5 x LED 7 đoạn theo đơn vị vòng phút (RPM), có con số tuyệt đối gấp 60 lần tần số.

                      Mạch nhỏ gọn (gom tất cả vào trong cái đèn Pin be bé) , tin cậy, đơn giản, rẻ tiền và không điện đóm kích rích, ít tốn năng lượng.

                      Thân ái.

                      Lan Hương.
                      Cái máy của LH có thể sdung được ko là chuyện cần xét lại về nhiều mặt.
                      Có thể LH đã lấy ý tưởng tử máy của tôi thêm thắt mạch hiện số rồi phê phán lung tung
                      cái máy của tôi là máy chuyên dụng của quân đội Mỹ sdung chuyên dùng đo vận tốc moteur và điều chình góc đánh lửa cho các quân xa.Chứ ko phải là thứ vớ vẫn
                      Tôi lựa các mạch điện đơn giản cho các bạn trẻ thiết kế.
                      Máy này có thể đo được nx 6000vong /phút,chứ ko phải chỉ 6000v/p
                      Cái gì cũng biết mà biết không sâu, hóa ra chẳng biết cái gì lại chê bai này nọ. Diễn đàn này ko còn là nơi tôi đến để thư giãn nữa rồi.

                      Comment


                      • #12
                        LH cần trả lời thẳng câu hỏi của tôi là dòng 555 chịu tối đa là bao nhiêu mA? và dòng SSL của bạn là bao nhiêu? Bề rộng xung có đủ sáng để sdung ngoài trời ko?Bạn đừng có thái độ kiêu hảnh như thế? Tôi lịch sự hỏi bạn vì ko tin vào thiết kế cùa bạn chứ ko phải tôi ko biết.

                        Comment


                        • #13
                          Thực ra cũng có đôi chút hiểu lầm ở đây.

                          Anh Cat Tường cần một cái máy so pha kiểu hoạt nghiệm, nhưng lại hỏi một máy đo tốc độ.
                          Bác ViVanPham đưa ra máy so pha, có khả năng đo tốc độ, nhưng lại không vẽ phần tốc độ ra.
                          Chị Lan Hương lại đưa ra máy đo tốc độ, mà phần tốc độ cũng chi vẽ thành một khối.

                          Có lẽ theo Nhóc nghĩ, chúng ta tranh luận là để tìm ra giải pháp cuối cùng, chứ không phải vì cá nhân. Do đó cuộc tranh luận càng sôi nổi càng vui, chứ không đến nỗi nặng nề đâu. Do đó, trong tranh luận nếu nhỡ có ai lỡ lời hoặc hơi quá khích thì cũng chỉ là chuyện nhỏ, không nên vì thế mà để mất hòa khí với nhau.

                          Thôi thì chúng ta cùng bắt tay nhau để thực hiện một mạch chung, đáp ứng mọi yêu cầu nhé.


                          Qua mấy bài viết trên, Nhóc có một số ý kiến như sau:

                          1/. Thứ nhất khắc phục nhược điểm của mạch bác ViVanPham là dùng điện áp cao 220VAC. Có thể khắc phục bằng 1 trong các cách sau:

                          a/. dùng mạch dao động nâng điện áp lên cao như trong mạch đèn Flash. Đồng thời ráp thêm mạch làm tắt đèn Flash bằng cách dùng 2 thyristor, 1 con nối tiếp với đèn Flash và 1 con để làm tắt con kia. Mạch này có thể sao chép từ các mạch điều chỉnh ánh sáng của các đèn Flash chụp hình tự động.

                          b/. Dùng linh kiện điện áp thấp hơn nhưng có độ sáng tương đương, thí dụ như LED siêu sáng.

                          2/. Cụ thể hóa mạch đo tốc độ, vì cho đến giờ này chưa có mạch đo tốc độ nào hoàn chỉnh cả. Nhóc thấy cả 2 mạch nếu đo tốc độ đều có nhược điểm như sau:

                          a/. đo tốc độ động cơ, đơn vi tính bằng vòng / phút. Nếu thời gian lấy mẫu là 1 giây thì phải nhân với 60. Như vậy sai số có thể là ± 60 vòng/ phút. Như thế là khá lớn đối với các Rotor quay chậm. Nếu thời gian lấy mẫu tăng lên thì sai số giảm đi, nhưng độ đáp ứng lại quá kém.

                          Mạch của bác ViVanPham thì đọc tần số trên vị trí của biến trở, do đó sẽ phụ thuộc vào trị số, độ tuyến tính và khắc độ của bảng chia.

                          b/. Các máy đo tốc độ cầm tay bán ngoài thị trường, người ta không nhân số xung đếm được. Mà người ta chuyển qua trung gian analog. Dùng một mạch chuyển f thành U, và đo U đó. Độ chính xác khi đó có thể khá hơn, và có thể đọc được các số lẻ.

                          c/. Nếu cần chính xác hơn, thì chúng ta nên dùng mạch nhân tần sử dụng Phase lock loop. Như thế tần số mạch nhân tần sẽ chính xác bằng 60 lần tần số đo được, kể cả số lẻ. Nếu dùng 1 mạch đo tần số thông thường thì sẽ đọc được sai số = ± 1vòng/phut thôi.

                          d/. Người ta so độ đánh lửa trễ sớm thường quan tâm về góc đánh lửa nhiều hơn là thời gian đánh lửa sớm, mặc dù thời gian mới là mục tiêu cuối cùng. Do đó mạch đo kiểu hoạt nghiệm vẫn có kết quả trực quan hơn, dễ chấp nhận hơn.

                          Đối với mạch của chị Lan Hương, thì con 555 có khả năng xuất dòng ra đến 200 mA. Dòng đó có lẽ đủ cho LED siêu sáng. Độ rộng xung nếu muốn thay đổi thì thay đổi tụ nối tiếp đầu ra. Nhưng 2 con điện trở 1 kΩ nối ở đầu ra 555 thì hơi dư, trong khi đó thiếu mạch xả điện cho tụ nối tiếp với LED này. Khi tụ 105 đã đầy rồi thì LED sẽ không thể sáng nữa. Điện trở chân số 7 nối lên V+ và biến trở 220 k Ω cũng không cần thiết. Do đó Nhóc đề nghị bỏ điện trở 2,2k, biến trở 220k, và 2 điện trở 1k ở đầu ra, động thời thêm vào 1 diode lắp ngược, song song với LED.
                          Nhóc thích nghịch điện,
                          Nhóc thích xì păm,
                          Nhóc thích trêu mấy anh.
                          Hi hi.

                          Comment


                          • #14
                            sáng tạo và cóp + ăn cắp có khác nhau ...

                            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                            Cái máy của LH có thể sdung được ko là chuyện cần xét lại về nhiều mặt.
                            Có thể LH đã lấy ý tưởng tử máy của tôi thêm thắt mạch hiện số rồi phê phán lung tung
                            cái máy của tôi là máy chuyên dụng của quân đội Mỹ sdung chuyên dùng đo vận tốc moteur và điều chình góc đánh lửa cho các quân xa.Chứ ko phải là thứ vớ vẫn
                            Tôi lựa các mạch điện đơn giản cho các bạn trẻ thiết kế.
                            Máy này có thể đo được nx 6000vong /phút,chứ ko phải chỉ 6000v/p
                            Cái gì cũng biết mà biết không sâu, hóa ra chẳng biết cái gì lại chê bai này nọ. Diễn đàn này ko còn là nơi tôi đến để thư giãn nữa rồi.
                            Nguyên văn bởi Cat tuong Xem bài viết
                            LH cần trả lời thẳng câu hỏi của tôi là dòng 555 chịu tối đa là bao nhiêu mA? và dòng SSL của bạn là bao nhiêu? Bề rộng xung có đủ sáng để sdung ngoài trời ko?Bạn đừng có thái độ kiêu hảnh như thế? Tôi lịch sự hỏi bạn vì ko tin vào thiết kế cùa bạn chứ ko phải tôi ko biết.
                            1/. Cái mạch của chú Pham là mạch có từ đầu thế kỷ XX, do General Electric phát triền cho quân đội Hoa Kỳ từ nâm 1958. Vì chú Pham post lên vô tội vạ mà không nêu xuất xứ nên mọi người cứ tưởng ... nhầm, thế thôi.

                            Mạch vi điện tử hiện đại thì cần đến những kiến thức khác về MCU và hầu như là khó có điểm chung. Đáp ứng đến hàng vạn RPM là ưu điểm của SLL
                            nên Việc SLL thay thế đèn flash (và cả các loại đèn khác) là việc của nhân loại, là cách mạng linh kiện phát quang thế kỷ XXI chứ không chỉ riêng Lan Hương.

                            2/. to Cat tuong : SSL có dòng trung bình 50 mA, LM75555 trung bình 200 mA. Những ai đã dùng LED hay SSL đều biết, không lẽ cần phải nói gì thêm nữa sao ?

                            Bạn chưa biết gì về dòng cấp SLL và cũng không chịu đọc datasheet của LM5555 thì lấy cơ sở Khoa Học Kỹ Thuật nào để tin hay không tin ? biết hay không biết ?

                            to chú Pham :

                            Công nghệ cũ, dù là công nghệ của thế kỷ thứ 17 vẫn còn được dùng nếu nó không quá bất tiện và không nghịch hướng tiện dụng và tiết kiệm năng lượng. Điện tử thế giới đã tiến lên nhiều rồi, và càng ngày càng tiến lên theo hướng vi xử lý vì những lý do đó.

                            Không theo kịp đà phát triển nhân loại là chuyện riêng của chú. Chú cứ giữ cái đó mà làm đồ cổ, không sao cả. Tuổi trẻ có những sáng tạo kỳ vĩ của mình mà không cần "cóp" ai cả.

                            Phải nhớ rằng sức trẻ bạt cả Trường Sơn ! (trích Võ Văn Kiệt - Kính chào thế hệ thứ tư - NXB QDND - 1988).

                            Lan Hương.

                            Biết hay không biết, có cộng đồng điện tử đánh giá.

                            Comment


                            • #15
                              máy đo RPM ...

                              Lan Hương trả lới :

                              Nguyên văn bởi lecanhhuy
                              Lan Hương ơi! Mình ... không hiểu lắm mạch đo tốc độ động cơ ... !Bạn có thể giải thích sơ về hoạt động của nó được không! Cám ơn Lan Hương! email: le_canh_huy291@yahoo.com .
                              Phương pháp so pha hoạt nghiệm chúng ta đã được học ở chương trình Vật Lý Phổ thông với ví dụ về sự nguy hiểm lúc tháo tác với động cơ "nhìn như đứng yên" hay chuyển động rất chậm khi nó đang hoạt động dưới ánh đèn huỳnh quang.

                              Nguyên lý của phương pháp náy là nếu có hai chuyển động trùng phương đồng tốc thì chúng đẳng vị với nhau, nghỉa là khi quan sát viên đứng trên một vật A chuyển động với vận tốc S thì nhìn một vật B chuyển động cùng phương và cùng tốc độ S thì sẽ thấy nó đứng yên.

                              Mạch đo tốc độ RPM của Lan Hương dùng những chớp tắt của SLL chiếu vào một trục cốt máy, và cân chỉnh tần số chớp tắt của SLL (Siper Lightning LED) bằng cách nâng cao hay hạ thấp tần số chớp tắt của mạch động lực dùng LM7555 cung cấp dòng phát sáng cho SLL. Khi tần số chớp tắt bằng tần số quay của trục cốt máy thì ta thấy trục cốt máy đứng yên dưới sánh sáng SLL theo một điểm chuẩn trên cốt máy mặc định cho phép đo (vạch khắc chẳn hạn).

                              Việc dùng chớp tắt (thời điểm) đã loại bỏ tham số phương chuyển động mà cho phép hiển thị theo tốc độ vòng quay của cốt máy.

                              Nói một cách khác, hiện tượng quang trễ thị giác đã tạo hình ảnh điểm chuẩn đứng yên, thực chất là do thời điểm của mỗi chớp sáng trùng với một vòng quay hay một thừa số chẵn của vòng quay cốt máy.

                              Như vậy, khi chỉnh trùng pha, tức là ta đã xác định tần số chuyển động quay của cốt máy.

                              Tần số này đưa vào mạch xử lý và hiển thị,
                              bên trong đã có khối Multiplex (nhân) --> hiển thị con số có giá trị gấp 60 lần tần số, và đó chính là số đo vòng quay / phút (RPM). Khối hiển thị có rất nhiều module mẫu dùng PIC, AVR v.v... rất phong phú và dễ dàng lắp ráp + ứng dụng, các bạn có thể tùy nghi thiết kế.

                              Độ chính xác của máy LH-RPM-meter do độ chính xác của bộ xử lý + hiển thị quyết định.

                              Phương pháp hoạt nghiệm có thể đo bội tần của vòng quay cốt máy, nhưng khó chính xác + nhiều khó khăn trong thao tác đo đạc cân chỉnh. Với khả năng đáp ứng tần số rất cao của các linh kiện quang bán dẫn, hiện nay các máy đo RPM không cần dùng phương pháp đo bội tần đó nữa, mà đo trực tiếp bằng hiệu quả SLL với độ chính xác rất cao.


                              Nguyên văn bởi NguyenThiMyLoan
                              ... máy đo tốc độ động cơ này của chị nếu có thể phát triển thành một kiểu khác không cần có sự tham gia mắt thường để đo được không ? Em nghĩ là nó sẽ chính xác hơn nhiều vì không còn sợ "lọt vào" bội tần mà không biết.
                              Em muốn lấy mạch đó làm đề tài tốt nghiệp, xin chị giúp em với.

                              Cám ơn chị. Email của em là : myloan07@yahoo.com .
                              Đo tốc độ động cơ hiển thị trực tiếp không dùng họat nghiệm có độ chính xác rất cao, nhưng nguyên lý của nó cũng không còn mới nữa đâu em ạ.

                              Chị sẽ có thư riêng cho em kèm sơ đồ thiết kế của chị + hướng dẫn chi tiết.

                              Thân ái.

                              Lan Hương.
                              Last edited by lanhuong; 05-10-2008, 22:06.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Cat tuong Tìm hiểu thêm về Cat tuong

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X